Lịch sử Đức Mục Kiền Liên
(Mahà Moggalàna)

Hellmuth Hecker
Nguyễn Điều dịch Việt (1988)

 


 

-ooOoo-

"Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammà Sambuddhassa".

Thành kính đảnh lễ đấng Toàn Giác
Ngài là bậc thân khẩu ư trọn lành, không c̣n luân hồi trong tam giới nữa.

-ooOoo-

Lời nói đầu

Từ lâu, tôi hằng tâm nguyện được dịp phiên dịch hay biên soạn lịch sử của những Đại Tông Đồ Đức Phật, nhất là các ngài Xá Lợi Phất (Sàriputta), Mục Kiền Liên (Màhà Moggallāna), A Nan (Ananda) Ca Diếp (Kassapa), Ưu Bà Li (Upàli) v.v... Nhưng rất tiếc t́m được tài liệu đầy đủ để đúc kết cuộc đời của vị Thánh Tăng ấy không phải là chuyện dễ.

Duyên may, khi c̣n ở trong nước, tôi đă dịch được quyển "Cuộc đời đức Xá Lợi Phất" mà soạn giả là Ngài Nyànaponika. Và bây giờ ở hải ngoại tôi lại c̣n duyên lành nhận được cuốn Mahā Moggallāna (Đại Mục-kiền-liên) của Hellmuth Hecker do bà Trần Văn Bạch mang tặng.

Tôi mạo muội phiên dịch cuốn sách này ra Việt ngữ để cống hiến Chư Phật Tử bốn phương nhất là những ai muốn t́m hiểu cuộc đời của các vị Đại Đệ Tử Phật. Khi diễn giải từ một thứ tiếng này ra một thứ tiếng khác, đặc biệt là trong lănh vực tôn giáo, tôi tự cảm thấy tŕnh độ học Phật c̣n yếu kém, do đó tránh sao khỏi những sơ sót. Ngưỡng mong chư vị hiền giả bổ túc cho, người dịch xin chân thành cảm tạ!

Dịch giả cũng xin chia đều phần phước thanh cao này đến tất cả quí thân hữu, đạo hữu, những người đă khuyến khích, cung cấp tài liệu, tiếp tay đánh máy và ủng hộ ấn tống, xin cho quí vị ấy Bồ đề tâm kiên cố và chóng đạt được đạo quả giải thoát.

Ngoài ra dịch giả c̣n xin hiến dâng một phần phước phiên dịch này đến tất cả chúng sinh, nhất là song thân và thầy Tổ của dịch giả đang ở một cảnh giới nào đó.

Nguyện cho tất cả nhân loại đừng oan trái lẫn nhau và mỗi ngày mỗi giảm thiểu cái khổ!

Paris tháng 3/1988
Dịch giả


Chúng con, toàn thể những Phật tử thành kính:

- Đảnh lễ Phật Bảo, Ngài là Toàn Tri Diệu Giác, Vô Lượng Từ Bi, đă t́m ra con đường Giải thoát.

- Đảnh lễ Pháp Bảo, là những lời vàng ngọc, có hiệu năng cứu độ chúng sinh.

- Đảnh lễ Tăng Bảo, những bậc gương mẫu, sống đời sống thanh tịnh trong hàng tứ chúng.

"Thành kính đảnh lễ Đức Mục Kiền Liên (Mahā Moggallāna), một Đại Sa Môn, một Đại Tông Đồ, đă sống đời sống Phạm Hạnh, có khả năng chỉ trong nháy mắt, thấy rơ muôn vạn chiều vũ trụ, là bậc thượng thừa của các loại Thần thông, có thể nh́n xuyên qua gịng thời gian biết hết từ ṿng sinh diệt trong các cơi trờ". -- (Theràgàthà 1181: Tôn Túc Kệ Ngôn, câu 1181)

1. Thời niên thiếu

Trong một ngôi làng nhỏ, gần thủ đô vương quốc Ma Kiệt Đà (Magadha, nay thuộc tiểu bang Bihar Ấn Độ), thuở xưa có một đứa bé chào đời, đặt tên là Kolita Moggallāna. Đứa bé ấy sau này là Đại đức Mục Kiền Liên (Mahā Moggallāna).

Kolita Moggallāna thuộc ḍng dơi Mudgala, tức là "Thiên văn gia". Theo ngữ căn th́ danh từ Moggalàna phát nguồn từ chữ Mudgala (một ḍng dơi chuyên nghiên cứu Thiên Văn học rất cổ).

Ngôi làng của Kolita không đông dân nghèo ở, mà hầu như chỉ dành cho những đại tộc Bà La Môn cư ngụ. Thân sinh Kolita vốn là con một họ gịng danh giá, và đa số các chức sắc cao cấp trong làng thuộc gịng họ này.

Là công tử xuất thân từ một giai cấp "Cao quư" và thuộc ḍng dơi mỗi người tôn kính, phụ thân của Kolita thuở ấy chẳng khác nào Tiểu vương.

Bởi thế Kolita lớn lên trong một khung cảnh sang trọng không thiếu thốn bất cứ món ǵ. Cậu bé ấy Kolita đă giáo dục hoàn toàn theo truyền thống Bà La Môn giáo, một truyền thống căn cứ vào luật Nhân Quả, dựa trên tất cả những hành động. Dĩ nhiên là truyền thống giáo dục ấy đề cao sự tin tưởng có một đời sống này phải tùy thuộc vào những nghi lễ cúng bái hằng ngày.

Gia đ́nh Kolita có một mối thâm giao đặc biệt với một gia đ́nh Bà La Môn khác ở ngôi làng bên cạnh. Vào ngày Kolita chào đời, gia đ́nh Bà La Môn kia cũng đón mừng sự đản sanh một đứa bé trai khác đặt tên là Upatissa (sau này là Ngài Xá Lợi Phất).

Cả hai cậu bé lúc khôn lớn đă trở thành đôi bạn rất thân, không ai có thể tách rời chúng được. Làm bất cứ việc ǵ, cả hai cũng đồng t́nh với nhau, khi chơi đùa cũng như khi buồn chán. Người ta thấy cậu bé Kolita ở đâu là cũng thấy cậu bé Upatissa ở đó. T́nh bạn của đôi thiếu niên kia không những chỉ bền chắc thuở thiếu thời, mà c̣n kéo dài đến trọn đời, khi cả hai ngoài tám mươi tuổi.

Đặc điểm là đôi bạn ấy chẳng bao giờ bất dồng ư kiến, cũng chẳng bao giờ có một sự hiềm khích dù là nhỏ nhất, ngay cả trong trường hợp gặp chuyện khó xử hay bất b́nh.

Tuy nhiên, tính t́nh hai cậu bé khác hẳn nhau. Trong khi Upatissa là một người xông xáo, mạnh dạn và tháo vát, th́ Kolita lại là một thanh niên rất bảo thủ, và chỉ biết ǵn giữ, phát triển những ǵ đă có. Vả lại, vị trí của đôi bạn trẻ trong gia đ́nh cũng hoàn toàn chêch lệch. Kolita là con cả và cũng là con một, th́ Upatissa lại có ba người anh và ba người chị. Nhưng t́nh bạn đôi thanh niên này rất sâu đậm đến độ mà cả hai dường như không nghĩ đến nữ giới, mặc dù với tuổi thanh xuân đầy nhựa sống và không thiếu hụt một món ǵ.

Mỗi thanh niên có một số thuộc hạ để tùy tùng vui chơi, học hỏi và rèn luyện thể xác cũng như tinh thần. Khi thưởng ngoạn và thể thao trên những ḍng sông th́ nhóm Kolita cỡi ngựa, và nhóm Upatissa dùng kiệu. Nghĩa là hai thanh niên ấy, cũng không tránh khỏi cái thời thanh niên đắm ch́m trong sang giàu và nhựa sống.

Tại Vương Xá thành (Rajgaha), thủ đô xứ Ma Kiệt Đà (Magadha) hằng năm có một kỳ hội rất linh đ́nh, gọi là "Hội Sơn Thần" (trước tế lễ thần núi, sau để dân chúng có một dịp liên hoan vui thú). Dĩ nhiên đôi thanh niên công tử này cũng được mời tham dự.

Ban tổ chức đă dành cho họ ghế ngồi danh dự, từ đó Kolita và Upatissa có thể mục kích dễ dàng toàn bộ khung cảnh tŕnh diễn. Đôi thanh niên đă cười vang trước các màn thích thú và cũng khích động trước những hồi gay cấn. Khả năng diễn xuất của các tài tử quả đă làm cho cả hai say mê, say mê đến độ mà họ nhận lời đến thưởng thức tiếp ngày hội chợ thứ ba. Nhưng trong ngày sau này, khi văn nghệ bỗng chuyển sang những bi kịch Tử Biệt Sinh Ly giữa cuộc đời và huyền thoại cứu rỗi, đôi bạn bất thần không t́m thấy cao điểm lư thú nữa. Mặc dù đă nghe xướng ngôn viên hùng hồn tuyên bố chương tŕnh hấp dẫn của ngày thứ ba, họ vẫn không cảm thấy thú vị.

Và trong đêm thứ hai ấy, đôi bạn Kolita và Upatissa đă trằn trọc không an giấc. Những h́nh ảnh trong hai ngày qua cứ ám ảnh đôi thanh niên. Trong khi thao thức, Kolita đă suy nghĩ: "Các cảnh tưởng mà ta đă nh́n thấy ở hội chợ sẽ cho ta bài học ǵ? Có ǵ xứng đáng hơn để cho ta ngồi xem không? Cứ tiêu khiển như thế, ta sẽ thu thập lợi ích nào hay chỉ trong một thời gian nữa, chính những tài tử đầy quyến rũ kia sẽ già yếu. Họ sẽ trở thành chính những nhân vật trong bi kịch mà họ đă đóng. Rồi cái chết sẽ bắt họ từ giă cơi đời,và tiếp tục cuộc hành tŕnh sanh diệt bất tận do ḷng khát vọng của họ chủ động? Rồi chúng ta cũng thế! Những tài tử này không giúp nổi chính họ giải quyết vấn đề sinh tử th́ ḥng ǵ họ có thể thức tỉnh được ai t́m ra con đường giải thoát? Xem thế, chúng ta phí uổng thời gian mà thôi, thay v́ phải t́m ra con đường giải thoát!".

Upatissa cũng thế, sau ngày hội chợ thứ hai về, đêm ấy chàng không tài nào nhắm mắt được. Những ư tưởng tương tự như Kolita cũng đến với chàng. Upatissa suy tư rất nhiều về những bí ẩn và huyền thoại được mô tả trong bi kịch có liên quan đến cái thực tế tái sanh (Luân hồi) và những thú vui giả tạo luôn luôn che kín bản chất khổ đau bằng cách ngụy trang cho cuộc đời hiện tại một cái ǵ kích thích người ta hưởng thụ hơn là quan tâm đến tương lai, đến một kiếp sống khác. Upatissa tự đặt câu hỏi: "Phải chăng sự vui thú giả tạo này là nguyên nhân làm cho mọi người không nhận ra ảo ảnh và tăm tối trước sự thật?".

Vào sáng ngày thứ ba, khi cả hai đến dự cuộc lễ Kolita liền hỏi Upatissa :

- Bạn chắc có điều ǵ bận tâm? Sao bạn không vui vẻ như trước?

Upatissa thành thật trả lời:

- Tôi tự hỏi các khoái lạc trong âm thanh và cảnh sắc này có ích lợi ǵ? Những thứ ấy quả thật vô nghĩa và không giá trị. Điều đáng để tôi phải làm là cần t́m kiếm một con đường giải thoát, giải thoát khỏi sự tàn phá khắc nghiệt của luật Vô thường, t́m kiếm một cách thoát ly khỏi những tin tưởng không thật về sự sống, một thứ thử nghiệm đầy một giả tạo, mà ai trở thành nạn nhân sẽ rơi vào trong hố sâu thăm thẳm, hay đi măi trên một ṿng tṛn vô nghĩa? Ấy chính là điều đă lởn vởn trong đầu óc tôi và bắt tô phải suy nghĩ! Nhưng c̣n bạn, này Kolita! Bạn rơ ràng cũng đang tư duy môt cái ǵ khác chứ không c̣n vui vẻ?

Kolita trả lời:

- Những điều bạn vừa bày tỏ cũng chính là tâm sự của tôi! Tại sao chúng ta phải ngồi đây để chứng kiến những cảnh tượng bất lành giả tạo?. Chúng ta phải t́m kiếm một con đường dẫn đến sự thanh khiết, b́nh an!

Khi Upatissa nghe rơ sự thố lộ mối băn khoăn của người bạn thân, chàng rất vui mừng liền tán thành:

- Đây là một ư nghĩ rất tốt đẹp đă phát sanh đến chúng ta một cách tự nhiên, không có thành kiến nào chi phối cả! Vậy thay v́ chúng ta uổng phí một đời để ràng buộc với những hưởng thụ vô ích, chúng ta thử dốc ḷng t́m kiếm một giáo lư giúp chúng ta t́m ra con đường giải thoát. Và để thực hiện, chúng ta phải từ bỏ nhà cửa và của cải trở thành kẻ vô gia đ́nh, đi hành hương khắp bốn phương trời, không để những khoái lạc vật chất ràng buộc, tự do thảnh thơi t́m Đạo, như con chim ngàn cất cánh!

Kể từ đó đôi thanh niên quyết định sống một cuộc sống đời làm đạo sĩ (Giống như ngày nay chúng ta thấy một số tu sĩ du phương trên khắp các nẻo đường nước Ấn Độ để t́m kiếm một Tôn sư, một Guru -- tiếng Ấn Độ có nghĩa là Thầy để dắt dẫn ḿnh tu theo môt sở nguyện nào đó...).

Khi Kolita và Upatisa bày tỏ quyết định của ḿnh đến những thuộc hạ tùy tùng, những thanh niên xu hướng đều chấp thuận, và hầu hết tham gia vào chuyến trường chinh tầm đạo ấy. Những thanh niên thuộc hạ của Kolita và Upatissa cũng thoát ly gia đ́nh, thoát bỏ sợi dây giai cấp của Bà La Môn (*) mà họ hằng đeo trên người, cắt tóc, cạo râu, rồi mặc vải sô màu đất, một thứ thường phục của những khất sĩ du phương. Tất cả cùng dẹp qua một bên những biểu hiện phân biệt giai cấp và những đặc quyền gia tộc Bà La Môn giáo, để bước vào cuộc đời vô giai cấp của những đạo sĩ.

(*) Khi một đứa bé trong gia đ́nh Bà La Môn ra đời, một giáo sĩ của người này đến làm lễ thọ kỳ giác linh giai cấp Bà La Môn và giao cho đứa bé một sợi dây Thánh để đeo quanh người trọn đời.

2. Du phương tầm đạo

Một trường hợp trùng lạ là khi ấy Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) vâng lời vua cha cưới vợ, tức Ngài bước sang giai đoạn thứ hai của kiếp chót làm người.

Kolita và Upatissa bỏ lại sau lưng sự hưởng thụ thế gian để bắt đầu cuộc đời du sĩ thanh tịnh nội tâm và t́m đạo giải thoát. Cùng với nhóm tùy tùng, họ đă mở ra một giai đoạn đem ḿnh tu luyện dưới sự chỉ dạy của một số Tôn sư. Tương tư như đức Bồ Tát đă làm sau đó với năm vị Kiều Trần Như (Pànca Kondanna), trước khi Ngài đắc đạo thành Phật.

Thuở ấy ở cổ Ấn Độ, có nhiều Giáo chủ nêu lên nhiều triết học khác nhau. Một số chủ trương hẳn thuyết Vô Đạo Đức (đạo đức là sự vô ích) một số khác đề cao thuyết Định Mệnh, và một số khác truyền bá tư tưởng Duy Vật.

Đôi bạn Kolita và Upatissa nhận thấy sự sai lầm của những giáo thuyết như thế, nên chẳng bao lâu đă không màng để tâm nghiên cứu nữa.

Tuy nhiên, tại Vương Xá thành (Ràjagaha), có một Giáo chủ tương đối đáng học giỏi. Ông tên là Sànjaya. Theo lịch sử Ấn Độ th́ ông chính là Sànjaya Belatthaputta được ghi trong kinh điển Phật giáo, tức là một trong sáu vị Giáo chủ lớn nhất đương thời (c̣n gọi là Lục Sư) ngoại trừ đức Phật.

Đôi bạn Kolita và Upatissa đă dẫn hai nhóm tùy tùng đến thụ giáo với ông ta và làm cho danh tiếng của Sànjaya trở thành vang dội.

Triết học của Sànjaya là ǵ, sử sách và kinh điển không ghi rơ. Khi khảo cứu chúng tôi chỉ thấy một số tư tưởng căn bản của Sànjaya được nhắc lại, mà đối với trí thức Ấn Độ thuở bấy giờ, có thể gọi là đầy đủ để giúp họ hiểu thấu trọng tâm thuyết lư Sànjaya.

Không như các Giáo chủ khác, những người đă nêu lên một số lư thuyết và tín điều nhất định về một số vấ đề làm tiêu chuẩn, Sànjaya giảng dạy cái mà ông gọi là "Những biện chứng sâu xa nhất" bằng một phương pháp dễ hiểu hơn.

Ông dựa vào bốn câu hỏi:

1/ Có một thế giới khác ngoài cái thế gian phàm t́nh hay không?

2/ Sau khi tan ră xác thân, một người có thể tự động sinh ra ở một kiếp mới nhờ tâm hồn trong sạch không?

3/ Bất cứ hành động nào, xấu hay tốt mà con người đă làm trong kiếp sống này có mang lại hậu quả ǵ trong kiếp sau không? Nếu có th́ sự thưởng phạt sẽ như thế nào và số phận của những người ấy sẽ tiếp tục ra sao?

4/ Một bậc đă hoàn toàn trong sạch, sau khi lớn sẽ trở thành cái ǵ? Làm sao có thể chứng minh được trạng thái vĩnh viễn của một bậc hoàn toàn trong sạch?

Hễ khi một trong những câu hỏi như thế được các tư tưởng gia cổ Ấn Độ đặt ra là Sànjaya liền đáp lại bằng một trong bốn cách trả lời sau đây:

- Xác nhận
- Phủ nhận
- Một phần xác nhận một phần phủ nhận
- Không xác nhận cũng không phủ nhận

Tuy nhiên, Giáo chủ Sànjaya c̣n bổ túc thêm rằng: "Đối với những câu hỏi như thế một trong bốn cách trả lời của ông, không có cách nào được xem là giải pháp xứng đáng, v́ những câu hỏi như vậy là những câu hỏi hàm chứa mâu thuẫn hai chiều không thể giải quyết được (Nhị nguyên mâu thuẫn). Do đó, tốt hơn một học giả chớ nên phán xét về những vấn đề như thế".Ở đây chúng ta có thể để ư rằng bốn luận cứ ngụy biện "Tương ứng nghịch lư" (hay Nhị nguyên mâu thuẫn) t́m thấy trong Kinh Điển Pàĺ (Majjhima Nikàya: Trung A Hàm, đoạn số 63), chỉ có luận cứ số bốn là có chỗ tương đồng với lư thuyết Sànjaya, nghĩa là luận cứ có liên quan đến "Những ǵ sẽ xảy ra cho một đấng Toàn Thiện sau khi chết".Trong khi những Giáo chủ, đạo sĩ khác bênh vực một trong bốn cách ngụy biện duy lư trên như là một giải pháp của trường phái họ (như đúng, không đúng, đúng và không đúng, vừa đúng vừa không đúng) th́ Sànjaya không để ḿnh vướng vào bất cứ cái nào trong bốn luận cứ đó!

Đặc biệt là ông thể ḿnh bị mắc kẹt giữa sự chứng nhận không thể xác minh được và lư thuyết có tính cách tín điều. Chẳng hạn như có một số Giáo chủ dùng khoa học thực nghiệm xác nhận rằng ngoài thế giới vật chất, không có thế giới vô h́nh, không có Thiên chúng, không có định luật Nhân Quả, không có sự tái sanh sau khi chết. Nhờ thái độ đó mà ông trở thành khác hẳn những Giáo chủ đương thời.

Nói cách khác là ông chủ trương rằng: Đối với những vấn đề không thể thông giải, một Giáo chủ nên giữ thái độ "Tránh né một cách vô tư" và đừng bao giờ vô ư để cho thành kiến thiên về xác nhận hay bác bỏ dù trên lư thuyết. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng Sànjaya có vẻ vững vàng trên phương ngụy biện, và dường như ông muốn "hoá chuyển" cái thuyết "Tư Duy Nghiệm Chứng" ra thành thuyết "Bất Khả Tri Luận". Nghĩa là ông giống như những nhà Cụ thể học ngày nay v́ những điều ông thuyết ra biểu lộ tư tuởng "Hiện Sinh Biện Chứng" hơn là "Duy Lư Biện Chứng".Vua B́nh Sa (Bimbisàra) của Vương quốc Ma Kiệt Đà (Magadha) thuở ấy có lần đă thuật lại với đức Phật cuộc đàm thoại giữa nhà vua với đạo sĩ Sànjaya như sau:

"Một hôm khi trẫm đến thăm Giáo chủ Sànjaya thuộc gịng họ Belattha và hỏi: Thưa Giáo chủ Ngài có thể kể cho trẫm nghe một quả phúc nhăn tiền của đời sống đạo hạnh ở kiếp này không?Sànjaya liền trả lời ṿng vo rằng:- Tâu Đại Vương, như Đại Vương đă biết, đối với câu hỏi phải chăng có một thế giới khác ngoài thế gian này, tôi đă trả lời nếu tôi nghĩ là có th́ tôi nói có! Nhưng tôi đă không nói như thế nghĩa là tôi nghĩ không thể phủ nhận và ấy là sự thật. Tôi lại không phủ nhận nó nữa. Tóm lại là tôi vẫn không nói có hay không có một thế giới khác ngoài thế giới này th́ bây giờ câu hỏi Đại Vương về quả phúc nhăn tiền của một Đạo sĩ, hay kết quả của những hành động xấu và tốt trong kiếp này, hoặc đấng Toàn Thiện sẽ trở thành cái ǵ sau khi chết trong bất cứ phần nào của câu hỏi, tôi cũng sẽ trả lời như trước!- Tức là, Bạch đức Thế Tôn, Đạo sĩ Sànjaya thuộc gịng Belattha trước câu hỏi về quả phúc nhăn tiền, và lợi ích của sự tu hành của trẫm, đă t́m mọi cách nói quanh co, không trả lời rơ ràng vậy (theo Diigha Nikàya: Trường A Hàm, Văn truyện số 2 do T. W. Rhys Davids dịch). Nhưng Kolita và Upatissa, thuở ấy chưa t́m ra một Tôn sư nào giỏi hơn, nên phải để ư đến Sànjaya, v́ nghĩ rằng ít lắm quan điểm Triết học của ông cũng có một sắc thái đáng nghe hơn những ǵ của các Giáo chủ khác, nên họ đến nhận ông làm thầy.

Nhưng sau một thời gian ngắn, cả hai nhận thấy. Sànjaya sẽ chẳng đáng được ư nguyện của họ: Một phương pháp chữa trị đau khổ và phiền năo.

Ngoài ra đôi bạn c̣n linh cảm chắc chắn phải có một sự sống khác ngoài kiếp sống trần gian này, phải có những chúng sinh chỉ có hồn mà không có thể xác (như Chư Thiên chẳng hạn). Càng đi sâu vào thế giới vô h́nh, sự hiểu biết của họ dường như vượt khỏi tầm học thức của vị Giáo chủ thuộc trường phái hoài nghi.

Rồi một hôm nọ, Sànjaya bỗng tuyên bố những đệ tử ưu tú nhất của ông đă tái sinh lên cơi trời này cơi trời nọ (Samyutta Nikàya 44,9: Tạp A hàm, đoạn 44,9). Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với tiêu chuẩn hoài nghi của ông.

V́ vậy, một hôm đôi bạn Kolita và Upatissa đến gần Sànjaya và hỏi ông rằng: "Phải chăng ông c̣n những giáo thuyết bí mật chưa dạy, khác với những ǵ mà cả hai đă học?". Sànjaya trả lời: "Chỉ có thế và hai đệ tử đă học hết giáo thuyết của ta rồi!"Nghe thế đôi bạn tầm đạo không thể làm ǵ khác hơn là quyết định từ giă Sànjaya, tiếp tục t́m con đường chân lư. Đôi thanh niên nghĩ rằng v́ muốn cầu sự giải thoát mà họ mới thoát ly gia đ́nh, chứ mục đích của họ không phải là để học hỏi nghệ thuật né tránh những vấn đề "Bất khả tri luận" một cách vô ích.

Thế là lần thứ hai, đôi bạn lại phải tái diễn cuộc đời du phương t́m đạo. Lần này họ bất kể thời gian, lặn lội xuyên qua cả nước Ấn Độ, từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây. Họ sẵn sàng chịu đựng cái ngột ngạt của bụi đường nắng chói và cái nóng như thiêu đốt của một quê hương nhiệt đới. Họ dầm mưa dăi gió và nhiều khi đă công khai tuyên bố với những bộ hành lú do t́m đạo của họ:

"Chúng ta là nạn nhân của sinh, già, bệnh, chết, nạn nhân của buồn rầu, than tiếc đau khổ, phiền năo và tuyệt vọng. Chúng ta là nạn nhân của trầm luân. Chúng ta kiên tŕ đi t́m Đạo Giải Thoát th́ chắc chắn cuối cùng chúng cũng sẽ khám phá ra được nguyên nhân của đau khổ ấy!" (Majjhima Nikàya No 28: Trung A Hàm 28). Dĩ nhiên là trong khi du phương tầm đạo như vậy Kolita và Upatissa đă gặp nhiều đạo sĩ Bà La Môn là những nhà "thông thái" tăm tiếng, đôi thanh niên tầm đạo đă không tránh được nhiều thảo luận sôi nổi về Tôn giáo, về Tiên giáo, về thiên đường, về địa ngục, về ư nghĩa sự sống, về con đường cứu rỗi. Nhưng nhờ trí thông minh hiếm có cộng với nghệ thuật biện luận "Bất khả tri nghiệm" học được của Sànjaya, đôi bạn Kolita và Upatissa đă mau chóng nhận ra sự vô lư trong cái học mơ hồ của những nhà "thông thái" này. Trong khi không có một Giáo chủ nào đủ khả năng giải thông những câu hỏi sâu xa của họ th́ đôi thanh niên này lại có thể ứng đối một cách dễ dàng khi bị chất vấn.

Không sử sách nào nói rơ là Kolita và Upatissa, sau Sànjaya đă đi thụ giaó với ai, nhưng chắc chắn đôi thanh niên ấy làm sao tránh khỏi gặp những nhà thần bí học như Tiên tri Bàvàri, một người đă đắc được thần lực rất cao, hoặc gặp hai vị Thiên sư thuộc trường phái "Siêu Thể Vô Biên Luận". Chính đức Bồ Tát cũng đă một thời gian làm môn đệ trường phái này.Theo những sử liệu liên quan đến đời sống của họ th́ đôi bạn Kolita và Upatissa đă không gặt hái được ǵ nhiều với các danh sư này trong việc tu thiền hướng đến chứng ngộ giải thoát, giống như đức Bồ Tát đă từng đạt được khi làm môn đệ thiền phái này.

Chúng ta thử t́m hiểu nguyên nhân vấn đề ấy; có hai khuynh hướng cho kẻ tầm đạo hay tu tập. Một là đạt được an ổn nội tâm và thanh tịnh tinh thần bằng cách tiến sâu vào Thiền định (Samàdhi), hai là t́m kiếm một giáo thuyết rơ ràng, thông giải được mọi khía cạnh của sự sống, bao gồm cả giá trị hay ư nghĩa của Thiền định.Hầu hết những kẻ đạt được an trụ tâm hồn bằng Thiền định thường bị dừng lại ở đó không thể tiến mạnh đến cứu cánh. Bởi họ một khi đă lọt vào trong sự vi diệu của quả thiền, họ hằng nhầm tưởng ḿnh đă đến đích giải thoát. Và dù quả thiền có cao siêu cỡ nào đi nữa, "Cực lạc Hữu biên" ấy cũng chỉ kéo dài tới một số Thiên niên kiếp mà thôi (đối với loài người th́ gọi là đại kiếp), sau đó "Định phúc" cũng phải tận lựu, trả thiền tâm của kẻ đắc định trở lại trong cái ṿng sinh tử như trước.

Trong tiền kiếp, điều này hẳn đă xảy ra nhiêu lần đến Bồ Tát (tiền thân Phật Thích Ca) cũng như đến Kolita và Upatissa. Mặc dù trọn kiếp này, đôi bạn ấy không nhớ lại những hưởng thụ thiền lạc như thế, nhưng dường như trực giác vẫn khiến họ hiểu rằng thiền định và quả thiền không phải là cái đích cuối cùng, mà chỉ là một sự giải thoát tạm thời trong cái ṿng đau khổ triền miên mà thôi.

Bởi vậy, nguyện vọng trước tiên của họ là phải t́m đấng Giải thoát chỉ rơ cái "Nguyên nhân nối tiếp sinh diệt", chỉ rơ tại sao Tâm và Vật bị cột chặt với nhau trong cái ṿng sinh tử phức tạp này! Nưng sự làm sáng tỏ ấy không thể thực hiện được nếu không gặp một vị Phật. Một đấng Giác Ngộ! Cho nên họ phải tiếp tục hành tŕnh, tiếp tục cho đến khi bước chân t́m đạo dẫn dắt họ đến một đấng Phật Tổ.

Vào những thời xa xưa, không có đức Phật xuất hiện, công phu tầm đạo giải thoát của họ thường bất thành, v́ họ chỉ tối đa t́m ra một pháp môn thiền định nào đó, tụ tập, đắc thiền, hưởng lạc, rồi sau cùng không c̣n nhớ thiền định. Những động cơ tầm của họ trong kiếp này vốn là "Tiếng gọi tâm linh" chính họ không cắt nghĩa nổi, đă khiến họ không thể ngồi yên trước khi gặp đức Phật.

Đồng thời khi ấy đức Phật lại bắt đầu lăn bánh xe Pháp (Dhammacakka) để cứu độ chúng sanh. Và công tŕnh tầm đạo của Kolita và Upatissa phải chuyển vào giai đoạn chót.

Điểm cần nhấn mạnh ở đây là giả sử tron khi ấy đức Bồ Tát chưa thành Phật, đang tinh tấn thực hành đại nguyện, dùng thiền định đă từng thuần thục thuở thiếu thời, để tiến về cánh cửa giác ngộ, th́ đôi bạn Kolita và Upatissa cũng không thể nhờ thiền định t́m ra nấc thang giải thoát cao hơn. Bởi họ chưa bao giờ trải qua cao điểm tu thiền như đức Phật đă từng bước qua, và họ cũng không có tiềm lựu tự ḿnh giải thoát như đức Phật.

Đây là chướng ngại vi tế nhất đối với các hàng Thinh Văn giác! Chúng ta có thể gọi chướng ngại này là "Ranh giới giữa Cực lạc và Đau khổ", là "Hào quang của các bức tường an trụ che khuất cánh cửa giải thoát". Ngoại trừ bậc Toàn Giác, ai đến gần hào quang đầy phỉ lạc ấy cũng dừng lại. Như người bao năm tháng trôi giạt đă t́m lại được ngôi nhà cũ, nhưng chỉ ngồi trước cửa, cảm thấy sung sướng một thời gian rồi quay lưng bỏ đi. Đáng lẽ họ phải "vẹt hào quang" bước vào trong ngôi nhà giải thoát ấy th́ hành giả lại làm cái việc "Nghỉ chân" của những kẻ qua đường. Sau đó họ lại "khởi hành" vào một hướng luân hồi khác.Nhưng trường hợp của Kolita và Upatissa th́ khác. Đôi Thinh Văn giác tương lai này lúc đó như hai tấm gương phản chiếu. Họ chợt thấy họ phải nhờ đến đức Phật. V́ chỉ có bậc Giác Ngộ mới có thể chỉ cho họ cách bước qua khỏi cái màn hào quang, bước ra khỏi cái ṿng lẩn quẩn cái ṿng chúa cả khổ đau lẫn cực lạc mà trong quá khứ họ đă nhiều lẫn đến điểm chót, rồi lại bỏ đi.

3. T́m ra chân lư

Lúc ấy Kolita và Upatissa hoàn toàn không biết rằng có đức Phật. Họ tự nhiên từ bỏ đời sống của hai đạo sĩ du phương và quay về quê hương Ma Kiệt Đà (Magadha) của họ, sau khoảng hai mươi năm ṛng ră lang thang t́m đạo.

Điều này xảy ra không lâu, sau khi đức Phật bắt đầu Chuyển pháp luân (Thuyết pháp lần thứ nhất) tại vườn Lộc Giă (Isipatana Migadàya), Ba la nại (Benares).

Tuy nhiên, đôi bạn Kolita và Upatissa vẫn chưa từ bỏ hy vọng t́m ra đấng giải thoát. Sau khi trở lại quê nhà, họ quyết định chia tay nhau, mỗi người đi một hướng hy vọng gấp đôi tầm đạo như thế, may ra sớm có kết quả. Cả hai cùng ước hẹn với nhau rằng ai t́m ra con đường bất tử trước sẽ lập tức thông báo cho người kia.

Khi ấy cả Kolita và Upatissa đă khoảng bốn mươi tuổi, và nhằm lúc đức Phật vừa cho phép đoàn đệ tử đầu tiên đi truyền bá chân lư. Đoàn Như Lai sứ giả ấy, gồm sáu mươi vị, tất cả là những Thánh nhân. Mục đích đoàn Thánh Tăng này là đi ban bố giáo lư an lành và tiến hóa trong nhân loại.C̣n đức phật, Ngài đích thân đến thành Vương Xá (Ràjagaha) để tiếp độ vị vua nước Ma Kiệt Đà (Magadha) tên là Bimbisàra (B́nh Sa Vương) và nhận lănh ngôi chùa Trúc lâm (Veluvana Vihàra) do vua dâng cúng. Phật đang có mặt tại ngôi chùa này th́ Kolita và Upatissa vừa quay về thành Vương Xá, tạm thời ngụ trong viện của Sànjaya.Một hôm Upatissa đă ra đường phố, c̣n Kolita ở nhà. Chợt chàng thấy người bạn thân trở về với vẻ mặt vô cùng hớn hở mà từ xưa đến giờ chưa bao giờ nh́n thấy. Phong độ của Upatiss lúc ấy hoàn toàn khác hẳn : trang nghiêm và rạng rỡ!Kolita lập tức hỏi:- Này bạn! Vẻ mặt bạn thật thỏa măn, dung nghi bạn rất trong sáng, phải chăng bạn đă t́m ra con đường Giải thoát?

Upatissa trả lời:

- Đúng như thế, thưa bạn! Pháp giải thoát khỏi sự chết đă được khám phá.

Rồi Upatissa thuật lại rằng: Trên con đường phố chàng gặp một vị Sa Môn phong cách rất tự tại. Vị Sa Môn này đă làm cho chàng phát sinh ḷng kinh cảm, rồi chàng không ngần ngại hỏi vị Sa Môn xem Tôn sư Ngài là ai. Sa môn ấy chính là Trưởng lăo Assaji một trong những vị đệ tử đầu tiên của đức Phật và cũng là một trong sáu mươi vị Thánh A La Hán.Trưởng lăo Assaji c̣n xác nhận rằng Ngài chỉ là một đệ tử của vị Đại sĩ thuộc gịng họ Thích Ca.

Khi Upatissa yêu cầu Sa Môn Assaji ban bố giáo lư th́ Ngài nói rằng không thể thuyết pháp được nhiều, v́ Ngài mới thọ Cụ Túc giới mấy tháng. Và Ngài chỉ tiết lộ Ngài vừa học được bốn sự thật sâu sa (Tứ Diệu Đế) mà ngoài bậc Giác Ngộ ra, phàm nhân không thể nào quán triệt.

Nhưng Upatissa liền cầu khẩn Ngài chỉ dạy cho, dù một phần tinh yếu cũng đủ cho ḿnh phăng ra mối đạo.

Trưởng lăo Assaji nghiêm trang nhắc lại một kệ ngôn của đức Phật rằng:

"Ye Dhammà Hetupabhàvà,
Tesam Hetum Tathàgatàha,
Tesam Yo Nirodho
Evam Vàdi Mahàsamano-ti"

Dịch :

"Pháp nào có nhân ấy,
Bậc Giác Ngộ đă thấy rơ nhân,
Ngài cũng t́m ra con đường diệt quả.
Đây là giáo lư của các bậc đại Sa môn"

Kệ môn này sau khi được đức Phật thốt ra đă trở thành câu nói gói trọn giáo lư giải thoát, và trở thành Triết Học căn bản của đạo Phật xuyên qua bao nhiêu thế kỷ.

Upatissa nghe được kệ ngôn ấy liền đắc Pháp nhăn (Dhamma Cakkhu) trong tâm thức chứng quả Nhập Lưu, Tu Đà Hườn (Sotàpatti). Rồi khi chàng thuật lại cho Kolita nghe, người ấy cũng chứng quả tương tự. Nghĩa là cả hai cũng giác ngộ rằng "Bất cứ cái ǵ sinh ra đều phải tan biến".Sự thấy rơ chân lư do bài kệ này soi sáng, quả thật là một biến cố kỳ diệu. Đối với chúng ta ngày nay, bốn câu kệ ngôn trên đây không thể đả thông hết tâm thức si mê, nên chúng ta nghe mà cũng chưa trực nhận được ư nghĩa nào. Chiều sâu và chiều rộng của câu Phật Ngôn ấy, chỉ có thể biểu hiện đối với những ai đă từng nhiều kiếp tu tập hạnh từ bỏ những dục lạc tạm bợ ở đời, và hằng rèn luyện trí tuệ để thấy rơ lư vô thường (luôn luôn chi phối bởi nhân duyên điều kiện) và chứng thực đạo bất sinh từ.

Hơn nữa, câu kệ ngôn này vốn có tác dụng kỳ diệu đối với những ai trí tuệ đă chí muồi, và từng thuần thục trong pháp quán xét các pháp hành thuộc nhân duyên điều kiện. Cộng thêm đôi bạn Upatissa và Kolita đă sẵn sàng tâm thức đón nhận Pháp bảo, nên kệ ngôn do trưởng lăo Assaji thốt ra "Như một giọt nước rót vào chén nước đă đầy".Sự chứng quả Nhập Lưu Tu Đà Hườn (Sotàpatti) tự động phát hiện, khiến cho người nghe thấy rơ Giải Thoát Niết bàn, vượt khỏi những sinh nhiệm thường t́nh mà thần chết lúc nào cũng chi phối.

Chỉ trong ánh loé, Pháp nhăn bừng sáng, trí thức giác ngộ phát sanh, họ đă thấy rơ lư bất sinh bất diệt!

Đến đây cũng cần nhắc lại rằng ba vị Đại đệ tử thân cận nhất của đức Phật là A Nan Đa (Ananda), Xá Lợi Phất (Upatissa Sariputta) và Mục Kiều Liên (Mahā Moggallāna) đă đắc quả Nhập Lưu (Tu Đà Hườn) không phải nhờ nghe Pháp bảo từ cửa miệng đức Phật, mà từ các Sa Môn thừa truyền Phật giáo: Ananda th́ do thầy Tế độ, một Thánh A La Hán tên là Punna Mantàniputta, Upatissa Sariputta (Xá Lợi Phất) th́ do trưởng lăo Assaji, c̣n Kolita Moggallāna (Mục Kiều Liên) th́ do người bạn vừa đắc quả Tu Đà Hườn, chưa đạt tới Thánh Quả A La Hán (ám chỉ Upatissa - Xá Lợi Phất). Để có thể đạt tới một sự giác ngộ kỳ diệu như thế, Kolita Moggallāna phải có một niềm tin nơi trí tuệ của bạn thân lẫn niền tin trong chân lư vô cùn vững chắc. Và lẽ dĩ nhiên điều đó là một sự thật, không c̣n nghi ngờ nửa!Nghe xong kệ ngôn đầy nhiệm mầu ấy Kolita Moggallāna liền hỏi nơi cư ngụ của đức Bổn sư, đấng Toàn Giác. Khi nghe Upatissa thuật lại Phật ở tại Trúc Lâm Tịnh xá (Jetavana Vihàra) cách đó không xa, Kolita Moggallāna liền tỏ ư muốn đến yết kiến đức Thượng Sư lập tức.Nhưng Upatissa trầm tĩnh đề nghị: "Này bạn! Trước tiên ta nên đến gặp thầy Sànjaya và thông báo cho ông biết chúng ta t́m ra đạo bất tử. Nếu thầy thấy hữu duyên, thầy cũng sẽ bước vào ánh sáng chân lư như chúng ta. Đó là một cách chúng ta tỏ ḷng biết ơn thầy đă một thời cho chúng ta học đạo. C̣n nếu thầy chưa hiện cơ duyên th́ thầy sẽ suy nghĩ lại, biết đâu sau này thầy sẽ nhờ chúng ta đưa đến ra mắt đức Phật. Chừng đó khi nghe pháp bảo nơi kim khẩu đấng Toàn Giác, thầy sẽ chắc chắn chứng được đạo quả".

Sau đó đôi bạn đến gặp Giáo chủ Sànjaya và nói rằng:

"Thưa thầy, thầy đă hay chăng có một bậc Toàn Giác xuất hiện trên đời, đang ban bố chính pháp làm cho những môn đồ của Ngài sống một đời sống trong sạch, giải thoát? Mời thầy hăy cùng chung tôi đến yết kiến đấng Toàn Giác!"

Nhưng Giáo chủ Sànjaya đă không quan tâm đến những lời yêu cầu chân thành của hai người đệ tử. Ngược lại ông c̣n khuyến dụ Kolita Moggallāna và Upatissa lănh đạo những tùy tùng cũ của ḿnh lập ra một trường phái mới, ngang hàng với ông. Nếu đối bạn này chấp thuận, họ sẽ trở thành những bậc Tôn sư, thụ hưởng oai danh của các hành Giáo chủ.

Nhưng Kolita Moggallāna và Upatissa đă bày tỏ ḷng dứt khoát, không c̣n muốn dính mắc với bất cứ danh vị ǵ trong cơi đời, dù cho cao cả đến đâu nữa. Đôi bạn trí thức đă nhiều lần lặp lại quyết tâm cuối cùng không lay chuyển của họ, để vị thầy cũ ấy thấy rằng chẳng c̣n cách nào lung lạc được họ nữa.

Rốt cuộc Giáo chủ Sànjaya đành chịu thất vọng. Ông rất khổ tâm trước sự ra đi của hai đệ tử xuất sắc này. Ông buồn bực la lên rằng:

- Ta không thể làm được! Ta không thể làm được! Ta đă là một bậc Tôn Sư từ bao nhiêu năm qua. Ta có đông đảo tín đồ. Ta không thể trở thành hàng đệ tử! Như thế chẳng khác nào ta đem cái hồ rộng lớn đổi lấy mộ vũng nước chật hẹp tầm thường!

Nhất thời tâm hồn ông bị xung đột giữa hai ước vọng: Ước vọng đạt được Thánh quả và ước vọng muốn hưởng thụ địa vị cao sang. Và ước vọng thứ hai (thuận với ḷng ham muốn) đă thắng thế, khiến ông hoàn toàn bất chấp những lời khuyên của đôi đệ tử thông thái.

Thuở ấy Sànjaya có khoảng năm trăm môn đồ. Khi những môn đồ này hay tin Kolita Moggallāna và Upatissa đă quyết định đến quy y Phật, tất cả đồng loạt muốn đi theo. Một nữa số ấy muốn suy nghĩ "Rồi đây Sànjaya sẽ c̣n lại một ḿnh" nên không nỡ, chỉ đi một đoạn đường, rồi quay trở lại.

Nhưng đă muộn, Giáo chủ Sànjaya trước cảnh mất hết môn đồ, lại bị phiền năo, thất vọng lẫn hoang mang công phạt, nên đă uất ức hộc máu tươi mà chết.

4. Tinh tấn theo lời Phật dạy

Bây giờ đôi bạn Upatissa và Kolita Moggallāna đă dẫn đầu hai trăm năm mươi môn đệ hướng về phía Trúc Lâm tịnh xá (Veluvaana Vihàra).

Khi ấy đức Phật đang thuyết pháp giữa hàng Tăng chúng. Ngài thấy đôi bạn từ xa đi tới, liền nói rằng:

"Này chư Tỳ Khưu! Hai người sắp đến kia tên là Kolita Moggallāna và Upatissa, là hai nhà trí thức. Họ sẽ là những Đại đệ tử ưu tú của Như Lai. Họ là một đôi bạn phước duyên song toàn".

Lúc đến gần, Kolita Moggallāna và Upatissa đồng kính cẩn lễ bái đức Thế Tôn. Họ chấp đôi bàn tay nâng cao ngang trán và cúi lạy tận bàn chân đức Phật, rồi cả hai cùng nói:

- "Lạy đấng Toàn Giác! Xin Ngài cho phép chúng con gia nhập Phật giáo và được nhận lănh đầy đủ phẩm hạnh xuất gia trong hàng Tăng chúng".

Đức Thế Tôn liền phán rằng:

- "Hăy đến! Như Lai công bố quí vị sẽ là những Sa Môn, sẽ sống đời đạo đức thanh tịnh để chấm dứt phiền năo."

Những lời tuyên ngôn trên của đức Phật chính là sự "Ban bố phẩm vị Tỳ Khưu" không những chỉ cho đôi bạn Kolita và Moggallāna và Upatissa, mà luôn cả cho những tuỳ tùng của họ nữa.

Và kể từ đó Upatissa được gọi là Sàŕputta (Xá Lợi Phất) có nghĩa là người con trai của bà Sàŕ (Sàŕ được phiên âm là Xá-lợi, Putta được phiên âm là Phất. V́ Putta nghĩa là "con", nên có khi Sariputta được dịch là Xá-lợi tử). Sàŕ là tên của mẹ Ngài. C̣n Kolita Moggallāna được gọi là Mahā Moggallāna (Đại Mục Kiều Liên) có nghĩa là con lớn của gịng họ Moggallāna.

Sau khi tất cả đă được đức Phật ban bố phép xuất gia đầy đủ, trên hai trăm năm mươi tân Tỳ Khưu c̣n được nghe đức Thế Tôn thuyết cho một bài pháp có ư nghĩa thông giải những phép học căn bản, khiến tất cả đều đạt được đạo quả Nhập Lưu (Sotàpatti). Và sau đó chẳng bao lâu, họ đă đắc quả A La Hán (Arahatta)

Riêng Sàŕputta và Mahā Moggallāna kể từ ấy phát tâm ở nơi thanh vằng để tụ tập. Lần này, đôi bạn trí thức tự tách rời mỗi người một ngả, không ở chung một chỗ như trước.

Sàŕputta (Xá Lợi Phất) lưu ngụ trong vùng phụ cận thành Vương xá, và ngày ngày tu thiền trong một hộc núi gọi là "Động heo" (có sách nói là Động gấu). Ở đó Ngài cũng thuận đường đi khuất thực và luôn tiện đến nghe đức Phật thuyết pháp. Mỗi lần Sàŕputta (Xá Lợi Phất) nghe pháp của Phật về, Ngài tự ḿnh thanh tịnh quán xét, và t́m ra ư nghĩa sâu xa, thấu đáo. Ngài hành tŕnh như thế đến mười bốn ngày mới đạt tới Thánh quả Giải Thoát (Arahatta: A La Hán), một trạng thái tiêu diệt toàn bộ phiền năo và trở thành Sàvaka (Thinh Văn Giác)

C̣n Mahā Moggallāna th́ không sử sách nói rơ rại sao Ngài lại chọn nơi ẩn tu xa xôi tận rừng núi, tại ngôi làng Kalla Vàlaputta, thuộc vương quốc Ma Kiệt Đà (Magadha). Ở đó, với một sự tinh tấn bất thối Ngài luôn luôn giữ tâm trong pháp thiền, ngay cả trong lúc đi kinh hành hay trong những oai nghi khác.

Mặc dù vậy, Ngài vẫn bị những cơn buồn ngủ nặng nề tràn ngập. Ngài không muốn đầu hàng những hôn trầm này. Nhưng Ngài vẫn bất lực, không thể giữ cho thân ḿnh ngồi thẳng, và đầu vẫn ngục xuống. Có những lúc Ngài phải vận dụng toàn lực để mở rộng đôi mí mắt, không cho nó khép lại.

Đây là một trạng thái rất dễ hiểu. Bởi khí hậu vùng nhiệt đới oi bức, và bởi sau những năm dài du phương tầm đạo. Đại đức Mahā Moggallānagiờ đây thân thể phải mệt mỏi và những cơn buồn ngủ đến với Ngài là một sự tự nhiên.

Nhưng đức Thế Tôn, bằng đức tính chăm sóc của một bậc thầy đến hàng đệ tử, Phật dù biết vậy, vẫn không ngừng theo dơi mọi sinh hoạt của Mahā Moggallāna. Đức Phật tuy ở xa, nhưng với nhăn lực siêu phàm Ngài đă thấy rơ những trở ngại tu tập của người tân môn đồ đó, nên dùng Phật lực hiện ra trước mặt Mahā Moggallāna.

Khi Mahā Moggallāna thấy Phật đang đứng trước mặt ḿnh, một phần lớn sự buồn ngủ, sự mệt nhọc tự nhiên bị biến mất. Bây giờ đức Thế Tôn mới hỏi Ngài:

- Phải chăng Mahā Moggallāna đang ngủ gục?

- Bạch Thế Tôn! đúng vậy!

Phật bèn dạy tám phần pháp giải trừ chướng ngại hôn trầm (buồn ngủ) như sau:

1/ Này Mahā Moggallāna! Đừng nghĩ rằng có cơn buồn ngủ đang ở trong ông, rồi chú ư đến nó. Giữ tâm như thế cơn buồn ngủ sẽ biến mất.

2/ Nếu làm như vậy mà hôn trầm không đi mất th́ ông nên nhớ lại nững lời dạy của Như Lai và suy ngẫm. Khi ông nhớ đủ, rồi soi xét ư nghĩa giải thoát th́ hôn trầm sẽ biến mất.

3/ Nhưng nhớ đủ Phật ngôn như thế mà hôn trầm không biến mất, th́ ông nên lặp lại sự phán xét ấy một cách chi tiết hơn về các pháp hữu vi của Như Lai đă dạy, hôn trầm sẽ theo đó mà biến mất.

4/ Nhưng nếu hôn trầm cũng không biến mất th́ ông đem tâm ư vào xúc giác, cọ mạnh đôi vành tai và xoa bóp tứ chi th́ hôn trầm (hay cơn buồn ngủ) sẽ biến mất.

5/ Khi làm như vậy mà hôn trầm cũng không đi mất th́ ông nên đổi oai nghi, để tâm và ư duyên vào động tác, như đứng dậy đi rửa mặt bằng nước mát, rồi pḥng tầm mắt quan sát tất cả mười phương tám hướng. Đoạn ông nh́n lên bầu trời, quan sát mọi tinh tú, không gian, th́ hôn trầm sẽ biến mất.

6/ Nhưng nếu làm như thế má hôn trầm vẫn không biến mất th́ ông nên chăm chú đến ánh sáng. Nếu ấy là ban ngày th́ lấy ánh sáng mặt trời làm đề mục. Ban đêm th́ lấy ánh sáng tinh tú (trăng, sao) làm đề mục. Đây là cách làm cho tinh thần xán lạn không bị ú ám, hôn trầm sẽ biến mất.

7/ Nhưng nếu dùng ánh sáng bên ngoài mà hôn trầm không biến mất th́ ông quay lại soi xét nội tâm. Lấy nội tâm làm đề mục và cố gắng xem kỹ từng ư nghĩa, giống như lấy ánh sáng tinh thần để rọi thẳng vào tâm thức để thấy rơ từng chập tư duy khác nhau , đừng để một thứ tư duy nào hiện lên trong đầu ông mà ông không biết, đồng thời ông đứng dậy đi kinh hành. Làm thế hôn trầm sẽ biến mất.

8/ Như thế mà hôn trầm vẫn không biến mất th́ ông có thể nằm xuống, biết rơ ḿmh đang nằm như một con sư tử: vai mặt ở dưới, vai trái ở trên, hai chân duỗi thẳng, kê lên nhau, giữ trong tâm một ư niệm mạnh mẽ là: "Ta phải biết ḿnh toàn thân đang nằm như thế nào? Nếu thân thể ta mệt mỏi th́ ta để cho nghỉ ngơi, nhưng ta không say đắm trong sự nghỉ ngơi ấy!" th́ hôn trầm sẽ biến mất.

- Này Mahā Moggallāna! Ông nên tinh tấn hành tŕ tám phương pháp này! (theo Anguttara Nikàya VII 58: Tăng Nhất A Hàm số 58).

Trên đây, đức Phật đă hướng dẫn Ngài Mahà Maggallàna một phương pháp tiệm tiến để giải trừ sự hôn trầm. Điểm quan trọng nhất và hữu hiệu nhất là đừng để tâm ḿnh bị lôi kéo bởi ư nghĩ cho rằng cơn buồn ngủ (hay hôn trầm) đang xảy đến và tiếp tục. Dĩ nhiên điều này rất khó làm. Nếu hành giả không thành công, họ có thể tập trung nghị lực, suy xét những lời Phật dạy, hoặc tự đọc thuộc ḷng những lời dạy ấy. Khi giải pháp hướng dẫn trí nhớ (tinh thần) không đem lại kết quả hành giả có thể quay sang giải pháp tác động thân thể như kéo mạnh vành tai, lắc lư thân ḿnh, chuyển vận huyết mạch bằng cách xoa bóp tứ chi, rửa mặt bằng nước lạnh v.v... Nếu vào ban đêm họ nên ngước mặt lên bầu trời, hướng sự chú ư vào vô biên thăm thẳm của vũ trụ, không gian đầy tinh tú. Ban ngày th́ nh́n ánh sáng rực rỡ của vầng Thái dương v. v... Những tác động ấy vừa có thể kích thích giác quan (nhất là Xúc giác và Thị giác) vừa có thể đưa tâm ư câu hữu với mọi đối tượng thiên nhiên bên ngoài.

Làm tất cả những điều ấy có thể giúp hành giả vượt qua cơn buồn ngủ, như trong Theragàthà (Tôn Túc kệ ngôn) có lời lưu lại của một Thánh Tăng như sau:

"Chớ lùi bước v́ hôn trầm mê ngủ
Nh́n không gian sao sáng chiếu lung linh
Khi đêm đến tâm mà như tinh tú
Tuệ tâm soi bừng giác tánh nơi ḿnh!"
(Theragàthà, 193)

Khi áp dụng tất cả các cách ấy mà hành giả không thắng nổi sự hôn trầm, lúc bấy giờ có thể quay về với ánh sáng nội tâm mà nhiều nhà Thần bí học đă nói. Hay nói một cách khác là quay về với sức mạnh kỳ diệu của Giác tánh (là hạt giống lành đă gieo, do sự tu tập thiền định trong một kiếp nào đó). Sức mạnh hay ánh sáng nội tâm ấy sẽ giúp hành giả vượt ra ngoài sự chi phối xác thịt của cuộc đời hiện tại.

Trong trường hợp này, hành giả sẽ không c̣n phân biệt ngày hay đêm, bởi v́ "Ánh sáng nội tâm" không để cho lằn mức giữa hai cái ấy (đêm và ngày) hiện hữu nữa. Nhờ với một tinh thần tự soi sáng, hành giả có thể loại bỏ, như một trời Phạm Thiên,toàn diện cảnh giới của ngày lẫn đêm (vốn chỉ là những hiện tượng giả lập của cảm quan!).

Khi đức Phật, trong các điều dạy thứ năm, thứ sáu, thứ bảy nhắc đến tinh tú, bầu trời, ngày đêm v.v... tức là Ngài muốn ám chỉ những ǵ Mahā Moggallāna đă từng trải qua (từng an trụ) trong kiếp này hay kiếp trước.

Đối với chúng ta, tám lời dạy này tỏ ra quá b́nh thường bao nhiêu th́ đối với Mahā Moggallāna có ư nghĩa đặc biệt bấy nhiêu. Sự "Thắp lại ánh sáng nội tâm"ấy (aloka sannà) có ghi rơ trong bài kinh số 33 của bộ Trường A Hàm (D́gha Nikàya) như một trong bốn cách phát triển thiền pháp dẫn đến Trí tuệ và Quang kiến (Sannadassana).

Nếu tinh tấn cỡ ấy mà hôn trầm (đ̣i hỏi giấc ngủ của xác thân) không chấm dứt th́ hành giả bắt buộc phải kinh hành. Kinh hành nhưng tâm trí không được ĺa khỏi tầm soi sáng nội tâm bằng thiền lực, để tiêu trừ mệt mỏi do hôn trầm gây ra.

Tuy nhiên, nếu bằng cả "sự soi sáng nội tâm" ấy mà hành giả vẫn không đạt được kết quả th́ bấy giờ họ có thể nằm xuống "nghỉ ngơi" trong chốc lát, v́ đó là sự phản ứng tự nhiên của thân thể, chứ không phải do tính lười biếng thúc giục xác thân đ̣i hỏi hành giả chỉ cần nằm để điều hoà oai nghi cùng quân b́nh sự quá độ trong chốc lát, chứ không phải để hưởng thụ. V́ vậy họ sẽ nhanh chóng ngồi dạy khi sự hôn trầm trôi qua.

Trong bài kinh số 33 (Đức Phật dạy Ngài Mahā Moggallāna cách tiêu trừ hôn trầm) c̣n một đoạn tiếp:

"Này Mahā Moggallāna! Ông nên tu tập xa hơn nữa bằng cách tự ḿnh nhắc nhở rằng "khi đứng trước những thí chủ (khất thực) ta không nên tỏ ra ngă mạn, không nên có ư niệm trông đợi vật thí'. Nhiều khi những thí chủ ấy bận rộn không hay sự hiện diện của ta, chứ không phải họ thờ ơ. Nếu ta ngă mạn và trông chờ vật thí, ta sẽ tưởng rằng họ lạnh nhạt ṿi ta, và do đó phiền năo nổi lên. Chỉ v́ không nhận được bố thí mà một Sa Môn trở nên bất tịnh, trở nên khích động, trở nên nóng giận và mất hết an trụ là một điều trái đạo Giải thoát.

"Này Mahā Moggallāna! Lại nữa, ông nên giữ nết hạnh tự ḿnh nhắc nhở rằng: 'Ta không nên nói điều tranh luận. V́ sự bàn căi chỉ khiến ta nói nhiều (đa ngôn) khiến ta bị kích thích, khiến ta mất quân b́nh, và khiến ta khó định tâm trong thiền pháp'."

Ở đây đức Phật đă chỉ ra hai trướng hợp ǵn giữ hạnh kiểm, hai trường hợp tránh sự loạn động và bất an nội tâm. Cả hai trường hợp này đều nằm trong thói quen tiếp xúc hằng ngày giữa một bậc xuất gia với các thiện tín.

Trong trường hợp thứ nhứt,một bậc xuất gia thường mong mỏi Phật tử nh́n nhận ḿnh là một Sa Môn và hănh diện địa vị lănh đạo tinh thần ấy, rồi đ̣i hỏi mọi người phải kính trọng. Nếu các hàng tại gia v́ sơ ư hay bận rộn công việc sinh nhai mà thiếu quan tâm đến họ, họ sẽ trở thành lo lắng, sẽ trở nên bất măn.

Trường hợp thứ hai, trong khi biện luận thường có sự tự đắc về cách biểu dương óc nhận xét sắc bén. Tự cao cho rằng "Ta biết nhiều hơn kẻ khác" hay "Ta hữu lư hơn để áp đảo người đối thoại" thường làm cho người tranh luận bất tịnh.

Kết quả, kẻ ham thích tranh luận chỉ phí bỏ một số th́ giờ quư báu đáng lẽ phải dùng trong việc tu tập, phí bỏ hơi lực và để tim óc khích động mất b́nh an một cách vô lối, mà không gặt hái được thiện pháp đáng khen nào.

Kẻ dễ duôi và thiển cận thường để ḿnh rơi vào các sinh hoạt bất tịnh như thế, nên họ không những khó tập trung được thần trí phàm phu. C̣n khi muốn tu thiền, họ sẽ gặp rất nhiều chướng ngại.

Sau khi đức Phật đă dạy cho Mahā Moggallāna, Mục Kiền Liên tám cách vượt qua sự hôn trầm và hai trường hợp tránh xa sự khích động, Mahā Moggallāna liền bạch hỏi Phật như vầy:

- "Bạch đức Thế Tôn! Xin Ngài giải nghĩa tóm tắt làm thế nào để một đệ tử có thể tự ḿnh tiêu diệt hoàn toàn khát vọng, giải thoát và đạt tới cứu cánh cuối cùng, không c̣n bị trói buộc trong phiền năo, được sống đời sống Thánh thiện và trong sạch hơn cả chư Thiên và nhân loại?".

- "Này Mahā Moggallāna (Mục Kiền Liên)! Một bậc xuất gia nhờ tinh tấn tu tập mà nhận thức được rằng "Không có ǵ đáng cho ta dính mắc", tức là họ bắt đầu biết rơ mọi vật. Và khi họ "biết rơ" mọi vật th́ họ sẽ hiểu rơ mọi vật. Khi một Sa Môn hiểu, biết đầy đủ mọi vật th́ bất cứ cảm nghĩ nào họ trải qua, dù vui sướng hay đau khổ hoặc vô vị, họ cũng đều thấy nó có trạng thái vô thường, họ sẽ nh́n nó một cách vô tư , không để nó lôi kéo, và sẵn sàng buông bỏ. Khi một vị Sa Môn trở thành thanh tịnh như thế th́ họ sẽ không ham thích bất cứ cái ǵ trong đời này không ham thích th́ họ không khao khát, và không khao khát họ sẽ không vướng mắc, tức là họ đạt tới chỗ hoàn toàn tiêu diệt dục vọng, chấm dứt tái sanh, sống đời sống Thánh Thiện. Rồi họ sẽ biết rơ rằng công tŕnh tu tập giải thoát của họ đă viên măn!"

Sau khi Mahā Moggallānanhận được những lời giáo huấn do đức Phật đích thân truyền dạy (ghi trong Anguttara Nikàya VIII,58). Ngài liền vững tâm hành đạo với một quyết định bất thối. Mục Kiền Liên đă tranh đấu với năm pháp chướng ngại một cách dũng mănh phi thường. Hơn nữa trong suốt những năm dài làm đạo sĩ du phương tầm đạo Ngài đă thành công một cách vững chắc việc dẹp bỏ các ác ư và những đam mê trần tục. Ấy chính là hai trong năm chướng ngại ngăn cản hành giả tiến vào Thánh lưu.

Hiện tại, với sự hỗ trợ của đức Phật, Ngài vừa chiến thắng sự lười biếng và hôn trầm (chướng ngại thứ ba), đồng thời Ngài loại bỏ được bất định và lo âu (chướng ngại thứ tư) bằng cách tránh những va chạm xă hội vô ích. Sau cùng, Ngài tiêu diệt được hoài nghi (tức pháp chướng ngại thứ năm) bằng cách hành theo lời Phật dạy là định tâm quán xét thấy rơ bộ mặt giả tạm của vạn vật, từ đó cắt đứt t́nh cảm dính mắc.

Khi đă loại trừ được năm pháp chướng ngại ấy, Mahā Moggallāna đạt đến trí tuệ thanh tịnh, vượt qua khỏi mọi hấp dẫn vật chất ở đời, và bằng một tri kiến sắc bén, Ngài chọc thủng bức màn vô minh vi tế che đậy sự thật của cuộc sống, thấy rơ giải thoát Niết Bàn, trạng thái không c̣n dư sót phiền năo.

Lúc Mahā Moggallāna đạt tới Nhất thiền, tâm đang phỉ lạc trong sự an trụ (Ekaggata) một thành công vi diệu mà người thường không thể nào hiểu được, văn tài thế gian dù lỗi lạc đến đâu cũng không thể nào diễn bày chính xác được, th́ dần dần những tư tưởng trần tục len lơi vào thiền tâm của Ngài gây vọng động.

Đức Phật nhờ pháp nhăn đặc biệt liền biết rơ như thế. Ngài lập tức hiện đến để hỗ trợ vị đệ tử này. Nghĩa là khi Mahā Moggallānabị năm pháp chướng ngại bao vây trở lại th́ đă có đức Phật bên cạnh tế độ. Nhưng những lần sau này, Phật không nhắc nhở một cách chi tiết như trước. Ngài chỉ thông giải thẳng vào chỗ "chướng ngại tái phát" là đă có thể giúp Mahà Moggalăna vượt qua sự bế tắc.

Đức Thế Tôn c̣n lưu ư Mahā Moggallānarằng: "Chớ nên phỉ lạc và tin tưởng nơi sự đắc thiền, mà phải giữ vững thiền tâm hơn nữa để có thể tiến xa hơn khỏi mục tiêu nhất quán (Ekaggata)"

Mahā Moggallāna nhờ lời dạy này của đức Phật mà từ đó về sau khi an trụ vào Nhất thiền, Ngài không bị những ư nghĩ trần tục quấy nhiễu nữa!

Khi đă vững chắc trong Nhất thiền, Mahā Moggallānatiến lên Nhị thiền, trong kinh Samyutta Nikàya (Tạp A Hàm), đoạn hai mươi ḍng một gọi là "Thanh tịnh tâm", bởi v́ trong ấy mọi ư nghĩa đều biến mất rồi từ đó Ngài phát triển tới đệ Tứ thiền một cách tuần tự (Samyutta Nikàya No 40, F2).

Sau này chính Mahā Moggallānatiết lộ Ngài đă thực hành thiền định bằng phương pháp "Nhị lập": trước tiên là phát triển Định lực (Iddhipada, theo Samyutta Nikàya N0 51, 31-1). Rồi sau phát huy Quán lực (Vimokkha, theo Theragàthà 1172).

Trên con đường tiến đến giải thoát hoàn toàn bằng Tuệ giác ngộ (Pannàvimutti), các bậc Thiền (Jhàna) có thể xem như những giai đoạn "Sử dụng thần lực", một mặt đưa đến nhiều khả năng siêu nhiên, mặt khác mở được cửa ngơ bước vào ánh sáng toàn giác.

Phương pháp tu chứng Nhị lập này là bí quyết then chốt để Mahā Moggallāna trở thành một bậc A La Hán (arahatta) thượng thặng giữa các hàng Thinh Văn giác.

[hay c̣n gọi là bốn yếu tố thành công (the four bases ot success). Xem cuốn Requisites ot Enlightenment,"The Wheel" xuất bản, các tập số 171/174 - p. 64 ff. Bốn yếu tố thành công là: Định lực, Quán lực, Hữu Biên thiền, và Vô Biên thiền.]

Nói cách khác, chúng ta có thể tóm lược rằng: Để đạt đến giải thoát Tâm linh (Ceto Vimutti), chính Thiền định đă giúp cho Mahā Moggallānatrước tiên loại trừ tám pháp thế gian (*) (Vimokkha), sau đó khi thuần thục tuyệt mức trong các bậc thiền Vô Sắc (Arùpa Jhàna), Ngài mới có đủ "Quán lực" tận trừ những sở định vi tế (Như phỉ lạc trong quả thiền chẳng hạn).

(*) 8 phép thế gian là : được lợi, mất lợi , được vui, bị buồn, được khen, bị chê, được thương, bị ghét.

Nghĩa là Ngài tiến mạnh trên con đường giải thoát bằng thiền pháp Nhị lập, tức là vững vàng trong an trụ (Samădhi) rồi mới đủ định tâm phát triển Minh sát (Ubhago Bhagà Vimutti) - (Xem chú giải trong Pàli Dictionary của Nyànatolika). Minh sát bắt đầu từ Tứ thiền về sau.

Khi lấy đệ Tứ Thiền làm nền tảng Minh sát. Hành giả sẽ giữ tâm được trong trạng thái Vô Kư (tức là tâm nào đến th́ tự thấy nó đến, tâm nào biến đi tự thấy nó đi, vô tư không lay động), hoàn toàn vượt ra khỏi mọi ư niệm, sinh từ vạn pháp hữu vi (điều kiện). Nhờ đó, các pháp Giác Ngộ mới được soi sáng (theo Samyutta Nikàya: Tạp A Hàm số 40, 9 ).

Theo chú giải, trạng thái "Tâm vô kư' (Anicca Ceto Sammàdhi) là tŕnh độ tâm đă ổn định bậc cao, vượt ra ngoài tâm ghi nhận những đối tượng ngoại cảnh cũng như nội cảnh (Tư duy). Tâm ở tŕnh độ này chỉ c̣n giác tỉnh biết rơ ḿnh đang vừa sống và vừa chết từng sát na (Vipassana Samàdhi), nên ư thức hoàn toàn được giải trừ khỏi những ảo ảnh vô thường, tham ái v.v..

Sự dẫn giải này trong kinh điển quả phù hộp với lối tu chứng của Ngài Mahā Moggallānakhi Ngài áp dụng pháp tu thiền Nhị lập. (An trụ rồi Minh sát) đă được nhiều học giả Phật giáo bàn đến bằng hai danh từ Phan ngữ "Animtta Cetovimutti" (theo Majjhima Nikàya: Trung A Hàm số 43, The Wheel, BPS xuất bản).

Tuy nhiên , khi thành công trong Thiền định (Samàdhi) hành giả không khéo lại bị rơi vào ṿng "một ư niệm vi tế" là tưởng ta được giải thoát, không c̣n bị các pháp hữu vi chi phối, v́ hành giả lúc này đang "trực nhận" một loại phỉ lạc rất siêu thoát. (Không phải thứ phỉ lạc do dẹp được tám pháp thế gian, mà là một loại phỉ lạc trong trụ pháp "Thanh tịnh Xuất thế").

Đây cũng là một loại dính mắc và là một sự dính mắc vô điều kiện, và rất khó kiến nhận. Loại dính mắc này chính là bức màn che áng sự giác ngộ sau cùng. Nó chỉ có thể bị loại trừ bằng thanh lọc siêu đẳng, mà ngoài các bậc Toàn giác Toàn tri ra, không có một trí tuệ thế gian nào có thể diễn tả được.

Nhưng Ngài Mahā Moggallānanhờ đức Phật đă hỗ trợ, nên có thể vẹt được cái màn che áng vi tế sau cùng này, để đạt đến phẩm cách hoàn toàn giải thoát. Giải thoát một cách rốt ráo và tṛn đủ Tuệ trực giác từ mọi khía cạnh, ngay cả khía cạnh dẹp được cảm thức là "ḿnh đă giải thoát".

Chính Mahā Moggallānađă xác nhận rằng "Sự đạt được quả vị Giác ngộ của một Sa Môn nếu có đức Phật hỗ trợ là sự một chứng quả tuyệt luân nhất!". Kinh gọi sự chứng quả này (Mahà abhinnà), nghĩa là Thần thông (Pancalabhinnà) và sáu "Thức thần trụ" có thể chế phục dễ dàng mọi nhân ác, dù cho nhân ác ấy đến từ một đối thủ nhiều Thần thông nhất trong tam giới.

Sự tu chứng ấy của Mahā Moggallānađă kéo dài trong một tuần lễ. Thực ra, bảy bữa ấy là bảy bữa phối hợp tất cả những ǵ mà Ngài đă rèn luyện trong nhiều kiếp qua, v́ đạo quả Ngài đạt được là một loại đạo quả độc đáo, rất ít Thánh nhân đạt được

Chúng ta có thể tưởng tượng nổi độ tinh tấn và ḷng quả cảm của Ngài Mahā Moggallāna trong suốt thời gian ngắn ngủi này. Bởi v́ vai tṛ một đại Thinh Văn giác là vai tṛ mà những phẩm hạnh siêu nhiên gặt hái được, cần một công phu tu tập Thượng thừa mới xứng đáng, và mới có thể vượt thắng nổi những xiềng xích ràng buộc vô cùng mạnh mẽ đă mọc rễ một cách vi tế trong tâm.

Kinh có thuật lại rằng: Đức Phật, trong bốn giờ thuộc khắc thứ nhất đêm tiến lên phẩm hạnh Toàn giác, Ngài đă nhớ được chín mươi mốt kiếp thế gian. Đối với, một đấng Giác Ngộ, sự "có mặt" của không gian và thời gian sẽ bị tan biến khi cường độ giải thoát đang tiếp diễn. Tương tự như thế, Mahā Moggallānacũng vừa thể nhận sự "vượt khỏi" thời gian và không gian để tổng kết công đức của suốt bao nhiêu kiếp chỉ trong ṿng một tuần lễ. Ở đây, khái niệm về không gian và thời gian hoàn toàn bị xoá.

Một phàm nhân đang bị cầm tù bởi năm giác quan và ư thức nhiễm đầy dục vọng không thể nào hiểu nổi chỉ trong ṿng bảy ngày, một Thinh Văn giác Thượng thừa như Mahā Moggallānađă có thể vượt gịng thời gian và vượt khoảng không gian vô hạn để trực nhận "Tất cả chỉ là một con số không".

Mahā Moggallānac̣n nói rơ trong kinh Anguttara Nikàya, cuốn IV (trang 167-168) rằng: -- Tuy Ngài đă đắc quả Thánh nhanh chóng bằng tinh tấn vượt kỷ lục (Khippbhinnà), nhưng trên thực tế trong một tuần lễ ấy Ngài đă "Tiến hoá" khó khăn (Dukkha patipadà) v́ phải nhờ tới sụ hỗ trợ dồi dào (Sasankhàra) của đức Phật.

C̣n Sàŕputta (Xá Lợi Phất) th́ khác. Mặc dù, vị đại Thinh Văn giác thứ hai này đă đắc Thánh quả chậm hơn một tuần lễ (tức trong mười bốn ngày ) nhưng nhờ vậy mà tiến hoá của ông thoải mái hơn (Dukkha patipàda).

Mục Kiền Liên tiến lên Thánh quả nhanh hơn Sàŕputta v́ nhờ có đức Phật đích thân hướng dẫn và hỗ trợ. C̣n Sàŕputta, Phật không làm vậy là v́ Ngài biết rằng Sàŕputta có trí tuệ đặc biệt, có thể tự ḿnh tiến lên Thánh quả một cách độc lập.

5. Những Thinh văn xuất sắc

Trong Mahàpadăna Sutta, bài kinh thứ 14 thuộc bộ Diighà Nikàya (Trường A Hàm) đức Phật đă đề cập đến những vị Chánh Đẳng Chánh Giác trong quá khứ và xác nhận rằng các vị Chánh Đẳng Giác mỗi vị đều có hai đệ tử lănh đạo và một đệ tử hầu cận. Rồi trong một chỗ khác, kinh Samyutta Nikàya (Tạp A Hàm 17,14) Phật c̣n nói rằng: Tất cả những bậc Chánh Đẳng Chánh Giác trong quá khứ và tương lai đă hay sẽ có một đôi đệ tử xuất sắc nhất.

Mỗi khi có đấng Toàn Giác xuất thế ba vị đại đệ tử này (tức hai vị lănh đạo Tăng chúng và một vị hầu cận) rất cần thiết. Ngài ví họ như ba vị cầm đầu ba bộ Quốc pḥng, Nội vụ và Tài Chánh của một nhà vua. Đức Phật so sánh việc điều hành Phật giáo như cách tổ chức của một quốc gia, Phật đă nói Ananda (Đại đức A Nan) như người "Tàng trữ" Pháp Bảo (Bộ trưởng Tài Chánh), v́ Ananda là đệ tử nhớ tất cả những bài pháp của Phật thuyết. Đức Phật cũng nói đến Sàŕputta như vị "Tổng Tư Lệnh" chu toàn, bảo vệ phạm vi Giáo Hội (Bộ Trưởng Quốc Pḥng) và Mahā Moggallānalà người có trách nhiệm nội bộ, như bà vú trong gia đ́nh chăm lo con cái, như "Bộ trưởng Nội Vụ" duy tŕ nội an.

Cả bốn Thánh nhân này (tức đức Phật cộng với hai đệ tử lănh đạo và một đệ tử hầu cận) có thể chia làm hai nhóm: mội nhóm gồm hai vị có nhiều điều tương đồng. Chẳng hạn như đức Phật và Ananda (A Nan) thuộc giai cấp "Chiến sĩ" (Khattiya) và cùng sinh một ngày. Tương tự như thế, Sàŕputta (Xá Lợi Phất) và Mahā Moggallāna (Mục Kiền Liên) thuộc giai cấp Bà La Môn và ra đời cùng một lúc.

Sự quan hệ nhân tộc này đă nghiệm đúng trong đời sống thanh tịnh hàng ngày: Ananda luôn luôn ở bên cạnh Phật, kể từ khi ông trở thành đệ tử hậu cận như bóng với h́nh. C̣n Mahā Moggallāna và Sàŕputta th́ gần như không thể tách rời nhau được.

Lúc tuổi về chiều, mỗi khi đức Phật cảm thấy thân thể mỏi mệt, ba vị Đại đệ tử này là ba vị duy nhất được Phật cho phép nhân danh Ngài giảng giải giáo pháp.

Chẳng hạn như đă xảy ra ở Kapilavatthu (Ca Tỳ la Vệ) Mahā Moggallāna thay Phật thuyết một bài pháp thật dài nói về sự thu thúc lục căn để đối trị t́nh trạng ch́m đắm trong lục trần. (theo kinh Samyutta Nikàya:Tạp A hàm, 35, 202).

Sau khi Sàŕputta và Mahā Moggallāna đắc quả A La Hán. Đức Phật đă tuyên bố trước Tăng chúng rằng họ sẽ đóng vai tṛ hai vị đệ tử lănh đạo.

Một số Tỳ Khưu tỏ ra ngạc nhiên và bắt đầu so b́ tại sao đức Thế Tôn lại nâng đỡ những Tỳ Khưu "mới xuất gia". Họ bàn tán: "Người xứng đáng được Phật ban cho phẩm vị ấy phải là nhóm năm thầy Kiếu Trần Như, hoặc giả Trưởng lăo Yasa hay ba vị đại Sa Môn Kassapa (Ca Diếp). Tại sao đức Phật không ngó ngàng các vị này, mà lại ban giáo phẩm cao nhất đến những đệ tử mới xuất gia và "thấp hạ" nhất?"

Để phân giải sự xôn xao ấy, đức Thế Tôn dạy rằng: Mỗi người chỉ gặt hái những ǵ họ đă tạo. Sàŕputta và Mahā Moggallāna vốn trong nhiều kiếp quá khứ gieo trồng phẩm vị ấy. Cả hai đă tuần tự bồi đắp công năng trở thành Đại đệ tử Phật. Trong khi đó những Tỳ Khưu khác th́ cố gắng tiêu trừ phiền năo để giải thoát mà thôi. Tuy cả hai vị Đại đệ tử thuộc về một giai cấp xă hội khác, và từ một tín ngưỡng khác mới gia nhập Phật giáo, nhưng địa vị đặc biệt của họ trong hàng Thánh nhân là một địa vị đặc biệt do luật nhân quả ấn định.

Ngoài ra đức Phật cũng đă nhiều lần, trong nhiều trường hợp khác nhau, ca ngợi đôi đệ tử ưu tú này như sau:

"Sàŕputta và Mahā Moggallāna là những vị Thánh nhân độc đáo, là những Sa Môn ưu hạng trong cộng đồng Tăng lữ. Họ luôn luôn thực hành đúng lời giáo huấn của Như Lai, sống theo chân lư. Hai Thánh Tăng ấy xứng đáng cho hành Tứ chúng lễ bái và kính mến (Samyutta Nikàya: Tạp A Hàm 47, 14)"

Và:

"Nếu một người mẹ hiền, thường khuyên nhắc đứa con trai yêu quí rằng: Này con! Con nên học hành và giữ ǵn nết hạnh như một "Quan Nội Giám" hay như một Hatthaka của gịng họ Alavi. V́ đây là hai hạng người gương mẫu của xă hội hiện tại. Th́ (xa hơn nữa) bà mẹ ấy nên dạy tiếp rằng: Này con! Đức con yêu quí của mẹ. Nếu con muốn được giải thoát, sống đời sống vô gia đ́nh của một đạo sĩ chân tu th́ con nên làm như Sàŕputta và Mahā Moggallāna! V́ hai Sa Môn này là hai tấm gương sáng của các hàng Tỳ Khưu vậy! "(Samyutta Nikàya 17, 23).

Một chỗ kinh khác:

"Này chư Tỳ Khưu! Hăy học hỏi và tu tập cùng Sàputta và Mahā Moggallāna. V́ hai Sa Môn này có đầy đủ sức thông minh và tinh thần hỗ trợ cho đồng đạo trong đời sống Thánh Thiện! Sàŕputta có thể ví như người mẹ, và Mahā Moggallāna ví như bà vú. Sàŕputta đủ khả năng hướng dẫn phàm Tăng đến Thánh quả Nhập lưu và Mahā Moggallāna sẽ đưa họ đến cứu cánh giải thoát!" (Majjhima Nikàya: Trung A Hàm số 141).

Đặc điểm hai vị Đại đệ tử này trong các lời ca ngợi nêu trên của đức Phật có thể phân tích như sau: Sàŕputta có một biệt tài khai thị và hỗ trợ những ai được Ngài dạy dỗ, chặt đứt ba xiềng xích sanh tử đầu tiên nơi tâm thức để bước vào Thánh đạo! Nghĩa là Ngài có khả năng cải hóa phàm nhân một cách rất hiệu quả, bằng cách làm cho họ thấy rơ sự ảo mộng của kiếp người, rồi đưa họ vào giai đoạn b́nh an, không c̣n sa đọa.

Sàŕputta giống như một hiền mẫu, hằng theo dơi và hướng dẫn những bước chân đầu tiên của trẻ thơ. Hoặc nói cách khác, Sàŕputta là vị thầy thọ kư, hay ít nhất là bậc Sa Môn làm nở được đoá hoa Tu Đà Hườn trong mỗi học tṛ.

C̣n Mahā Moggallāna hằng tiếp tục hướng dẫn chư Tỳ Khưu đă bước vào Thánh lưu tiến đến mục tiêu cuối cùng, Mahā Moggallānakhông bao giờ để cho một vị Tu Đà Hườn dừng lại ở đó, mà sẵn sàng soi sáng khuyến khích hành giả tới nơi tới chốn. Mahā Moggallāna như một Sa Môn vô địch về đức tính tinh tấn, nên những Tỳ Khưu nào hữu duyên tu tập gần Ngài, có thể xem như tu tập gần đức Phật, v́ phương pháp phát triển tinh tấn mà Mahā Moggallāna áp dụng để hỗ trợ đồng đạo cũng giống như phương pháp mà đức Phật đă hỗ trợ Ngài trước đây. Nói tóm lại, Mahā Moggallāna gần như một bà vú luôn luôn dinh dưỡng và củng cố sức mạnh của trẻ thơ cho đến khi khôn lớn vững chắc.

Riêng đức Phật tượng trưng cho sự tổng hợp của hai phẩm tính Sàŕputta và Mahā Moggallāna. Nếu Sàŕputta là người mẹ, Mahā Moggallānalà bà vú, mỗi người có một ân đức riêng đối với trẻ thơ, th́ đức Phật quả thật vừa là người mẹ, vừa là bà vú đối với tất cả chúng sanh, nhất là đối với những ai đă bước vào con đường Bát Chánh (Atthangika Magga).

Để dễ nhớ, chúng ta có thể tóm tắt rằng cuối cùng Sàŕputta và Mahā Moggallāna đều giải thoát, những phương tiện để hai vị này tiến tới giác ngộ là chiều Rộng và chiều Sâu. Sàriputta nhờ vào Trí tuệ (rộng), và Mahā Moggallāna nhờ vào Thiền định (sâu) (Ceto vimutti cànivimuttica).

Dữ kiện này được hoàn toàn chứng minh khi hai Đại đệ tử Phật được giao phó trách nhiệm chăm sóc sự tu tập của Rahula (La Hầu La), người con kiếp chót của đức Phật.

Vị là một Tỳ Khưu vừa xuất gia, Rahula có hai vị thầy A Xà Lê (Acariya): một dạy dỗ về Pháp bảo và một chăm sóc hạnh kiểm. Sàŕputta được Phật chỉ định làm thầy dạy đạo, và Mahā Moggallāna làm sư trưởng giám hộ hạnh kiểm và tu tập Thiền định...

Một hôm, Sàŕputta nói với Mahā Moggallāna rằng: "Này đạo huynh! Sự hiểu biết của bần Tăng so với những thần thông vĩ đại của đạo huynh chẳng khác nào một mảnh đá vụn đối với toàn khối núi Hy Mă Lạp Sơn to lớn hùng vĩ!"

Mahā Moggallāna liền đáp lại rằng: "Nhưng đổi lại, này Sàŕputta! Về sức thông minh, trí tuệ của bần đạo đối với trí tuệ của Thánh huynh chỉ như một hạt cát nhỏ trong một băi sa mạc!" (theo Samyatta Nikàya 21,3)

Về những tầm thông thái đa diện, một hôm đức Phật đă tiết lộ rằng: "Có những pháp chỉ có Như lai mới nghiệm ra và có thể thông giải, nhưng không phải Sàŕputta. Rồi có những vấn đề Sàŕputta mới cắt nghĩa nổi, chứ không phải Mahā Moggallāna. Và cũng có những công việc chỉ có Mahà Moggllàna mới đủ khả năng giải quyết, chứ không phải bất cứ một Tỳ khưu nào khác!" (theo Jataka 483).

V́ vậy, hai vị Đại đệ tử ấy có thể xem như hai gạch nối giữa những phẩm lực tối thượng của đức Phật với khả năng của chư vị đệ tử khác.

Khi Đề Bà Đạt Đa tuyên bố đ̣i lănh đạo Giáo Hội, đức Thế Tôn đă nói rằng Ngài sẽ không giao phó ai cầm đầu Tăng chúng. Ngay cả hai vị Đại đệ tử Sàŕputta và Mahā Moggallāna, khiến cho Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) bị cô lập. (Cula Vagga VII, 3).

Trong sự phẩm định những đệ tử ưu tú trên cán cân, một bên là Sàŕputta và Mahā Moggallāna và bên kia là Đề Bà Đạt Đa (kẻ hằng làm cho nhiều Tỳ Khưu nông nỗi trở nên hư hỏng), c̣n một số đông Sa Môn khác với nhiều tŕnh độ và công hạnh khác nhau, nên đức phật đă phủ dụ như thế.

Bởi tranh giành chức "Đệ tử ưu tú" mà một Tỳ Khưu tên Kokàlika, nghe lời Đề Bà Đạt Đa, đă có lần vu khống hai vị Đại đệ tử ấy rằng "họ có nhiều ác ư" thay v́ sự tố cáo đó nên nhắm vào Đề Bà Đạt Đa.

Đức Phật đă dạy:

"Này Kokàlika! Ông không nên lầm lẫn như thế! Hăy thân thiện và tín nhiệm Sàŕputta và Mahā Moggallāna, v́ họ là hai Sa Môn có khả năng!" (theo Samyutta Nikàya, Tạp A Hàm 6- 10).

Dù được Phật nhắc nhở như vậy, nhưng Kokàlika vẫn tiếp tục vu oan nên đă chịu quả khổ. Theo kinh ghi lại th́ Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) và Kokàlika đă bị đọa vào địa ngục Vô Gián, tức địa ngục của những kẻ nặng tội nhất. Ngược lại, Sàŕputta và Mahā Moggallānath́ đạt tới Thánh quả cao nhất, giải thoát Niết Bàn. 

6. Những đóng góp của hai vị Đại đệ tử.

Trong tam tạng kinh điển, có nhiều bản "thuật sự" nói về những công tác mà hai vị Đại đệ tử đă thực hành chung để phụ tá đức Phật chăm sóc Giáo Hội. Cả hai đă làm việc rất nhiều để cho cộng đồng Tăng lữ được phát triển đầy đủ ơn ích. Những đóng góp của họ hầu hết nhắm vào việc dung hoà nội bộ, ổn định và ǵn giữ kỷ luật Giáo Hội, đáng được ghi lại cho hậu thế noi theo.

Chẳng hạn như vụ đức Phật ra lệnh trục xuất nhóm sáu vị Tỳ Khưu (Chabaggiya, Lục quần Tỳ khưu) cố ư dễ duôi và bất tuân kỷ luật mà đức Phật đă lắm lần khuyên răn không kết quả (ghi trong Ḱta Giri thuộc bộ Majjhima Nikàya 70). Đây không phải là một việc dễ làm! Và cũng v́ nhóm sáu vị Tỳ Khưu này mà một số giới luật mới đă được đức Phật chế định.

Sau cùng, v́ thái độ quá sân si, bất phục thiện của họ mà đức Phật quyết định cho phép Sàŕputta và Mahā Moggallāna(với sự ủng hộ của Tăng Già Tỳ Khưu đầy đủ đức hạnh) trục xuất sáu Tỳ Khưu khó dạy này ra khỏi Giáo Hội một cách êm đẹp (Culla Vagga VI,13-16).

Đặc biệt nhất là sau đó, hai vị Đại đệ tử đă thành công trong việc khuyến dụ được những Tỳ Khưu trẻ tuổi bồng bột, nghe lời xúi giục của Đề Bà Đạt Đa hành động sai lầm, quay về với đức Phật và giữ lại đời sống phạm hạnh.

Khi thực hiện điều này, Sàŕputta đă dùng Tha tâm thông để thấy rơ những Tỳ Khưu nhỏ lầm lạc kia suy nghĩ ǵ mà giải thích ngay điểm họ hiểu quấy, c̣n Mahā Moggallāna th́ dùng những thần thông khác! (theo Culla Vagga VII,4).

Biến cố sau đây chứng tỏ rằng hàng ngũ Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của Sàŕputta và Mahā Moggallāna đă được vững chắc: một lần nọ, khi Sàŕputta bị một Tỳ Khưu thù nghịch vô cớ kết tội, Mahā Moggallānavà Ananda đă lập tức triệu tập Tăng chúng để nh́n nhận và phán quyết sự điều trần chân chánh của Sàŕputta trước lời buộc tội của người đối lập, là sự thật (Anguttara Nikàya IX 11).

Lần khác, khi Mahā Moggallāna bị bệnh, đức Phật đă đến thăm và khuyến khích ông bằng một bài pháp nói về bảy yếu tố Giác ngộ. Mahā Moggallāna đă nhờ bài pháp này mà khắc phục được đau đớn và khỏi bệnh (Samyutta Nikàya 46,15).

Sau khi đạt đến Thánh quả A La Hán, và được đức Phật giao phó trách nhiệm hướng dẫn Giáo Hội, hai vị Đại đệ tử thường sống chung với nhau trong một tu viện thuộc Trúc Lâm tịnh xá (Veluvana Vihàra). Họ thường tổ chúc những buổi luận đạo, với sự tham dự của một số Tăng lữ để giúp những đồng đạo gia tăng sự hiểu biết trong Phật giáo hoặc đă thông những điểm nghi ngờ của họ. (Majjhima Nikàya No 5).Và có rất nhiều bài pháp đă được hai vị Đại đệ tử này thuyết cho Tăng chúng nghe.

Những bài pháp do Mahā Moggallānathuyết được ghi lại trong các kinh: Majjhima Nikàya số 15, Anguttara Nikàya 35, 202.

Họ cũng dùng khá nhiều th́ giờ trong việc chủ tọa những buổi luận đạo của những hàng đệ tử (ghi trong kinh Samyutta Nikàya 14, 15).

Ngoài ra c̣n có những mẫu đối thoại sâu sắc với Đại đức Anuruddha (A Nậu Lâu Đà), một Thiền sư thượng thừa trong các hàng Đại đệ tử Phật. Những mẫu đối thoại như thế đề cập đến pháp Thân Quán Niệm Xứ (tức sự quán xét biết ḿnh- ghi trong Samyutta Nikàya 47, 26-27) và sự khác biệt giữa hai bực Hữu học (Sekhà) và Vô học (Asekhà) (ghi trong Samyutta Nikàya 52, 4-6).

Cả hai vị Đại đệ tử thường được đức Phật nhiệt liệt khen ngợi về việc làm hữu ích của họ nhưng họ không bao lấy làm hănh diện. V́ họ là những Thánh nhân, nên các sự ngă mạn, tự cao v.v... không c̣n trong họ nữa.

Xin kể một giai thoại:

Một lần nọ khi hai Đại đệ tử này đang ngồi gần đức Thế Tôn. Phật yên lặng và cả hai vị Đại đệ tử đều lĩnh tọa trong một trạng thái đoạn tuyệt phiền năo. Chợt đức Phật thốt ra những câu tán dương sau đây, trước tiên đến Sàŕputta và sau đến Mahā Moggallāna:

"Như đỉnh núi khôn lay trên mặt đất,
Một Sa Môn vọng tưởng đă tiêu tan,
Tâm và trí không c̣n theo phóng dật,
Th́ lục căn tinh khiết sáng như vàng.
Thiền an trụ làm thân tâm hoá Phật,
Rồi Sa Môn thấy rơ Pháp Niết Bàn!"
(Thoát dịch theo Kinh Udàna III, 4-5)

C̣n sự khiển trách th́ chỉ có một là đức Phật đă không ư với Sàŕputta mà lại khen ngợi Mahā Moggallāna (Mục Kiền Liên). Câu chuyện như sau:

Lúc ấy đức Thế Tôn vừa yêu cầu một nhóm Tỳ Khưu làm ồn, vốn là học tṛ của Đại đức Sàŕputta, ra khỏi nơi Phật ngự. Đức Phật bèn hỏi hai vị Đại đệ tử xem họ nghĩ sao khi Phật làm như vậy. Sàŕputta trả lời: "V́ đức Thế Tôn muốn an định trong thiền cảnh, và chư đệ tử phải tuân hành". (Ư nói Sàŕputta và Mahā Moggallāna, sau khi nhóm Tỳ Khưu ồn ào kia đi rồi, họ phải cùng với đức Phật nhập vào Thiền định).

Nhưng đức Phật đă quở trách Sàŕputta. Ngài nói: "Ông không nên có ư nghĩa như vậy, và đừng bao giờ tái suy nghĩ như thế!"

Rồi Phật quay sang Mahā Moggallāna nhắc lại câu hỏi tương tự. Mahā Moggallāna đáp lại rằng: "Khi đức Thế Tôn muốn an định trong thiền cảnh th́ các đại đệ tử, nhất là đạo huynh Sàŕputta phải có trách nhiệm coi ngó chư Tăng (dạy dỗ các đệ tử của ḿnh).

Đức Phật liền khen ngợi Mahā Moggallāna và tiếp rằng "Cả hai đại đệ tử phải trông nom cộng đồng Tăng lữ một cách tốt đẹp như chính đích đức Phật trông nom vậy!".

7. Thần thông của Mahā Moggallāna

Trong bài pháp nói về những đệ tử có khả năng siêu phàm (Anguttara Nikàya I,13) đức Phật đă đề cập đến Mahā Moggallāna như một bậc Thương thừa trong những kẻ có thần thông trên thế gian.

Một hôm Mahā Moggallānacùng với các học tṛ đi kinh thành gần nơi Tăng hội (Samyutta Nikàya 14-15), đức Phật đang có mặt và c̣n nói rơ: "Dĩ nhiên cũng có những đệ tử khác đă được thần thông quí báu, nhưng mỗi người chỉ tuyệt diệu trên một phương diện. Chẳng hạn như Sa Môn Anuruddha và Tỳ Khưu Ni Sakulà đạt Thiên nhăn thông thấy rơ đủ loại chúng sanh trong tam giới. Tỳ Khưu Sobhita và Tỳ Khưu Ni Bhadda Kapilàni th́ có Túc mạng thông biết được hàng ngàn kiếp trong quá khứ. Tỳ Khưu Sagalo có thể đi trong lửa, không bao giờ bị cháy. Đệ tử Cùla Panthaka có thể bay trên không gian, đi thăm các tầng trời. Và đệ tử Pilinda th́ độc đáo trong việc nghe các hàng chư Thiên nói chuyện (Thiên nhĩ thông).

Nhưng Mahā Moggallāna th́ xuất sắc nhất trên tất cả các phương diện. Ông đă đạt được nhiều loại thần thông khác nhau, cao đẳng hơn các loại đệ tử khác! Ngay cả Tỳ Khưu Ni Uppallavanna là một bậc pháp luật nổi tiếng cũng không vượt nổi thần thông của Mahā Moggallāna vậy!"

Ai đă từng nghiên cứu về những sức mạnh "Siêu tâm lư" hay các bí mật Thần học (tuy trừu tượng nhưng rất thực dụng) sẽ khám phá ra được giá trị bản kinh nói về thần thông của Mahā Moggallāna, và phải tin tưởng rằng ấy là một điều có thật!

Thế giới mà chúng ta gọi là vật chất, có thể tiếp nhận qua năm cảm quan (hay năm giác quan) được nhưng nhà Vật Lư học hiện nay cắt nghĩa như là "Sự biểu hiện của nhiên lực" v.v... vốn chỉ là một phần rất nhỏ trong cái "sự thật vô biên". Sự thật ấy bao gồm tất cả mọi "Tĩnh Động" từ cực tiểu đến cực đại mà con người chỉ thông thấu được môi trường rất hạn hẹp, khó có thể hiểu nổi những ǵ giới hạn của ḿnh.

Nghi ngờ chớ không dám quá quyết Xác nhận hay Phủ nhận v́ biết rằng nó nằm ngoài tầm tay tư tưởng của ḿnh, rồi tạm dùng những từ ngữ như "Phản vật chất", "Tâm lư lực" hay "Siêu nhiên" chính là con người bắt đầu cảm chứng những kỳ lạ mà khoa học không cắt nghĩa được. V́ chúng ta chỉ ư thức được một lănh vực nhỏ hẹp, lănh vực của thế giới "sinh động vật", nên chúng ta luôn luôn có khuynh hướng lấy những "Kiến thức" chuyển động giới hạn làm nguyên tắc tuyệt đối.

Nhưng vũ trụ đối với những bậc thanh tịnh Đại Giác, đối với các bậc Thánh nhân vượt khỏi mọi tầng lớp vật chất hóa hiện, là một vũ trụ to lớn không lường. Vũ trụ ấy vốn vừa độc lập với môi trường của chúng ta vừa có thể linh nghiệm nếu chúng ta đủ đem sức cái " Tự nhiên" của ḿnh rèn luyện thành cái "Siêu nhiên" của các bậc Thánh. Đây chính là chỗ gạch nối (hay c̣n gọi là mối liên hệ) giữa những huyền bí khác nhau mà người ta gọi là phép lạ! Điều đáng tiếc là một khi những tŕnh độ siêu phàm ấy biểu hiện như một thần thông có thật, v́ người ta v́ quá bị cầm tù trong tư tưởng hẹp ḥi, không thể ư thức rằng chính cái "sở năng hữu hạn" của ḿnh không cho ḿnh hiểu biết được các sự thật không thể chối căi được.

Nhưng đối với các hàng siêu thế, như đức Phật hay ngài Mục Kiền chẳng hạn, khi đă tu luyện phát triển những khả năng thần nghiệm xuất thế, các ngài đă lọt vào trong những pháp hành vô cực, cao rộng hơn môi trường phàm t́nh rất nhiều và với những cảm quan đă hoàn toàn tinh diệu, nhất là đă đạt được "Tứ Phần Nhận Thức" (Iddhipada), các Ngài sẽ thấy rơ cái chân lư Vô thượng, Vô lượng, phi không gian lẫn phi thời gian.

Đối với các bậc này, viễn tượng biểu hiện biết thực nghiệm của họ sẽ nằm trong lẫn ngoài vũ trụ, không thể đo lường được, vượt khỏi mọi lằn mức và biên giới.

Kinh Majjhima Nikàya (Trung A Hàm) số 32 có ghi : Khi Sàŕputta hỏi Mahā Moggallāna: "Loại Sa Môn nào mà Tăng chúng (đang) hội họp nơi đây nên tán dương nhiều nhất?" Mahā Moggallāna trả lời rằng: "Theo quan điểm của ông th́ ấy là Sa Môn có trí tuệ luôn luôn tỏ sáng và có thể thảo luận và giảng giải một cách rành mạch mọi giáo lư của đức Phật"

Nghĩa là kinh đă xác nhận Mahā Moggallāna quả thật là người đủ khả năng nói pháp siêu h́nh.

Thật ra, những bài pháp giá trị cả bề rộng lẫn bề sâu là những bài pháp phải thoát ra cửa miệng của một người đă tu chứng đạt thần thông, vượt lên trên lănh vực vật chất và cảm quan. Sa Môn nào càng mở trí thức bằng những công phu siêu nhiên như thế, Sa Môn ấy càng có nhiều điều để nói. Nghĩa là hành giả khi tự ḿnh đă chứng nghiệm trong diệu pháp giải thoát siêu phàm, họ sẽ có trí tuệ thông biện nhất để làm bộc lộ sức mạnh của pháp bảo và kích thích người khác. Những thí dụ về Mật pháp do Mahā Moggallāna thuyết ra như thế đă được ghi trong Majjhima Nikàya (Trung A Hàm số 15- 17), trong Anguttara Nikàya (Tăng Nhất A Hàm X, 84) và trong Samyutta Nikàya (Tạp A Hàm 35, 202.44,7-8)

Bây giờ chúng ta thử quay lại vấn đề "Thần thông" của Mahā Moggallāna (Mục Kiên Liêm) ghi trong kinh điển Phật giáo, dựa theo năng thể chất th́ sẽ thấy những loại sau:

1/ Tha tâm thông

Một lần nọ nhằm lễ Phát Lồ (Uposatha), đức Phật cùng Tăng chúng ngồi tĩnh tọa trọn cả đêm

* Ngày phát lồ, Bố-tát, tức là ngày kiểm soát lại giới hạnh. Có hai lần trong mỗi tháng, tức mồng 1 và ngày rằm. Hằng Phật Tử tại gia thường gọi đó là ngày "Sám hối", c̣n các bậc xuất gia ấy gọi là ngày "xưng tội, tụng giới bổn". Lễ phát lồ sẽ không thành tựu nếu có một Tỳ Khưu giấu lỗi.

Khi b́nh minh ló dạng, đức Phật chỉ tuyên bố: "Tăng hội đêm nay không trong sạch". Đại đức Mahā Moggallāna lập tức dùng Tha tâm thông quan sát từ vị Tỳ Khưu này đến vị Tỳ Khưu khác, và t́m ra một tu sĩ hoàn toàn bị ô uế. Ông liền đến trước mặt yêu cầu vị Tỳ khưu ấy ra khỏi Tăng hội. Nhưng đương sự không chịu nhúc nhích. Sau khi cảnh cáo đủ ba lần, Mahā Moggallāna mới dùng "Đại thủ" (bàn tay lớn) nhấc bổng Tỳ Khưu ấy lên, rồi đem để ra ngoài pḥng hội. Đoạn Mahā Moggallāna đóng cửa cẩn thận trước khi yêu cầu đức Phật tuyên đọc Giới bổn (Patimokha Samvarasila) (theo Anguttara Nikàya VIII,20)

Giới bổn là những điều răn cấm, gồm 227 điều hành cho phẩm hạnh Tù Khưu (Bhikkhu) Giới bổn này c̣n gọi là "Biệt Giải Thoát Giới" chỉ được sau khi cộng đồng tăng sự đả "xưng tội" đầy đủ, đă được"ân xá" hay đă được "hành phạt" và trở nên trong sạch.

Lần khác đức Phật có mặt trong cộng đồng năm trăm vị Tỳ Khưu mà chỉ có Ngài mới biết tất cả là A La Hán. Khi Mahā Moggallāna từ xa đến, ông liền nhận ra các Thánh Tăng và lễ bái một cách kính cẩn.

Liền ấy, một trong số năm trăm vị A La Hán đă đứng dậy ca ngợi Đại đức Mahā Moggallāna bằng những câu kệ (phỏng dịch thành thơ) như sau:

"Trong khe núi tâm người thanh tịnh,
Diệt tham, sân, phá tan chấp mê lầm.
Người xứng đáng cho Tăng đồ cung kính.
Vị thần thông, v́ tuệ lực cao thâm.
Trong nháy mắt người nh́n ra đạo hạnh.
Của thánh nhân, không c̣n chút bụi trần!
Tâm người sáng như kim đài óng ánh,
V́ người đây là Tôn túc tuyệt luân!"
(Samyutta Nikàya 8,10)

Ngoài ra, kinh tạp A Hàm (Samyutta Nikàya No 52, 1-2) cũng c̣n một đoạn ghi về Tha tâm thông của Mahā Moggallāna như sau :

"Khi ấy Đại đức Anuruddha đang hành thiền tại một nơi vằng vẻ. V́ muốn biết rơ hiệu lực của diệu pháp Niệm Xứ (Satipatthàna) có khả năng tiêu trừ đau khổ, đánh tan phiền năo, tiến tới giải thoát hoàn toàn như thế nào, mà Mahā Moggallāna đă dùng Tha tâm thông "bám sát" thiên cảnh của Anuruddha, rồi hiện ra trước mặt, yêu cầu Thiền tăng ấy mô tả chi tiết của phương pháp thực hành Niệm Xứ".

2/ Thiên nhĩ thông

Một tối nọ, khi Đại đức Sàŕputta đến thăm Đại đức Mahā Moggallāna, ông chợt thấy nét mặt của người đạo huynh này có một vẻ thanh tịnh lâng lâng, siêu thoát. Đại đức Sàŕputta liền hỏi Mahā Moggallāna xem phải chăng người đang tịnh tâm trong một cơi thiền nào đó. Nhưng Mahā Moggallāna trả lời rằng: tâm ông chỉ an trú ở cơi thiền thấp nhất. C̣n nét mặt ông "trong suốt" là v́ ông đang "lắng nghe" một bài pháp. Sàŕputta liền hỏi: "Sư huynh nghe pháp của ai vậy?", th́ được trả lời: "Bần Tăng nghe pháp của đức Thế tôn!"

Lúc ấy đức Phật đang ngụ tại thành Xá Vệ (Savatthi) rất xa kinh đô Vương Xá (Ràjagaha), tức là nơi mà Sàŕputta và Mahā Moggallāna đang có mặt. Đại đức Sàŕputta liền hỏi :

"Phải chăng Mahā Moggallāna đă "xuất hồn" đi nghe Phật thuyết pháp hay đức Thế Tôn dùng Phật lực đến bên cạnh Mahā Moggallāna để thuyết pháp?". Mahā Moggallāna liền xác nhận rằng không phải ông xuất hồn đến gần Phật, cũng chẳng Phật lại gần ông, mà ấy chỉ là "sự vận dụng của Thiên nhản thông và Thiên nhĩ thông" khi cả hai giác quan này của ông lẫn của đức Phật đều đă tinh luyện. Nghĩa là với hai thần thông ấy, đức Phật và Mahā Moggallāna tuy ở rất xa nhau, nhưng có thể nh́n thấy nhau, và đối đáp với nhau thật rơ ràng như ở gần vậy.

Sau đó, Đại đức Sàŕputta tự động tán dương rằng: "Khi đạt được những thần thông như thế đức Phật hay Mahā Moggallāna có thể sống măi đến trọn kiếp tái đất, nếu Phật hay Mahā Moggallāna muốn!". (Samyutta Nikàya 21,3).

Ngoài ra, với "Thiên nhĩ thông" Mahā Moggallānac̣n có thể nghe được "ngôn ngữ của phi thân, chư thiên, ma quỷ.v.v. và có thể nhận rơ những tư thức của họ". Chẳng hạn như có một lần một ngạ quỷ đă báo cho ông biết để ngăn chặn Đề Bà Đạt Đa, vị ác Tăng này định làm hại đức Phật (theo Kinh Culla Vagga VIII,2).

3/ Thiên nhăn thông

Như đoạn trên vừa nói, Màhà Moggallāna đă dùng Thiên nhăn thông để thấy được đức Thế Tôn xa hàng một trăm dặm (Samyutta Nikàya 21,3).

Nhưng cũng c̣n ngững thuật sự sau đây:

"Lần nọ, Đại đức Sàŕputta đang ngồi tham thiền gần chân núi, một quỷ dạ xoa (Yakkha) hung bạo đă dùng toàn lực đánh lên đầu Đại đức một cái như trời giáng, và nhanh như chớp, Đại đức Mahā Moggallāna cũng bận hành thiên, chợt thấy không ngăn kịp, bèn hỏi:

"Đạo huynh Sàŕputta! Người bị quỷ dạ xoa đánh có đau không?"

Đại đức Sàŕputta mỉm cười trả lời:

"Tôi chỉ cảm thấy có cái ǵ chạm nhẹ lên đầu". Sau đó, Mahà Moggalàna liền tán dương oai lực của tâm an trụ. C̣n Sàŕputta th́ khen ngợi thần nhăn của Mahā Moggallāna, v́ chính ḿnh không tài nào trông thấy được hung thần vừa tấn công ḿnh h́nh dáng như thế nào (theo Kinh Udàna IV,4).

Một hôm, nhờ Thiên nhăn thông mà Mahā Moggallāna tuy ở xa vẫn thấy được đức vua Pasenadi bị thảm bại trong một trận đánh với người Licchavi. Nhưng sau đó nhà vua đă tập hơp được tàn quân rồi phản công và chiến thắng kẻ thù.

Khi Mahā Moggallāna thuật lại chuyện này, một số Tỳ Khưu vội kết tội ông nói điều không thật và khoe pháp "Bậc cao nhân", tức phạm vào một trong bốn đại tội gọi là Bất Cộng Trụ, phải bị mất phẩm hạnh Tỳ Khưu và bị trục xuất khỏi Giáo Hội.

Tuy nhiên, đức Phật liền dùng Thánh Tuệ phán xét và phân giải rằng: "Này chư Tỳ Khưu! Mahā Moggallāna chỉ nói đúng những điều ông đă thấy, v́ những chuyện ấy đă xảy ra (theo Pàrajika IV,17).

Hơn thế nữa, Mahā Moggallāna cũng nh́n thấy rất thường sự biểu hiện của luật Nhân Quả: Ông thấy nhân loại sinh tử ra sao. Do những hành động xấu xa (như làm hại đồng loại chẳng hạn) đă khiến họ tái sinh vào các ngạ quỷ, chịu đau khổ như thế nào. Trong khi đó một số người khác nhờ làm việc lành đă được sanh vào các cơi trời Dục giới hay các cơi trời cao hơn.

V́ vậy cứ mỗi lần thuyết pháp, Mahā Moggallāna thường dùng những trường pḥng hợp như thế làm thí dụ chứng minh cho luật Nhân Quả. Thuật sự về Thiên nhăn thông này t́m thấy rải rác trong kinh điển rất nhiều, không thể kể hết ra được.

Trong hai cuốn thuộc Tam Tạng Pàli nói về cảnh ngạ quỷ (Petavatthu) và các cơi trời Dục giới A Tu La (Vimànavatthu), có chín trong số năm mươi về những sự sinh diệt do chính mắt ông trông thấy. Đây chính là lư do mà hầu hết học giả Phật giáo đều kết luận rằng Mahā Moggallāna là một vị Thánh Tăng duy nhất biết được nhiều thế giới khác ngoài cơi người và thấu rơ mọi "Biến hành" của Nghiệp (Kamma).

Tuy thuật sự về Thiên nhăn thông của Mahā Moggallānacó quá nhiều, không thể kê khai hết được. Nhưng ít nhất xin kể vài chuyện trong kinh Samyutta Nikàya (Tạp A Hàm ) số 19, 1-21 và trong Pàràjika 9,15 như sau:

Lần nọ, Mahā Moggallāna ẩn tu trên đỉnh Linh Thứu Sơn ,gần thành Vương Xá (Rajàgaha) cùng một Sa Môn tên Lakkhana (tức một trong số một ngàn đạo sĩ Bà La Môn đă quy y Phật giáo cùng với Uruvela Kassapa).

Một buổi sáng nọ, khi hai vị Sa Môn xuống núi khất thực trong thành phố, Mahā Moggallāna chợt mỉm cười khi đi qua một đoạn đường. Sa Môn Lakkhana thấy lạ bèn hỏi lư do th́ Mahā Moggallāna trả lời vỏn vẹn rằng: "Bây giờ chưa phải là lúc bần đạo có thể nói cho sư huynh nghe! Khi gặp đức Bổn Sư, bần Tăng sẽ nói cho Sư huynh nghe cũng không muộn!"

Sau đó, khi gặp đức Phật, Sa Môn Lakkhana liền nhắc lại câu hỏi này th́ được Mahā Moggallāna trả lời: "Lúc ấy bần Tăng thấy những ngạ quỷ đói rách chạy loạn trên không, sau lưng chúng có những" luồng ác khí "như phiền năo, hối hận, đau đớn đuổi bắt!".

Đức Phật cũng xác nhận "Ấy là một sự thật". Ngài c̣n nói thêm: "Sở dĩ Như Lai ít khi đề cập đến chuyện ngạ quỉ khốn khổ là v́ phàm nhân không thể nào tin được!". Rồi đức Thế Tôn c̣n dùng "Thông Thiên Tuệ" phân tích: "Loài ngạ quỉ vốn kiếp trước xem thường từ hạnh, chế giễu những kẻ chăm lo tu hành nên kiếp này thèm khát phúc đức. Mỗi khi chúng thấy một bậc chân tu đi ngang là chúng lại gần để tinh thần bớt khổ năo". Phật kết luận: "Bọn ngạ quỉ biết Mahā Moggallānacó nhiều thần thông muốn cầu ông ta giải cứu, nhưng v́ nghiệp ác cuả chúng dày, không mở miệng ra được nên chúng cứ chạy quanh để kích thích ḷng từ bi của Mục Kiền Liên đấy!"

4/ Di hành thông (hay c̣n gọi là Di Thân Pháp).

Đây chính là loại thần thông mà những chúng sanh nào mang sự sống bằng vật chất phải cần dùng nhất.

Kinh chép: "Chỉ dễ dàng như một người muốn co cánh tay vào hay duỗi cánh tay ra, và nhanh chóng như thế, th́ Mahā Moggallānacũng có thể " khởi hành" ( với xác thân của ḿnh) từ cơi người, rồi xuất hiện trên cơi trời trong khoảnh khắc".

Đại đức Mahā Moggallāna đă sử dụng thần thông ấy nhiều lần để vừa đi thuyết pháp cho những thiên chúng ở các cơi trời nghe vừa quay về trần gian lo việc Giáo Hội. Một trong những kỳ công ấy là Mahā Moggallāna đă giảng đạo đến chư Thiên ở tầng trời thứ ba mươi ba (Tàvatimsa: Tha Hóa Tự Tại Thiên) giúp họ phần lớn nhập vào Thánh Lưu, và nhắc nhở luôn cả vua trời Đế Thích (Sakka) xem vua c̣n tin tưởng vào giáo lư giải thoát của chư Phật hay không (theo Majjhima Nikàya: Trung A Hàm số 37).

Theo thuật sự Jàkata số 483E th́ khi Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp ṛng ră trong ṿng ba tháng để độ "Phật Mẫu". Mahā Moggallāna đă làm vị Tông Đồ duy nhất lên thông báo mọi tin tức Giáo Hội ở thế gian đến đức Phật và xin chỉ thị của ngài.

Trong khi "du hành" làm Phật sự như thế Mahā Moggallāna không phải chỉ "ghé thăm" các chư Thiên ở cơi trời Dục giới, mà Ngài c̣n lên cả đến các cung trời Sắc giới lẫn Vô Sắc giới. Khi Mahā Moggallāna xuất hiện, các Phạm Thiênvốn không tin có một đạo sĩ nào đủ khả năng lên tới cảnh trời của họ bèn chất vật, mới hay đó là thần thông của Sa Môn Maggallàna, đại đệ tử Phật. Từ đó, các Đại Phạm Thiên không dám dễ duôi cho rằng "họ là những vị trời bất diệt" nữa (theo Kinh Samyutta Nikàya 6,5).

Đặt biệt là Mahā Moggallāna đă t́m ra được một vị Phạm Thiên tên là Tissa, kẻ trước đó không bao lâu chính là một Tỳ Khưu đệ tử Phật, đă viên tịch và sinh vào cơi trời này. Nhờ nghe được Pháp bảo của Mahā Moggallāna mà Phạm Thiên Tissa đă chứng quả giải thoát ngay sau đó. (theo Anguttara Nikàya: tăng Nhất A Hàm IV,34-VII 530.)

5/ Phổ lực thông

Đối với những vật chất (hữu h́nh) hay vật tính (vô h́nh) dù có trọng lượng và cấu lực vững chắc đến đâu, Mahā Moggallāna cũng có thể lay chuyển dễ dàng.

Lần nọ, nhân lúc một nhón Tỳ Khưu ngụ tại một tu viện, xem thường các bậc Thánh Tăng và dễ duôi phận sự tu hành, cứ bận tâm tập luyện thân thể cho được cường tránh. Đức Thế Tôn hay chuyện nay, hiểu rơ ḷng tin sức mạnh vật chất thái quá của họ, bèn bảo Mahā Moggallāna nên sử dụng thần thông để cảnh cáo. Mahā Moggallāna vâng lời Phật dạy, chỉ dùng một ngón chân ấn nhẹ, làm rung chuyển nhiều ṭa nhà khiến cho toàn thể tu viện mệnh danh là "Lănh vực Thiên Đường Migàra" như trải qua một cơn đông đất.Nh́n thấy thần lực phi thường của Ma hà Moggallāna toàn thể Tỳ Khưu từ đó không dám dễ duôi, bắt đầu kính sợ đức Phậtt và các hàng Thánh Tăng . Nhân đó, đức Thế Tôn đă giảng giải về bốn yếu tố tạo nên thần lực (Iddhipada) và chỉ có Mahā Moggallāna mới hội đủ bốn yếu tố này (theo Kinh Samyutta Nikàya số 51, 14 và kinh Jàtaka 299E).

Kinh Majjhima Nikàya (Trung A Hàm số 37) cũng kể rằng: "khi Moggallāna đến thăn vua trời Đế Thích (Sakka) tại thiên giới, rồi nhận ra rằng vị vua trời này đang bắt đầu khởi niệm "dục mạng", ngă chấp tâm tự hào và khoái lạc trong những hạnh phúc tiên cảng, quên hết chân lư giải thoát. Mahā Moggallāna liền sử dụng Phổ Lục Công làm lay động nhẹ ngôi đền của Đế Thích ở, có tên là "Bất Diệt Cung", khiến cho Đế Thích giật ḿnh hoảng sợ. Sau đó, Đế Thích mới từ bỏ ngă mạn và lắng nghe vị Thánh Tăng nhắc lại pháp tiêu trừ tham ái, mà ông đă được Phật dạy trong một thiên niên kiếp trước. Pháp ấy cũng là pháp Phật đă dạy đến Mahā Moggallāna để tiến lên quả vị giải thoát.

Lần khác, khi đức Phật c̣n tại tiền, có một nạn đói đă xảy ra ở vùng đức Phật cùng Tăng chúng đang ngụ. Chư Tăng đi tŕ b́nh chẳng đủ thực phẩm. V́ vậy, Mahā Moggallāna liền yêu cầu đức Thế Tôn cho phép ông đảo ngược lớp mặt đất v́ có những chất nằm trong ḷng đất có thể trồi lên và con người có thể ăn được,

Nhưng đức Phật đă bảo Mahā Moggallāna không nên làm v́ sẽ gây sự hủy hoại sinh mạng của một số lớn sinh vật sống trong ḷng đất. Hơn nữa, nạn đói cũng là một ác quả phải trả của một số người không thể tránh được.

Đại đức Mahā Moggallāna liền nêu lên một giải pháp khác: Ông có thể dùng thần thông để mở ra một con đường rất ngắn đến xứ Uttara kuru (khá sung túc và cách đó rất xa ) để chư tăng có thể đi khất thực.

Lần thứ hai, đức Phật cũng bác bỏ và dạy rằng: "nạn đói không thể làm hại những Sa Môn đầy đủ đạo hạnh! Dù cho các Sa Môn ấy không có một chút thần thông!" (theo Kinh Pàràjika I,2). Đây là trường hợp duy nhất mà đức Phật đă từ chối lời đề nghị của Mahā Moggallāna.

Ngoài ra, Mahā Moggallāna cũng có thần thông đem được bất cứ vật ǵ ở bất cứ nơi nào trên thế giới, đến chỗ ḿnh muốn. Chẳng hạn như trong kinh ghi: "Khi Sàŕputta bị bệnh, ông (Mahā Moggallāna) đă dùng thần thông lấy cuốn sen trên đỉnh núi Hy Mă Lạp Sơn về làm thuốc cho vị đạo huynh này". (theo Mahà Vagga VI, 20 và Culla Vagga V, 34).

Chỗ khác, kinh Jàtaka số 78E c̣n nói "Đại đức Mahā Moggallāna, trong chốc lát đă lấy về một chồi cây Bồ đề cách xa hàng trăm dặm cho ông Bá hộ Cấp Cô Độc (Anàthapindika) trồng trong khuôn viên Kỳ Viên Tự"

Nhưng theo một thuật sự khác về vấn đề tranh tài th́ Mahā Moggallāna đă từ chối.

Số là thuở ấy, những tín đồ ngoại đạo và một số những Trưởng giả trong thành phố đă tổ chức một cuộc biểu dương thần thông. Họ treo giải thưởng là một b́nh bát bằng vàng, cột ở đỉnh trụ rất cao, mà đạo sĩ hay Sa Môn nào lấy được tức là người vô địch.

Khi Tỳ Khưu Pindola yêu cầu Mahā Moggallāna "sử dụng thần thông để cho quần chúng khâm phục oai lực của Tăng bảo "th́ Mahā Moggallāna đă từ chối. Ông nói rằng:

- "Sư đệ có thể làm việc đó!"

Và khi Pindola lấy được bát quí, khiến cho quần chúng kính nể các đệ tử của đức Cồ Đàm th́ đức Thế Tôn đă khiến trách ông ấy. Phật dạy:" Này Pindola! Từ nay về sau, ông chớ biểu diễn thần thông v́ mục đích ham danh như thế!" (theo Culla Vagga V,8).

8. Tiền kiếp của Mahā Moggallāna.

Về sự nhớ lại tiền kiếp, Đại đức Mahā Moggallāna chỉ tự thuật có một lần. Đó là kinh số 50 thuộc bộ Trung A Hàm (Majjhima Nikàya), soạn giả xin phép dùng bản kinh ấy làm căn cứ cho chương này.

Trong Jàtaka (Túc Sinh truyện), tức những truyện nói về tiên thần đức Phật Thích Ca và Mahā Moggallāna đă gặp nhau trong nhiều kiếp. Ít nhất là có ba mươi mốt lần đức Phật và Mahā Moggallānaphải gặp nhau là một điều tự nhiên. Đối với thời gian vô lượng kiếp, con số ba mươi mốt lần gặp nhau ghi trong kinh quả thật quá ít, quá nhỏ, so với cái chuỗi luân hồi"Bất Tận" mà cả hai vị đă trải qua. Tuy nhiên , như thế cũng đủ để cho chúng ta có một cái nh́n tổng quát về tiền kiếp của vị Sa Môn này.

Dĩ nhiên ở đây soạn giả không thể kể hết ba mươi mốt kiếp một cách chi tiết, với đầy đủ những nét đẹp, những phẩm cách xứng đáng của một trong hai Đại đệ tử. Nhưng những ǵ mà soạn giả cố gắng ghi lại trong cuốn sách nhỏ bé này chính là những nét quan trọng để cho các hàng Phật tử có thể t́m hiểu tiểu sử và nhân cách của Đại đức Mahā Moggallāna (Mục Kiền Liên).

Điểm thứ nhất chúng ta t́m thấy trong Jàkata (Túc Sinh Truyện) "mối liên hệ mật thiết" giữa Bồ Tát (tiền thân đức Phật) với Mahā Moggallāna. Nhiều kiếp Sàŕputta (Xá Lợi Phất) và Mahā Moggallāna đă sinh làm anh em của đức Bồ Tát. (Như ghi trong các Kinh Jàtaka số 488, 509. 542, và 543). Rồi ở những kiếp khác, họ lại sinh làm bạn của Bồ Tát (Jàtakasố 326). Hay khi đức Bồ Tát làm vua th́ họ trở thành hai trung thần (Jàtaka 401). Thỉnh thoảng, họ cũng sinh làm Đạo sĩ, môn đồ của đức Bồ tát (Jàtaka số 423, và 522). Ngoài ra, họ c̣n sinh làm thầy của đức Bồ Tát nữa (Jàtaka 539).

Đặt biệt, những Túc Sinh Truyện kể lại đức Bồ Tát làm vua, Sàŕputta làm Thái tử, c̣n Mahā Moggallāna th́ làm quan chỉ huy Ngự lâm quân (Jàtaka 525). Hoặc đức Bồ Tát làm trời Đế Thích (Sakka) th́ Sàŕputta và Mahā Moggallāna làm "Tiên trưởng" cai quản hai cung Nhật Nguyệt (Jàtaka số 450).

Điểm thứ hai dáng cho ta chú ư là sự chênh lệch giữa Mahā Moggallāna với Sàŕputta trong một số tiền kiếp sinh làm cầm thú. Đọc kỹ Túc Sinh truyện (Jàkata) chúng ta sẽ nhận thấy rằng mặc dù cả hai vị Đại tông đồ này thường đồng hành trong cái ṿng sinh tử. Những khi tái sinh từ cơi người trở lên th́ họ có địa vị tương đương nhau. C̣n khi luân hồi làm thú vật, th́ họ lại ở t́nh trạng hoàn toàn chênh lệch. Đặc biệt là Sàŕputta luôn luôn sinh làm những thú vật tiến hóa hơn:

Chẳng hạn như trong Jàkata số 73, Sàŕputta sinh ra làm rắn th́ Mahā Moggallāna làm chuột. Trong Jàkata số 206, 486, Sàŕputta sinh làm chim th́ Mahā Moggallāna sinh làm rùa. Trong Jàkata 272, 361và 438, Sàŕputta sinh làm sư tử th́ Mahā Moggallāna sinh làm cọp. Trong Jàkata số 37, Sàŕputta sinh làm khỉ th́ Mahā Moggallāna sinh làm voi. Trong Jàkata số 315 Sàŕputta sinh làm rắn th́ Mahā Moggallāna sinh làm chó sói. Trong Jàkata số 490, Sàŕputta sinh làm người th́ Mahā Moggallāna sinh làm thú.

Duy nhất chỉ trong bốn Jàkata (Túc Sinh truyện ) số 160, 187, 215 và 476 là cả hai sinh làm chim thiên nga như nhau.

Rồi lúc sinh làm người, địa vị của Sàŕputta thường cũng cao hơn địa vị Mahā Moggallāna (Mục Kiền Liên). Hoặc vào nghề nghiệp, Sàŕputta vẫn tương đối đỡ cực hơn Mahā Moggallāna phần nào như trong Jàkata số 525, Sàŕputta sinh làm Hoàng tử th́ Mahā Moggallāna sinh làm quan Đại thần. Trong Jàkata số 544, Sàŕputta sinh làm quan Đại thần th́ Mahā Moggallāna sinh làm người hầu cận. Trong Jàkata số 151, Sàŕputta sinh làm người xa phu cho Hoàng gia Bodhisatta th́ Mahā Moggallāna sinh làm xa phu cho hoàng thân Ananda.

Riêng lần nọ Mahā Moggallāna sinh làm Nguyệt thần th́ Sàŕputta sinh làm Đạo sĩ tên Nàradà. (Jàkata số 535), và một lần khác Sàŕputta sinh làm Nguyệt thần th́ Mahā Moggallāna sinh làm một vị tiên cao hơn cai quản Nhật Cung (Jàkata số 450). Đây là hai trường hợp Mahā Moggallāna tái sinh vào địa vị cao hơn Sàŕputta.

Nói tóm lại, khi sinh kể từ người trở lên th́ hai nhân vật này có địa vị tương đương nhau.

Túc Sinh Truyện cũng có ghi một lần duy nhất Sàŕputta và Mahā Moggallāna bỗng tái sinh làm hai đối thủ. Đó là Jàkata số 545 thuật lại rằng Sàŕputta sinh làm Long Vương (Nàga) th́ Mahā Moggallāna sinh làm vua chim đại bàng (Đại Bàng Điểu Vương) tên Supanna. Giống chim này rất to, chỉ ăn thịt rồng rắn.

Trường hợp Túc Sinh Truyện (Jàkata) chỉ nói đến một ḿnh Mahā Moggallāna, mà không có sự góp mặt của Sàŕputta rất hiếm. Chỉ có hai lần:

a) Lần thứ nhất Mahā Moggallāna sinh lên trời thay thế Thiên Vương đế Thích (Sakka). Kinh Majjhima Nikàya (Trung A Hàm) đoạn 37 thuật "Khi ấy vị chúa tể cơi trời (Tiền thân Mahā Moggallāna) đă khiển trách những Thiên Vương tiền nhiệm không giữ đúng phẩm hạnh, rồi với tư cách là vua trời Sakka (tiền thân Mahā Moggallāna) đă hiện xuống trần gian để cảnh tỉnh một "Người bạn" bầu tiện (?) quay về với đạo đức và tạo dịp cho người bạn ấy được tái sinh lên những cơi cao hơn (Jakàta số 78).

Nhưng trong một kiếp khác, Sàŕputta và Mahā Moggallāna cùng sinh lên làm người. Cả hai là những thương gia tham lam, đă đem tiền của chôn sâu dưới đất. Sau khi chết, một người sinh làm rắn, người kia sinh làm chuột, đào hang ở cạnh chỗ ngày xưa ḿnh chôn giấu tiền bạc (theo Jàkata số 73).

b) Câu chuyện thứ hai thuật Mahā Moggallāna sinh làm chó rừng. Khi t́m thấy một con voi xóc cây lủng bụng chết, chó rừng v́ háu ăn nên chui vào lỗ hổng nơi bụng voi, nằm trong đó ăn cho bằng thích. Đến khi ăn no mặt trời lên cao, xác voi śnh bịt kín lỗ hổng, cho không chui ra được mới hối hận th́ đă muộn. Câu chuyện có ngụ ư tiêu biểu và cảnh cáo những kẻ say mê hưởng thụ (Jàkata số 490).

Nhưng Túc Sinh Truyện nổi tiếng phải kể là câu chuyện Mahā Moggallāna sinh làm quan giữ kho lúa gạo của dân tộc Kuru, và Sàŕ putta sinh làm người lái buôn. Cả hai, một bổn giữ đúng bổn phận của một công bộc, một bên mua bán hợp pháp nên đă không vi phạm giới trộm cắp và tội sang đoạt, dù họ đang có dịp thuận tiện làm điều bất chấp mà không ai biết.

9. Những ngày cuối cùng của Mahā Moggallāna

Sáu tháng trước khi Phật nhập Niết Bàn, sự tịch diệt đă tách rời lần cuối cùng đôi bạn Thánh nhân Sàŕputta và Mahā Moggallāna. Sàŕputta nhắm mắt vào ngày trăng tṛn tháng Kattika (vào khoảng giữa hai tháng 10 và tháng 11 Dương lịch).

Sàŕputta viên tịch ngay nơi ông đă chào đời, và trong nhà của cha mẹ, rất xa người bạn cao thượng Mahā Moggallāna. Phải chăng hai vị Thánh Tăng ấy đă đắc quả A La hán tại hai nơi khác nhau, nên họ cũng viên tịch ở hai điạ điểm khác nhau, mặc dù họ đă từng trải qua bao nhiêu kiếp không thể tách rời nhau được?

Và chẳng bao lâu, sau khi Sàriputta viên tịch, Ma vương (Màrà), hiện thân của tội lỗi và thần chết, đă t́m cách hăm hại Mahā Moggallāna bằng cách xâm nhập vào bên trong thân thể của vị Thánh Tăng này.

Ma vương phá phách khắp ngũ tạng lục phủ nhưng không thể nào gia hại nội Đại đức Mahā Moggallāna, v́ thiền lực của Ngài vẫn an trụ trên đỉnh đầu, c̣n Ma vương th́ không dám lên gần trên đó.

Tuy nhiên Mahā Moggallāna vẫn hiền từ bảo Ma vương rằng: "Này Màra! Ngươi mau ra khỏi thân ta. Tuy tâm hồn ta hoàn toàn thanh tịnh không bao giờ có tà niệm gia hại chúng sinh nhưng ác nghiệp mà ngươi đang làm sẽ khiến cho thần thông ta tự động phát tác th́ hậu quả tất đưa ngươi vào địa ngục!".

Ma vương nghe thế hăi vô cùng, liền biến thành một vật rất nhỏ, ẩn núp trong ruột già của Đại đức Mahā Moggallāna. Y nghĩ rằng: "Ngay cả đức Phật cũng chưa chắc chắn t́m ra ta!"

Chợt ma vương nghe Mahā Moggallāna nói: "Này Mahà! Luân Xa Thần (Chakra) trong thân ta không có chỗ nào là không thể chiếu tới, vậy ngươi mau ăn năn kẻo ác nghiệp thêm dày!"

Ma vương bây giờ rất đỗi kinh ngạc, nhưng c̣n hy vọng là Mahā Moggallāna nói ṃ, chứ không biết xác thực hiện y ẩn núp chỗ nào. Nhất thời ma vương yên lặng.

Đoạn Ma vương nghe Thánh Tăng nói tiếp: "Này Màra, Ngươi đang khoảng giữa ruột già của ta. Chớ lầm lẫn cho là ta không biết!"

Bây giờ Ma vương không c̣n cách nào làm khác được. Y liền nương theo ngơ miệng của Mahā Moggallāna thoát ra ngoài, và hiện nguyên h́nh đứng đối diện với Thánh Tăng này.

Mahā Moggallāna liền báo cho Ma vương lần đầu trong ngày hôm nay, mà Ngài đă biết rơ gốc tích bao nhiêu ngàn đớ nghiệp quả trước của hắn. Ngay cả con cháu, ma binh, gịng dơi hắn c̣n bao nhiêu Ngài cũng biết nốt.

Rồi Mahā Moggallāna dùng ba pháp Thần trụ là Thiên nhăn thông. Tha tâm thông và Túc mạng thông để để khuất phục Ma vương bằng một cách ḥa nhă! Sự sử dụng thần thông này về sau được ghi trong kinh Majjhima Nikàya số 50 với tựa đề là: "Mahā Moggallāna đă tự thuật về tiền kiếp".

Sau đây là những điểm chính những ǵ vị Thánh Tăng này nói:

"Thuở Phật quá khứ tên là Kakusandha xuất hiện vào Đại kiếp trái đất (Bhaddakappa), đem diễm phúc đến cho tam gới chúng sanh, với năm vị Phật khác. Ngài đă sống bằng tuổi thọ trung b́nh của con người là bốn trăm ngàn năm. Và khi sự tăm tối đầu tiên trong cái tuổi thọ vàng son ấy bắt đầu che áng bởi vua chúa thiếu đức tánh tu thân, nên bỏ mất thiện tâm. Rồi ḷng tranh giành ích kỷ bắt đầu xuất hiện. Do sự suy đồi đó, sức sống và tuổi thọ của loài người bị giảm xuống c̣n một nửa"

Thuở ấy, Mahā Moggallāna chính là Màrà (Ma vương) hoành hành các cơi trời Dục giới và thế gian với cái tên là Dùsimàra. Ma vương ấy có một "Ma chị" tên là Kàli sinh được một đứa con trai, sau này trở thành Ma vương, đóng vai thần chết vào thời kỳ đức Phật Thích ca.

Như vậy Ma vương đang đứng trước mặt kia không ai khác hơn là hàng con cháu của tiền thân Mahā Moggallāna từ một đại kiếp quá khứ.

V́ khi làm Ma vương trong thuở xa xôi ấy tiền thân Mahā Moggallāna đă si mê tấn công một vị Đại đệ tử Phật quá khứ bằng cách hiện thành một đứa bé, lấy những mảnh chén bể, liệng vào đầu của vị Đại đệ tử Phật kia cho đến khi đổ máu.

Khi đức Phật Kakusandha thấy vậy bèn khuyên rằng : "Ma vương! Sao ngươi ác độc thế, nên biết hồi tâm! Ngay cả quỉ Sa tăng cũng có lúc hối lỗi".

Phật nói dứt, và chỉ trong nháy mắt, toàn thân Dùsimàra liền tiêu tan ra khói và Màrà bị đọa vào trong địa ngục sâu nhất.

Trước đó chẳng bao lâu, Ma vương là "Vua" của các cảnh địa th́ bây giờ chính Ma vương là "nạn nhân"của địa ngục. Lúc trước Ma vương là tay hành hạ tội phạm, bây giờ Ma vương phải chịu tất cả những gia h́nh tương tự. Đó là pháp thanh đổi nhanh chóng trong cái Samsàra (Càn Khôn Sinh Tử đồ, cơi Ta bà).

Trải qua không biết bao nhiêu ngàn năm, tiền thân Mahā Moggallāna phải chịu nhiều đau khổ trong cảnh địa ngục để trả quả ngu muội, nông nỗi, xúc phạm đến một vị Thánh Tăng . Mười ngàn năm khác, tiền thân của Mahā Moggallāna c̣n chịu cầm cố trong một địa ngục mang ḿnh người đầu cá, giống như họa sĩ Pieter Breughel đă vẽ những sinh vật trên một bức tường nói về địa ngục vậy.

Ở đó, cứ mỗi khi "Phạm Ma" bị hai ngọn giáo trừng phạt đâm xuyên qua trái tim th́ sẽ biết rằng thời gian trên dương thế đă trải qua hai ngàn năm rồi (theo Majjhima Nikàya số 50 ).

Bây giờ thấy lại Ma vương (Màrà), Mahā Moggallāna chợt nhớ đến những hăi hùng trong ṿng luân hồi quá khứ (Sàmsàra) mà hiện tại ông được hoàn toàn giải thoát, nên tâm hồn ông trở nên thanh tịnh, Phổ Lực Công tự động phát tác làm rung chuyển mặt đất, khiến Ma vương hoảng sợ chạy mất.

Sau khi Ma vương đi rồi, Mahā Moggallāna tự nhủ "Đây là kiếp chót của ta! Sự sinh tử chắc chắn sẽ chấm dứt! Là một Thánh nhân ta không thấy có lư do nào để ham mê một kiếp sống giả tạo. Ta c̣n sống là bởi v́ thân thể ta chưa đến lúc tiêu hoại. Tuy trong ḿnh ta có thần thông, ta thừa sức sử dụng phép lạ để sống lâu bằng một kiếp trái đất, nhưng ta làm vậy ích lợi ǵ? Ta nên để cho "Quỷ vô thường" biểu dương bản chất tự nhiên của nó!".

Như nhiều nhà hiền triết vĩ đại khác ở Đông phương (Á Châu) và cũng như chư Thánh Tăng thời đức Phật, Mahā Moggallāna đă lưu lại hậu thế một loại tự thuật dưới h́nh thức kệ ngôn gọi là Theragàthà (Tôn Túc Kệ Ngôn) trong đó ông đă tóm lược những pháp chính ông tu tập để được giải thoát, và xuyên qua bao nhiêu tiền kiếp cho chí đời sống sau cùng, ông vẫn giữ đúng hạnh nguyện không lo âu, không thối chuyển! Biết bao hạnh phúc kỳ diệu trong quả vị giải thoát và các thần thông thượng thừa đă làm cho những "Kẻ khác" tràn ngập phỉ lạc, mắc dính trong những "hạnh phúc thần tiên" nhưng đối với Mahā Moggallāna, ông vẫn thản nhiên như một ngọn núi phủ đầy hoa! ( Ư nói ngọn núi không bao giờ biết hănh diện trước sự vững chắc và vẻ đẹp của ḿnh).

Những kệ ngôn của ông trong Theragàthà có thể tóm tắt bằng một câu đại ư như sau:

"Không c̣n cái ṿng sinh tử luân hồi nào (Samsàrà) trong tam giới mà bần Tăng chưa khám phá. Cũng không c̣n một quyền lực Vô minh nào có thể che áng được Thánh tuệ của bần Tăng. Khổ năo từ nay sẽ không c̣n gia hại bần Tăng nữa, v́ bần Tăng đang sống trong một phẩm cách thanh tịnh vượt khỏi tất cả sự đau đớn và bất an của kiếp luân hồi!".

Khởi đầu Theragàthà, kệ ngôn nói: "Ở đâu và khi nào những kẻ khác tham lam, ích kỷ, th́ Mahā Moggallāna giữ cuộc đời ẩn dật, hài ḷng với lối sống thanh đạm và giảm thiểu thèm muốn. (Theragàthà, các câu từ 1446 đến 1449).

Thuở nọ có một cô gái làng chơi xinh đẹp t́m cách dụ dỗ, Mahā Moggallāna liền dứt khoát từ chối. Ông từ chối như đức Phật đă từ chối sự quyến rũ của những nàng con gái Ma vương (Theragàthà, các câu từ 1150 đến 1157).

Khi Sàŕputta, người bạn cao thượng nhất của ông viên tịch, ông không bị khích động hay bị đau buồn một cách thống thiết như Ananda (lúc ấy chưa đắc quả A La Hán). Ngược lại Mahā Moggallāna đă nhận tin bạn ḿnh qua đời một cách nghiêm trang và thanh tịnh. (Theragàthà, các câu từ 1158 đến 1163).

Tiếp theo, Theragàthà (Tôn Túc kệ ngôn) chuyển sang những câu nói bản lĩnh siêu phàm của Mahā Moggallāna. Chẳng hạn như chuyện ông đă làm lung lay nhiều ṭa nhà của một tu viện bằng ngón chân (câu 1164), chuyện ông nhập định một cách vô ngại trong khe núi giữa cơn mưa gió sấm sét (câu 1167).Rồi tư cách ẩn tu một cách b́nh thản ở những nơi xa xôi hẻo lánh, ông quả thật xứng đáng làm người thừa tự đức Phật và đáng cho các hàng Phạm Thiên Lễ bái (câu 1169).

Riêng những câu Theragàthà từ 1169 đến 1173 là những câu Mahā Moggallāna khuyên nhủ một người Bà La Môn dị đoan và tà kiến khi người ấy thấy Đại đức Mahā Moggallāna ôn hoà cảnh cáo lăo Bà La Môn về những ác ư và các hành động xấu xa như thế, khuyên ông nên kính trọng các bậc Thánh nhân! Những câu kệ ngôn số 1176 cũng là kệ ngôn Mahā Moggallāna tán dương Saŕputta.

C̣n các kệ ngôn số 1177 đến 1181 dường như là những lời của chính Đại đức Sàŕputta ca ngợi Đại đức Mahā Moggallāna.

Tiếp theo là những câu từ 1182 đến 1186, Mahā Moggallāna dùng để tự kiểm soát lại phép tu chứng và đạt được quả vị giải thoát của ḿnh như bổn phận trên hết mà ông đă hoàn tất.

Cuôí cùng, các kệ ngôn từ 1187 đến 1208 là những kệ ngôn thuật lại Mahā Moggallāna cảm thắng Ma vương như thế nào, tương tự như bản kinh có tựa "Đối Diện Thần Chết" t́m thấy trong bộ Majjhima Nikàya(Trung A Hàm) số 50 đă nói trên đây vậy.

(Lời phụ giải của Dịch giả: - "Ma vương" trong "Ngôn ngữ Phật giáo thường được dùng với hai hàm ư: Hàm ư thứ nhứt ám chỉ Tử tính trong nhục thân con người, nghĩa là khi nào có một thân thể sinh hoạt là khi ấy có sự có mặt của"Tử tính". Hành động dù bằng chân hay bằng ư không ǵ khác hơn là tạo một chu kỳ năng lực, trong đó sự "tiêu thụ" các tế bào phải diễn ra và Tử tính (tức các tế bào cũ phải diệt) đương nhiên phát hiện. Hàm ư thứ hai"Ma vương tức là một loại chúng sanh khác loài người nhưng thường lui tới trong cơi người, mà mắt phàm ít ai có thể trông thấy được).

10. Kết thúc cuộc đời

Có ba sự viên tịch cần nhắc lại:

1. Đức Phật đă nhập diệt một cách siêu phàm với đông đủ Tỳ Khưu Tăng vây quanh. Đức Thế Tôn đă nhập sâu vào Đại Định và trút hơi thở cuối cùng.

2. Đại đức Sàŕputta (Xá Lợi Phất) biết trước ngày giờ viên tịch, vội trở lại quê hương cùng với một số đồ đệ thân cận. Sàŕputta chọn một khung cảnh vô cùng trang nghiêm để vừa tiếp độ mẹ già vừa viên tịch. Ấy là căn pḥng ngày xưa Ngài đă chào đời.Tuy trước khi nhắm mắt Sàŕputta bị bệnh, nhưng vị Thánh Tăng này đă nhập Niết Bàn một cách rất siêu thoát, có cả chư Thiên đến thăm vào phút chót.

3. Đại đức A Nan (Ananda) hưởng thọ đến một trăm hai mươi tuổi mới từ giă cơi đời. Ông có lẽ là người sống lâu nhất trong các hàng Thinh Văn đệ tử Phật. V́ A Nan là vị Thánh Tăng rất thuần thục trong thiền định lấy lửa làm đề mục, nên trước khi viên tịch Ananda chợt có tâm niệm rằng "Ta sẽ không để cho bất cứ ai bận rộn trong việc hỏa táng xác thân phàm tục này!". Sau đó Ananda nhập thiền vào đề mục lửa rồi viên tịch luôn. Xác thân Ngài tự nhiên bốc cháy và biến thành hỏa táng.

Trước ba cảnh nhập Niết Bàn đầy ư nghĩa đó, ai cũng tưởng rằng Thánh Tăng Mahā Moggallāna sẽ nhập diệt một cách kỳ diệu, nhất là vị Thánh Tăng này lại là bậc Thượng thừa của các loại thần thông.

Nhưng Mahā Moggallāna đă chấm dứt cuộc đời một cách rất đáng thương, rất cảm động (nếu không muốn nói là ghê rợn). Và chỉ có những bậc Thánh nhân từ tâm tṛn đủ như Ngài mới có thể viên tịch bằng một cái chết thảm khốc như thế.

Mahā Moggallāna nhập diệt nửa tháng sau Đại đức Sàŕputta. Nghĩa là vào ngày trăng non (Mồng 1) sau tháng Kattika (khoảng giữa hai tháng 10 và Dương lịch). Lúc ấy nhằm mùa thu, lá vàng rơi đầy tiễn đưa Ngài giă từ "biển khổ".

Đêm Phật nhập Niết Bàn là đêm trăng tṛn tháng Vesakha (nhằm tháng 5 Dương lịch) tức là nữa năm sau hai vị Đại đệ tử viên tịch. Phật hưởng thọ tám mươi tuổi, trong khi cả Sàŕputta lẫn Mahā Moggallāna đă từ trần năm thứ 84 của kiếp chót.

Sau đây là những biến cố đáng thương trong cái chết của Mahā Moggallāna:

Lúc ấy Nàthaputta (Ni kiền tử), Giáo chủ đạo Lơa Thể (Jains: Jinas) mà trong kinh điển Pàli gọi là Niganthasàsana (Ni kiền giáo) cũng vừa qua đời.

Có sự tranh luận, xét lại giáo lư của Ni Kiền Tử bỗng xuất hiện trong hàng ngũ những đạo sĩ tu theo môn phái này. Kết quả Ni kiền Giáo (hay c̣n gọi là đạo Lơa Thể) đă bị mất một số tín đồ và cảm t́nh viên khá đông, khiến cho các đạo sĩ cầm đầu đâm ra tức giận.

Nhiều sư trưởng đạo Lơa Thể c̣n nghe đồn rằng: Đại đức Mahā Moggallāna, sau những chuyến Thiên du (lên trời thuyết pháp rồi trở về) đă tiết lộ rằng: Hầu hết tín đồ Phật giáo đều được sanh lên cơi trên, nhưng rất hiếm những kẻ tu theo đạo khác được hường hạnh phúc ấy. Trái lại, họ c̣n bị đoạ vào cảnh khổ và tái sinh thành nhiều sinh vật thấp hơn loài người. Đây có lẽ là tin đồn thất thiệt, nhưng là một trong những lư do khiến cho các đạo khác, kể cả đạo Lơa Thể (Ni Kiền Giáo) bị sút giảm hậu thuẫn. Đặc biệt, một chi giáo cuồng tín của đạo Lơa Thể ở vương quốc Ma Kiệt Đà (Magadha) đă trở nên giận dữ trước sự mất danh tiếng càng lúc càng trầm trọng ấy, nên họ chủ tâm tiêu diệt Đại đức Mahā Moggallāna.

Những đạo sĩ cuồng tín Ni Kiền Giáo ấy không chịu điều tra rơ nguyên nhân suy đồi của môn phái ḿnh. Họ chỉ biết âm mưu phỉ báng và trút hết lên đầu Đại đức Mahā Moggallāna. Nhiều lần họ mưu tâm ám sát vị Thánh Tăng ấy nữa nhưng đều thất bại. Về sau, họ phải mướn bọn cướp làm việc đó.

Thuở bấy giờ cũng có bọn chuyên đâm thuê chém mướn, sẵn sàng nhân, nếu được trả nhiều tiền như ngày nay. Họ là những kẻ vô cùng tham lam và hung bạo. Đối với họ chỉ có tiền là "cao quí" nhất, nên họ bất chấp việc giết người nào, dù cho nạn nhân là một vị Thánh Tăng! Do đó, một số đạo sĩ cuồng tín Ni Kiền Giáo (Đạo Lơa Thể) liền t́m mướn họ đi giết Đại đức Mahā Moggallāna.

Khi ấy, Mahā Moggallāna đang ẩn tu một ḿnh trong tịnh cốc vắng, ven rừng Kàlasikà, thuộc vương quốc Ma Kiệt Đà. Sau khi đă cảm thắng Ma vương (đă thuật trong đoạn trước) Mahā Moggallāna biết rằng "đoạn chót của đời ḿnh" sắp đến. Một vị Thánh Tăng khi đă được hưởng "hương vị" giải thoát hằng thấy rằng "xác thân phàm tục này chỉ là một chướng ngại hay một gánh nặng mà thôi!"

Do đó, Mahā Moggallāna đă không một chút mảy may nghĩ đến việc dùng thần thông để được sống trường thọ. Ngược lại, khi Mahā Moggallāna thấy bọn cướp giết mướn lại gần, Ngài chỉ nghĩ "Ta không nỡ để cho các kẻ ấy phạm trọng tội!". Thế là toàn thân Ngài tự nhiên biến mất (do thần thông của một cao thủ A La Hán đầy ḷng từ bi phát tác, chứ không phải do sự sợ sệt hay ḷng tham sống mà ra).

Bọn sát nhân (có sách gọi là bọn cướp) xông vào tịnh cốc, không t́m thấy một ai, chúng lục lạo khắp nơi, nhưng vẫn vô hiệu, bèn thất vọng ra về. Ngày hôm sau, chúng trở lại, và cũng rơi vào t́nh trạng như cũ. Nghĩa là từ xa chúng thấy Đại đức Mahā Moggallāna thấp thoáng, nhưng khi đến gần, chẳng t́m ra Đại đức đâu cả, mặc dù càng lúc chúng càng kéo đồng bọn đông hơn và lục soát kỹ hơn. Chúng cũng khôn ngoan cho bộ hạ mai phục, ŕnh rập xung quanh tịnh cốc để phát giác sự xuất hiện của Đại đức Mahā Moggallāna, rồi vẫn không có kết quả. Sau ngày liên tiếp như thế, sáu lần bọn cướp xông vào hăm hại Mahā Moggallāna, và sáu lần Mahā Moggallāna v́ ḷng từ bi, chỉ một niệm "không muốn kẻ ngu muội phạm trọng tội" thân thể Ngài đă biến mất một cách như nhau.

Động lực của thần thông vốn không phải là để bảo vệ xác thân ô trược này, mà để cứu độ những tâm hồn hung bạo. Nhưng tiếc thay thần thông ấy của một vị Đại Tôn túc A La Hán đă không cảnh tỉnh được bọn người tội lỗi, nên qua ngày thứ bảy, Đại đức Mahā Moggallāna đă quán xét bằng Tha tâm thông, thấy rằng "bọn cướp v́ tham tiền quá độ sẽ không bao giờ từ bỏ hành động sát nhân ấy".

Trong khi Đại đức Mahā Moggallāna sử dụng Tha tâm thông như thế, th́ "Di Thần" Thần Công của Ngài tự nhiên biến mất, xác thịt Ngài bất thần hiện lại như cũ, ngồi yên trong tịnh cốc.

Th́ ra ác quả một hành động tội lỗi xa xưa (khi tiền kiếp nọ, Mahā Moggallāna v́ sợ vợ, đă nhu nhược đem cha mẹ bỏ vào rừng hoang, đói khát cho đến chết) nay ác quả đang đuổi kịp. Đại đức Mahā Moggallāna phải trả xong ác quả ấy th́ công hạnh mới hoàn toàn! Giống như đức Phật và Sàŕputta, trước khi nhập Niết Bàn đă trải qua một cơn bệnh vậy!

Bọn sát nhân tiến vào tịnh cốc thấy vị Thánh Tăng hiền hoà ngồi đó, liền đâm chết rồi muốn chắc ăn chúng bầm nát tay chân, biến người thành một khối thịt vụn bất động.

Khi biết chắc nạn nhân chỉ c̣n là một thây ma, không cách nào sống lại, và phe ḿnh sắp được lănh tiền trả công, bọn sát nhân ung dung bỏ đi không thèm quay lại.

Nhưng Đại đức Mahā Moggallāna là một Thánh Tăng đại cao thủ thần thông, người không thể nhập Niết Bàn trong t́nh trạng như thế. Mahā Moggallāna trong khi bị đâm chém đă hoàn toàn nhập định, nên mọi đau đớn không chi phối được Ngài. Bây giờ, Ngài chỉ vận dụng thiền lực tập trung sức mạnh tinh thần điều hợp với thể chất, rồi tái hiện thành một Sa Môn như cũ. Mahā Moggallāna cố gắng đem tấm xương thịt đầy thương tích đến yết kiến đức Phật lần chót. khi hiện diện trước mặt Thiên Nhơn sư, rồi ngồi yên, nhắm mắt ĺa đời, biến địa điểm gặp gỡ lần cuối của Ngài và đức Phật thành một khung cảnh vô cùng ảm đạm và thánh thiện (theo Jàtaka 522E).

Tư cách từ bi đối với những kẻ ác t́m kiếm hạ sát ḿnh, và phẩm hạnh giải thoát mà vị Thánh Tăng này đă đạt được từ khi Ngài chứng bậc A La Hán quả thật đă không rời Ngài cho đến phút chót. Phẩm hạnh ấy đă gói trọn bảy ngày sống sau cùng của Mahā Moggallāna. Bảy ngày quá khắc nghiệt của định luật nhân quả và tràn trề ḷng Từ bi của một bậc Thánh. Một khoảng thời gian tàn khốc của kiếp sống đầy đe dọa, chỉ có những bậc đă dứt trừ phiền năo và không c̣n dục vọng mới có thể trải qua một cách dễ dàng! Nghiệp tạo tác trong quá khứ phải trổ quả trong hiện tại là một điều tự nhiên. Người phàm hay Thánh nhân chỉ khác nhau ở cách đón nhận cái quả ấy. Nếu phàm tục đón nhận hậu quả một cách si mê th́ Thánh nhân nh́n thấy hậu quả một cách sáng suốt thanh tịnh.

Thánh Tăng A La Hán Mahā Moggallāna không c̣n là một chúng sanh vướng chặt trong thế giới vô thường th́ "quỷ vô thường" dù có hoành hành trong kiếp chót, cũng không thể nào ngăn cản Ngài bước vào con đường giải thoát.

Đoạn chót của quyển sách nhỏ bé này nói về cuộc đời của Đại đức Mahā Moggallāna c̣n cho chúng ta một ư nghĩa khác: Đó là sức mạnh của Nghiệp Quả, một sức mạnh tự nhiên, không ai làm chủ cũng không có một thần thông nào thay đổi nó được.

Đối với một đấng Toàn Giác, sức mạnh của "Nghiệp Oan Trái" tuy không có hiệu lực trong kiếp chót, nhưng vẫn trổ quả đầy đủ trong một đời sống trước kiếp chót. Trường hợp đặc biệt củ một vị "Bồ tát tu hành tinh tấn" nếu đắc được Chánh Đẳng Chánh Giác trước kiếp chót, rồi viên tịch luôn th́ sức mạnh của Nghiệp Oan Trái may chăng không bao giờ theo kịp và trở nên vô hiệu chứ không phải là không có!

Sau khi Mahā Moggallāna và Sàŕputta tịch diệt rồi, đức Phật đă nhiều lần nhắc nhở đến hai vị Đại đệ tử này trước cộng đồng Tăng chúng như hai "bảo vật" đă mất.

Câu mà đức Phật thường tán dương hai vị Đại đệ tử là "một đôi Thánh nhân kỳ diệu, lỗi lạc và duyên phúc vẹn toàn!"

Nhưng điều kỳ diệu hơn hết phải nói là đức Phật đă nh́n đôi đệ tử "quí báu nhất thế gian" ra đi bằng một thái độ giải thoát. Thái độ chỉ có đấng Thiên Nhân Sư mới có thể đạt đến!

V́ vậy, chúng ta là những Phật tử đọc lịch sử và sự viên tịch của hai vị Thánh Tăng này chúng ta học được ǵ? Phải chăng chúng ta cần nương nhờ nơi chúng ta? Chúng ta chính là "Ḥn đảo duy nhất" của chúng ta. Chớ t́m kiếm một "Tha lực" nào khác!

Chân lư mà chúng ta học được ở Phật là ngọn đèn bất diệt trên cái "ḥn đảo" ấy. Nếu đèn thế gian thường soi sáng nhiều hướng, th́ đèn chân lư cũng soi rơ bốn căn gốc phiền năo: ấy là phiền năo trong thân (Sắc), phiền năo trong cảm giác (Thọ), phiền năo trong tâm (Tưởng, Thức) và phiền năo trong pháp (Hành). Người nào nhận diện được phiền năo trong bốn nền tảng Thân, Thọ, Tâm, Pháp như thế, gọi là người đă hiểu đúng lời Phật dạy, đă biết rơ ḿnh là "ai", và chỉ bị luân hồi bằng cái ǵ (bằng ngũ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức), người ấy chắc chắn sẽ bước chân vào con đường giải thoát!

Nói cách khác là người tu Phật, ngoài việc cố gắng ǵn giữ giới hạnh cho được trong sạch, cần phải liên tục thực hành phép tu tâm trong chánh thiền (An trụ và Quán xét) để lúc nào người Phật tử cũng sống trong "sự biết ḿnh"(Satipathàna) và với một tâm hồn tự tại.

Nếu Bát Chánh Đạo (Atthangika Magga) là con đường chúng ta phải đi, Giới Đức (Śla) là "sinh hoạt" chúng ta phải thực hiện, Thiền Định (Samàdhi) là "thực phẩm" chúng ta phải ăn, th́ Tứ Niệm Xứ (Catu Satipatthàna) là "ngọn đèn" chúng ta phải thắp để vượt qua khỏi cái biển khổ tử sanh luân hồi vậy./.

Dịch xong tại Paris,
Ngày 3 tháng 3, 1988
Nguyễn Điều

-ooOoo-

 

Phật ngôn

"Selo yathà ekaghano, vàtena na samĩrati! evam nindàpasamsàsu, na saminjianti pandità!" (Dhammapàda)

Dịch:

"Như tảng đá vững vàng không lay chuyển, hàng Thánh nhân thanh tịnh giữa cuộc đời. Chê chẳng buồn, khen cũng thản nhiên thôi!"

-ooOoo-

Ca dao

Sen

Trong đầm ǵ đẹp bằng Sen?
Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng,
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn!
(Văn chương b́nh dân Việt Nam)

Thơ

Đạo chứng thân tâm vốn lặng trong
Thần thông biến hóa diệu vô cùng!
Vô biên thế giới hà sa số
Một thoáng định tâm, đếm cả xong
Sáu cơi, ba đời, hoàn lại một
Tiền Nhân, hậu quả vẫn chung ṿng
Kiền Liên bậc Thánh không mà có
Sử chép ngàn sau ấy Mật Tông!
-- Nguyễn Điều, 1988

- Hết -

 

 

 

 

BACK

 

Home