PINDOLA BHÀRADVÀJA

(Trích Bài giảng Kinh Tương Ưng,

Lớp Kinh Tạng Vietheravada, Sư Toại Khanh giảng).

Pindola Bhāradvāja, vị này là vị tỳ kheo rất nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo. Trong kinh Bắc Tông gọi là Tân Đầu La. Bên Nam Tông gọi là Pindola.

Bên PG Bắc Tông, những vị tổ đời sau có khuynh hướng t́m kiếm trong kinh điển nguyên thủy những điểm nào có vẻ ly kỳ chưa được khai thác, họ sẽ mở rộng ra. Câu chuyện ngài Pindola Bhāradvāja – Tân Đầu La cũng là một kiểu tận dụng sự ly kỳ của các thầy bên Bắc Tông. Lần đó, có một ông trưởng giả đi tắm sông, nhặt được lơi cây trầm rất thơm, ông ta cho thợ tiện một bát thơm và đẹp rồi treo lên cây sào thật cao. Ông hứa sẽ cúng bát trầm cực quí cho vị tu sĩ nào thị hiện thần thông cho ông xem. T́nh cờ ngài Pindola Bhàradvàja đi ngang thấy vậy bèn dùng thần thông bay lên lấy b́nh bát xuống. Việc làm này cũng như là quảng cáo, tạo tiếng vang trong thiên hạ, lôi kéo quần chúng chớ giá trị của chiếc bát cũng không đáng kể. Ông trưởng giả thích quá, bái phục. Câu chuyện này đến tai đức Phật, ngài cấm tu sĩ từ đó về sau không tùy tiện sử dụng thần thông. Một bài kinh khác có ghi, "Một người cố ư khoe thần thông của ḿnh cũng đáng xấu hổ như người phụ nữ vén váy khoe chỗ kín của ḿnh". Bắc Tông dựa vào giai thoại đó thêm chi tiết sau: Sau vụ đó, Đức Phật phạt ngài Pindola (Tân Đầu La) không được viên tịch niết bàn phải tiếp tục sống đời để độ sinh và hiện nay ngài vẫn c̣n sống ở đâu đó trong trời đất này và sẵn sàng thị hiện để hoằng dương Phật pháp. Đây là giai thoại mà bên Bắc tông thêm vào cho ly kỳ. Không phải ám chỉ cho Bắc tông Việt Nam, có thể là Mahayana của Ấn Độ hoặc Trung Quốc

Vị Pindola Bhàradvàja trước khi xuất gia, trở thành bậc thánh, có thần thông ngài rất là nghèo khổ. Khi nh́n thấy sự tiện nghi của các vị tỳ kheo, vị này bèn có ư định đi xuất gia để hưởng nhàn lúc tuổi già, nhưng vị này không ngờ khi xuất gia lại trở thành một người như trên vừa kể. Trước khi tinh tấn, vị này có một thời gian dễ duôi, Đức Phật biết rơ đây là người sẽ đắc quả A-la-hán kiếp này nên Thế Tôn cũng hỗ trợ, giúp đỡ trấn an, luôn tạo điều kiện tâm lư cho vị này tu tập để cuối cùng trở thành vị La hán. Pindola Bhàradvàja có thói quen mỗi ngày sau lúc đi bát đi vào ngự viên (Uyyana), chỗ của vua Udena. Bữa đó, vua Udena uống rượu say và vào ngự viên ngủ nghỉ cùng với các cung tần mỹ nữ. Một cô cung nữ đưa bắp chân cho vua kê đầu. Các cô kia ở xung quanh thấy buồn nên kéo nhau đi chơi, thấy ngài Pindola Bhàradvàja đang ngồi ở đó, ngài thuyết pháp cho các cô nghe. Cô cung nữ kê chân cho vua nằm mỏi quá nhúc nhích chân làm cho vua tỉnh giấc. Khi vua tỉnh giấc thấy không ai nên hỏi. Được biết các cô đi nghe pháp, vua giận định tới cà khịa với Pindola Bhàradvàja. Ngài biết ông vua đang lên cơn nên dùng thần thông nhún nhẹ một cái biến mất trên hư không. Sau đó, vua nghe các cung nữ nói "Hoàng thượng không khoái thầy, nên muốn gây sự." Vua nghe chạnh ḷng, bèn dặn người làm vườn, khi nào thấy Pindola Bhàradvàja th́ báo cho vua biết.

Một bữa người làm vườn thấy ngài Pindola Bhàradvàja trở lại ngồi trong ngự viên, bèn chạy đến báo cho vua. Và vua đến hỏi đạo ngài:

“Thưa Bhàradvàja, do nhân ǵ, do duyên ǵ, những Tỷ-kheo trẻ tuổi này, c̣n non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi c̣n thanh xuân lại không tham nhiễm dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời, và sống toàn thời gian một cách hoàn măn (addhànam apàdenti)?”. Làm sao những nhà sư trẻ tuổi có thể thanh tịnh được?

Ngài Pindola Bhàradvàja trả lời: Đức bổn sư chúng tôi có dạy thế này: Ai đáng tuổi là mẹ (matumatti) th́ vị tỷ kheo đối xử như là với mẹ ḿnh. Ai đáng tuổi chị gái, em gái (bhaginimatti ) th́ cũng xem như là chị em của ḿnh, nghĩa là không hề có chuyện ‘người dưng khác họ’ trong ḷng một tỷ kheo.

Nhị Tường

 

 

BACK

 

Home