Trường Ca Kalinga (Huyền Sử Asoka)

Toại Khanh  

 

Gần như cùng thời với Tần Thủy Hoàng của Trung Hoa ((thế kỷ 3 trước tây lịch), đại đế A Dục (Asoka) không những là một nhà quân sự thiên tài, một người có công thống nhất toàn cơi Ấn Độ cổ đại, mà c̣n là một nhân vật lịch sử cực kỳ quan trọng của cả thế giới khi ông đă gửi 9 phái bộ truyền giáo sang truyền bá đạo Phật khắp Á Châu ngoài Ấn Độ, giới thiệu cho thế giới bên ngoài cái gọi là nền di sản tâm linh cao cả nhất của Ấn Độ. Trong khi Tần Thủy Hoàng chỉ loay hoay với giấc mộng tranh bá đồ vương, thèm được trường sinh bất lăo để sống đời đời trên ngai vàng mà hưởng lạc th́ A Dục Vương đă là một Phật tử học được tới nơi tới chốn cái tinh thần vô ngă vị tha của Phật Pháp. Lỗi lầm lớn nhất đời ông là khi chưa thành Phật tử, thuở c̣n nam chinh bắc phạt để thu tóm thiên hạ, đă tấn công và thảm sát gần như cả xứ Kalinga để máu chảy thành sông và xác người chất thành núi. Sau được một tỷ kheo Phật giáo cảm hóa, ông trở thành người hộ pháp quan trọng bậc nhất trong lịch sử Phật giáo hậu thời, kể từ sau ngày Phật tịch.

Học giả Trúc Thiên (người đă dịch cuốn Thiền Luận 1 của D.S. Suzuki) đă cảm niệm cuộc đời xuất sắc mà cũng bi tráng của đại đế A Dục bằng tuyệt phẩm Trường Ca Kalinga trước khi qua đời năm 1972. Có thể nói chỉ với mỗi một Trường Ca Kalinga, thi tài của Trúc Thiên đă được xác định rơ ràng, để ông có thể đường hoàng chung chiếu với các thi sĩ Phật tử lừng lẫy khác như Vũ Hoàng Chương, Phạm Thiên Thư hay Trụ Vũ. Như ông Sơn Nam gần như một đời không làm thơ, nhưng chỉ với lời tựa cuốn Hương Rừng Cà Mau ông đă chính thức bước vào làng thơ Việt với một chỗ ngồi thật danh giá. Với riêng cụ Trúc Thiên, một trường ca Kalinga đă là một chiếc áo thơ lấp lánh phủ ngoài con người học giả tài cao Bắc Đẩu của ông rồi.

Giữa lúc biển Đông dậy sóng v́ một Trung Quốc hậu duệ của Tần Thủy Hoàng, bóng dáng một A Dục Ấn Độ bỗng trở nên thiêng liêng và cần thiết hơn bao giờ hết...Mong lắm vậy thay !
Toại Khanh kính đề

 

Toại Khanh

 

Trường ca KALINGA

 

Trúc Thiên

Chỉ có sự chiến thắng của Đạo Pháp mới thực là một cuộc chiến thắng vô thượng; ai ai cũng nhờ cuộc chiến thắng ấy mà được an cư lạc nghiệp.

Hộ pháp Chuyển luân vương
Đại đế A DỤC

-ooOoo-

Lời mở đầu

Ngày kia, trên đường du hóa, Phật gặp một cậu bé con nhà trâm anh ngồi giữa đường nhồi đất nặn đồ chơi giả làm thành tŕ sông núi. Cậu bé đem hết thành tŕ cúng dường cho Phật và nguyện sau nầy sẽ thống trị muôn dân, gồm thâu thiên hạ. Phật nhận lời nguyện, và báo trước kiếp sau cậu sẽ làm Chuyển Luân Vương tích cực hộ tŕ pháp Phật.

Quả nhiên, với nguyện lực tinh tấn ấy, lối 200 năm sau, sau khi Phật nhập Niết bàn, cậu bé ngày xưa thoát sanh làm hoàng tử, tên A Dục (Asoka), lên ngôi năm 273 trước TL, chinh phục toàn thể chư hầu bằng sắt và máu mà làm chúa tể cơi Diêm Phù.

Tám năm sau, nhà vua đánh xứ KALINGA, một nước nhỏ nằm bên vịnh Bengale hiện nay. Bị chống trả bất ngờ, nhà vua ra lịnh tàn sát. Kết quả: 10 muôn quân địch bị giết, 15 muôn khác bị cầm tù, vài mươi muôn thường dân khác chết lần chết ṃn sau đó.

Nhưng, mầu nhiệm thay, hồi loa chiến thắng vừa rúc lên là nhà vua đột ngột hồi tâm và sám hối mà trở về với Phật. Ngài tuyên bố: Chỉ có đạo từ bi mới chinh phục được ḷng người.

Tự đó, và từ trung tâm KALINGA, phát động khắp trong nước, khắp ngoài nước, những đợt truyền giáo hùng hậu không cùng, tung hoành như vũ băo. Nhà vua c̣n cho hai con là Đại đức Mahinda và công chúa Singhamiha xuất ngoại qua Tích Lan hoằng pháp, mang theo ba tạng kinh và một chồi bồ đề, nay vẫn c̣n. Ngài trùng tu lại các Phật tích, xây khắp xứ 84.000 thánh tháp thờ ngọc Xá Lợi, mở cuộc kết tập kinh điển lần thứ ba, kư hiệp ước năm năm ở Cận Đông để truyền bá pháp Phật, v.v...

Nếu không có vị Chuyển Luân Vương siêu việt ấy th́ khuôn mặt của Phật giáo chắc không thể được rạng rỡ như hiện nay, nhứt là sau thế kỷ thứ VI Phật giáo Ấn Độ bị càn quét khỏi quê nhà, nhưng Phật giáo hải ngoại vẫn c̣n đó, khắp nẻo lưu vong, đủ vững mạnh để thừa truyền mối đạo.

-ooOoo-

 

I. Bạo chúa A Dục

1

Kalinga! Kalinga!
Kalinga ngày nào một băi trường sa!
và giáo và gươm, và hịch truyền loa rúc
và ngựa và người, và chiến xa chen chúc
dưới gầm trời sát khí nghẹn mây đen
và A Dục Vương lẫm liệt giữa rừng tên
trên bạch tượng nghiêng ḿnh xoay ngọn kiếm
xua hết máu xương vào ṿng hỗn chiến

Tiếng vọng:
«
dừng tay lại bớ Đại Vương
« tiền thân hẹn có Chuyển Luân Vương hội nầy

2

và ngút trời lửa dậy đốt mông mênh
và thành trôi trong sóng máu bập bềnh
loang loáng chiếu gươm trần loe ánh đuốc
ngựa dày lên voi nghiến bước
xe chồm lên xác cày qua
người gục dưới người sơng sượt
máu đùn lên máu oan gia
giữa màn đêm u uất giục hồi loa

Tiếng vọng:
«
dừng tay lại bớ Đại Vương
« tiền thân hẹn có Chuyển Luân Vương hội nầy

3

Kalinga! Kalinga!
Kalinga ngày nào một băi tha ma!
người ta hỏi nhau : nước c̣n hay mất?
người ta hỏi nhau : ai c̣n ai mất?
ôi tử sĩ mười muôn vùi nghiêng liệm sấp
sài lang ơi, xin nhận lấy thịt da
xương trắng đó đùn lên từng nấm đất
hồn phiêu tám nẻo gió mưa nḥa
ôi tử sĩ mười muôn vùi nghiêng liệm sấp
đêm nghe quỉ rú dưới trăng tà
bầy quạ đói từ đâu về tới tấp
từng tử thi thâu dọn băi trường sa
từng mảnh thịt xóa đi niềm ô nhục
hỡi ơi -- người chiến thắng Kalinga -- !

Tiếng vọng:
«quay đầu lại bớ Đại Vương
«tiền thân hẹn có Chuyển Luân Vương hội nầy

4

Kalinga! Kalinga!
Kalinga ngày nào lởm chởm bóng tù xa chuyển về đâu
-- đâu cũng là địa ngục --
những h́nh hài dở thú dở người ta
ôi những tù xa ...
rồi những tù xa ...
bánh chuyển vồng lên tang tóc
bánh chuyển đèo theo oan gia
bánh chuyển về đâu h́ hục
-- pháp trường hay hỏa ngục? --
chuyển về đâu những tội ác của can qua
chuyển về đâu những hiện thân của ô nhục
hỡi ai -- người chiến thắng Kalinga --?

Tiếng vọng:
«
dừng tay lại bớ Đại Vương
« tiền thân hẹn có Chuyển Luân Vương hội nầy

-ooOoo-

II. Chuyển luân vương A Dục

1

Kalinga! Kalinga!
Kalinga ngày nào Máu Lửa hóa Sen Toà!
Kalinga, lau đi ḍng nước mắt
hỏi làm chi ai c̣n ai mất
bạo chúa giờ đâu?
đây chỉ có Chuyển Luân Vương
bạo chúa là ai?
đây chỉ có đau thương
đây chỉ có một tâm hồn ray rứt
quằn quại giữa muôn niềm đau ấm ức
Vương gục đầu cắn lệ nuốt trong sương
Vương suốt một đời ngang dọc ngọn trường thương
uy vũ lệch nghiêng trời đất
đầu lâu rắc nẻo biên cương
mà hôm nay
khi chiến thắng hồi loa vừa ngây ngất
níu xương máu vút trời lên chất ngất
Vương gục đầu cắn lệ nuốt trong sương
và chùa xa chuông vẳng tiếng du dương ...
mà tiếng vọng cứ triền miên trong gió rít
như giục giă như chan ḥa như quấn quít
như nức lên từ giữa khối hư không
hồn ai kêu ơi ới giữa mông lung
như chuỗi máu nhiểu dài trong bóng tối
Vương ngắm đôi tay: tay đầm những máu
Vương ôm hồn gục xuống giữa hoang vu
và chùa xa chuông vẳng tiếng vi vu ...
đầu gục trên niềm hối tiếc
tay buông nhẹ hết triều nghi
chắp lại một lời tha thiết :

« Con nguyền sám hối qui y
« gươm giáo đó sẽ là chuông là tượng
« thân tâm này sẽ là bát là y
« con thành kính dưng lên niềm tin tưởng
« trên khung đời tạc lại nét từ bi
«Nam Mô Thích Ca Mâu Ni ! »

2

« đây : chồi Bồ Đề
« đây : ngọc Xá Lợi
« đây : Ba Tạng Pháp Bửu Pa Li
« trẫm cung kính trao về chư Đại Đức

« đây : Muôn đời Thông Điệp của Từ Bi
« xin hăy lên đường hoằng pháp
« khung đời tô lại nét huyền vi
« mặt người tạc lại niềm u hiển
« tâm người khơi lại ánh vô vi
« đâu đâu chẳng hồn mơ từng tia nắng mỏng?
« đâu đâu chẳng môi khát từng giọt từ bi?

« Nam Mô Thích Ca Mâu Ni!»

rồi từng đoàn người đi ...
rồi từng đoàn người đi...
đi từ thành Kalinga
kinh đô của Ánh Sáng
đi từ hồn Asoka
nguồn lửa của Từ Bi
đạo theo đoàn khất sĩ
kinh theo nẻo vân du
hành trang : một b́nh bát
vơ khí : một ḷng tu
đốt lên từng ngọn đuốc
kéo qua cơi Diêm phù
đường đi dầu có vi vu
núi rừng dầu có hoang vu
truông đèo dầu bao chớn chở
sông ng̣i dầu bao trắc trở
hiểm nguy dầu khắp nẻo chắn đường tu
nhưng Sứ Giả của Như Lai có bao giờ nhũn bước?
nhưng Chiến Sĩ của T́nh Thương có bao giờ lỗi ước?
hào quang khoác áo chinh phu
... và Pháp Phật tràn lan như sóng nước
và Bồ Đề bóng ngả mát mười phương
từ kinh kỳ ra hải ngoại
nối liền lục địa với trùng dương
pháp nào là chẳng Pháp Phật ?
tâm nào là chẳng Tâm Thương ?
tung ra th́ đạo mở muôn đường
khép lại th́ bặt từng mảy bụi

ai ngàn xưa mở núi
ai ngàn sau hành hương
thấy chăng trong nhịp hoằng dương
bóng Người Hộ Pháp lồng khuôn Phật đà ?

tuần Phật Đản 2509

 

 

 

 

 

BACK

 

Home