GIỌT LỆ A TƯ ĐÀ

Toại Khanh

 

Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui. Hôm nay là sinh nhật của thằng Alexander con một của anh chị. Thằng bé thiệt ngộ, tṛn quay như con heo sữa, không biết sợ người lạ và không biết học ở đâu cái cách hôn gió từ xa. Bàn tay ngó hệt nải chuối cau. 

Tôi lục măi rồi cũng t́m ra một món quà cho thằng bé. Đó là một con khỉ bằng bạc mua ở Atlanta mấy tháng trước. Con khỉ có thể nhắm mắt mở mắt, hai tay ôm trái đào và trên đầu có chiếc khoen để xỏ dây đeo được. 

Chiếc bánh sinh nhật nhỏ xíu với h́nh một con gấu bằng kem màu xanh đọt chuối. Được người lớn cổ vũ, thằng bé chu miệng thổi tắt mấy ngọn nến bé xíu gắn trên bánh và bi bô câu chúc Happy Birthday. Rồi th́ cái bánh được xẻ tư, mỗi người một phần. Thằng Alexander mặt mũi tèm lem những kem tự dưng tuột khỏi ghế rồi tung tăng chạy khắp nhà. Loanh quanh một lát, nó chạy đến chỗ tôi ngồi, nắm lấy ngón tay út của tôi mà lắc: 

- Ông sư ăn bánh đi ông sư, Happy Birthday...

Anh vội chạy đến nắm lấy bàn tay đầy kem của nó, sợ nó bôi kem lên y tôi. Nó vùng vằng không rời tôi, miệng cứ toe toét cười rồi hát câu Happy Birthday. Tôi nhíu mày. Ô ḱa, Alexander, con hát nữa đi, hát cho ông sư nghe. Nó lại hát. Năy giờ, đây là lần thứ năm tôi nghe nó hát câu đó theo cách của nó. Happy Bad Days (ráng vui trong những ngày buồn) chứ không phải Happy Birthday (chúc mừng sinh nhật). Thằng bé chưa đi học, nên chỉ có thể hát theo những ǵ được nghe tại chỗ. Nó phát âm sai chữ Birthday mà không hề ngờ rằng ḿnh vừa làm nên một đại sự. Về chữ nghĩa, có thể tôi đọc sách nhiều bằng mấy lần bố mẹ nó cộng lại, nhưng có ai ngờ rằng tôi vừa được thằng bé kia điểm đạo. 

Tôi chợt nhớ câu chuyện ẩn sĩ A-tư-đà trong Phật sử. Kinh ghi rằng ngay sau khi hoàng tử Tất-đạt chào đời vài hôm, sư phụ của vua Tịnh Phạn là ẩn sĩ Asita (A-tư-đà) đă từ Tuyết Sơn vào cung xin gặp mặt hoàng tử, và ông đă cười lớn ba tiếng rồi khóc ba tiếng ngay khi nh́n thấy hoàng tử. Vua thấy lạ mới hỏi cớ sự. Nhà ẩn sĩ trả lời rằng ông cười v́ mừng cho sự kiện hoàng tử sẽ là bậc đại giác, nhưng khóc là v́ biết ḿnh không thể sống đến ngày hoàng tử chứng đạo giải thoát. 

Thằng bé Alexander dĩ nhiên chẳng là cao nhân ǵ ráo, nhưng ba người trong nhà nó hôm nay chẳng ai biết được tôi vừa học được một bài học ngàn vàng từ thằng nhóc kia. Nhờ nó dốt, nó ngọng, mà nói ra được một câu minh triết răn đời thiệt ư nhị. Phải mà, sinh nhật là ngày bắt đầu một kiếp lưu đày th́ có ǵ đáng chúc mừng chứ. Ông Voltaire của Pháp từng nói, lẽ ra người ta không nên khóc khi một ông lăo từ trần mà phải khóc trong ngày một thằng bé vừa chào đời mới đúng! 

Từ đó mà suy, câu chúc kia phải được sửa lại theo thằng Alexander mới tuyệt. Happy Bad Days. Ráng mà vui trong cả những ngày bị xem là xui nhất, những ngày chẳng có ǵ để vui. Vui được những ngày đó th́ ai cũng là hiền thánh. 

Sao tôi lại nói thế chứ? Gẫm kỹ mà xem, thực ra có ngày nào trong đời mỗi người có thể là ngày vui hay buồn. Vấn đề tuyệt không nằm ở chỗ con số trên tờ lịch, cũng không phải sự kiện ǵ đó xảy ra trong ngày; chẳng hạn, đám cưới, đám tang, sinh nhật, tân gia... Vấn đề chỉ gói gọn trong thái độ tâm lư mỗi người. Hơn hai ngàn năm trước, khi Trung Hoa đă có Kinh Dịch, tại Ấn Độ, đức Phật đă dạy rằng ngày nào người ta sống thiện, sống lợi ích cho ḿnh và đời th́ hôm đó là ngày lành. Và người ta chỉ có thể an tâm hạnh phúc khi không làm ác, không sống trong những vọng niệm bệnh hoạn. Sống trong tha thứ, buông bỏ th́ ngày nào cũng là ngày lành, tháng nào cũng là tháng tốt. Chẳng hạn đối với một người như đức Phật th́ ngày nào cũng là cát tường. Bốn mươi mấy năm trụ thế của Ngài là những ngày tháng đẹp nhất trong lịch sử thế giới. Theo tôi, ngày buồn nhất chính là ngày Thế Tôn viên tịch ở rừng Sa-la xứ Kusinārā. Ngài ra đi là ngọn đèn chánh pháp đă tắt, những ǵ c̣n lại chỉ là dấu ṃn Ngài để lại và không phải ai cũng có thể nh́n thấy để mà đi. Nhưng trên đời c̣n có người nhớ đến Phật, làm theo lời Ngài th́ xem như Phật vẫn c̣n đó.

Theo đó mà nói, sống theo chánh pháp là sống như có Phật trên đời. Ngày nào người ta sống thiện th́ ngày đó là ngày vui. Vậy th́ câu nói ngọng nghịu của thằng bé Alexander tuyệt vời lắm thay. Happy Bad Days. Hăy ráng mà vui sống trong cả những ngày xui nhất, buồn nhất, những ngày xem chừng chẳng có ǵ để vui. Cảm ơn bé Alexander, tôi đă nghe câu nói của bé trong hoàn cảnh không bi đát như ẩn sĩ A-tư-đà ngày xưa lúc gặp hoàng tử Tất-đạt. Biết đâu chừng, câu nói của bé Alexander sẽ theo tôi suốt quăng đời c̣n lại như một công án, một câu thần chú hộ mệnh giữa cuộc đời có vẻ buồn nhiều hơn vui này...

-Xin lỗi sư, buồn quá trời, không biết kêu ai, chỉ c̣n biết kêu sư. Sư đang ngủ à ? Thôi xin để khi khác vậy..

-Ồ, không có ǵ đâu anh, bữa nay khách sáo quá vậy. Bạn bè mà !

Th́ ra, lại chuyện nhà, cũng là chuyện đời hắn. Tu gần hai mươi năm, ǵ cũng giỏi. Cứ đà đó có làm tăng thống cũng chưa vừa sức. Vậy mà theo gia đ́nh qua Mỹ mấy năm, đi học dở dang, chưa ra trường th́ rớt. Rớt ở đường tu. Cô bé ấy ngó cũng dễ thương, gia đ́nh Phật tử ba đời. Cùng chung một lớp, mưa nắng, đói lạnh có nhau. Cái xe cà tàng một tuần nằm đường mấy lần, vậy mà đủ chỗ để chở một cuộc t́nh. Xe đằng ấy hư th́ qua ngồi xe nầy. Xe hư cho người gặp nạn mà.

Chẳng kịp chuẩn bị cho một mái ấm tươm tất như vẫn mơ ước, một chúng sanh kháu khỉnh ra đời, trong căn hộ Apartment mấy thước vuông. Thằng bé béo núc, trắng nơn như chú heo con. Thôi th́ cưng chiều như ngọc, nhưng cũng chỉ được ít lâu. Hai bàn tay ấy xưa giờ chỉ có kinh tượng, viết lách, nay thay tả cho em bé, gớm chết được. Nhiều bữa xui, thằng bé làm xấu trước giờ cơm. Rửa ráy cho con xong, hắn nuốt cơm không vô. Nàng th́ cứ thanh thản vô tư, một đũa tung hoành, lùa cơm ào ạt. Hắn ngó sang bên cạnh, thằng bé cứ hồn nhiên tṛn mắt nh́n hắn mà ư a ngọng nghịu. Ngán quá, hắn buông đũa đứng dậy. Nàng thấy lạ, hỏi. Hắn ấm ớ. Hiểu ra, nàng khóc như mưa, đ̣i chết. Lúc này hắn bất giác nh́n lại nàng rồi giật ḿnh. Ḿnh vẫn vậy, sao nàng già kiểu ǵ nhanh quá. Áo quần trễ năi, giọng nói chanh chua. Ngày xưa ǵ cũng cười. Một vài cái liếc trộm đủ làm người ta mất ngủ mấy hôm, bây giờ kiếm hoài không ra chỗ để thương. Vậy mà hắn đâu ngờ nàng c̣n phone riêng cho tôi để tố khổ, tả oán:

-Hồi trước, thương ảnh cái hóm hỉnh tế nhị. Viết lách, nói năng cứ như hiền triết. Chuyện đời chuyện đạo thông tỏ tinh tường. Đứng gần nghe cả một trời chở che ấm cúng. Bây giờ ǵ cũng đem đổ sông biển. Thấy ghét không chịu nổi. Bất măn, ngạo đời, tự ti mà lại tự tôn. Ngày xưa người ta bác sĩ kỹ sư chầu hầu ḿnh suốt buổi, mà ḿnh xem rặt một đám phàm phu không đáng cho sờ vạt áo. Đem bụng thương ảnh, tưởng ảnh y chang những ǵ vẫn nói, vẫn viết. Bây giờ lỡ thợ, lỡ thầy. Ḿnh bắt đầu già để càng chướ mắt khi thấy ảnh nhơn nhơn cái mặt triết gia. Sao hồi đó hổng quán tử thi bất tịnh ǵ đó để người ta lấy mối khác. Ǵ cũng lộn chỗ !

Nói thiệt, tôi cũng c̣n trẻ, trang lứa với hắn, vậy mà thấy cảnh đời hắn rồi những khi thấy xe bị hư dọc đường cũng tự nhiên nổi ốc. Nạn nhỏ không chịu nổi, nạn lớn đến làm sao chịu thấu. Tôi tuyệt không đủ nội lực để san sẻ ǵ với hắn. Chỉ biết nghe cho hắn nói. Ngày trước hắn giỏi hơn tôi gấp mấy lần.

Hắn cúp máy rồi, tôi cứ nằm yên đó ngó lên bức tranh mực Tàu trên vách. Ở đó có con thuyền hờ hững trên sông, chẳng biết sắp vào bờ hay vừa rời bến. Tôi nhớ đến vợ chồng hắn. Qua sông th́ không đ̣ này cũng c̣n thuyền khác, nhưng nếu nhầm đ̣ th́ thêm mất thời gian. Chuyến đ̣ đời người c̣n ghê hơn vậy. Nhầm thuyền rồi th́ đôi khi lỡ cả một đời. Nàng nhầm hay hắn nhầm. Ai đáng trách hơn ai ? Tôi bỗng nghe từ xa xôi một tiếng gọi đ̣, như vọng ra từ bức tranh, rồi rùng ḿnh. Chỉ mong người đời muốn sang sông th́ tự biết chọn đ̣ mà đi, kẻo lỡ làng một đời, rồi biết đâu , cả muôn kiếp. Suy cho cùng, ngày nào trong mỗi đời người cũng là những chuyến đ̣. Mọi xuất xử của tam nghiệp đều cần đến những quyết định. Cơi trầm luân là một gịng sông. Tôi bất giác đọc trộm câu thần chú của Phật giáo Bắc Truyền: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha. Hăy qua sông, hăy lên đường, và xin nhớ, chọn đúng một con đ̣. Đ̣ ơi !


Toại Khanh

 

 

BACK

 

Home