KINH KỲ-LỢI-MA-NAN  (Girimànandasutta)

Toại Khanh

 

Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh. Duyên khởi của kinh này là một ngày kia tôn giả Girimànanda lâm trọng bệnh, chính đức Phật đă gọi ngài Ànanda thọ tŕ nguyên văn bài kinh này rồi đến đọc lại cho tôn giả Girimànanda nghe. Kinh ghi rằng tôn giả Girimànanda sau khi lắng nghe kinh này đă được b́nh phục sức khỏe. Dĩ nhiên điều đó không phải là sự linh nghiệm huyền hoặc của bài kinh, mà là cách thức lắng nghe của ngài Girimànanda. Người thời sau không ít kẻ hiểu lầm tác dụng của kinh văn, không chú ư đến nghĩa lư để hành tŕ mà chỉ dốc sức khẩu tụng như thần chú để cầu mong hiệu quả. Chuyện đó chẳng khác ǵ nh́n ảnh chụp viên thuốc rồi mong hết bệnh. 

Nhắc đến ngài Girimànanda th́ ai người học Phật cũng phải nhớ đến một giai thoại thú vị. Câu chuyện về ngài cũng giống như của ngài Subhùti (cháu trai ông Cấp Cô Độc). Chuyện xảy ra ở hai thời điểm khác nhau nhưng t́nh tiết giống hệt như một. Hai vị được vua thỉnh vào ngự uyển an cư mùa mưa nhưng vua lại quên chuẩn bị am thất. Suốt mấy tháng trời hai vị im lặng sống dưới gốc cây và đức độ của hai tôn giả đă khiến chư thiên trong khu vực đó phải chú ư. Họ dùng thần lực ngăn mưa không rơi xuống ngự uyển trong suốt mùa mưa ấy như có một chiếc lộng che bên trên vậy. Chuyện lạ đến tai vua, vua nhớ ra mọi sự và khẩn cấp cho thợ làm ngay trong ngày một am thất dâng cho 2 tôn giả. Hai vị vừa ngồi vào mái che của am thất th́ trời lập tức đổ mưa. Hai vị tôn giả đă có những lời thơ rất thú vị để ghi nhận lại sự kiện đặc biệt này. Độc giả muốn đọc xin vào Trưởng Lăo Tăng Kệ có sẵn trên Internet. 

Xưa nay Phật tử Nam Tông Việt Nam đă xem qua nhiều bản dịch khác nhau của bài kinh này, và những điểm bất nhất trong các bản dịch đă khiến nhiều người nghi hoặc. Theo lời dạy của hoà thượng bổn sư, chúng tôi đă y cứ bản Pàli của Tipitaka.org (cả chánh tạng và sớ giải) cùng bản Hán văn của bộ Nam Truyền Đại Tạng (cuốn 24) để giới thiệu một bản dịch mới có đính kèm phần phiên âm Hán Việt cho người có nhu cầu tham chiếu. Chỉ mong Phật pháp măi hoài xương thịnh ở đời. Mong thay. 

TOẠI KHANH kính đề

 

 

KINH GIRIMÀNANDA

(Lời Việt)

Như vầy tôi nghe: Một thời  Thế Tôn ngự tại Kỳ Viên, khu vườn của ông Cấp Cô Độc. Lúc bấy giờ, tôn giả Girimananda bị lâm trọng bệnh, đau đớn trầm kha. Rồi tôn giả Ànanda đă đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuông một bên. Sau khi yên vị, tôn giả Ànanda đă thưa chuyện với Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, tôn giả Girimànada đang bị lâm trọng bệnh, đau đớn trầm kha. Lành thay, bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn v́ ḷng bi mẫn quang lâm đến chổ tôn giả Girimànanda để thăm bệnh.

Này Ànanda, nếu ngươi đến chổ của tỷ kheo Girimànanda và nói lại 10 pháp niệm tưởng sau đây, th́ sự kiện này có thể xảy ra là sau khi nghe xong, bệnh t́nh của tỷ kheo Girimànanda có thể lập tức thuyên giảm. Thế nào là 10 pháp niệm tưởng đó? Đó là Vô thường tưởng, Vô ngă tưởng, Bất tịnh tưởng, Nguy hại tưởng, Đoạn trừ tưởng, Ly tham tưởng, Tịch diệt tưởng,  Yếm thế tưởng, Hữu vi hoại tưởng và Nhập xuất tức niệm.

Này Ànanda, thế nào là Vô thường tưởng? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu, hay t́m đến gốc cây hoặc nhà vắng sống tùy quán vô thường trong 5 thủ uẩn này bằng cách  quán xét rằng sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Này Ànanda, đây được gọi là Vô thường tưởng.

Này Ànanda, thế nào là Vô Ngă tưởng? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu, hay t́m đến gốc cây hoặc nhà vắng sống tùy quán vô ngă trong 6 nội ngoại xứ  này bằng cách  quán xét rằng mắt là vô ngă, cảnh sắc là vô ngă, tai là vô ngă, cảnh thinh là vô ngă, mũi là vô ngă, các mùi là vô ngă, lưỡi là vô ngă, các vị là vô ngă, thân là vô ngă, cảnh xúc là vô ngă, ư là vô ngă, cảnh pháp là vô ngă. Này Ànanda, đây được gọi là Vô ngă tưởng.

Này Ànanda, thế nào là Bất Tịnh Tưởng? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo sống tùy quán bất tịnh đối với tấm thân này bằng cách quán xét rằng thân này từ chân trở lên và từ tóc trở xuống có da bao bọc bên ngoài và đầy ắp các vật bất tịnh sai biệt, gồm tóc, lông, móng, răng, da, thịt,  gân, xương, tủy, thận, tim, gan, màng phổi, lá lách, phổi, ruột non, ruột già, dạ dày, phẩn, mật, đờm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ đặc, nước mắt, mỡ lơng, nước miếng, nước mũi, nước khớp xương, nước tiểu. Này Ànanda, đây được gọi là Bất tịnh tưởng.

Này Ànanda, thế nào là Nguy Hại Tưởng? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu, hay t́m đến gốc cây hoặc nhà vắng sống tùy quán các Nguy hại trong thân bằng cách quán xét rằng tấm thân này là đầy khổ nạn, nhiều nguy khốn. Trong thân này có nhiều thứ  tật bệnh sai khác như là các bệnh về mắt, các bệnh về tai, các bệnh về mũi, các bệnh về lưỡi, các bệnh về thân, các bệnh đau đầu, bệnh quai bị, các bệnh về miệng, các bệnh về răng, các bệnh ho,  bệnh xuyễn, bệnh sổ mũi, chứng ợ nóng, bệnh sốt, các bệnh dạ dày, bệnh thất phách, bệnh lỵ, bệnh phù, bệnh cảm cúm, bệnh phong cùi, bệnh ung nhọt, bệnh lao hạch, bệnh động kinh, bệnh nấm da, bệnh ngứa, các bệnh phát ban,  bệnh viêm da, các bệnh huyết vận, bệnh tiểu đường, bệnh trỉ, ung thư, bệnh ṛ, các bệnh do mật gây ra, do đờm dăi, do gió, do rối loạn tâm thần, do thời tiết, do oai nghi thất điều, do bị thương tổn, do  ác quả, và lạnh, nóng, đói,  khát,  đại tiện, tiểu tiện.  Này Ànanda, đây được gọi là Nguy hại tưởng.

Này Ànanda, thế nào là Đoạn Trừ Tưởng? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo bất nhẫn, ĺa bỏ, chấm dứt đoạn trừ tẩy xóa dục tầm, sân tầm, hại tầm và các ác bất thiện pháp nói chung đă khởi lên nơi tâm ḿnh. Này Ànanda, đây được gọi là Đoạn trừ tưởng.

Này Ànanda, thế nào là Ly Tham Tưởng? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu hay t́m đến gốc cây hoặc nhà vắng, quán xét rằng chỉ có sự vắng mặt toàn triệt các pháp hữu vi, sự ĺa bỏ hoàn toàn các sanh y, sự chấm dứt khát ái, ly ái nhiễm và niết-bàn mới thật sự là thanh tịnh, thù diệu nhất trong các pháp. Này Ànanda, đây được gọi là Ly tham tưởng.

Này Ànanda, thế nào là Tịch Diệt Tưởng? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu hay t́m đến gốc cây hoặc nhà vắng, quán xét rằng chỉ có sự vắng mặt toàn triệt các pháp hữu vi, sự ĺa bỏ hoàn toàn các sanh y, sự chấm dứt khát ái, ly ái nhiễm và niết-bàn mới thật sự là thanh tịnh, thù diệu nhất trong các pháp. Này Ànanda, đây được gọi là Tịch diệt tưởng.

Này Ànanda, thế nào là Yếm thế tưởng? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo loại trừ, ĺa bỏ không chấp trước các ư niệm nắm níu, hy cầu đối với thế gian. Này Ànanda, đây được gọi là Yếm Thế Tưởng.

Này Ànanda, thế nào là Hữu vi hoại tưởng? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo cảm thấy xấu hổ, chán ghét, nhờm tởm, đối với tất cả hữu vi. Này Ànanda, đây được gọi là Hữu ViHoại Tưởng.

Này Ànanda, thế nào là Nhập Xuất Tức Niệm? Ở đây này Ànanda, vị tỷ kheo vào rừng sâu hay t́m đến gốc cây hoặc nhà vắng, rồi ngồi kiết già thẳng lưng, chánh niệm hướng ra phía trước, thở vào trong tỉnh thức và thở ra trong tỉnh thức. Khi thở vô dài, vị ấy biết rơ: Ta đang thở vô dài. Khi thở ra dài, vị ấy biết rơ: Ta đang thở ra dài. Khi thở vô ngắn, vị ấy biết rơ: Ta đang thở vô ngắn. Khi thở ra ngắn, vị ấy biết rơ: Ta đang thở ra ngắn.

Vị ấy tâm niệm: Ư thức toàn thân ta sẽ thở vô.

Vị ấy tâm niệm: Ư thức toàn thân ta sẽ thở ra.

Vị ấy tâm niệm: Với thân hành lắng đọng, ta sẽ thở vô.

Vị ấy tâm niệm: Với thân hành lắng đọng, ta sẽ thở ra.

Vị ấy tâm niệm: Trong niềm hỷ duyệt, ta sẽ thở vô.

Vị ấy tâm niệm: Trong niềm hỷ duyệt ta sẽ thở ra.

Vị ấy tâm niệm: Trong niềm an lạc, ta sẽ thở vô.

Vị ấy tâm niệm: Trong niềm an lạc, ta sẽ thở ra.

Vị ấy tâm niệm: Cảm nhận toàn bộ tâm hành, ta sẽ thở vô

Vị ấy tâm niệm: Cảm nhận toàn bộ tâm hành, ta sẽ thở ra

Vị ấy tâm niệm: Với tâm hành lắng đọng, ta sẽ thở vô

Vị ấy tâm niệm: Với tâm hành lắng đọng, ta sẽ thở ra

Vị ấy tâm niệm: Cảm nhận toàn bộ tâm thức, ta sẽ thở vô

Vị ấy tâm niệm: Cảm nhận toàn bộ tâm thức, ta sẽ thở ra

Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm thắng duyệt, ta sẽ thở vô

Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm thắng duyệt, ta sẽ thở ra

Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm định tĩnh, ta sẽ thở vô

Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm định tĩnh, ta sẽ thở ra

Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm giải thoát, ta sẽ thở vô

Vị ấy tâm niệm: Với nội tâm giải thoát, ta sẽ thở ra

Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán vô thường, ta sẽ thở vô

Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán vô thường, ta sẽ thở ra

Vị ấy tâm niệm:  Sống tùy quán ly tham, ta sẽ thở vô

Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán ly tham, ta sẽ thở ra

Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán tịch diệt, ta sẽ thở vô

Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán tịch diệt, ta sẽ thở ra

Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán xả ly, ta sẽ thở vô

Vị ấy tâm niệm: Sống tùy quán xả ly, ta sẽ thở ra

Này Ànanda, đây được gọi là Nhập xuất tức niệm.

Này Ànanda, nếu ngươi đến chỗ tỷ kheo Girimànanda và nói lại 10 phép niệm tưởng này, sự kiện này có thể xảy ra là sau khi nghe xong, bệnh t́nh của tỷ kheo Girimànanda có thể lập tức thuyên giảm.

Rồi tôn giả Ànanda, sau khi học xong 10 pháp niệm tưởng này từ nơi Thế Tôn, đă đi đến chỗ tôn giả Girimànanda và nói lại 10 pháp niệm tưởng này. Lúc bấy giờ, sau khi nghe xong, cơn trọng bệnh của tôn giả Girimànanda đă lập tức thuyên giảm. Bệnh t́nh của tôn giả Girimànanda đă chấm dứt với sự kiện như vậy. 

 

 

KINH GIRIMÀNANDA Hán Việt

Bản chữ Hán: Kỳ Lợi Ma Nan Kinh

(Nam Truyền Đại Tạng Cuốn  24)

 

Nhĩ thời, Thế Tôn trú xá vệ thành kỳ thọ Cấp Cô Độc viên. Kỳ thời, cụ thọ (àyasmà) Kỳ Lợi Ma Nan nhân tật bệnh nhi trọng hoạn khốn khổ. Thời, cụ thọ A Nan tức văng nghệ Thế Tônsở tại chi xứ.Chí dĩ, lễ kính Thế Tôn cận toạ nhất diện. Toạư nhất diện chi cụ thọ A Nan bạch Thế Tôn ngôn:

Đại đức! Cụ thọ Kỳ Lợi Ma Nan nhân tật bệnh nhi trọng hoạn khốn khổ. Đại đức Thế Tôn duy nguyện ai mẫn nhi đáo cụ thọ Kỳ Lợi Ma Nan chi xứ.

A Nan! Nhược nhữ văng Kỳ Lợi Ma Nan tỳ kheo xứ thuyết thập tưởng, tắc Kỳ Lợi Ma Nan tỳ kheo văn thập tưởng nhi chỉ kỳ bệnh, thị hữu thị xứ hà đẳng vi thập tưởng da? Tức vô thường tưởng, vô ngă tưởng, bất tịnh tưởng, quá hoạn tưởng, đoạn tưởng, ly tham tưởng, diệt tận tưởng, nhất thiết thế gian bất hỷ tưởng, nhất thiết hành vô thường tưởng, nhập xuất tức niệm.

A Nan! Hà đẳng vi vô thường tưởng da? A Nan, thử xứ hữu tỳ kheo văng a-lan-nhă, văng thọ hạ, văng không ốc nhi tư trạch: Sắc  thị vô thường, thọ thị vô thường, tưởng thị vô thường, hành thị  vô thường, thức thị vô thường. Như thị ư thửngũ thủ uẩn quán vô thường nhi trú.

A Nan, thử danh vi vô ngă tưởng. A Nan, hà đẳng vi vô ngă tưởng da?? A Nan, thử xứ hữu tỳ kheo văng a-lan-nhă, văng thọ hạ, văng không ốc nhi tư trạch: Sắc  thị vô ngă, thọ thị vô ngă, tưởng thị vô ngă, hành thị  vô ngă, thức thị vô ngă. Như thị ư thử ngũ thủ uẩn quán vô ngă nhi trú. A Nan, thử danh vi vô ngă tưởng.

A Nan, hà đẳng vi bất tịnh tưởng da? A Nan, thử xứ hữu tỳ kheo tự túc hạ nhi thượng, tự phát đảnh nhi hạ dĩ b́ vi biên tế quán sát sung măn chủng chủng chi bất tịnh chi thử thân vị : Thử thân hữu phát, mao, trảo, xỉ, b́, nhục, cân, cốt, cốt tủy, thận, tâm, can, lặc mô (mạc), t́, phế, trường, trường gian mạc, vị, bài tiết vật, đảm trấp, đàm, nùng, huyết, hăn, chi, lệ, tương, thoá, tị dịch, tủy, tuy. Như thị, ư thử thân quán bất tịnh nhi trú. A Nan, thử danh vi bất tịnh tưởng.

A Nan, hà đẳng vi quá hoạn tưởng da? A Nan, thử xứ hữu tỳ kheo trú a-lan-nhă, trú thọ hạ, trú không ốc nhi tư trạch: Thử thân giả quá hoạn đa khổ. Vị: Thử thân sinh chủng chủng chi tật bệnh, vị nhăn bệnh, nhĩ bệnh, tị bệnh, thiệt bệnh, thân bệnh, đầu bệnh, nhĩđoá bệnh, khẩu bệnh, xỉ bệnh, khái thấu, suyễn khí, cảm mạo, phiền nhiệt, ngược, phúc bệnh, hôn tuyệt, hạ lỵ, đông thống, hoắc loạn, lại bệnh, ung bệnh, bạch lại, can tiếu, điên cuồng, tiết, dưỡng, giới, bà thương, liên sang, huyết đảm bệnh, đường tuy bệnh, ma bí (tí), sang, trĩ, lũ, đảm đẳng khởi chi chư bệnh, đàm đẳng khởi chi chư bệnh, phong đẳng khởi chi chư bệnh, hoà hợp sinh chi chư bệnh, quư tiết biến dịch sở sanh chi chư bệnh, bất b́nh đẳng tư thế sở sinh chi chư bệnh, xâm hại sở sanh chi chư bệnh, nghiệp dị thục sở sanh chi chư bệnh, hàn, nhiệt, cơ, khát, đại tiện, tiểu tiện. Như thị ư thử thân quán quá hoạn nhi trú. A Nan, thử danh vi quá hoạn tưởng.

A Nan, hà đẳng vi đoạn tưởng da? A Nan, thử xứ hữu tỷ kheo bất nhẫn hứa dĩ sinh chi dục tầm, lệnh quy ư đoạn, trừ, ly, vô.Bất nhẫn hứa dĩ sinh chi sân tầm, lệnh quy ư đoạn, trừ, ly, vô.Bất nhẫn hứa dĩ sinh chi hại tầm, lệnh quy ư đoạn, trừ, ly, vô.Bất nhẫn hứa dĩ sinh chi ác bất thiện pháp, lệnh quy ư đoạn, trừ, ly, vô. A Nan, thử danh vi đoạn tưởng.

A Nan, hà đẳng vi ly tham tưởng da? A Nan, thử xứ hữu tỳ kheo văng  A-lan-nhă, văng thọ hạ, văng không ốc nhi tư trạch: Thử năi tịch tịnh, thử năi thù diệu tức nhất thiết hành chi tịch chỉ, nhất thiết dư y chi định khí, ái tận, ly tham, niết bàn. A Nan, thử danh vi ly tham tưởng.

A Nan, hà đẳng vi diệt tận tưởng da? A Nan, thử xứ hữu tỳ kheo văng  A-lan-nhă, văng thọ hạ, văng không ốc nhi tư trạch: Thử năi tịch tịnh, thử năi thù diệu tức nhất thiết hành chi tịch chỉ, nhất thiết dư y chi định khí, ái tận, ly tham, niết bàn. A Nan, thử danh vi diệt tận tưởng.

A Nan, hà đẳng vi nhất thiết thế gian bất hỷ tưởng da? A Nan, thử xứ hữu tỷ kheo ư thế gian đoạn ly cận ỷ, chấp trước, tâm chi nhiếp thọ, hiện tham, tùy miên nhi bất thủ. A Nan, thử danh vi nhất thiết thế gian bất hỷ tưởng.

A Nan, hà đẳng vi nhất thiết hành vô thưởng tưởng da? A Nan, thử xứ hữu tỷ kheo tu, tàm, quư, sỉ ư nhất thiết hành. A Nan, thử danh vi nhất thiết hành vô thường tưởng.

A Nan, hà đẳng vi nhập xuất tức niệm da? A Nan, thử xứ hữu tỷ kheo văng a-lan-nhă, văng thọ hạ, văng không ốc nhi kiết già phu toạ, chánh thân nhi tŕ, tu niệm ư phổ tiền, như tư : Chánh niệm nhi nhập tức, chánh niệm nhi xuất tức. Trường nhập tức giả, tức liễu tri : Ngă trường nhập tức. Trường xuất tức giả, tức liễu tri: Ngă trường xuất tức. Đoản nhập tức giả, tức liễu tri: Ngă đoản nhập tức. Đoản xuất tức giả, tức liễu tri: Ngă đoản xuất tức. Học : Ngă giác biến thân nhi nhập tức, học: Ngă giác biến than nhi xuất tức, học: Ngă chỉ than hành nhi lập tức, học: ngă chỉ than hành nhi xuất tức, học: Ngă giác hỹ nhi nhập tức, học: Ngă giác hỹ nhi xuất tức, học: Ngă giác lạc nhi nhập tức, học: Ngă giác lạc nhi xuất tức, học: Ngă giác tâm hành nhi nhập tức, học: Ngă giác tâm hành nhi xuất tức, học: Ngă chỉ tâm hành nhi nhập tức, học: Ngă chỉ tâm hành nhi xuất tức, học: Ngă giác tâm nhi nhập tức, học: Ngă giác tâm nhi xuất tức, học: Ngă lệnh tâm hoan hỷ nhi nhập tức, học: Ngă lệnh tâm hoan hỷ nhi xuất tức, học: Ngă lệnh tâm đắc định nhi nhập tức, học: Ngă lệnh tâm đắc định nhi xuất tức, học: Ngă lệnh tâm giải thoát nhi nhập tức, học: Ngă lệnh tâm giải thoát nhi xuất tức, học: Ngă quán vô thường nhi nhập tức, học: Ngă quán vô thường nhi xuất tức, học: Ngă quán ly tham nhi nhập tức, học: Ngă quán ly tham nhi xuất tức, học: Ngăquán diệt tận nhi nhập tức, học: Ngă quán diệt tận nhi xuất tức, học: Ngă quán định khí nhi nhập tức, học: Ngă quán định khí nhi xuất tức. A Nan, thử danh vi nhập xuất tức niệm. A Nan, nhược nhữ văng Kỳ Lợi Ma Nan tỷ kheo xứ thuyết thập tưởng, tắc giảKỳ Lợi Ma Nan tỷ kheo giả văn thử thập tưởng, nhi chỉ kỳ bệnh thị hữu sở thị xứ. Thời, cụ thọ A Nan tức tùng Thế Tôn xứ thânthọ thử thập tưởng, văng cụ thọ Kỳ Lợi Ma Nan chi xứ. Chí dĩ, đối cụ thọ Kỳ Lợi Ma Nan thuyết thử thập pháp. Thời,cụ thọ Kỳ Lợi Ma Nan văn thử thập pháp, kỳ bệnh tức chỉ, cụ thọ Kỳ Lợi Ma Nan tự bệnh thuyên dũ, cụ thọ Kỳ Lợi Ma Nan chi bỉ bệnh năi đoạn.

 

 

BACK

 

Home