MẬT TÔNG

Toại Khanh 

 

 

Diễm, từ Việt Nam gửi một tin nhắn cho tôi qua Yahoo Messenger để hỏi về Mật Tông. Cô bảo sáng nay vào paltalk nghe thiên hạ nói về hai chữ đó mà phút cuối vẫn mù mờ. Tôi hỏi sao cô không hỏi trực tiếp trong Room, cô nói giọng Huế của ḿnh trọ trẹ khó nghe, nói ra lỡ người ta không hiểu th́ dị ̣m (mắc cỡ chết). Tôi cứ băn khoăn không biết phải nói sao về một chuyện không phải sở trường của ḿnh. Không nói th́ kẹt cho cả đôi bên: Diễm tiếp tục mù tịt về một chuyện kể cũng nên biết và tôi mang tiếng ăn quẩn cối xay. Dù thiệt ra thiên hạ có nghĩ sao th́ trái đất vẫn quay mà. 

Vậy rồi bài viết này ra đời. Muốn viết, tôi phải đọc lại nhiều thứ. Vậy là tôi viết bài này cho tôi, cho thiên hạ hay cho một Diễm xưa đều được cả. Dĩ nhiên, cũng mong Diễm nhớ giùm chuyện vui buồn ngày cũ, tiếp tục là một ấn chứng Mật Tông chẳng cần để người đời tọc mạch làm chi! 

Tôi nhớ pháp môn Tứ Niệm Xứ được đức Phật gọi là Ekayano với những ư nghĩa là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát, đồng thời là con đường của sự độc hành, viễn ly. Pháp môn Mật Tông – trước hết, cũng cần được t́m hiểu từ tên gọi như vậy. Theo chỗ tôi hiểu, nói cách ǵ th́ Mật Tông cũng là một con đường tu chứng có đặc điểm nổi bật là kín đáo. Kín đáo v́ nhiều lư do: Pháp môn này theo người Mật giáo th́ có những chỗ dễ hiểu lầm đối với người chỉ ghé mắt ṭ ṃ, nên tốt nhất ai tu nấy biết. Thứ hai là sở chứng của một người tu hành là vượt ngoài ngữ ngôn thường t́nh, biết giải thích sao cho một người ngoài cuộc. Thứ ba, pháp môn này đ̣i hỏi việc hành tŕ phải ẩn mật thầm lặng mới có ép-phê, phô trương h́nh thức chỉ làm hỏng công phu. Về nội dung tu học, Mật Tông cũng hướng đến sự chấm dứt phiền năo thông qua việc giác ngộ thực tướng vạn hữu. Có điều là cách hành tŕ thế nào th́ phải là người chịu theo Mật Tông mới biết. Người ngoài như tôi chỉ biết thêm một chuyện nữa là vai tṛ của một sư phụ trong Mật Tông lớn lắm, được xem là Ngôi Báu Thứ Tư sau Tam Bảo. Bởi nếu đưa chân vào hành tŕnh huyền ẩn cơ mật như vậy mà không có điểm tựa tinh thần cụ thể th́ có nước chết. Nhưng chung quy, Mật tông là con đường luôn đề nghị hành giả tuân thủ nguyên tắc Omerta, chung thân thủ khẩu như b́nh, hé môi th́ không xong. Như một người cụt hết hai tay đang ngậm chặt một nhánh cây giơ ra vực thẳm, mở mồm là nát xương. Nôm na là tự biến ḿnh thành nghêu ṣ ốc hến, im lặng một đời. 

Tôi biết có người nghĩ tôi vừa mới đùa rỡn trên một chuyện nghiêm túc. Nhưng gẫm lại, ô hay, h́nh như những ư nghĩa đó cũng cần thiết cho tất cả pháp môn tu hành của các bộ phái khác trong Phật giáo th́ phải. Hành tŕ phải là lặng lẽ làm theo. Đâu có pháp môn nào kêu gọi sự khoe mẽ, phô trương bản thân. Như vậy, ta có thể không biết tới Mật Tông, nhưng những ư nghĩa về Mật Tông vừa nêu ở trên, th́ có lẽ ai người tu Phật cũng phải biết. Biết để sống lặng lẽ, tu âm thầm và nhờ vậy ai cũng dễ thương hết.

Suy cho cùng, tu hành là sự nh́n lại chính ḿnh. Người tu Phật h́nh như chỉ nên nghĩ về người khác để sống vị tha. Không giúp được ai th́ chẳng thà đừng nghĩ tới thiên hạ. Để dành thời gian mài giũa chính ḿnh cũng là một cách lợi tha. V́ có thêm một người hiền thiện th́ thế giới bớt được chút rắc rối. Độc cư lúc này cũng mang ư nghĩa Bồ-tát đạo, và chính ở ư nghĩa này, Hiển giáo và Mật Tông bỗng dưng tao phùng ngoạn mục. 

Nói dễ mích ḷng và dễ bị hiểu lầm, tôi không hoan nghênh việc ai đó đeo tượng Phật trên người. V́ nhiều lư do. Trước hết, mang cả tượng Phật vào những nơi bất tịnh th́ h́nh như là bất kính, bất xứng. Thứ đến, tượng Phật trên cổ là tượng Phật ít được tưởng nhớ nhất, bởi đeo hoài thành quen. Vậy th́ người đeo đă đánh mất ư nghĩa của tượng Phật rồi. Lư do cuối cùng, nhiều khi để người khác biết ḿnh thuộc tín ngưỡng nào th́ cũng không hẳn là tốt. Bằng chứng là tôi không mấy cảm t́nh với ai đeo thánh giá. Do đó tôi cũng không muốn tín đồ đạo khác bực ḿnh khi ngó thấy tượng Phật trên cổ những đồng đạo của tôi. Ḿnh có Phật trong ḷng, trên chùa và ở nhà là đă nhiều rồi. Quan trọng là trong tim ḿnh có Ngài hay không. Đó là chưa kể trường hợp đeo tượng Phật rẻ tiền th́ không ai chịu, mà tượng Phật đắt tiền quá th́ cổ đeo mà bụng th́ nặng, nặng v́ sợ mất, sợ bị giựt, rồi th́ đến mấy ngày Bát Quan Trai phải mất công tháo cởi. Khổ quá. Về khoản này th́ tinh thần kín đáo của Mật Tông hay tuyệt. 

Sau khi đọc tin nhắn của Diễm, tôi bèn vào Internet lục lạo để t́m cho cô cái ǵ đó đeo trên cổ thay thế tượng Phật mà vẫn có ư nghĩa tu hành. Đúng ra th́ không đeo ǵ vẫn là tốt nhất, nhưng có người lỡ mắc chứng Thèm Nặng Cổ th́ sao? Đây rồi, tôi vừa t́m thấy một mặt dây chuyền h́nh bánh xe tám căm, hiểu là Pháp Luân hay Vô-lăng của thuyền Bát-nhă đều Ok. Người không phải Phật tử th́ nghĩ đó là biểu tượng hải quân hay tàu biển ǵ đó cũng được. Đó là tu Mật Tông vậy. Miễn là tự ḿnh biết riêng ḿnh và ta biết riêng ta! 

Ai nói sao th́ nói, thỉnh thoảng tôi vẫn nghĩ rằng cái ǵ trên đời cũng đem ḷe ra cả th́ đâu c̣n ǵ hay ho nữa. Nửa kín nửa hở mới chết người chứ. Biết bao thiên hạ cứ mộng mị về Diễm Xưa của ông Trịnh Công Sơn, Hoàng Thị Ngọ của ông Phạm Thiên Thư, rồi cả thứ lá Diêu Bông ǵ đó của ông Hoàng Cầm, và bút hiệu TTKH của tác giả bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn,... Nhiều lắm. Một góc nhỏ riêng tư lờ mờ nhân ảnh vậy mà thơ mộng đáo để. Ai dám bảo mấy ông nghệ sĩ đó chẳng biết ǵ về Mật Tông chứ! 

Này nhé, mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao... Tôi hiểu được ư nghĩa mấy lời đó th́ chết liền. V́ đó là thần chú Mật Tông mà. Thần chú th́ phải như rứa chứ, và đă là chú th́ mần răng mà giải thích được phải không o nớ!?

 

Toại Khanh

 

 

BACK

 

Home