ẨN LAN

 
Toại Khanh


Kỳ ngộ là những cuộc gặp gỡ khó có và cũng khó quên. Đôi khi cả cuộc b́nh sinh cũng không có nỗi một lần kỳ ngộ. Chẳng biết câu chuyện của tôi có đáng được xem là một cuộc kỳ ngộ hay không, nhưng rơ ràng nó đă làm thay đổi một phần định phận đời tôi, nếu có thể gọi thế.

Tôi biết ông qua một sự t́nh cờ. Buổi chiều hôm đó, đang lang thang giữa phố Tàu ở San Francisco, cơn mưa bất chợt đă xui tôi ghé chân vào một hiệu sách và tôi đă ngẩu nhiên cầm lên một cuốn sách tiếng Anh (ở đó không có sách Việt) chỉ v́ cái tên tác giả (khó phân nam nữ ) và mẩu b́a có chút ǵ đó Việt Nam. Ngó sơ vài trang, thấy tí ngộ nghĩnh, giá cũng không đắt lắm, chỉ 5 đồng bạc, tôi mua về đọc cho vui. Chẵng ngờ…

Đêm đó về nhà tôi đọc sách đến khuya, tôi muốn nói là cuốn sách vừa mua hồi chiều. Lâu lắm rồi tôi mới bắt gặp một cuốn sách ma mị như vậy, dù sách không được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh của tôi chỉ ở mức nửa vời. Tiếng máy lạnh sè sè trong đêm chỉ khiến tôi có cảm giác ḿnh đang ngồi bên chân thác Bản Giốc ở Cao Lạng một đêm khuya nào đó và tách cà phê trên tay tôi lúc đó sao lại có cái mùi ngai ngái nồng nàn của một bát nước nấu bằng nụ vối.

Sách kể về một ông giáo Việt Nam thời Pháp thuộc bỏ trường lớp ở Hà Nội để t́m lên Đồng Đăng gia nhập một nghĩa đảng chống Pháp hoạt động trong lớp vỏ một toán buôn lậu ở biên giới Hoa Việt. Hoàn cảnh của họ thật phức tạp, vừa thù trong vừa giặc ngoài. Pḥng Nh́ Pháp xem họ là chướng ngại cho chính quyền thực dân, các chính đảng trong nước đánh giá họ là phe đối lập. Đúng là thân trai bốn bể không nhà, lại lưỡng đầu thọ địch. Đối với cả hai phía, họ chỉ có một cái tội duy nhất là tấm ḷng yêu nước chân thành không toan tính, không nằm dưới một sức ép ư thức hệ nào. Trong tiềm thức, họ chỉ nghĩ đến một quê hương đơn sơ có cây đa bến nước, có giếng đá lũy tre, có một dân tộc biết nh́n ra bốn biển trong cái ao làng và những con thuyền dù ra biển hay về sông đều có chung bến đổ. Giấc mơ của họ đẹp quá, chỉ tiếc là quá mong manh. Lư tưởng dân tộc tuy có thiêng liêng cao rộng nhưng quá bao la người ta khó biết tựa vào đâu để hành động và làm chính trị nếu không có được một chỗ dựa cụ thể th́ có khác ǵ tự cô lập chính ḿnh. Từng người trong nhóm lần lượt ra đi không về. Người Pháp thủ tiêu họ, các đảng phái khác ám sát họ. Từng người trong số tử sĩ đó đều là phần tử tinh hoa của dân tộc: Họ là những trí thức trẻ tuổi và đầy ắp nhiệt huyết, vừa có đảm khí vừa có khả năng, mất đi th́ dễ nhưng t́m lại th́ quá khó. Sau cùng, để bảo toàn lực lượng, số c̣n lại đă gạt lệ chia tay nhau giữa núi rừng Việt Bắc với một lời hẹn ước xa xôi như nẻo về của dân Việt.

Sách chỉ dày độ hai trăm trang, cách kể chuyện gần giống như một tiểu thuyết vơ hiệp lịch sử với bối cảnh mơ màng xa khuất của những Người Đẹp Phiên Ngung Thành, Quán Chợ Đêm Khuya hay Người Đao Phủ Thành Đại La mà tôi từng xem hồi chưa xa xứ. Điểm đặc biệt là sách có những phụ lục giống hệt sách Tây. Ngoài mấy trang Index (Từ Dẫn) như thường lệ, sách c̣n có thêm phần chú thích cặn kẽ các sự kiện lịch sử có thật cùng những nhân danh, địa danh có ghi chú chữ Hán khi cần thiết, cứ như một tài liệu biên khảo. Nhưng điều khiến tôi quan tâm nhiều nhất, theo bệnh nghề nghiệp, là những chú thích về Phật Giáo, chứng tỏ một kiến giải thâm hậu ít ra cũng phải của thứ mọt sách có chiều dày Phật duyên.

Tôi chợt có ư muốn liên lạc với tác giả, nhưng dấu vết duy nhất để lần t́m chỉ là một địa chỉ Email được in nhỏ xíu ở góc b́a trong của sách, không để ư sẽ không nh́n thấy. Tôi đă thử dùng địa chỉ đó để viết một cái thư ngắn, nói cho đúng chỉ là vài hàng nhắn tin với nội dung tự nhận là một độc giả hâm mộ muốn liên lạc tác giả. Chờ măi không thấy hồi âm, nghĩ đến vài lư do tế nhị, tôi lại viết một Email khác và lần này tôi tự giới thiệu là một tu sĩ Phật giáo tha hương chỉ muốn trao đổi học thuật với những người mộ Phật, ngoài ra tuyệt không c̣n lư do ǵ khác.

Ba bốn tháng trời trôi qua, v́ những bận rộn dồn dập, tôi quên mất người tác giả kia. Rồi có lúc nhớ ra th́ tôi cho rằng có thể ông ta (hay bà ta) đă thay đổi địa chỉ Email (chuyện này rất b́nh thường) hoặc chỉ muốn liên lạc với bè bạn thân quen. Chuyện này lại cũng là điều b́nh thường, v́ đến như tôi chỉ là một người vô danh cũng thường không để mắt tới những Email có địa chỉ lạ. Vài người quen vẫn nhắc nhở tôi đề pḥng những Email có Virus. Thế là tôi coi như đă thông qua một chuyện vớ vẩn.

Có lẽ tôi đă lăng quên mọi chuyện nếu như không có cái Email hồi âm nhận được buổi chiều hôm đó. Tác giả cuốn Let It Go Away, The Yesterday (Trôi Đi Ḍng Đời ) đă viết hồi âm với lời cảm ơn tôi đă đọc kỹ tác phẩm của ông và ngỏ ư xin lỗi đă để tôi chờ đợi. Chúng tôi liên lạc với nhau khá thường xuyên, qua những Email, và sau cùng tác giả đă cho tôi số điện thoại v́ như vậy những cuộc trao đổi sẽ thoải mái hơn. Nghe giọng nói, tôi nhận ra tác giả là một đàn ông trung niên, có lẽ người gốc Bắc và nói năng ôn tồn, lễ độ, chữ nghĩa thận trọng. Ông có ư muốn gặp tôi, dù ông đến chỗ tôi hay tôi đến chỗ ông, ông đều sẵn sàng.

Tôi đă đến nhà ông sau khi gọi điện thoại báo trước và nếu không được hướng dẫn từng bước có lẽ tôi đă bị lạc đường. Nhà ông nằm trong một dăy Apartment nằm giữa những giao lộ chằng chịt như một bàn cờ. Nhằm mùa thay lá, những hàng cây trước khu nhà của ông xanh mướt chồi non. California mùa này khá mát mẻ, tôi bước đi trong những cơn gió thơm mùi lá. Nh́n dáng ông đứng bên thềm nhà, tôi chợt nghĩ đến h́nh ảnh Krishnamurti những năm tháng cuối đời. Vẫn chiếc khăn quàng ở cổ, cặp kính cận thường xuyên trên khuôn mặt xương và vóc người dong dỏng trong bộ tây phục màu xám.

Bên trong nội thất nhà ông ǵ cũng đơn giản nhưng ngăn nắp và sạch sẽ. Pḥng khách có lẽ cũng là chỗ ông vẫn ngồi viết lách v́ bên cạnh chiếc bàn để Computer c̣n có hai tủ sách cao bằng đầu người. Bên cạnh mấy bộ Từ Nguyên, Từ Hải tôi c̣n thấy cuốn Ẩm Băng Thất Văn Tập của Lương Khải Siêu rồi Thiên Hồ Đế Hồ của cụ Phan Bội Châu. Sau này khi đă thân thiết, ông đă giới thiệu và tặng tôi bộ Phật Học Từ Điển của Đinh Phúc Bảo. Ông thờ Phật nhưng không thấy chỗ thắp nhang, chỉ thấy một lư trầm nhỏ và mấy chỗ chưng hoa trong nhà đều là một thứ hoa ǵ đó màu trắng có củ như Thủy Tiên và đều được ông cắm trong mấy chiếc đĩa thủy tinh trong suốt. Về mặt thẩm mỹ, tôi có nhiều điểm rất giống ông.

Qua điện thoại, ông đă t́nh cờ biết tôi uống trà nên trong lần gặp gỡ đầu tiên ông đă pha trà mời tôi và bày ra đĩa mấy miếng mứt gừng trắng tinh nh́n thật ngon mắt. Tuy không thích lắm với thứ trà Thái Nguyên ướp sen vẫn khiến ḿnh bị nhức đầu nhưng tôi cứ thấy thú vị với sự tinh tế của ông. Ông không hút thuốc, không nghiện bất cứ thứ ǵ, chỉ uống cữ trà buổi sáng sớm.

Sau mấy câu hỏi thăm chuyện nọ chuyện kia, ông đem vài chỗ giáo lư ra hỏi tôi và sau đó tôi mới biết ông là một thầy tu xuất. Trước năm 1975 ông từng là một sinh viên theo học ở đại học Vạn Hạnh và sau đó bỏ đi tu ở Bà Rịa. Ông xác nhận ḿnh đi tu là để trốn lính, nhưng không phải do sợ chết mà v́ bị ảnh hưởng tư tưởng phản chiến của một số văn nghệ sĩ đương thời. Ông nói nhiều khi tự tử, đi tu, làm du đăng, làm văn nghệ,... cũng là cách lên tiếng của một số người. Câu chuyện dẫn đến nội dung cuốn sách tôi đă đọc, ông ph́ cười chất phác:

- Tôi nói thiệt thầy đừng cười, tôi viết cuốn sách này lúc c̣n ở trại tỵ nạn Mă Lai. Đêm đó tự nhiên nằm mơ thấy ông nội về râu tóc bạc phơ, dúi cho một nắm tiền Đông Dương rồi dàu dàu bỏ đi. Tôi giật ḿnh thức dậy, thấy nhớ ông nội quá chừng rồi khóc một ḿnh và sau đó ngồi viết về tuổi trẻ của ông. Ông tôi thời tuổi trẻ từng gia nhập một đảng phái chính trị ngoài Bắc và ông chính là nhân vật thầy giáo trong cuốn sách của tôi. Ông vào Nam từ 1954 và mất năm tôi thi Tú Tài đôi. Thuở sinh tiền, những lúc ngồi buồn ông thường kể chuyện đời cho tôi nghe và khi tôi đă lớn, những câu chuyện đó lại có thêm chiều sâu, chiều rộng và trở thành vốn sống cho tôi sau này, kể cả trong chuyện viết lách. Tôi đă viết cuốn sách đó như một cách tưởng nhớ ông tôi, viết bằng tiếng Việt, và không có ư đem in. Qua tới Mỹ này, tôi vẫn chỉ xem bản thảo đó như một kỷ niệm riêng tư dù đă đọc lại và có sửa chữa vài chỗ. Cách đây mấy năm, một thằng bạn đọc xong bảo là có chỗ xài được. Nó đem về rồi cùng một đám bạn Mỹ rị mọ dịch sang tiếng Anh. Sau khi đem in rồi gửi tôi một bản, nó nói là sẽ dùng cuốn đó làm Recommended Book về Sử Việt Nam cho mấy sinh viên của nó v́ trong sách tôi đă trung thực viết lại một giai đoạn chính trị của nước nhà và nó đă dùng một số tư liệu bên này hiệu chính lại để nội dung được khá hơn. Dù sao tôi cũng biết ơn nó đă trân trọng một cách nh́n của tôi về thời cuộc. Ở đây tôi có bản thảo cuốn sách đó bằng tiếng Việt do chính tôi đánh máy và đă đóng b́a đàng hoàng , để tôi tặng thầy một bản làm kỷ niệm.

Tôi chợt nhớ đến một chuyện và đem hỏi ông:

- Xin lỗi, tôi đọc trong sách của bác thấy h́nh như bác có dành nhiều thời giờ nghiên cứu đạo Phật ?

Ông tránh không nh́n tôi, day day ngón tay lên một vệt nước trên bàn rồi hắng giọng:

- Cũng chút ít thôi thưa thầy. Và cái ǵ cũng phải có cái duyên phải không thầy? Chuyện kể ra th́ buồn cười lắm. Hồi mới qua Mỹ, sau khi học thêm chút đỉnh tiếng Anh, tôi có đi làm ở bưu điện mười mấy năm. Lúc ấy cứ thấy buồn th́ tôi hút thuốc, hút nhiều lắm. Lần đó nghe trong người khó chịu quá mới đi khám bệnh ở pḥng mạch một thằng bạn thân. Nó bắt thử máu và sau đó bảo tôi ăn uống cẩn thận, nhất là đừng hút thuốc nữa. Hỏi tại sao, nó nói có những biến chứng lạ trong các tế bào máu của tôi. Hỏi rơ thêm nó cũng lấp lửng chừng đó. Tôi đi bác sĩ khác, vẫn kết quả đó và cũng lời khuyên tương tự. Tôi chợt nghĩ đến một điều mà rùng ḿnh rồi xin thôi việc ở bưu điện, sau đó ngồi ở nhà làm giấy tờ khai thuế cho người ta để kiếm thêm chút đỉnh và cũng có thêm thời giờ riêng tư để nghiên cứu kinh điển. Lúc cao hứng tôi c̣n học thêm tiếng Hán và tự học cả chữ Miến Điện để nghiên cứu Luận Tạng Nam Truyền. Từ đó khi viết lách cái ǵ có liên quan Phật Học th́ cũng thận trọng hơn. Và chỉ vậy thôi thầy ạ.

Nghe ông kể chuyện thiệt thà, tôi cứ cảm thấy bồi hồi thật lạ. Đón lấy chén trà ông vừa rót thêm, tôi xúc động hỏi thăm như với một người thân :

- Nh́n bác bây giờ vẫn khoẻ mạnh chứ có sao đâu, chuyện bác kể chắc là lâu rồi phải không ạ?

- Vâng, đă lâu rồi tôi gần như không c̣n nhớ tới chuyện đó nữa. Cũng năm sáu năm rồi thưa thầy. Nhiều lúc tôi ngồi ngẫm nghĩ thấy biết đâu chuyện âu lo lúc đó lại là cái thuận duyên để tôi tinh tấn hơn không chừng. Thầy biết không, hồi c̣n ở Việt Nam tôi có biết một người cũng cùng quê với tôi ở miền Bắc và nhân cuộc di cư năm 1954, ông vào Nam và làm ăn thành đạt. Tánh t́nh ông ta nóng nảy nhưng nhịn nhục hay lắm, kể cả những chuyện khó nhịn nhất. Ông ấy nhỏ hơn bố tôi vài tuổi thôi và là chỗ bạn thân. Có lần rơ ràng bị vu khống một chuyện có thể làm ô nhục thanh danh, ông vẫn im lặng như không có chuyện ǵ, bố tôi hỏi tại sao, ông chỉ mỉm cười :

- Tôi suy nghĩ kỹ rồi, ḿnh có làm bậy th́ bị thiên hạ chửi cũng đáng, c̣n nếu bị hàm oan th́ cũng tốt hơn trường hợp ḿnh không ra ǵ mà thiên hạ cứ quư trọng.

Sau đó trong một lần uống rượu với bố tôi, ông ấy đă b́nh tĩnh kể lại chuyện riêng đời ḿnh và nói rơ lư do tại sao ông có thể nhẫn nhịn mọi chuyện. Th́ ra trước khi vào Nam ông đă sống lẫn trốn mấy năm trời như một kẻ tử tù vượt ngục sau khi đă lỡ tay giết người trong một lần căi vă với khách làm ăn ở Hà Nội. Cũng may là thời cuộc hồi đó rối ren nên chuyện truy nă một can phạm h́nh sự chỉ là chiếu lệ. Dù sau đó trốn được vào Nam và trở nên giàu có, ông ấy vẫn sống ăn năn cắn rứt không nguôi và xem những thua thiệt trong đời này chỉ là những ǵ mà ông đáng ra phải chịu nhiều hơn vậy cả chục lần. Sau này ông ấy bị chết v́ đạn lạc trong chiến tranh và lúc ấy tôi cũng đă lớn. Kể lại cho tôi nghe chuyện cũ, bố tôi bảo là ông ấy đă nhờ vào tâm trạng một kẻ tử tù mà trở thành ông thánh. Bố tôi nói nhiều lúc trong đời người ta phải trải qua những kinh nghiệm sinh tử để có thể vượt qua chính ḿnh và thậm chí cả đồng loại. Nhờ vào nỗi buồn chết chóc kia mà tôi đă có được cái can đảm để sống vong thân, mạnh dạn tẩy xoá chính ḿnh khi cần thiết. Nói như ông Osho ǵ đó của Ấn Độ th́ con người ta phải biết CHẾT nhiều lần trong đời để có thể SỐNG ra hồn hơn. Có thể nói tôi cũng đă quay lại với Phật Giáo nhờ một kinh nghiệm của người tử tù thầy ạ!

- Và điều đáng quư là dù khi viết Sử hay viết về đạo Phật, bác luôn khách quan và rất thanh thản. Tôi thấy tâm trạng tử tù ǵ đó h́nh như không khiến bác bị ảnh hưởng trong chuyện giám thức.

Ông phác một cử chỉ như muốn tôi nh́n tủ sách rồi chậm răi:

- Xin cảm ơn thầy có nhận xét như vậy về tôi. Nếu hôm nay tôi có được chút thói quen cẩn thận nào đó th́ có thể nói là nhờ cụ Nguyễn Hiến Lê nhiều lắm.Tôi đọc sách của cụ từ những năm tôi chưa được hai mươi tuổi. Tôi có cảm giác là h́nh như cụ không bao giờ nói nhiều về những cái ḿnh chưa rơ và cụ có biệt tài là khiến người khác có thể cảm thấy gần gũi với những thứ khúc mắc. Tôi vốn mù mờ về Kinh Dịch, Tử Vi nhưng nhờ cụ mà tôi hiểu được đôi chút. Bên cạnh đó, có thể nói tôi cũng đă ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng của Lương Khải Siêu. Ông này là một trong những người có tác động mạnh mẽ đến phong trào Duy Tân của thanh niên Trung Hoa đầu thế kỷ này. Thầy biết về ông ấy mà, tôi chẳng dám nói thêm. Cái tôi muốn nhắc lại là thái độ và cách thức nghiên cứu đạo Phật của ông. Về cuối đời ông có những suy tư rất thâm thúy về Phật Giáo. Nói về học thuật, theo riêng tôi th́ h́nh như ông Lương Khải Siêu có chỗ hơn hẳn các ông Hồ Thích, Lỗ Tấn nhờ vào thái độ khách quan của ông. Và cái quan trọng nhất đă nuôi dưỡng tâm hồn tôi có lẽ là tinh thần Trung Đạo của nhà Phật, cái ǵ cũng không quá trớn. Có thể chữ Trung Đạo c̣n có nhiều ư nghĩa khác sâu xa hơn, nhưng tôi thường chỉ hiểu đại khái là thái độ b́nh tĩnh không để ḿnh bị vướng vít vào một cực đoan nào. Hễ có chỗ đối đăi th́ thường có phân biệt, một chiều. Và dù trong chính trị hay học thuật, cách nghĩ một chiều luôn dễ mắc lầm lỗi. Dân ḿnh khổ hoài cũng v́ mấy người làm chính trị và giáo dục thường bị bịnh cực đoan.

Tôi rời nhà ông lúc đă xế trưa và ông đă đứng chờ xe tôi đi khuất mới quay vào nhà. Trên đường về tôi cứ suy nghĩ lan man về từng câu nói của ông. Lúc th́ chuyện người đàn ông đă từ một mặc cảm tội lỗi mà trở nên nhiều nghị lực, lúc khác lại là chuyện ông đă trở thành một cư sĩ hiếu học từ sau một nổi ám ảnh về cái chết, …Tôi đă gặp ông như một cuộc kỳ ngộ trong đời.

Và tôi c̣n gặp lại ông nhiều lần sau đó, trước khi ông rời khỏi California để về sống gần một cô cháu ruột là bác sĩ nhăn khoa ở Hawaii.

TOẠI KHANH

 

 

BACK

 

Home