DẤU QUÊ

Toại Khanh


 

Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành tŕnh t́m thấy những cái duyên để ḿnh vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để ḿnh ra khỏi hay trở lui cái ṿng lẩn quẩn của cuộc trầm luân.

Hắn hồi quận. Như chiếc lá về cội, như giọt nước về sông, như mưa về đất. Đơn giản thế thôi, không ǵ hơn nữa. Và ba lần bảy ngày làm nên con số hăm mốt nhỏ xíu như giấc chiêm bao trong một giấc ngủ ngày, nóng bức mệt mỏi. Nhỏ, nhanh, ngắn, mà cái ǵ cũng có đủ. Như một cuốn phim ngắn hoàn chỉnh nhất. Tái ngộ, sơ ngộ và trong đó dĩ nhiên c̣n là những hạnh ngộ.

Về rồi lại đi. Có cái duyên đưa về th́ cũng phải có cái duyên nào đó đưa hắn đi. Buồn vui ngày về và vui buồn ngày đi, cũng đều do duyên cả. Mười mấy giờ bay để quay lui với những bến bờ viễn xứ, hắn cơ hồ không thể chợp mắt trong mươi phút cho thật tṛn giấc. Trong cái lan man giữa một miền tâm tưởng mơ hồ loang loáng như màn mưa qua cửa kính máy bay, hắn cứ nghĩ hoài một chữ mà với hắn bây giờ bỗng linh thiêng như một viên xá lợi (thứ thiệt).

Chữ Phạn Paccaya (pati+i) trong kinh Phật xưa giờ vẫn được người Tàu dịch là duyên. Khái niệm Duyên trong Phật Pháp sâu và rộng kinh khủng lắm. Nói chữ nầy gói hết tám vạn tư pháp môn trong kinh điển tuyệt đối không sai. Bởi khi hiểu Duyên là bất cứ động cơ hay điều kiện nào dẫn đến, đưa tới cái ǵ đó th́ rơ ràng toàn bộ lời Phật chỉ nằm trọn trong chữ Duyên.

Hắn bỏ quê xa xứ để sống vong thân ở những bến bờ viễn mộng, đó cũng là duyên, điểm bắt đầu của một chuỗi sự kiện nào đó trong đời. Một ngày mưa trở về để không biết cái ǵ đang chảy trên má, nước mắt bồi hồi của đứa con tha hương hay làn mưa trong một buổi chiều trên phố cũ. Đó cũng là duyên.

Đi để theo tiếng gọi muôn trùng của mây nước, cũng là duyên. Về để lắng nghe đất quê vẫn là cơi nhớ trùng trùng, đó cũng là duyên.

Quen, thương rồi xa rồi quên mất nhau giữa ḍng đời hối hả cũng là duyên.

Ngày trùng phùng hai mái đầu đều sương điểm, thương nát ḷng mà vẫn phải nhớ hoài hai chữ cự ly. Đó cũng là duyên.

Biết đă một xa th́ ngày trở lại khó ḷng hẹn được, vậy mà cũng phải đắng ḷng dứt áo rời đi. Đó cũng là duyên.

Mưa phi trường, nắng sân ga cho bao nhiêu là can tràng đ̣i đoạn…ai dám bảo đó chẳng là những cái duyên cho kẻ đi người ở thêm một lần hiểu được cái ǵ là sinh ly tử biệt.

Từ đó, sống trong ḷng người đẹp Tô Châu hay là chết bên bờ sông Danube như một ca từ của cụ Phạm Duy, đều chỉ là duyên, là cái cớ cho một hay nhiều bi kịch nhân gian nào đấy.

Rồi sau cùng và trên hết, toàn bộ hành tŕnh tu chứng của một người cầu giải thoát hay kẻ trầm luân xem chừng cũng gói tṛn trong một chữ duyên.

Giới hạnh là duyên cho thiền định, thiền định là duyên cho trí tuệ nội quán. Trí tuệ này là duyên cho người chứng đắc Niết Bàn.

Hiểu được vạn hữu đều do duyên tạo sanh sẽ bỏ được Đoạn Kiến. Hiểu được vạn hữu đều do duyên mà biến diệt sẽ dứt được Thường Kiến. Bỏ được hai tà kiến này chính là Chánh Kiến, bước đầu của Bát Thánh Đạo, cái duyên dẫn đến thánh trí giải thoát.

Con đường sinh tử cũng chỉ là hành tŕnh ngoạn mục của chữ duyên khốc liệt đó. Cái duyên trầm luân c̣n đó th́ tha hồ sinh tử. Duyên sinh tử cạn rồi th́ người ta chỉ c̣n một đường là bỏ hết lại mà đi.

Bắt chước Nhạc Linh San bỏ Lệnh Hồ Xung để làm vợ Lâm B́nh Chi hay như nàng Kiều của cụ Nguyễn Du: Ma đưa lối quỷ đưa đường, cứ t́m những chốn đoạn trường mà đi, đó cũng là duyên. Cái duyên cho những nỗi khổ niềm đau.

Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành tŕnh t́m thấy những cái duyên để ḿnh vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để ḿnh ra khỏi hay trở lui cái ṿng lẩn quẩn của cuộc trầm luân.

Bỗng nhớ Ngô Nguyên Nghiễm quá chừng:

Khách về như một đứa con hoang
Ấm lạnh theo ân t́nh của núi
Giũ áo mới hay ngoài gió bụi
Vẫn c̣n bóng núi ngủ trong tim…
Và trời ạ, đó cũng là duyên !


Toại Khanh

 

 

BACK

 

Home