Khái lược về Sīmā

TK Từ Minh


 

“Tính trong Pāḷi, sīmā trong Luật tạng” những vị thầy đă nói như vậy. Điều này cho thấy: sīmā là một điểm khó nhằn và phức tạp trong Luật tạng. Bài viết chỉ đưa ra một vài khái niệm cơ bản về chủ đề này.


1. Ư nghĩa của sīmā

Sīmā là một khu vực được kiết giới riêng biệt để chư Tăng hội hợp tiến hành các Tăng sự cùng với nhau như lễ thọ đại giới, lễ Bố-tát, lễ Tự tứ, lễ Dâng y Kathina, …

Từ Pāḷi, sīmā có nghĩa là một nơi được ấn định cụ thể. Một quốc gia có những đơn vị hành chính như tỉnh, thành, quận, huyện, xă, ấp … được ấn định riêng biệt. Trên thế giới, những đường biên giới được thoả thuận với nhau về phạm vi, quyền hạn, quyền lợi của một quốc gia, nhờ đó quốc gia này không can thiệp đến lợi ích của một quốc gia khác. Nếu các quốc gia tôn trọng lẫn nhau về phạm vi của mỗi nước th́ thế giới sẽ hoà b́nh.

Cũng vậy trong Giáo Pháp một khu vực được ấn định là sīmā là điều không thể thiếu v́ các Tăng sự đều diễn ra ở bên trong khu vực sīmā đặc biệt là lễ thọ đại giới cuộc lễ mà sinh ra những người truyền thừa để mạng mạch Phật Giáo không bị đứt đoạn. Giả sử ngày nay chúng ta không có một khu vực sīmā nào cả th́ không thể tạo ra một thế hệ truyền thừa tiếp theo trong tương lai và do đó mạng mạch Giáo Pháp chấm dứt. Từ đó chúng ta thấy sīmā có vai tṛ cực kỳ quan trọng đối với việc c̣n mất của Giáo Pháp.

Những khu vực hành chính như tỉnh, thành, quận, huyện, xă, ấp, … đă được nhà nước ấn định phạm vi được gọi là abaddha sīmā, những khu vực này được gọi là những sīmā đă tự thành và chư Tăng không cần phải kiết giới.

Baddha sīmā được chư Tăng kiết giới bên trong khu vực abaddha sīmā để thuận tiện tập trung Tăng chúng khi có Tăng sự cần được tiến hành.

Nói chung sīmā là một khu vực được ấn định để chư Tăng tiến hành các Tăng sự.


2. Phân loại sīmā

Sīmā là một khu vực giới hạn được lập nên bởi sự hoà hợp của Tăng khi thực hiện Tăng sự. Trong Luật tạng đề cập nhiều loại sīmā, nhưng tóm tắt th́ có hai loại chính:

1. Baddha sīmā (sīmā được lập nên bởi Tăng bằng nhị tác bạch tuyên ngôn trong một khu vực giới hạn)

2. Abaddha sīmā (sīmā được h́nh thành một cách tự nhiên mà không thông qua tăng sự nào của Tăng)

Baddha sīmā có thể được chia thành ba loại:

(a) Khandha sīmā (khu vực được giới hạn trong Mahāsīmā)

(b) Samānasaṃvāra sīmā (khu vực được giới hạn cho việc thực hiện các tăng sự)

(c) Avippavāsa sīmā (khu vực được xác định trong Baddha sīmā để chư tăng có thể cư ngụ mà không cần đủ Tam y dành cho vị nguyện chỉ mặc Tam y.

Abaddha sīmā cũng có thể được phân làm ba loại:

(a) Gāma sīmā (khu vực làng được nhà nước xác định ranh giới)

(b) Udakukkhepa sīmā (sīmā được xác định ranh giới bằng việc toé nước)

(c) Sattabbhantara sīmā (khu vực sīmā rộng 7 abbhantara)

3. Tại sao phải cần xả bỏ sīmā cũ (sīmāsamūhana)

Khi một Sīmā được kiết giới việc làm cho trong sạch khu vực sẽ là sīmā là một yếu tố rất quan trọng tạo nên một Sīmā hợp lệ. Nếu v́ một lư do nào đó mà sīmā được kết giới không được hợp lệ nó sẽ dẫn đến những hậu quả rất tai hại; chẳng hạn, một sīmā không hợp lệ và chư Tăng nghĩ rằng sīmā này là hợp lệ và tổ chức lễ thọ đại giới ở trong đó, Tăng sự xuất gia này sẽ không có giá trị và vị tỷ-kheo ấy không thành tựu giới phẩm. Điều này cũng ảnh hưởng đến mạng mạch của Giáo Pháp. Do đó, Sīmā hợp lệ được xem như là cái nôi của Giáo Pháp, là mạng mạch của Tăng đoàn.

Bộ chú giải Kankhavitarani đề cập ba đặc tính của một Sīmā hợp lệ:

(1) … không nằm trong số 11 loại Sīmā không hợp lệ

(2) … trọn vẹn ba điều thành tựu

(3) … những dấu mốc được liên kết khi sự kiết giới hoàn tất

Khi chư Tăng kiết giới một sīmā mới mà không xả bỏ sīmā cũ th́ sīmā đó rất có thể sẽ (10) liên kết với một Sīmā khác và (11) trùm lên một Sīmā khác. Đây là 2 loại trong số 11 loại Sīmā không hợp lệ. Do đó, để ngăn ngừa những điều này xảy ra, theo truyền thống, việc xả bỏ sīmā cũ là một nhiệm vụ phải làm trước khi chư Tăng tiến hành tạo nên một sīmā mới (sīmāsammuti).

(Tham khảo: Giáo Tŕnh t́m hiểu về Sīmā của ITBMU, Myanmar)

 

 

 

 

NGHIÊN CỨU PHẬT PHÁP

 

 

Home