Ư nghĩa về ngày rằm tháng Giêng trong Phật giáo
Thích Tánh Tuệ
Rằm tháng Giêng theo dân gian có
tên gọi tết Nguyên tiêu. ‘Nguyên’ là đầu, ư nói tháng đầu tiên của năm,
‘tiêu’ là dạ có nghĩa là đêm. Tết nguyên tiêu là đêm rằm nguyên vẹn, là
ngày rằm xem như là ngày rằm đầu tiên của một năm, và ngày rằm đó xem
như là ánh sáng cho cả một năm.
Ngày trăng tṛn tháng Giêng là
ngày đại hội thường lệ của chư Phật tổ được gọi là Caturangasannipàta.
Tuy nhiên trong lịch sử những vị Phật tổ trong quá khứ th́ số tăng hội,
thời kỳ đại hội, địa điểm có phần khác với đức Phật Thích Ca. C̣n những
yếu tố căn bản cho kỳ đại hội th́ hoàn toàn giống nhau. Dường như đây là
truyền thống của Chư Phật tổ. Đại hội thánh tăng thời kỳ Phật Thích Ca
hội đủ bốn chi:
- Đúng vào ngày trăng tṛn tháng giêng,
- Đại hội có 1250 vị tỷ kheo, tự động đến thăm Ngài mà
không mời thỉnh,
- Số tăng hội 1250 vị đều xuất gia là Thiện Lai Tỷ
kheo (Ehibhikhu), và
- Các Ngài đều là Thánh tăng.
Đại hội thánh tăng này khai mạc
đúng vào ngày trăng tṛn tháng giêng âm lịch tại Trúc Lâm tịnh xá (Veluvana).
Trong đại hội, đức Phật thuyết cho 1250 vị tỷ kheo về Ba La Đề Mộc Xoa (Patimokkha),
được phân chia làm hai phần:
- Phần một: Giáo giới Ovadapatimokkha, nghĩa là Ngài
tóm lược Giáo pháp của Ngài thành ba câu kệ ngôn:
Không làm điều ác (Sabbabàbassa
akaranam),
Làm các hạnh lành (Kusalassu
upasampadà),
Giữ tâm ư trong sạch (Sacittapariyotapanam).
Đó là giáo giới của chư Phật
trong quá khứ và của Như Lai vậy.
- Phần hai: Ngài giảng về Anàpatimokkha, có nghĩa là
Ngài chuẩn y giới luật cho Chư tỷ kheo phải hành lễ Bố tát (Uposatha)
mỗi tháng hai kỳ nhằm ngày 15 và 30 (hoặc 29). Lễ Bố tát là một h́nh
thức giúp cho các vị xuất gia quán chiếu lại giới hạnh của ḿnh cho được
tinh nghiêm, nếu có sơ sót trong tiểu giới th́ ngày hôm đó các vị sám
hối với nhau.
Ngày nay chư Tăng Phật giáo Nam
truyền vẫn c̣n ǵn giữ truyền thống này v́ Giới luật là nền tảng của
Phật giáo, Giới luật c̣n th́ Giáo pháp c̣n. Trong ba tạng kinh điển, đức
Phật tuyên bố rằng theo thời gian, Luật tạng sẽ hoại diệt sau cùng. Khi
nào Luật tạng hoại diệt th́ lúc đó là thời mạt pháp, là khởi điểm hết
nhiệm kỳ Giáo pháp của một vị Phật tổ.
Để kỷ niệm ngày lịch sử trọng
đại đó, giới Phật giáo Nam tông tổ chức lễ rằm tháng giêng bằng nhiều
h́nh thức nghi lễ khác nhau: như lễ hội đặt bát đến chư Tăng, lễ thọ
giới, lễ quy y, lễ thuyết pháp, lễ thọ đầu đà... nhằm giúp người Phật tử
có cơ hội gieo duyên lành trong chánh pháp.
Đặc biệt là lễ Đầu đà (Dhutanga):
thức một đêm không ngủ để tưởng nhớ đức Phật - một con người vĩ đại, với
một lư tưởng phi thường, suốt cuộc đời tận tụy hy sinh v́ quyền lợi của
tha nhân. Thông thường trong đêm đầu đà có nhiều tiết mục để người Phật
tử tham gia học và thực hành thêm về giáo lư. Những tiết mục đó thường
là Thuyết pháp, Chiêm bái Xá lợi, Hành thiền, Vấn đáp Phật pháp, Hái hoa
chánh pháp, Luận đạo v.v. Người tham dự một đêm đầu đà, qua những mục đó,
chắc chắn sẽ được hiểu biết giáo lư căn của đức Phật và sẽ có thêm niềm
tin vững chắc ở Tam bảo.
Và ngày rằm tháng Giêng c̣n có
một ư nghĩa nữa, chính là thời điểm: đức Phât tuyên hứa và khẳng định
với Ma vương ba tháng nữa Ngài sẽ nhập Niết-bàn (cho nên ngày này c̣n
được gọi là ngày Phật di chúc).