Đôi điều ghi chép về Đại Tạng
Kinh
Liên
Hương kính ghi
Đại Tạng
Kinh là một công tŕnh tập thành tâm huyết của bao nhiêu thế hệ Tổ Sư,
cổ đức Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Cao Ly. Nói một cách ngắn gọn và dễ
hiểu, Đại Tạng Kinh là một toàn tập bao gồm tất cả những thánh thư Phật
Giáo theo hệ thống Nam Truyền và Bắc Truyền, chia thành ba nhóm lớn:
Kinh, Luật, Luận. Từ trước đến nay, chúng ta chưa hề có một Đại Tạng
Kinh bằng tiếng Việt. Những ai muốn thâm nhập giáo lư Đại Thừa cũng như
muốn t́m hiểu đến tận nguồn cội giáo nghĩa của pháp môn ḿnh đang tu tập
đều phải t́m học trong Hán Tạng. Càng ngày, càng ít người biết tiếng Hán
hơn, và điều đáng sợ là khi thế hệ các bậc tôn túc thông hiểu sâu xa
tiếng Hán, thâm hiểu nội điển đă viên tịch hết th́ pháp bảo vô giá trong
Đại Tạng Kinh Hán Tạng sẽ đành để dành riêng cho người Hán, người Nhật,
người Đại Hàn lănh hội, c̣n người Việt chúng ta tuyệt chẳng có phần!
Không ít người
đọc, hiểu, nói được tiếng Hán hiện đại, nhưng để hiểu được những kinh
văn bằng tiếng Hán cổ, ngay cả những người Tàu chính gốc nhưng thiếu căn
bản về Phật pháp vẫn khó ḷng lănh hội nổi. Ngay tại Đài Loan, những bản
nhật tụng như kinh Di Đà, phẩm Phổ Môn, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện vẫn
phải có đính kèm phù hiệu phiên âm bên cạnh, cũng như không ít các giảng
sư phải viết những tác phẩm mang tựa đề Bạch Thoại Giải Thích (chẳng hạn
như trong tác phẩm Phật Thuyết A Di Đà Kinh Bạch Thoại Giảng Giải của
Nam Đ́nh Ḥa Thượng: mỗi đoạn chánh kinh đều phải có một đoạn văn bạch
thoại kèm theo để “diễn nôm” ư nghĩa về mặt văn tự ngơ hầu những ai ít
hiểu cổ văn cũng hiểu được ư nghĩa đoạn kinh đó). Có lần v́ không hiểu
một đoạn kinh văn trong Quán Kinh Sớ của ngài Thiện Đạo, chúng tôi đem
đoạn văn ấy hỏi một người bạn Đài Loan làm cùng sở, sau một hồi đăm
chiêu suy nghĩ, cô cũng lắc đầu chịu thua và khuyên nên đem vào chùa Tàu
hỏi th́ tốt hơn. Cô này đă tốt nghiệp đại học tại Đài Loan trước khi đến
Mỹ!
Những tưởng
trong kiếp sống thừa này, chúng tôi sẽ chẳng bao giờ được thấy Đại Tạng
Kinh Việt Nam h́nh thành, được có dịp tham khảo Đại Tạng bằng tiếng mẹ
đẻ, nhưng may mắn sao, suốt hai mươi năm qua, Ḥa Thượng thượng Tịnh hạ
Hạnh đă âm thầm phiên dịch gần hết phần trọng yếu nhất của Đại Tạng Kinh
Bắc Truyền. Thật chẳng biết dùng lời lẽ nào để tán dương, tùy hỷ công
cuộc hoằng pháp vĩ đại này cũng như tấm ḷng truyền đăng tục diệm, thiệu
long Phật chủng của Ḥa Thượng. Tiếc thay, vẫn c̣n quá ít trang webpages
cổ vũ, vận động tứ chúng hỗ trợ sự nghiệp phiên dịch, ấn tống của Trưởng
Lăo Tịnh Hạnh. Trao đổi với một số đạo hữu quen biết, chúng tôi nhận
thấy c̣n quá ít người biết đến công tŕnh lớn lao này. Có lẽ một trong
những lư do chính là đa phần những Phật tử sơ cơ chưa hề h́nh dung được
thế nào là Đại Tạng Kinh!
Bởi thế, chúng
tôi đành mượn trang nhà Di Đà Nguyện Hải để ghi lại đôi nét phác họa về
lịch sử h́nh thành, phát triển và kết tập của Đại Tạng Kinh Bắc Truyền
(c̣n gọi là Hán Tạng) với ước mong khiêm tốn là giúp cho những đạo hữu
sơ cơ, hiểu đạo hết sức thiển cận như chúng tôi có được một cái nh́n
khái quát, sơ bộ về Hán Tạng, hiểu được tầm quan trọng của Đại Tạng kinh
trong công việc tu tập, truyền thừa và hoằng dương Phật pháp. Đây chỉ là
những ghi chép vụn vặt tích cóp từ những ǵ chúng tôi may mắn đọc được,
chứ không phải là một bài khảo luận đúng nghĩa. Dù cố gắng hết sức ḿnh
nhưng lực bất ṭng tâm nên chắc chắn bài viết này không tránh khỏi những
sai lầm khó thể tha thứ. Ngưỡng mong các bậc thức giả từ bi hoan hỷ, phủ
chánh.
A. Ngôn
ngữ và văn tự được sử dụng trong các văn bản gốc Ấn Độ
* Ngôn ngữ:
Theo tiên sinh
Ḳgen Mizumo, ngôn ngữ được chính đức Phật sử dụng trong khi thuyết pháp
là tiếng Magadhi (ngôn ngữ của vương quốc Magadha, thường được kinh điển
Hán Tạng phiên âm là Ma Kiệt Đà hay Ma Già Đà. Đây là một vương quốc
rộng lớn ở trung lưu sông Hằng). Trong thời đức Phật, mỗi giai cấp sử
dụng một ngôn ngữ riêng. Giai cấp Bà La Môn sử dụng ngôn ngữ Vedic
Sankrit (tiền thân của tiếng Sankrit) và các thánh thư Vệ Đà đều được
viết bằng thứ tiếng này. Với mục đích để bất cứ thính chúng dù thuộc
giai tầng nào cũng lănh hội được giáo pháp Phật Đà, đức Phật đă sử dụng
thứ tiếng b́nh dân Magadhi rất phổ biến thời đó và nghiêm cấm các đệ tử
không được dùng tiếng Vedic Sankrit để giảng đạo.
Khi đạo Phật
được lưu truyền rộng răi khắp xứ Ấn Độ, các vị đại đệ tử đă khéo ứng cơ
sử dụng ngay những ngôn ngữ bản xứ để pháp âm được lưu thông rộng khắp.
Vào thời vua Asoka (A Dục vương), phương ngữ Paishachi rất phổ biến ở
miền Tây Ấn Độ. V́ vậy, các bản kinh bằng tiếng Magadhi cũng được dịch
sang tiếng Paishachi. Dần dà, một ngôn ngữ mới là tiếng Pali được phát
sinh trên cơ sở tiếng Paishachi và được sử dụng rộng răi khắp miền cao
nguyên Dekan, Nam Ấn. Khi tôn giả Mahinda, con trai của vua A Dục,
truyền bá Phật giáo sang Tích Lan, ngài đă sử dụng tiếng Pali để giảng
dạy. Khi đạo Phật được truyền sang các quốc gia lân cận như Miến, Lào,
Thái, các kinh điển đều được truyền thụ bằng tiếng Pali và tiếng Pali
được sử dụng như một ngôn ngữ chung để giao tiếp giữa Phật giáo đồ của
các quốc gia. Do đó, Pali (có nghĩa là “Thánh Thư”) trở thành ngôn ngữ
chính thống của hệ Phật giáo Nam Truyền.
Trong khi đó,
ở Bắc Ấn, cùng với sự phân chia các bộ phái, có đến ba ngôn ngữ khác
nhau được dùng để giảng dạy kinh điển. Đó là tiếng tiền-Sankrit, Gatha
Sankrit và Gandhari Prakrit.
1.
Tiền-Sankrit là một ngôn ngữ phái sinh từ tiếng Vedic Sankrit, chủ yếu
được sử dụng bởi bộ phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada). Phần lớn các
kinh, luận Tiểu Thừa được ghi chép trong Hán Tạng xuất phát từ bộ phái
này. Sau này, tiền-Sankrit được hệ thống, hoàn thiện, biến thành tiếng
Sankrit và được sử dụng rộng răi trong các tác phẩm triết học, tôn giáo,
văn chương ở Bắc Ấn. V́ lẽ đó, các kinh điển Đại Thừa đều được ghi chép
bằng tiếng Sankrit.
2. Gatha
Sankrit là một dạng thông tục hóa của ngôn ngữ Sankrit, chủ yếu được sử
dụng bởi giai cấp b́nh dân. Các kinh điển Đại Thừa cổ nhất sử dụng ngôn
ngữ này. Dấu vết của những từ ngữ Gatha Sankrit c̣n t́m thấy trong các
bài kệ của các bản kinh quan trọng như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm. V́ được t́m
thấy chủ yếu trong các bài kệ nên thứ tiếng này được gọi là Gatha
Sankrit hay Buddhist Hybrid Sankrit.
3. Gandhari
Prakrit có cùng ngữ hệ với tiếng Pali và nay chỉ c̣n thấy trong một
phiên bản kinh Pháp Cú t́m thấy ở Khotan vào năm 1890.
* Văn tự:
Thứ chữ dùng
để ghi chép kinh điển là chữ Brahmi và Kharoshti. Cả hai loại chữ này
đều bắt nguồn từ dạng chữ h́nh nêm (cuneiform) của dân Phoenician. Chữ
Kharoshti cổ hơn chữ Brahmi, nó được dùng phổ biến ở miền Tây Bắc Ấn.
Sau này chữ Brahmi chiếm ưu thế khiến chữ Kharoshti biến mất.
Theo truyền
thuyết, chính Phạm Thiên (Brahma) đă sáng tạo ra chữ Brahmi, nhưng điều
này chỉ là một huyền thoại. Các thứ chữ trên thế giới hiện nay, ngoại
trừ chữ Hán và những loại chữ phát sinh từ tiếng Hán như chữ Nhật, chữ
Nôm của ta, đều thoát thai từ chữ Phoenician. Qua thời gian, dạng chữ
Brahmi càng ngày càng bị biến đổi theo từng địa phương, trở thành những
thể loại chữ khác biệt. Chữ Brahmi ở Bắc Ấn có nhiều góc cạnh, trong khi
chữ Brahmi ở Nam Ấn trở nên ngày càng tṛn trịa hơn (bảng chữ cái của
văn tự Miến, Miên, Lào, Thái được cải biến từ dạng chữ Brahmi Nam Ấn).
Văn tự được dùng chính thức trong các văn bản kinh điển Đại Thừa là dạng
chữ Siddhan (Tất Đàm) của hệ thống tự dạng Brahmi Bắc Ấn. Hầu hết các
văn bản kinh điển được truyền thừa vào Trung Hoa được viết bằng chữ Tất
Đàm nên đối với người Trung Hoa, chữ Tất Đàm được đồng nhất với Brahmi
qua danh từ “Phạn tự”. Về sau có một dạng chữ hoàn chỉnh và giản tiện
hơn là hệ thống chữ Devanagari. Chữ Tây Tạng và các hệ thống văn tự
thông dụng như Hindi, Punjabi… đă thoát thai từ chữ Devanagari. Tuy
tiếng Pali được sử dụng thống nhất trong các văn bản Phật Giáo Nam
Truyền nhưng mỗi nước lại sử dụng hệ thống văn tự bản địa để ghi âm
tiếng Pali. Do vậy, muốn đọc Tam Tạng Nam Truyền của Thái, người đọc sẽ
không thể đọc nổi được nếu không biết tiếng Thái. V́ lẽ đó, tất cả các
kinh điển Nam Tông nếu được ấn hành ở Phương Tây đều sử dụng cách kư âm
bằng mẫu tự Latin.
B. Quá
tŕnh phiên dịch kinh điển Hán Tạng tại Trung Hoa:
B.1. Việc
dịch thuật kinh điển qua các thời đại:
Trung Hoa là
xứ sở nổi tiếng về tơ lụa. Sản phẩm này được các nước khác, nhất là
những tiểu quốc thuộc Ấn Độ và Trung Đông ưa thích. Việc buôn bán tơ lụa
đă khiến một số tiểu quốc ở Trung Á và Bắc Ấn thịnh vượng một thời. Con
đường vận chuyển tơ lụa thường được các nhà sử học phương Tây gọi là
Silk Road. Theo chân các nhà buôn, các tăng sĩ Phật Giáo và tu sĩ các
tôn giáo khác cũng t́m đến Trung Hoa truyền đạo. Ngoài ra, theo đường
biển, các tăng sĩ cũng đến Giao Châu (miền Bắc Việt Nam) rồi qua Trung
Hoa hoằng pháp.
Theo truyền
thuyết, đạo Phật được truyền vào Trung Hoa dưới triều đại Tần Thủy Hoàng
(246-210 trước Công Nguyên) và bản kinh Phật giáo đầu tiên cũng được
dịch vào thời này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đă phủ nhận tính xác
thực của truyền thuyết này v́ thời đó, các rợ Hồ đă liên tục khuấy phá
vùng biên giới phía Bắc đế quốc Đại Tần khiến cho việc giao thông giữa
Ấn Độ và Trung Hoa hoàn toàn gián đoạn. Tần Thủy Hoàng phải phong tỏa
biên giới bằng cách xây Vạn Lư Trường Thành. Măi đến thời vua Hán Vũ Đế
(141-87 trước Công Nguyên), nền thương mại giữa Ấn Độ và Trung Hoa mới
được tái lập và quan hệ liên minh, chư hầu giữa Trung Hoa với các tiểu
quốc Trung Á h́nh thành.
Hiện nay, đa
số các nhà học giả nghiêng về giả thuyết đạo Phật được truyền vào Trung
Hoa dưới thời Hán Minh Đế (57-75 sau Công Nguyên). Huyền thuyết thường
được nhắc đến là trong giấc mộng, Hán Minh Đế mơ thấy người vàng hiện
thân trước đền, và theo lời khuyên của quan Thái Sử đoán mộng, vua đă
cho người sang Thiên Trúc thỉnh kinh, đồng thời thỉnh được hai vị cao
tăng thời đó là ngài Ca Diếp Ma Đằng (Kasyapamatanga) và Trúc Pháp Lan
(Dharmaraksa) đến Lạc Dương, kinh đô nhà Hậu Hán. Bản kinh đầu tiên được
dịch là kinh Tứ Thập Nhị Chương. Tuy thế, các nhà khảo cứu vẫn cho rằng,
xét trên văn phong, cú pháp, kinh Tứ Thập Nhị Chương chỉ có thể dịch sớm
nhất vào thời Tam Quốc (220-280). Như vậy, những bản dịch kinh cổ nhất
phải là bản dịch của ngài An Thế Cao (mất năm 170) và Chi Lâu Ca Sấm
(Lokakshema 147-185).
Ngài An Thế
Cao không rơ sinh năm nào, ngài là vương tử nước An Tức (Parthia), đă bỏ
ngôi xuất gia. Ngài dịch được 55 bản kinh, phần lớn là các bản kinh Tiểu
Thừa. Có những chữ được ngài dùng vẫn c̣n thịnh hành ngày nay như chữ
Bát Thánh Đạo.
Ngài Chi Lâu
Ca Sấm, người nước Đại Nhục Chi (v́ thế, tên ngài được người Tàu thêm
chữ Chi vào đằng trước), đến Trung Hoa vào thời Hán Hoàn Đế (147-167),
dịch được 20 bản kinh. Hiện chỉ c̣n giữ được 12 dịch phẩm của ngài như
kinh Bát Châu Tam Muội, kinh A Xà Thế Vương, kinh Vô Lượng Thanh Tịnh
B́nh Đẳng Giác, kinh Bảo Tích. Dựa trên giáo nghĩa kinh Bát Châu Tam
Muội, vào thời Ngụy - Tấn, sơ tổ Tịnh Tông Huệ Viễn đă đề xướng việc kết
xă niệm Phật. Dịch phẩm quan trọng nhất là Bát Thiên Tụng Bát Nhă
(Ashtasahasrika prajaparamita sutra, c̣n gọi là kinh Đạo Hành Bát Nhă).
Kinh này đă thúc đẩy phong trào Huyền Học Thanh Đàm rất mạnh thời Ngụy -
Tấn. Có thể nói ngài Chi Lâu Ca Sấm là một trong những vị cổ đức tiên
khởi góp phần Đại Thừa hóa Phật Giáo Trung Hoa.
Để độc giả
Trung Hoa có thể lănh hội được các giáo nghĩa uyên áo của Phật giáo, các
nhà dịch kinh thời sơ khởi đă phải vay mượn một số thuật ngữ Lăo Giáo để
diễn giải. Danh từ chuyên môn gọi cách diễn giải Phật giáo bằng từ ngữ
Lăo Giáo là “cách nghĩa”. Về sau, khi Phật giáo đă được phổ cập rộng
lớn, việc vay mượn các từ ngữ Lăo Giáo để dịch kinh đă bị các dịch sư,
tông sư, nhất là ngài Đạo An, quyết liệt bác bỏ.
Nh́n chung,
các kinh điển được dịch trong suốt một thời gian dài từ thời Hậu Hán
(25-220) đến tận gần cuối đời Nguyên (1280-1368). Số lượng kinh, luật,
luận và sớ giải được hoàn thành nhiều nhất vào thời Đường (618-907) với
1.191 tác phẩm của 261 dịch giả và soạn giả. Tiếp đó là đời Tống
((960-1280). Đến đời nhà Nguyên (1280-1368), chỉ có mỗi ḿnh ngài Sa La
Ba dịch một số nghi quỹ Mật Tông mà thôi.
Để h́nh dung
được công sức vĩ đại của chư Tổ trong việc phiên dịch, chúng ta hăy thử
xét qua trường hợp kinh Bát Nhă. Trước đó, tuy ngài Chi Lâu Ca Sấm đă
dịch kinh Bát Thiên Tụng Bát Nhă, nhưng bản dịch này vẫn c̣n nhiều điểm
chưa rơ ràng; v́ thế, sư Châu Sĩ Hành (203-282), một học giả nổi tiếng
thời Tam Quốc, đă nhất quyết sang Tây Vực để t́m một bản kinh gốc hoàn
chỉnh hơn. Năm 260, Sư đến Vu Điền (Khotan) và nghe nói tại đó có một
bản kinh Bát Nhă hoàn chỉnh, bèn xin quốc vương cho thỉnh một bản. Khi
đó, Vu Điền theo Tiểu Thừa và coi kinh Bát Nhă là ngụy kinh. Quốc vương
không muốn ngụy thuyết được lưu truyền ra ngoài nên đă từ chối và toan
đốt kinh. Châu Sĩ Hành đă phải tốn nhiều công sức mới thuyết phục được
vua cho xin bản kinh ấy đem về Trung Hoa. Măi đến năm 291, các vị Trúc
Thúc Lan và Vô La Xoa mới dịch kinh này sang tiếng Hán với tựa đề Phóng
Quang Bát Nhă (Panchavimshati sahasrika prajnaparamita sutra, hay c̣n
gọi là Nhị Thập Ngũ Thiên Tụng Bát Nhă). Một trường hợp khác là kinh
Phật Đảnh Tôn Thắng: khi ngài Phật Đà Ba Lỵ dịch xong kinh này, thấy
pháp bảo quá vi diệu, vua đă tịch thu cả bản dịch lẫn Phạn bản để giữ
kín làm của riêng trong cung. Sau bao lần khẩn cầu, ngài Phật Đà Ba Lỵ
mới xin lại được Phạn bản và lại phải dịch lại từ đầu. Trường hợp kinh
Lăng Nghiêm cũng thế: kinh này được coi là pháp bảo quốc gia nên vua
nghiêm cấm truyền ra ngoại quốc. Ngài Bát Lạt Mật Đế phải chép kinh trên
lụa, mổ bắp tay nhét vào, giả vờ bị thương mới mang đến Trung Hoa được.
Các vị cổ đức
dịch kinh nhiều nhất là ngài Bất Không (176 dịch phẩm), Thi Hộ (153 dịch
phẩm), Trúc Pháp Hộ (91 dịch phẩm), Huyền Trang (91 dịch phẩm), Pháp
Hiền (74 dịch phẩm), Nghĩa Tịnh (70 dịch phẩm), An Thế Cao (55 dịch
phẩm), Cưu Ma La Thập (49 dịch phẩm), Xà Na Quật Đa (35 dịch phẩm), Chân
Đế (32 dịch phẩm), Bồ Đề Lưu Chi (29 dịch phẩm), Cầu Na Bạt Đà La (28
dịch phẩm), Trúc Đàm Vô Lan (27 dịch phẩm), Bồ Đề Lưu Chí (25 dịch
phẩm), Kim Cang Trí (24 dịch phẩm), Thiên Tức Tai (18 dịch phẩm), Thiện
Vô Úy (18 dịch phẩm)…
Thoạt đầu,
việc dịch kinh mang tính cách cá nhân tự phát cho nên có nhiều bản kinh
được dịch bởi nhiều dịch giả khác nhau, nhất là trong thời kỳ Trung Hoa
bị chia năm xẻ bảy thành các tiểu quốc sau khi nhà Tây Tấn mất ngôi. Có
những vị gặp đủ những hoàn cảnh ngang trái nhưng vẫn bền ḷng dịch kinh.
Một thí dụ cụ thể là trường hợp của ngài Chân Đế (Paramartha 499-569).
Ngài sống vào triều Trần và Lương thời Nam Bắc Triều. T́nh h́nh loạn lạc
triền miên khiến cho ngài không bao giờ có được một trụ xứ nhất định
trong một thời gian dài để toàn tâm phiên dịch kinh điển, cứ phải liên
tục di chuyển. Tuy thế, sức phiên dịch của ngài thật đáng khâm phục (32
dịch phẩm lớn). Những dịch phẩm nổi tiếng nhất của ngài là kinh Kim
Quang Minh (Suvarnaprabhasa sutra), kinh Kim Cương, Phật Thuyết Giải
Tiết Kinh (tên khác của kinh Giải Thâm Mật), Thập Thất Địa Luận
(Saptadasha bhumika sastra, tức là một phần của Du Già Sư Địa Luận), A
Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (Abhidharmakosha sastra). Ngoài ra ngài c̣n viết
nhiều bộ luận sớ để giải thích kinh điển, nhưng tiếc rằng chúng đă bị
thất lạc hết. Có những vị đă là nạn nhân của những âm mưu chính trị của
các vương quyền như ngài Đàm Vô Sấm: Ngài Đàm Vô Sấm là một dịch sư lỗi
lạc thời Bắc Lương. Khi đó, Bắc Lương luôn bị bộ tộc Thác Bạc quấy phá.
Bộ tộc này đă diệt nhà Hậu Tần và lập ra nhà Bắc Ngụy. Bắt chước Diêu
Hưng nhà Dao Tần sùng thượng Phật giáo, vua Bắc Ngụy đ̣i nhà Bắc Lương
phải giao cống ngài Đàm Vô Sấm. Vua Bắc Lương thời ấy là Thư Cừ Mông Tốn
e sợ nhà Bắc Ngụy sẽ dùng tài trí lỗi lạc của Pháp Sư để thôn tính ḿnh
nên đă sai người phục kích giết chết Pháp Sư khi ngài đi về phía Tây
kiếm thêm tài liệu để hoàn chỉnh bản dịch kinh Niết Bàn.
Không giống
như trường hợp của ngài Chân Đế, các đạo tràng dịch kinh của hai vị Cưu
Ma La Thập và Huyền Trang được tổ chức rất quy mô:
- Khi ngài Cưu
Ma La Thập phiên dịch kinh Đại Bát Nhă, ngài lănh đạo một nhóm rất đông
các vị tăng sĩ và học giả có tŕnh độ thế học lẫn nội điển rất cao như
Tăng Duệ, Tăng Triệu v.v… Thoạt đầu, Đại Sư đọc văn bản bằng tiếng Phạn
rồi đọc lời dịch sang tiếng Hán. Những vị bút thọ sẽ cùng chép lại thành
nhiều bản để phát hiện những sai lầm nếu có. Kế đó, bản dịch sơ khởi sẽ
được so với các bản dịch của tác giả khác trước đó như bản dịch của ngài
Đàm Ma La Sát (Dharmaraksa), ngài Vô Xoa La để giảo chánh. Sau khi bản
dịch sơ khởi đă được chứng nghĩa, các vị học giả và tăng sĩ sẽ nhuận
sắc, tu từ, gọt dũa sao cho bản dịch vừa bóng bẩy vừa lưu loát, nhưng
không làm sai lạc ư nghĩa. Do đó, những bản dịch của Đại Sư La Thập gồm
đủ ba đức tính: tín (chính xác), đạt (dễ hiểu) và nhă (thanh tao, bóng
bảy).
- Đạo tràng
dịch kinh của ngài Huyền Trang c̣n quy mô hơn nữa. Khi dịch kinh, thoạt
tiên Pháp Sư đọc lời dịch từ tiếng Phạn sang Hán. Một vị bút thọ sẽ chép
lại lời khẩu dịch này, trong khi một vị tăng khác sẽ kiểm lại bản gốc và
chứng thực sự chân xác của các từ Phạn do Pháp Sư tuyên đọc. Một vị
chứng nghĩa sẽ thẩm định ư nghĩa từng câu, từng chữ trong bản dịch. Một
vị tăng khác sẽ kiểm từng chữ trong bản Hán để đảm bảo không chữ Hán nào
bị dùng sai hay chép sai nét. Một vị tăng khác sẽ nhuận sắc, hiệu đính
bản dịch sao cho lời văn được thanh nhă, lưu loát, dễ hiểu. Cuối cùng,
một vị tổng giám tu sẽ thẩm định toàn bộ quá tŕnh dịch thuật bản kinh
ấy. V́ lẽ đó, những bản dịch của ngài Huyền Trang cực kỳ tinh xác.
Cung cách dịch
thuật này được tuân thủ chặt chẽ vào thời Tống và phát triển thành chín
công đoạn. Dù được phiên dịch bằng công sức tập thể dưới sự chỉ đạo của
một vị Tam Tạng Pháp Sư như trường hợp đạo tràng dịch kinh của ngài
Huyền Trang hay cá nhân như ngài Chi Khiêm, thể thức phiên dịch kinh
điển Hán Tạng có thể phân thành hai trường phái lớn:
1. Trường phái
Cựu Dịch: tức là những kinh được dịch từ ngài Cưu Ma La Thập trở về
trước, chú trọng việc chuyển tải ư kinh là chính, lược bỏ những phần
trùng lặp.
2. Trường phái
Tân Dịch: do ngài Huyền Trang khởi xướng. Đại Sư chủ trương không lược
bỏ bất cứ một chữ nào. Dịch trung thành và bám sát bản gốc dù bản gốc
rườm rà cách mấy.
Theo truyện
kư, khi bắt đầu phiên dịch bộ kinh Đại Bát Nhă, pháp sư đă 62 tuổi. Để
dịch tác phẩm này, đại sư và các môn đệ đă dựa vào ba bản gốc tiếng Phạn
mang từ Ấn Độ về. Xin mở ngoặc là tất cả các bản kinh Bát Nhă hiện có
trong Đại Tạng như kinh Đại Bát Nhă (bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập),
Phóng Quang Bát Nhă, Kim Cang Bát Nhă, Tiểu Phẩm Bát Nhă, Nhân Vương Hộ
Quốc Bát Nhă v.v… chỉ là những pháp hội khác nhau trong bản kinh Đại Bát
Nhă 600 quyển do ngài Huyền Trang dịch. V́ bản gốc quá dài và có nhiều ư
tưởng trùng lặp, các môn đệ đă xin thầy chỉ nên dịch những phần trọng
yếu như cách Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch kinh. Trong khi c̣n đang phân
vân trước những lời khuyên này, ngài liên tiếp gặp phải những cơn ác
mộng như thấy ḿnh đang trèo lên vách đá cheo leo và bị ác thú tấn công.
Cuối cùng, đại sư quyết định dịch kinh đúng như bản gốc không thêm bớt
ǵ. Ngay đêm ấy, ngài mộng thấy đức Phật và chư Bồ Tát hiện đến, phóng
quang minh từ tướng bạch hào khiến thân ngài ngập tràn pháp hỷ. Trong
quá tŕnh dịch kinh, không những ḿnh ngài Huyền Trang mà cả các môn đệ
cũng mộng thấy những giấc mơ tốt lành.
Ngài Huyền
Trang đă đề ra năm nguyên tắc chính trong việc phiên dịch mệnh danh là
“ngũ chủng bất phiên” (năm lư do cần phải giữ nguyên âm tiếng Phạn):
a. Bí mật
bất phiên: Đây là trường hợp các đà ra ni và mật chú là lời nói sâu
xa, mầu nhiệm, bí mật của chư Phật, chư Bồ Tát, không thể phiên dịch
được.
b. Đa nghĩa
bất phiên: Một từ bao gồm quá nhiều nghĩa, nếu dịch ra tiếng Hán chỉ
diễn đạt được một nghĩa. Ví dụ chữ Bhagavat có đến sáu nghĩa nên chỉ
phiên âm là Bà Già Bà hay Bạc Già Phạm.
c. Phi hữu
bất phiên: tên những thứ ở Trung Hoa không có th́ không dịch, chẳng
hạn như tên các loại cây, các loại ngọc quư, các thứ dược thảo, ví dụ
như Diêm Phù Đàn (Jambhudana).
d. Cổ dịch
bất phiên: Các từ ngữ từ xưa đă phiên âm chứ không dịch nghĩa như A
Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
e. Thất
nghĩa bất phiên: Những chữ nếu dịch ra sẽ mất nghĩa như chữ Niết
Bàn, Bát Nhă. Bát Nhă có nghĩa là trí huệ, nhưng Bát Nhă không phải là
thứ trí huệ thông tục như thế gian thường hiểu nên không phiên.
Năm nguyên tắc
này đa số được các dịch giả sau thời ngài Huyền Trang tuân thủ chặt chẽ.
Cũng trong
thời đại nhà Đường, Tam Tạng thánh giáo đă hầu như hoàn chỉnh, các bộ
kinh, luật, luận Đại Thừa đă được dịch ra. Phần lớn các kinh điển Mật
giáo cũng được dịch trong thời kỳ này. Được sự bảo trợ của vương triều,
công cuộc nghiên cứu và dịch thuật kinh điển đă đạt đến mức phức tạp
nhất. Mỗi thế hệ dịch kinh đă ghi lại dấu ấn ngôn ngữ và văn hóa thời
đại lên bản dịch, nhưng các bản dịch kinh đều cùng chia sẻ một đặc tánh:
rơ ràng, ngắn gọn, nói trực tiếp, không dùng những điển tích cầu kỳ, hoa
mỹ giống như các tác phẩm trước tác của chư Tổ Trung Hoa. Khi ngài Chi
Khiêm thời Đông Ngô dịch kinh Pháp Cú, ngài toan vận dụng thi pháp bóng
bảy của Trung Quốc th́ đă bị pháp sư Duy Kỳ Nạn người Thiên Trúc quở
trách. Theo Duy pháp sư, tự thân Phật ngôn đă tinh túy, hay đẹp, không
cần phải dùng những hoa ngôn, ỷ ngữ thế gian để vẽ vời thêm khiến cho
thánh giáo bị sai lạc ư nghĩa. Ngài Chi Khiêm đă tuân thủ lời khuyến hóa
ấy nên bản dịch kinh Pháp Cú của ngài rất giản phác, trong sáng, dễ
hiểu.
B.2. Các
đại dịch giả
V́ khuôn khổ
hạn chế của bài viết, chúng tôi chỉ xin nêu lên công nghiệp và hành
trạng của một vài đại dịch giả tiêu biểu nhất:
a. Cưu
Ma La Thập (Kumarajiva 344-413):
Đại sư là
người xứ Quy Tư (Kucha), cha là Cưu Ma La Viêm, người Ấn Độ. Cha ngài đă
bỏ chức Tướng Quốc đi tu. Trong quá tŕnh du hóa, Cưu Ma La Viêm đă đến
Quy Tư và bị vua xứ này ép phải lấy công chúa em ruột vua. Trong khi
mang thai Đại Sư, bà mẹ trở nên sùng tín đạo Phật và thông tuệ khác
thường. Sau khi sinh ra Đại Sư, bà đă đ̣i xuất gia, nhưng ông chồng
không chấp thuận cho đến khi đứa con thứ hai ra đời. Lúc bà xuất gia,
Đại Sư vừa tṛn bảy tuổi.
Khi lên chín,
Đại Sư theo mẹ sang Ấn Độ cầu học với đại sư Bandhudatta, ngài được dạy
hai bộ kinh quan trọng là Trường A Hàm và Trung A Hàm. Dù c̣n rất trẻ,
Đại Sư đủ sức khuất phục mọi tăng sĩ ngoại đạo trong những cuộc tranh
luận. Trở về Quy Tư năm 20 tuổi, Đại Sư cùng mẹ lại tiếp tục tham học
các nơi thuộc vùng Trung Á. Đại Sư học Tăng Nhất A Hàm và luận A Tỳ Đàm
tại Kashgar. Sư học Thập Tụng Luật (Sarvastidin Vinaya) với ngài Phật Đà
Da Xá (Buddhayasas), học Trung Đạo Luận (Madhyamaka Shastra), Bách Luận
(Shatika sastra) và Thập Nhị Môn Luận (Dvadashamukha sastra) với hoàng
tử Suryasoma ở Yarkand.
Do thâm nhập
kinh điển Đại Thừa cùng tài luận nghị vô ngại, Đại Sư đă nhanh chóng nổi
tiếng khắp vùng Trung Á. Ngay cả các vua chúa Trung Hoa cũng mến mộ đức
hạnh ngài. V́ thế, vua nhà Tiền Tần là Phù Kiên (cai trị từ 357-385) đă
sai tướng Lữ Quang sang đánh chiếm Quy Tư để bắt cho được ngài về nước.
Một bộ tướng của Phù Kiên là Diêu (Dao) Trành đă soán ngôi vào năm 384,
lập ra nhà Hậu Tần. Nhân cơ hội đó, Lữ Quang chiếm cứ Lương Châu và tự
xưng vương, giữ riệt Đại Sư ở Lương Châu. Măi đến khi Diêu Trành chết,
con trai là Diêu Hưng (cai trị từ 393-415) hạ được Lữ Quang, mới đưa
được Đại Sư về Trường An. Khi đó, Đại Sư đă 50 tuổi.
Diêu Hưng tôn
Đại Sư làm Quốc Sư và đích thân tham dự đạo tràng dịch kinh. Ba dịch
phẩm: Trung Luận, Bách Luận và Thập Nhị Môn Luận của Đại Sư là ba tác
phẩm trọng yếu để lập tông của Tam Luận Tông Trung Hoa. Dù số lượng dịch
phẩm không nhiều bằng các vị khác, nhưng những dịch phẩm của Đại Sư được
lưu truyền rộng răi nhất từ trước đến nay v́ mức độ tinh xác và lời văn
thanh nhă, mang đầy nhạc điệu. Đại sư đă dịch các bản kinh, luận, luật
sau đây:
Kinh Phật
thuyết Hải Bát Đức kinh, Phật thuyết Phóng Ngưu kinh, Đại Trang Nghiêm
Kinh Luận, Chúng Kinh Soạn Tạp Thí Dụ, Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật kinh,
Tiểu Phẩm Bát Nhă Ba La Mật kinh, Kim Cang Bát Nhă Ba La Mật kinh, Phật
thuyết Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhă Ba La Mật kinh, Ma Ha Bát Nhă Ba La
Mật Đại Minh Chú kinh, Diệu Pháp Liên Hoa kinh, Thập Trụ kinh, Phật
thuyết Trang Nghiêm Bồ Đề tâm kinh, Phật thuyết Tu Ma Đề Bồ Tát kinh,
Phật thuyết A Di Đà kinh, Tập Nhất Thiết Phước Đức Tam Muội kinh, Phật
Thùy Bát Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới kinh, Tự Tại Vương Bồ Tát kinh,
Phật thuyết Thiên Phật Nhân Duyên kinh, Phật thuyết Di Lặc Hạ Sanh Thành
Phật kinh, Phật thuyết Di Lặc Đại Thành Phật kinh, Văn Thù Sư Lợi Vấn Bồ
Đề kinh, Duy Ma Cật Sở Thuyết kinh, Tŕ Thế kinh, Bất Tư Nghị Quang Bồ
Tát Sở Thuyết kinh, Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn kinh, Thiền Bí Yếu Pháp
kinh, Tọa Thiền Tam Muội kinh, Bồ Tát Ha Sắc Dục Pháp kinh, Thiền Pháp
Yếu Giải, Tư Duy Lược Yếu Pháp, Đại Thụ Khẩn Na La Vương Sở Vấn kinh,
Phật thuyết Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội kinh, Chư Pháp Vô Hành kinh, Phật
Tạng kinh, Phật thuyết Hoa Thủ kinh, Đăng Chỉ Nhân Duyên kinh, Khổng
Tước Vương Chú kinh, Thập Tụng Tỳ Kheo Ba La Đề Mộc Xoa Giới Bản, Phạm
Vơng kinh, Đại Trí Độ Luận, Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, Trung Luận, Thập Nhị
Môn Luận, Bách Luận, Thành Thật Luận, Phát Bồ Đề Tâm Kinh Luận, Mă Minh
Bồ Tát Truyện, Long Thọ Bồ Tát Truyện, Đề Bà Bồ Tát Truyện.
b. Huyền
Trang (596-664)
Ngài Huyền
Trang sanh khoảng năm 596 trong một gia đ́nh quư tộc ở Lạc Dương, họ
Trần húy Huy. Cha ngài là một vị quan đầu tỉnh dưới thời Tùy Dạng Đế
(604-618). Khi nhà Tùy mất ngôi, thân phụ ngài đă cáo quan về ở ẩn nên
gia đ́nh trở nên ngày càng túng bấn. Một người anh của ngài đă xuất gia
từ trước là pháp sư Trương Tiệp đă đem ngài Huyền Trang đến tu ở chùa
Tịnh Độ. Tuy mới tṛn mười một tuổi, ngài đă đọc trôi chảy các kinh Duy
Ma, Pháp Hoa và ham học tột bực.
Năm ngài tṛn
mười lăm tuổi, tài học và sự hiểu biết của ngài đă vang dội khắp Lạc
Dương và các khu vực lân cận. V́ không c̣n một pháp sư nào có thể chỉ
dạy thêm về nội điển, ngài liền đến chùa Trang Nghiêm ở Trường An để học
hỏi thêm. Trên bước đường cầu học, hai anh em ngài đă đến tận đất Tứ
Xuyên. Sau khi đă thọ Cụ Túc giới, Đại Sư đă tham học khắp vùng Hoa Bắc,
học Thành Thật Luận với ngài Đạo Thâm, học kinh Tiểu Thừa với pháp sư
Huệ Hưu. Càng tham học, ngài càng thấy c̣n có nhiều điểm tưởng như mâu
thuẫn trong các giáo nghĩa cũng như càng nhiều nghi t́nh nảy sinh. V́
thế ngài quyết chí sang Tây Thiên tham phỏng, cầu đạo. Đă bao lần Pháp
Sư thỉnh cầu Đường Thái Tông cho phép sang Thiên Trúc, nhưng bị bác v́
lúc đó triều đ́nh nghiêm cấm thông thương với Thiên Trúc do các rợ Hồ,
nhất là các bộ tộc Tây Tạng, liên tục quấy phá biên giới phía Tây.
Măi đến năm
629, khi đă tṛn 30 tuổi, ngài lén theo chân những người dân tha phương
cầu thực v́ hạn hán khởi hành sang Tây. Chuyến đi này rất gian khổ và
nhiều phen ngài đă tưởng phải mất mạng trong sa mạc. Sau khi tham học
nhiều nơi ở Thiên Trúc, ngài đến Nalanda cầu pháp với pháp sư Giới Hiền
(Silabhadra). Vừa gặp mặt ngài, pháp sư Giới Hiền đă khóc nức nở. Theo
thị giả Giác Hiền (Budhabhadra), pháp sư Giới Hiền bị một ác tật trầm
kha từ ba năm trước, đau đớn không chịu đựng nổi, đến nỗi nhiều phen Sư
toan tự tử. Sư Giới Hiền đă tuyệt thực chờ chết th́ ngài mộng thấy Bồ
Tát Văn Thù hiện ra bảo: “Ông phải cố sống v́ trong tiền kiếp, ông là
vua đă ngược đăi nhiều người nên kiếp này phải chịu đau khổ khó nhẫn như
thế. Sẽ có một vị Tăng người Hoa t́m đến tham học. Nếu ông tận tâm dạy
tất cả những pháp ḿnh đă biết cho ông ấy th́ mọi ác tật sẽ lành!”
Huyền Trang
học Du Già Sư Địa Luận với ngài Giới Hiền. Sau đó, ngài đi khắp Nam Ấn
học hỏi thêm về giáo nghĩa Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa suốt 17 năm. Không
những chỉ quảng bác đa văn, pháp sư Huyền Trang c̣n là một bậc biện tài
vô ngại. Trong đại hội Vô Già năm 641 do vua Harsha (Giới Nhật) tổ chức
tại Khúc Nữ thành (Kanyakubja) có hơn 7 ngàn vị tăng và bà la môn tham
dự, pháp sư Huyền Trang đă tranh luận với các phái Tiểu thừa và ngoại
đạo. Ngài đă viết Chân Duy Thức Luận để làm cơ sở tranh luận. Vua Giới
Nhật ghi dưới bản văn: “Nếu ai nhận thấy một chữ sai lầm, trẫm xin cắt
đầu ḿnh tạ lỗi”. Không một ai t́m được chỗ sơ sót nào trong bản luận
ấy. Do vậy, ngài hóa độ được rất nhiều người trở về Đại Thừa. Năm 645,
sau nhiều lần từ chối quyết liệt những lời cầu thỉnh của các vua chúa
Thiên Trúc, ngài trở về Trường An mang theo 150 viên xá lợi, 6 tượng
Phật gỗ trầm và 657 Phạn bản gồm 224 bộ kinh và 192 bản luận. Ngoài ra
ngài c̣n mang theo nhiều trước tác của các tông phái Tiểu Thừa .
Vua Đường Thái
Tông hoan hỷ nghênh đón pháp sư và do quá khâm phục tài trí trác tuyệt
của pháp sư nên đă nhiều phen cưỡng ép ngài hoàn tục để lănh chức Tướng
Quốc. Sau nhiều lần khôn khéo cự tuyệt, thuyết phục, cuối cùng nhà vua
chấp thuận bảo trợ sự nghiệp phiên dịch kinh điển của Pháp Sư. Dưới tay
ngài có 12 vị tăng đảm nhiệm việc chứng nghĩa, 9 vị tăng đảm nhiệm việc
biên chép, hiệu đính, một vị tăng thạc học đảm nhận kiểm soát mức chân
xác của từng chữ Hán được chép. Ngay trong năm đầu, pháp sư đă dịch được
Bồ Tát Tạng Kinh gồm 20 quyển, Phật Địa kinh (1 quyển) và Lục Môn Đà Ra
Ni kinh (1 quyển). Năm kế đó (646), bộ Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận
(12 quyển) được phiên dịch. Bộ Du Già Sư Địa Luận (100 quyển) được hoàn
thành vào năm 648.
Tuy bận rộn
với công việc dịch kinh, Đại Sư không bao giờ được toàn tâm toàn ư để
phiên dịch cả. Vua Thái Tông liên tục triệu kiến ngài vào cung để hỏi
han về t́nh h́nh các tiểu vương quốc ở Thiên Trúc. Đại Sư phải viết cuốn
Đại Đường Tây Vực Kư ghi chép tỉ mỉ t́nh h́nh các nước Thiên Trúc để
khỏi phải bị quấy rầy về vấn đề này nữa. Ngoài ra, Đại Sư phải tháp tùng
nhà vua tham dự các pháp hội cũng như những cuộc hỏi đạo đột ngột bất cứ
khi nào nhà vua cao hứng. Mặc dù đă bước vào tuổi 50, sức làm việc của
Pháp Sư rất đáng vị nể. Ngoài việc phiên dịch, Đại Sư c̣n truyền thụ Bồ
Tát Giới, giảng pháp cho hoàng tộc và các quan. Năm 657, khi Vũ Hậu cầm
quyền, bà cũng rất thường hay phỏng đạo với pháp sư đến nỗi ngài hầu như
không c̣n thời gian để phiên dịch nữa. Cuối cùng, pháp sư phải xin vua
Đường Cao Tông cho phép ḿnh được yên tịnh dịch kinh ở chùa Từ Ân. Cuối
năm đó, ngài phải theo vua trở về Trường An và xin được an cư ở cung
Ngọc Hoa để hoàn tất bản kinh lớn lao nhất bộ kinh Đại Bát Nhă. Bộ kinh
này gồm 200 ngàn bài kệ (khoảng 6 triệu bốn trăm ngàn chữ Phạn). Khi đó,
Đại Sư đă 62 tuổi. Bản dịch gồm 600 quyển (chiếm trọn 3 tập của Đại
Chánh Tạng) hoàn thành sau 4 năm làm việc cật lực quên ăn bỏ ngủ của Đại
Sư và môn đồ. Tương truyền, khi bản dịch hoàn thành, trời đổ mưa hoa,
mọi người nghe thiên nhạc ngân vang và thiên hương ngào ngạt.
Năm sau (664),
môn nhân cầu thỉnh Pháp Sư dịch kinh Bảo Tích. Vừa dịch được vài ḍng,
Pháp Sư biết sức ḿnh đă cạn, không thể nào hoàn thành nổi nên ngài
ngưng lại. Tháng Hai âm lịch năm ấy, Đại Sư thị tịch. Đại Sư để lại cho
đời chỉ 74 dịch phẩm, nhưng mỗi dịch phẩm đều rất đồ sộ, bằng mấy chục
lần tâm huyết cả đời của các vị pháp sư khác. Thể loại các kinh, luận
được ngài chọn dịch rất đa dạng: từ hệ thống Bát Nhă, Tịnh Độ, Kim Cang
Thừa, Luật, Duy Thức cho đến Nhân Minh. Xin hăy tạm kể những dịch phẩm
tiêu biểu của ngài như: Hiển Vô Biên Phật Độ Công Đức kinh, Đại Thừa Đại
Tập Địa Tạng Thập Luân kinh, Thọ Tŕ Thất Phật Danh Hiệu Sở Sinh Công
Đức kinh, Tịch Chiếu Thần Biến Tam Ma Địa Kinh, Xưng Tán Tịnh Độ Phật
Nhiếp Thọ kinh, Giải Thâm Mật kinh, Xưng Tán Đại Thừa Công Đức Kinh, Chư
Phật Tâm Đà Ra Ni kinh, Thập Nhất Diện Thần Chú kinh, Bất Không Quyến
Sách Thần Chú Tâm kinh, Thắng Tràng Tư Ấn Đà Ra Ni kinh, Bồ Tát Giới Yết
Ma Văn, A Tỳ Đạt Ma Tập Dị Môn Túc Luận, A Tỳ Đạt Ma Thức Thân Túc Luận,
A Tỳ Đạt Ma Phẩm Loại Túc Luận, Nhập A Tỳ Đạt Ma Luận, Ngũ Sự Tỳ Bà Sa
Luận, A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, Đại Thừa Quảng Bác Luận Thích Luận, Du
Già Sư Địa Luận, Thành Duy Thức Luận, Nhiếp Đại Thừa Luận Bổn, Biện
Trung Biên Luận, Hiển Dương Thánh Giáo Luận, Đại Thừa Thành Nghiệp Luận,
Quán Sở Duyên Duyên Luận, Nhân Minh Chánh Lư Môn Luận Bản, Dị Bộ Tông
Luân Luận…
c. Nghĩa
Tịnh (635-713)
Pháp Sư
sống vào đời Đường, người huyện Trác, tỉnh Hà Bắc, họ Trương, tự Văn
Minh. Sư xuất gia từ nhỏ, bản tánh thông minh, tham học khắp các danh
đức. Noi gương Đại Sư Pháp Hiển, ngài quyết tâm nhập Trúc cầu pháp. Năm
671, sư theo đường biển từ Quảng Châu đến Nam Dương, rồi qua Ấn Độ. Sau
khi tham học khắp các trung tâm Phật giáo danh tiếng thời đó tại Thiên
Trúc, sư đă thỉnh về nước 400 bộ kinh luận tiếng Phạn và 300 viên xá
lợi. Vũ Hậu ra tận cửa Thượng Đông nghênh tiếp Pháp Sư và sắc chỉ sư an
trụ tại chùa Phật Thọ Kư.
Trong
suốt 12 năm sau đó, từ 699 đến 711, sư đă dịch được 56 tác phẩm gồm 230
quyển đủ các thể loại. Các bộ luật trong Hữu Bộ Tỳ Nại Da ngày nay đa
phần do sư dịch. Ngoài việc phiên dịch, sư c̣n dạy luật cho hàng hậu
học. Tác phẩm Nam Hải Kư Quy Nội Pháp Truyện (4 quyển) và Đại Đường Tây
Vực Cầu Pháp Truyện (2 quyển) là những di liệu lịch sử rất quư về t́nh
h́nh các tiểu quốc ở Ấn Độ thời đó.
Các dịch phẩm
tiêu biểu của Đại Sư là: Phật thuyết Ngũ Uẩn Giai Không kinh, Phật
thuyết Tam Chuyển Pháp Luân kinh, Phật thuyết Diệu Sắc Vương Nhân Duyên
kinh, Phật thuyết Kim Cang Năng Đoạn Bát Nhă Ba La Mật Đa kinh (bản dịch
khác của kinh Kim Cang), Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bản Nguyện Công
Đức kinh (chỉ mỗi bản kinh này chép đủ Dược Sư thất Phật), Nhập Định Bất
Định Ấn kinh, Mạn Thù Thất Lợi Chú Tạng Trung Giảo Lượng Sổ Châu Công
Đức kinh, Phật thuyết Lược Giáo Giới kinh, Phật thuyết Phật Đảnh Tôn
Thắng Đà Ra Ni kinh, Hương Vương Bồ Tát Đà Ra Ni kinh, Phật thuyết Xưng
Tán Như Lai Công Đức Thần Chú kinh, Phật thuyết Bạt Trừ Tội Chướng Chú
Vương kinh, Phật thuyết Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm Vương kinh, Kim
Quang Minh Tối Thắng Vương kinh, Căn Bản Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da,
Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Bí Sô Ni Tỳ Nại Da, Căn Bản Thuyết Nhất
Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da An Cư Sự, Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại
Da Phá Tăng Sự, Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Bách Nhất Yết Ma, Lục
Môn Giáo Thọ Tập Định Luận, Nhân Minh Chánh Lư Môn Luận, Chưởng Trung
Luận, Thành Duy Thức Bảo Sinh Luận, Hộ Mạng Phóng Sinh Nghi Quỹ Pháp…
d. Bất
Không Kim Cang (705-774)
Đại Sư người
nước Sư Tử (nay là Sri Lanka). Năm 14 tuổi, Sư theo pháp sư Kim Cang Trí
(Vajrabodhi) học văn tự Tất Đàm và tụng tŕ Mật Tạng. Có thuyết nói Sư
là ḍng Bà La Môn, mồ côi từ nhỏ, theo chú đến Vũ Oai, Thái Nguyên
(Trung Hoa), sau thờ ngài Kim Cang Trí làm thầy.
Năm 720, Sư
vượt biển đến Lạc Dương. Năm 20 tuổi, Sư thọ Cụ Túc Giới. Sư thông minh,
tính t́nh nghiêm cẩn, tu đắc pháp Ngũ Bộ Tam Mật. Sau khi ngài Kim Cang
Trí thị tịch, tuân theo di huấn, Sư cùng các vị Hàm Quang và Huệ Biện
sang Tây Trúc học 18 hội Kim Cang Đảnh Du Già và Đại Bi Tỳ Lô Giá Na
Thai Tạng, 5 bộ Quán Đảnh Chân Ngôn Bí Điển. Sư c̣n tham học khắp các xứ
Ngũ Thiên Trúc.
Năm 746, trở
về kinh đô, sư làm pháp quán đảnh cho vua Đường Huyền Tông và trụ tại
chùa Tịnh Ảnh. Do đảo vũ linh nghiệm, Sư được ban hiệu là Trí Tạng và
hồng y. Vua Đại Tông phong cho Sư chức Hồng Lô Khanh, ban hiệu là Đại
Quảng Trí Tam Tạng. Sư lập đạo tràng Mật giáo ở Ngũ Đà, Thái Nguyên. Sư
thị tịch năm 774, lưu lại 176 dịch phẩm Mật Tông. Cùng với các ngài Cưu
Ma La Thập, Chân Đế và Huyền Trang, Sư được xưng tặng là Tứ Đại Dịch
Giả. Cùng với các vị Thiện Vô Úy (Shubhakarasimha) và Kim Cang Trí, ngài
được người đương thời gọi là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ (ba vị đại sĩ trong
niên hiệu Khai Nguyên). Sư làm tổ sư đời thứ sáu của Mật Tông Trung Hoa.
Đệ tử nối pháp là Huệ Quả. Ngài Huệ Quả về sau là bổn sư của ngài Không
Hải (Kukai), khai tổ Chân Ngôn Tông Nhật Bản.
Dịch phẩm tiêu
biểu: Đại Nhạo Kim Cang Bất Không Chân Thực Tam Ma Da kinh, Đại Tỳ Lô
Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Tŕ Kinh Lược Thị Thất Chi Niệm Tụng
Nghi Quỹ Hành Pháp, Đại Nhật Kinh Lược Nhiếp Niệm Tụng Tùy Hành Pháp,
Kim Cang Đảnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thực Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại
Giáo Vương kinh, Kim Cang Đảnh Kinh Du Già Thập Bát Hội Chỉ Quy, Nhuy Hế
Da kinh, A Súc Như Lai Niệm Tụng Nghi Quỹ, Vô Lượng Thọ Như Lai Quán
Hạnh Cúng Dường Nghi Quỹ, Kim Cang Đảnh Kinh Quán Tự Tại Vương Như Lai
Tu Hành Pháp, Cửu Phẩm Văng Sanh A Di Đà Tam Ma Địa Tập Đà Ra Ni kinh,
Bồ Đề Tràng Sở Thuyết Nhất Tự Đảnh Luân Vương kinh, Bất Không Quyến Sách
Tỳ Lô Giá Na Phật Đại Quán Đảnh Quang Chân Ngôn….
e. Chi
Khiêm
Không rơ năm
sanh và năm mất, chỉ biết ngài sống vào thời Tam Quốc. Sư vốn là người
xứ Đại Nhục Chi, tự là Cung Minh. Ban đầu, Sư đến Đông Độ, ở tại Hà Nam,
theo học với ngài Chi Lượng (đệ tử của ngài Chi Lâu Ca Sấm). Sư thông
thạo ngôn ngữ sáu nước, đọc thông tất cả sách vở nên được tặng mỹ hiệu
là Trí Nang (cái túi trí huệ). Sau Sư qua Đông Ngô, được Tôn Quyền tôn
làm Bác Sĩ dạy thái tử Tôn Lượng.
Trong suốt
khoảng thời gian 222-253, Sư dành trọn thời gian dịch kinh. Số lượng
dịch phẩm của sư rất lớn, theo Lương Cao Tăng Truyện là 49 bộ, theo Lịch
Đại Tam Bảo Kỷ, quyển 5, là 129 bộ. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
có ghi 51 dịch phẩm. Khi Thái Tử lên ngôi, Sư lui về ẩn cư tại Khung Ải,
theo ngài Trúc Pháp Lan giữ ǵn giới luật, chuyên tu Thiền Định. Sư thị
tịch năm 60 tuổi. Có thể nói Sư là một trong những bậc cổ đức khai phá
sự nghiệp dịch kinh của Trung Hoa. Lời văn dịch kinh của sư trong sáng,
găy gọn, chắc thật, giản phác. Do Sư sống trong vương triều Đông Ngô
thời Tam Quốc nên các bản kinh do Sư dịch đều ghi tác giả là Ngô Chi
Khiêm.
Dịch phẩm tiêu
biểu: Duy Ma Cật kinh, Thái Tử Thụy Ứng Bản Khởi kinh, Đại Minh Độ kinh…
f. Bồ Đề
Lưu Chi (Bodhiruci):
Không rơ năm
sanh, chỉ biết ngài sống vào thời Bắc Ngụy (386-534). Ngài là bậc học
giả lỗi lạc về Duy Thức, tinh thông cả chú thuật, thông cả tam tạng. Năm
508 thời Ngụy Tuyên Vũ Đế, ngài đến Lạc Dương, rất được vua kính trọng.
Vua thỉnh ngài trụ tại chùa Vĩnh Ninh, ngài chuyên tâm dịch kinh, được
tất cả 39 bộ.
Ngài cũng chú
trọng vấn đề phán giáo: Căn cứ vào kinh Đại Niết Bàn, ngài chia một đời
giáo hóa của đức Phật thành Măn Tự Giáo và Bán Tự Giáo, cho rằng những
pháp đức Phật nói trong 12 năm đầu đều là Bán Tự Giáo, sau đó mới là Măn
Tự Giáo. Ngài cũng lập ra giáo thuyết Nhất Âm Giáo, nghĩa là đức Như Lai
nói ra cùng một âm thanh nhưng muôn pháp cùng hiển bày. Tùy theo căn
tánh của thính chúng mà nghe nhận là giáo pháp Đại Thừa, Tiểu Thừa. Ngài
cũng là người đầu tiên dựa vào giáo nghĩa kinh Lăng Nghiêm để đưa ra
khái niệm Đốn Giáo và Tiệm Giáo. Do cùng dịch Thập Địa Kinh Luận với
ngài Lặc Na Ma Đề, ngài c̣n được tôn là Tổ của Địa Luận tông. Chính ngài
là người truyền kinh Quán Vô Lượng Thọ cho ngài Đàm Loan. V́ thế, Tịnh
Độ Tông Nhật Bản tôn ngài làm Sơ Tổ, ngài Đàm Loan làm nhị tổ.
Dịch phẩm tiêu
biểu: Kim Cang Bát Nhă Ba La Mật, Phật thuyết Phật Danh kinh (thường
được biết dưới tên gọi Kinh Vạn Phật), Già Da Sơn Đảnh kinh, Phật thuyết
Văn Thù Sư Lợi Tuần Hành kinh, Thắng Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn kinh, Nhập
Lăng Già kinh, Thâm Mật Giải Thoát kinh, Vô Tự Bảo Khiếp Kinh, Kim Cang
Tiên Luận, Vô Lượng Thọ Ưu Ba Đề Xá kinh, Quyền Hiện Kim Sắc Ca Na Bà Để
Cửu Mục Thiên Pháp, Sai Ma Bà Đế Thọ Kư kinh, Đại Bảo Tích Kinh Luận…
g. Bồ Đề
Lưu Chí (Bodhiruci):
V́ hai vị đại
sư sống kế tiếp trong hai thời, nên rất nhiều người bị lẫn lộn giữa hai
vị Bồ Đề Lưu Chi và Bồ Đề Lưu Chí. V́ thế, có người đă nói ngài Bồ Đề
Lưu Chi sống đến hơn 200 tuổi. Thêm nữa, ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch Đại Bảo
Kinh Luận và ngài Bồ Đề Lưu Chí dịch kinh Đại Bảo Tích nên càng dễ nhận
lầm hai người chỉ là một người.
Thật ra, ngài
Bồ Đề Lưu Chí thoạt đầu có tên là Đạt Ma Lưu Chi (Dharmaruci), thuộc
ḍng Bà La Môn, bẩm tánh thông minh, xuất gia trong phái ngoại đạo từ
năm 12 tuổi. Đến 60 tuổi, Sư mới giác ngộ Phật Pháp, liền ẩn cư trong
hang núi tu hạnh Đầu Đà. Sư học pháp với ngài Da Xá Cù Sa, chưa đầy 5
năm đă hiểu rơ. Đường Cao Tông nghe tiếng liền sai người đến thỉnh qua
Trung Hoa. Năm 693, ngài đến Trường An, Vũ Hậu Tắc Thiên cực kỳ kính
trọng, ưu đăi. Cũng trong năm này, ngài dịch được mười một bộ kinh như
Phật Cảnh Giới, Bảo Vũ…
Trong năm 706,
đời Đường Trung Tông, ngài trụ tích tại chùa Sùng Phước, Trường An, dịch
kinh Bất Không Quyến Sách Thần Biến Chân Ngôn, Nhất Tự Phật Đảnh Luân
Vương… và tiếp tục sự nghiệp dịch kinh Bảo Tích của ngài Huyền Trang. Do
tuổi đă cao, Sư chỉ dịch những pháp hội nào chưa dịch, được 26 hội nữa,
cộng chung với bản cựu dịch thành 49 hội (120 quyển). Năm 722, ngài đến
chùa Trường Thọ. Tháng 9 năm 727, ngài tuyệt thực. Ngày mùng 5 tháng 11,
Đại Sư thị tịch, thọ 166 tuổi (?).
Tính ra ngài
dịch được 53 bộ kinh cả thảy; Đại Chánh Tạng và Tục Tạng chỉ giữ lại
được 25 bộ.
Đây là một trường hợp rất đặc biệt v́ Thư Cừ Kinh Thanh chỉ là
một vị tục gia cư sĩ. Ông sanh năm
nào không rơ, là em họ của Thư Cừ Mông
Tốn, vua nước Bắc Lương, người Hung Nô, được phong An Dương Hầu.
Là người thông minh nhớ dai, sáng suốt trí huệ, đọc nhiều sách,
giỏi đàm luận. Thuở thiếu thời ông từng đến Vu Điền học Phạn
văn, gặp ngài Phật Đà Tư Na tại Cù Ma Đế đại tự,
học Kinh Thiền Yếu Bí Mật Trị Bệnh( Trị Thiền Bệnh Bí Yếu Pháp).
Sau ông về lại Hà Tây, gặp ngài Đàm Vô Sấm, ông lễ bái
thân cận, thưa hỏi nhiều việc. Năm 439 nhà Bắc Lương đầu hàng
Bắc Ngụy, ông đi về phía Nam đến ở trong lănh
thổ nhà Lưu Tống, trong tâm chán ngán việc đời, thường đến các
chùa tháp, phiên dịch kinh văn, các kinh do ông dịch hiện c̣n 16
bộ, 17 quyển: Phật thuyết Bát Quan Trai kinh, Phật thuyết
Quán Di Lặc Bồ Tát Thượng Sanh Đâu Suất Thiên kinh, Phật thuyết
Tịnh Phạn Vương Bát Niết Bàn kinh, Phật thuyết Gián Vương kinh,
Phật thuyết Chiên Đà Việt Quốc Vương kinh, Phật thuyết Ma Đạt
Quốc Vương kinh, Phật thuyết Phật Đại Tăng Đại kinh, Phật thuyết
Gia Kỳ kinh, Trị Thiền Bịnh Bí Yếu Pháp, Phật thuyết Tấn Học
Kinh, Phật thuyết Ngũ Vô Phản Phục Kinh, Ngũ Phản Phục Đại Nghĩa
kinh, Đệ Tử Tử Phục Sinh kinh, Phật thuyết Ca Diếp Cấm Giới
kinh, Phật thuyết Ngũ Khủng Bố Thế kinh….
Ông mất năm 464. Năm sinh th́ không rơ.
Ngoài ra, c̣n
rất nhiều vị dịch kinh luận rất nhiều, nhưng các tác phẩm các ngài dịch
lại không được lưu hành rộng răi như các vị Xà Na Cấp Đa (Jnanagupta),
Cầu Na Bạt Đà La (Gunabhadra), Thi Hộ (Danapala), Pháp Hiền
(Dharmabhadra), Pháp Thiên (Dharmadeva)... Có những vị dịch không nhiều,
chỉ có 15 bộ (hoặc là dịch nhiều hơn, nhưng bị thất lạc) như ngài Thật
Xoa Nan Đà (Siksananda), nhưng quá bán những dịch phẩm đó đă được lưu
hành, nghiên cứu rộng răi. Điển h́nh là kinh Hoa Nghiêm, kinh Địa Tạng
Bồ Tát Bản Nguyện, kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, kinh Đại Thừa Nhập Lăng
Già, kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Bí Mật Tạng Như Ư Luân Đà Ra Thần Chú, kinh
Phật Thuyết Cứu Diện Nhiên Ngạ Quỷ Đà Ra Ni Thần Chú, Đại Thừa Khởi Tín
Luận. Riêng hai kinh Quán Âm Như Ư Luân và kinh Cứu Diện Nhiên Ngạ Quỷ
nói trên được Đông Mật Nhật Bản rất coi trọng và tôn tượng Như Ư Luân
Quán Âm được thấy rất nhiều ở Nhật Bản là do ảnh hưởng của kinh này.
Nghi thức Mông Sơn Thí Thực trong thời khóa công phu chiều của Thiền Gia
cũng dùng một số bài chú lấy trong kinh Cứu Diện Nhiên Ngạ Quỷ.
C. Quá
tŕnh sớ giải, phán giáo (phân loại, hệ thống hóa kinh điển) và thống kê
kinh điển
C1. Sớ giải
và phán giáo:
Song song với
việc phiên dịch kinh điển, các vị cổ đức Trung Hoa cũng viết những bản
sớ giải để giải thích nghĩa kinh cũng như tạo luận để hiển dương giáo
nghĩa của tông môn ḿnh. Các bản sớ giải thường mang tên là Sớ như A Di
Đà Kinh Sớ của ngài Trí Khải hoặc Huyền Luận (ví dụ như Pháp Hoa Huyền
Luận của ngài Cát Tạng), Huyền Nghĩa (Pháp Hoa Huyền Nghĩa của ngài Trí
Khải), hoặc Nghĩa Kư (ví dụ như Pháp Hoa Kinh Nghĩa Kư của ngài Pháp
Vân), hoặc Thuật Kư (như Thành Duy Thức Luận Thuật Kư của ngài Khuy Cơ).
Đôi khi c̣n được gọi là Văn Cú như Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú của
ngài Trí Khải.
Người viết
nhiều nhất là tổ Trí Húc (37 tác phẩm), Trí Khải (36 tác phẩm), Cát Tạng
(28 tác phẩm), Khuy Cơ (24 tác phẩm), Đạo Tuyên (23 tác phẩm), Liên Tŕ
Châu Hoằng (21 tác phẩm), Nguyên Hiểu (18 tác phẩm), Quán Đảnh (14 tác
phẩm). Sớ giải không nhiều nhưng rất đồ sộ là ngài Thanh Lương Hiền Thủ,
tác giả của bộ Thanh Lương Sớ chú giải kinh Hoa Nghiêm. Riêng tổ Vân Thê
Châu Hoằng c̣n lập ra một đường lối độc đáo gọi là Sớ Sao (Sớ để giải
thích ư kinh, Sao để giải thích những điểm khó hiểu, gút mắc trong lời
Sớ). Có những vị chỉ căn cứ vào các kinh điển đă có cộng với kiến giải
lỗi lạc của ḿnh mà đề xướng ra những giáo nghĩa gây choáng váng cho
người đương thời như trường hợp ngài Trúc Đạo Sanh chẳng hạn:
Ngài Đạo Sanh
là một cao tăng học giả thời Đông Tấn, người huyện Cự Lộc (nay thuộc
tỉnh Hà Bắc). Ngài vốn họ Ngụy, nhưng thờ ngài Trúc Pháp Thải làm thầy
nên đổi sang họ Trúc. Ngài từng thọ học với các bậc cao tăng thời ấy như
ngài Lô Sơn Huệ Viễn và ngài Cưu Ma La Thập. Qua nghiên cứu kinh điển,
Sư đă đề xướng thuyết “xiển đề thành Phật, đốn ngộ thành Phật” bị người
đời cực lực công kích. Sau này, khi ngài Đàm Vô Sấm dịch kinh Niết Bàn,
mọi người mới khâm phục kiến giải thông tuệ của ngài.
Có thể người
đầu tiên khởi xướng việc sớ giải kinh điển tại Trung Hoa là ngài Chi
Khiêm qua tác phẩm Liễu Bản Sanh Tử Kinh Giải. Nhưng người đi tiên phong
trong việc hệ thống hóa giáo nghĩa phải là ngài Đạo An (312-385). Ngài
quyết liệt bác bỏ phương cách vay mượn thuật ngữ Lăo Giáo để diễn tả
những khái niệm phức tạp của Phật giáo trong thời kỳ tiên khởi của Phật
giáo Trung Hoa. Suốt cuộc đời, Sư tha thiết cầu pháp. Khi biết đến đạo
phong của pháp sư Cưu Ma La Phật, ngài đă nhiều lượt thỉnh cầu vua Phù
Kiên triều Phù Tần cung thỉnh Pháp Sư nhập Hoa. Tiếc thay, khi ngài La
Thập đến được Trường An, ngài Đạo An đă mất.
Chính ngài Đạo
An đă quy định tăng, ni phải lấy chữ Thích đặt trước tên nhằm thuận theo
ư kinh: mọi Phật tử đều là đệ tử của Phật Thích Ca, và khi xuất gia, mọi
người dù thuộc giai cấp nào đều b́nh đẳng thuộc về ḍng dơi nhà Phật.
Dựa theo kinh luật, ngài đă chế tác tăng phục cho giới tăng sĩ Trung Hoa
dựa theo khuôn mẫu tăng phục của các vị Tăng Ấn Độ. Tăng phục hiện tại
của chư Tăng dĩ nhiên đă trải qua nhiều canh cải, nhưng ư tưởng chế ra y
ca sa khoác ngoài áo dài mặc trong bắt nguồn từ ngài Đạo An. Ngài cũng
đưa tăng đoàn vào khuôn khổ truyền giới, thọ giới đúng theo pháp thức
yết ma, tác bạch như chư Tăng Thiên Trúc.
Pháp Sư Đạo An
cũng chính là người đầu tiên biên soạn mục lục kinh điển nhằm thống kê
những kinh đă được dịch thời ấy. Danh mục này liệt kê 374 bản kinh dựa
trên hơn 500 bản thảo mà ngài đă sưu tập được. Những kinh nào bị mất tựa
(v́ truyền thống chép kinh của Thiên Trúc thường ghi tên kinh ở trang
cuối), ngài bèn thận trọng cân nhắc giáo nghĩa trong kinh rồi đặt tựa
mới.
Một trong
những đóng góp quan trọng của ngài trong việc ghi chép kinh điển là chia
thành quyển. Ở Ấn Độ, thoạt đầu, kinh thường được ghi chép trên lá một
loại cây thuộc họ cọ tên là tala (cây đa la). Do tiếng Phạn gọi lá loại
cây đó là pattra (Tàu phiên âm là bối đa la), nên từ đó về sau, kinh
điển nhà Phật thường được gọi là “bối diệp kinh văn”. Khi ngài Huyền
Trang du học Thiên Trúc, ngài thấy ở Nam Ấn và Tích Lan vẫn c̣n dùng vật
liệu tương tự là lá cây palmira và talipot. Lá được sơ chế và cắt thành
những mảnh dài kích thước 25x80 cm. Kinh được chép bằng mực không phai,
hay dùng mũi kim nhọn xâm chữ xong quét mực lên. Các bản kinh chép xong
được xỏ dây buộc rồi dùng hai mảnh ván ép chặt lại để bảo quản. Hiện
tại, người Tây Tạng vẫn dùng cách chép kinh và in kinh trên những mảnh
giấy dài và hẹp để mô phỏng cách chép kinh trên lá bối thuở xưa.
Ở Trung Hoa,
kinh thường được chép trên một mảnh giấy dài để cuộn thành trục hay xếp
lại, đóng thành từng quyển. Do khuôn khổ của giấy, các bản kinh dài phải
chia thành nhiều quyển và đánh số cho dễ nhớ. Kinh được chia quyển như
vậy vừa tiện đọc tụng, vừa không sợ rớt mất trang, lạc thứ tự như cách
chép kinh trong Phạn Bản. Ngay cả sau này, khi kỹ thuật in kinh tối tân
hơn, Phật Giáo Bắc Tông vẫn chia thành quyển. Chẳng hạn, như kinh Pháp
Hoa gồm 8 quyển, mặc dù khi in chỉ có một tập mà thôi. Cũng từ khái niệm
“quyển” này, hai bản dịch kinh Hoa Nghiêm tân dịch và cựu dịch, được
mệnh danh là Lục Thập Hoa Nghiêm và Bát Thập Hoa Nghiêm (kinh Hoa Nghiêm
bản 60 quyển và kinh Hoa Nghiêm 80 quyển). Khi Trung A Hàm và Tăng Nhất
A Hàm được dịch ra tiếng Hán, ngài Đạo An đă đích thân viết sớ giải.
Ngài cũng viết lời tựa giới thiệu cho bản dịch các bộ luận Tỳ Bà Sa và
các bản kinh thuộc Luật Tạng.
Tuy thế, phải
đợi đến thời ngài La Thập truyền bá, phiên dịch kinh, giáo nghĩa Đại
Thừa lẫn Tiểu Thừa mới được nghiên cứu có hệ thống. Noi gương ngài La
Thập, chư Tổ đă nỗ lực phiên dịch kinh, nên trong suốt thời gian Nam Bắc
Triều (317-589), các kinh điển Đại Thừa được phiên dịch rộng răi với một
số lượng lớn. Mỗi kinh phô diễn một giáo nghĩa độc đáo khiến cho giới
học Phật thời ấy đôi khi hoang mang v́ những khác biệt giữa giáo nghĩa
Tiểu thừa và Đại Thừa cũng như các điểm khác biệt về mặt giáo nghĩa giữa
các kinh Đại Thừa. Để hệ thống hóa tư tưởng Phật giáo, các vị cổ đức đă
lập ra hệ thống “giáo tướng phán thích” hay gọi tắt là “phán giáo”. Hiểu
một cách đại lược, “phán giáo” là so sánh các hệ thống giáo nghĩa, đặt
chúng theo một tŕnh tự hợp lư về mặt lư luận hay nói cách khác là hệ
thống hóa các kinh điển Phật giáo theo một tiêu chuẩn nhất quán, triệt
để người học không bị bối rối v́ những giáo nghĩa tưởng chừng mâu thuẫn
nhau.
Thoạt đầu, chư
vị cổ đức phán giáo theo tiêu chí: phán định kinh nào sẽ thuộc vào thời
gian thuyết giảng nào của đức Phật. Nhưng vào thời Tùy - Đường
(581-907), chư Tổ nghiêng về quan điểm: phán định mỗi bộ kinh thuộc về
hệ thống tư tưởng giáo nghĩa, giáo thuyết nào. Để giải thích v́ sao có
nhiều giáo nghĩa khác nhau, chư Tổ đă đưa ra hai thuyết:
1/ Thứ
nhất, đức Bổn Sư giáo hóa cho nhiều căn cơ khác nhau trong nhiều thời
điểm khác nhau như một vị y sư tùy bịnh cho thuốc. Tùy mỗi căn cơ, Phật
sẽ giảng pháp môn thích hợp. Chẳng hạn như đối với kẻ tham dục, Phật dạy
tu Bạch Cốt Quán, Bất Tịnh Quán. Đối với người chấp pháp, ngài dạy Thập
Nhị Nhân Duyên… Do đó, có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn (xin lưu ư là
chữ “tám vạn bốn ngàn pháp môn” ở đây chỉ là cách nói tượng trưng cho
một số lượng rất lớn. Chứ thật ra có đến vô lượng vô biên pháp môn).
2/ Thứ
hai, Phật dùng viên âm để giảng pháp: Ngài chỉ nói cùng một bài pháp,
nhưng căn cơ thính chúng sai khác nên nghe thành các bài pháp khác nhau.
Đây chính là quan điểm Nhất Âm Giáo của ngài Bồ Đề Lưu Chi.
Căn cứ
vào cách giải thích thứ nhất, thoạt đầu chư Tổ chia kinh Phật thành hai
loại: Măn Tự Giáo (kinh phô diễn trọn vẹn sự thật tuyệt đối, thường được
gọi là Đệ Nhất Nghĩa Đế) và Bán Tự Giáo (kinh do đức Phật phương tiện
giảng nói thuận theo kiến chấp thế gian để chúng sanh dễ hiểu, dễ lănh
thọ; giáo nghĩa này thường được gọi là Tục Đế). Lập luận này được minh
chứng bằng kinh Niết Bàn: V́ chúng sanh chấp pháp, chấp ngă nên Phật dạy
vô thường, vô lạc, vô ngă, vô tịnh; khi tứ chúng đạt đến mức độ giải
thoát Nhị Thừa, ngài muốn dẫn họ lên một mức độ cao hơn nên dạy về Chân
Thường, Chân Lạc, Chân Ngă, Chân Tịnh.
Khi phán
giáo, chư Tổ cũng thường dẫn khái niệm Tứ Tất Đàn trong Đại Trí Độ Luận
của Bồ Tát Long Thọ để giải thích sự khác biệt giữa giáo nghĩa của các
kinh điển. Tứ Tất Đàn là:
1. Thế
Giới Tất Đàn (hay c̣n gọi là Lạc Dục Tất Đàn): tùy thuận pháp thế gian
mà nói nghĩa nhân duyên ḥa hợp, dùng các sự vật thế gian để thuyết minh
chân lư duyên khởi.
2. Nhân
Tất Đàn (hay c̣n gọi là Sanh Thiện Tất Đàn): tùy theo căn cơ và năng lực
của chúng sanh, Phật giảng ra pháp môn thực tiễn xuất thế cho mỗi người
được lợi ích.
3. Đối
Trị Tất Đàn (Đoạn Ác Tất Đàn): nhằm đối trị phiền năo nên tùy bịnh cho
thuốc. Chẳng hạn như v́ ngài Tôn Đà La Nan Đà tham dục, Phật dùng phương
pháp đưa tôn giả lên thiên cung cho thấy các thiên nữ xinh đẹp tuyệt
trần để tôn giả hăng hái tu tập, và cuối cùng, tôn giả đoạn được tham
ái.
4. Đệ
Nhất Nghĩa Tất Đàn (Nhập Lư Tất Đàn): phá trừ tất cả biện luận, lư luận
xuông, trực tiếp dùng chân lư tuyệt đối (Đệ Nhất Nghĩa Đế, Thật Tế, Thật
Tướng) khiến chúng sanh thực sự khế nhập chân lư.
Người
đầu tiên đưa ra khái niệm Đốn Giáo và Tiệm Giáo chính là pháp sư Huệ
Quán, đệ tử của ngài La Thập, sống vào thời Lưu Tống. Về Tiệm Giáo, ngài
cho rằng một thời giáo hóa của đức Phật chia làm năm thời kỳ: thời A
Hàm, thời Bát Nhă, thời Duy Ma, thời Pháp Hoa và thời Niết Bàn. Tư tưởng
này về sau được tông Thiên Thai hoàn thiện. Đại Sư c̣n có công hội tập
hai bản kinh Niết Bàn, tạo thành một bản kinh hoàn chỉnh. Có thể nói Sư
là người hội tập kinh điển đầu tiên của Trung Hoa. Sở dĩ cần phải hội
tập kinh Niết Bàn v́ khi ngài Đàm Vô Sấm (Dharmkshema 385-433) dịch kinh
Đại Bát Niết Bàn vào thời Bắc Lương dưới sự bảo trợ của vua Thư Cừ Mông
Tốn (cai trị từ 401-433), ngài nhận thấy Phạn Bản ngài có chưa đầy đủ.
Qua nhiều lượt cử người sang Vu Điền (Khotan) thỉnh Phạn bản, bản Niết
Bàn do ngài ĐàmVô Sấm dịch lên đến 40 quyển. Trong khi đó, bản dịch kinh
Niết Bàn của ngài Pháp Hiển chỉ có sáu quyển. Mỗi bản có ưu khuyết điểm
riêng; v́ thế, ngài Huệ Quán đă xướng suất các vị danh tăng thời đó hội
tập hai kinh Niết Bàn. Bản hội tập này được gọi là kinh Niết Bàn bản Nam
để phân biệt với bản Bắc là bản dịch của ngài Đàm Vô Sấm.
Đến đời
Tùy, việc sớ giải kinh điển mạnh mẽ nhất. Kinh được giới học Phật Trung
Hoa thời đó quan tâm nhất là kinh Pháp Hoa. Không thỏa măn với hai bản
sớ giải ban đầu là Pháp Hoa Kinh Nghĩa Sớ của ngài Đạo Sanh (355-434) và
Pháp Hoa Kinh Nghĩa Kư của ngài Pháp Vận (467-529) viết vào thời Lương ở
Nam Kinh, các bản sớ giải khác được viết là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh
Huyền Nghĩa của ngài Trí Khải (538-597) và Pháp Hoa Kinh Huyền Luận của
ngài Cát Tạng (549-623) thuộc tông Tam Luận.
Tuy chỉ
thị hiện trên thế gian này trong một thời gian ngắn (59 năm), những đóng
góp của Tổ Trí Khải thật vĩ đại. Đại Sư đă hoàn thiện phương pháp chú
giải, hoàn thiện lư luận phán giáo đến mức độ tinh vi, phức tạp nhất. Về
phương diện chú giải, Đại Sư đề ra “lục chủng thành tựu” (để dễ hiểu về
khái niệm này, xin xem cuốn Quán Vô Lượng Thọ Sớ Sao của Ḥa Thượng
Thiền Tâm) và “ngũ trùng huyền nghĩa”, tức là để giải thích một kinh,
người viết sớ giải phải tuân thủ năm điều sau:
1. Thích
danh: giải thích đề mục kinh.
2. Biện
thể: luận về thể tánh kinh ấy giải thích. Chẳng hạn, kinh Pháp Hoa lấy
Thật Tướng Trung Đạo làm thể.
3. Minh
tông: giải thích điều kinh đặc biệt xiển dương. Chẳng hạn, tông chỉ kinh
A Di Đà là “tín hạnh tŕ danh”.
4. Luận
dụng: nêu công dụng của kinh, chẳng hạn: công dụng của kinh Di Đà là
“phổ nhiếp tam căn văng sanh Cực Lạc, kiến tánh thành Phật”.
5. Phán
giáo: Phán định giáo tướng của kinh. Chẳng hạn như kinh Di Đà thuộc về
Viên Giáo, thuộc về Bồ Tát tạng.
Tổ Trí
Khải c̣n hoàn thiện hệ thống phán giáo của ngài Huệ Quán, phân định một
thời giáo pháp của Phật thành năm thời: Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng,
Bát Nhă và Pháp Hoa. Về phương cách giáo hóa của Phật, ngài đặt ra giáo
thuyết “bát giáo” (tám cách giáo hóa: Tạng, Thông, Biệt, Viên, Đốn,
Tiệm, Bí Mật, Bất Định - xin xem chi tiết trong Phật Học Tinh Yếu, cuốn
1 của Ḥa Thượng Thiền Tâm). Ngài cũng đề xướng những giáo nghĩa đặc sắc
như Bản Môn, Tích Môn, Quyền giáo, Thật giáo, Tam Đế, Tam Quán v.v…
Những tác phẩm như Ma Ha Chỉ Quán, Pháp Hoa Văn Cú của ngài là cơ sở để
phát triển giáo nghĩa đặc thù của tông Thiên Thai. Đa số các tác phẩm
tŕnh bày giáo nghĩa, sớ giải kinh điển sau thời tổ Trí Khải của các
tông phái đều chịu ảnh hưởng sâu đậm phong cách chú giải kinh điển của
ngài. V́ đa số các tác phẩm của Tổ Trí Khải quá uyên áo, phức tạp nên về
sau lại có một loạt những tác phẩm khác ra đời nhằm giải thích rộng hay
toát lược những giáo nghĩa do Tổ đặt ra. Trong một chừng mực nào đó,
giáo thuyết “ngũ thời bát giáo” của tổ Trí Khải lấn át giáo thuyết “ngũ
giáo” của tông Hoa Nghiêm.
Bắt đầu
từ thời Nam Bắc Triều trở đi, Thiền Tông bắt đầu h́nh thành và dần dần
chiếm ưu thế do tánh chất trực tiếp, thuần phác của nó. Thoạt đầu, Thiền
gia nhấn mạnh đến phương diện thực hành hơn là đặt nặng lư luận. Do đó,
để phân biệt với Giáo gia là những tông phái đặt nặng vấn đề lư luận,
nghiên cứu, chia chẻ đến tận chân tơ kẽ tóc từng vấn đề như Hoa Nghiêm
tông, Thiên Thai tông, những người hành Thiền tự gọi ḿnh là Thiền gia
hay Tông Môn. Dần dà, để thuyết minh giáo nghĩa của Thiền Tông, các bộ
luận được h́nh thành cũng như các lời dạy của chư Tổ nhà Thiền được ghi
chép dưới danh xưng “ngữ lục” như Thần Hội Ngữ Lục hoặc “cảnh sách” như
Quy Sơn Cảnh Sách chẳng hạn. Theo các nhà nghiên cứu, những bộ luận nổi
tiếng được coi là tác phẩm của tổ Đạt Ma như Huyết Mạch Luận, Thiếu Thất
Lục Môn Tập, Thiếu Thất Dật Thư…là những tác phẩm của các thế hệ sau
được gán cho Tổ để tăng tính khả tín. Ngoài ra, một thể loại đặc sắc
khác của nhà Thiền cũng được lưu hành là các tuyển tập công án như Bích
Nham Lục. Những bộ sử truyện ghi lại hành trạng các cao tăng cũng được
soạn thảo như Cao Tăng Truyện, Truyền Đăng Lục…
Cũng xin nói
thêm là tư tưởng Tịnh Độ đă bắt nguồn ngay từ thời Đông Tấn qua việc kết
xă niệm Phật của tổ Huệ Viễn nhưng chưa có hệ thống giáo nghĩa riêng
biệt. Phải đợi đến ngài Thiện Đạo đời Đường, tư tưởng Tịnh Độ mới có cơ
sở vững chắc. Năm Sau khi gặp ngài Đạo Xước vào năm 641 tại chùa Huyền
Trung ở Tây Hà để tu học pháp Phương Đẳng Sám Pháp và nghe giảng kinh
Quán Vô Lượng Thọ, Đại Sư Thiện Đạo đă chuyên tinh tu tập và chứng được
Niệm Phật Tam Muội. Tác phẩm Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ (tên chính thức là
Quán Vô Lượng Thọ Kinh Nghĩa Sớ, v́ có bốn quyển nên thường gọi là Tứ
Thiếp Sớ hay Khải Định Sớ để phân biệt với Quán Kinh Nghĩa Sớ của những
vị Trí Khải, Linh Chi Nguyên Chiếu…) là tác phẩm trọng yếu để lập cước
của tông Tịnh Độ. Đường lối Chuyên Tu Tŕ Danh Niệm Phật của ngài về sau
được mệnh danh là Thiện Đạo Lưu để phân biệt với những phương cách tạp
tu lễ sám của các tổ Trí Khải, Tuân Thức…
Tư tưởng của
Tổ Thiện Đạo được kế thừa và phát huy mạnh mẽ bởi các đệ tử của ngài như
Hoài Cảm, Hoài Uẩn. Điều lạ lùng là Tịnh Tông thâm nhập các tông khác
nhưng chưa hề bao giờ tồn tại thành một tông phái độc lập. Đa số chư Tổ
Tịnh Độ là do đời sau suy cử v́ công hạnh hoằng dương Tịnh nghiệp chứ
các ngài không lập thành tông phong riêng. Có những vị lại là đích tử
truyền pháp của ḍng Thiền như trường hợp ngài Vân Thê Liên Tŕ Châu
Hoằng. Có thể nói không ngoa là tổ Thiện Đạo đă khai sáng, hệ thống giáo
nghĩa Tịnh tông và người tập thành, hoàn thiện giáo nghĩa ấy chính là
hai vị Ngẫu Ích Trí Húc và Vân Thê Châu Hoằng. Những tác phẩm của ba vị
này đă trở thành sách gối đầu giường cho các hành nhân tu Tịnh nghiệp.
Không ngạc nhiên khi thấy Tịnh Độ Tông Nhật Bản coi tổ Thiện Đạo là cao
tổ Tịnh Độ Tông và luôn cung kính gọi ngài là “cao tổ” hay “kim gia” chứ
hiếm khi nào gọi tên ngài trực tiếp.
Bên cạnh các
tác phẩm sớ giải kinh, luật, luận, chư cổ đức Trung Hoa c̣n soạn thảo
các nghi thức sám hối (sám pháp), lễ tán. Nổi tiếng nhất là các bản Hồng
Danh Bảo Sám của Kim Cang Pháp Sư Bất Động thuộc chùa Hộ Quốc Nhân Vương
ở Tây Hạ soạn, Từ Bi Đạo Tràng Thủy Sám Pháp (Thủy Sám) của ngài Ngộ Đạt
soạn, Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp (Lương Hoàng Sám) của ngài Chí Công soạn.
Vị cổ đức soạn sám pháp nổi tiếng nhất là ngài Từ Vân Sám Chủ Tri Lễ
Tuân Thức đời Tống. Riêng ḿnh Sư soạn cả trăm bản sám pháp khác nhau
nên người đời xưng tặng ngài là Bách Bản Sám Chủ, Từ Vân Sám Chủ, Từ Vân
tôn giả, Thiên Trúc Sám Chủ v.v… Hầu như với bản kinh Đại Thừa nào, ngài
cũng soạn sám nghi tương ứng. Đặc sắc nhất là Tịnh Độ Sám Nguyện, Văng
Sanh Tịnh Độ Sám Nguyện Nghi, Pháp Hoa Sám Pháp, Kim Quang Minh Tam Muội
Sám Nghi…
Ngoài ra, chư
cổ đức Trung Hoa c̣n trước tác những tác phẩm nhằm tŕnh bày, xiển dương
những học thuyết do ḿnh phát minh hay tâm đắc như các tác phẩm thuyết
minh về Tịnh Độ như Lược Luận An Lạc Tịnh Độ Nghĩa của ngài Đàm Loan, An
Lạc Tập của ngài Đạo Xước, An Tâm Du Lạc Đạo của ngài Nguyên Hiểu, Thích
Tịnh Độ Quần Nghi của ngài Hoài Cảm, Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận
của ngài Phi Tích v.v… hoặc thuyết minh giáo nghĩa Thiên Thai như Ma Ha
Chỉ Quán của ngài Trí Khải, Tu Sám Yếu Chỉ của ngài Tuân Thức (thuyết
minh Pháp Hoa Tam Muội) hoặc nhằm để dung hội các giáo nghĩa như Vạn
Thiện Đồng Quy Tập và Tông Kính Lục của ngài Diên Thọ Vĩnh Minh…
C2. Thống
kê và tổng hợp kinh điển:
Số lượng kinh
điển được phiên dịch quá lớn lao nên một nhu cầu được nảy sinh: liệt kê
các kinh điển, trước tác đă có và xuất bản một bộ toàn tập những kinh
điển Phật giáo.
Như đă nói ở
phần trên, người đầu tiên liệt kê danh sách các kinh là ngài Đạo An. Bản
danh mục mệnh danh Tổng Lư Chúng Kinh Mục Lục liệt kê 324 bản kinh. Tuy
danh mục này đă bị mất, nhưng ta vẫn có thể nhận biết những kinh nào đă
có vào thời ấy v́ các bản mục lục sau đó đều trích đăng bản danh mục của
ngài Đạo An.
Bản mục lục cổ
nhất hiện c̣n là Xuất Tam Tạng Kư Tập do ngài Tăng Hựu soạn vào thời
Lương, liệt kê 2.211 tác phẩm. Cuốn Chúng Kinh Mục Lục (c̣n gọi là Pháp
Kinh Lục, 7 quyển) do ngài Pháp Kinh soạn vào đời Tùy, liệt kê 2.257 tác
phẩm. Cuốn Lịch Đại Tam Bảo Kư 15 quyển do ngài Phí Trường Pḥng soạn
năm 597 đời Tùy liệt kê 1.076 bộ. Cuốn Chúng Kinh Mục Lục (c̣n gọi là
Tùy Nhân Thọ Niên Nội Điển Lục) gồm 5 quyển do ngài Sản Tông soạn năm
602 đời Tùy, liệt kê 2.109 tác phẩm. Cuốn Đại Đường Nội Điển Mục Lục (10
quyển) và Tục Đại Đường Nội Điển Mục Lục do ngài Đạo Tuyên (596-667) bao
gồm các kinh điển đă dịch kể từ trước cho đến đời Đường.
Năm 730, ngài
Trí Thăng (658-740) soạn cuốn Khai Nguyên Thích Giáo Mục Lục liệt kê
1.076 bản kinh gồm 5.048 quyển. Tuy thế, Khai Nguyên Thích Giáo Mục Lục
nhanh chóng trở thành lạc hậu v́ số lượng kinh mới dịch tăng lên quá
nhanh nên vào năm Trinh Nguyên thứ 16 (799) đời Đường Đức Tông, ngài
Viên Chiếu đă phải soạn mục lục mới. Mục lục này được hoàn thành vào năm
800, mang tên Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục (30 quyển) ghi
chép danh sách các kinh, luật, luận, sử truyện… từ năm 67 thời Hậu Hán
đến năm 800 đời Đường, đồng thời ghi chép các bản kinh bị thất lạc và
mất tên dịch giả. Bản mục lục này liệt kê 187 vị tác giả, 2.477 tác
phẩm. Có thể nói đây là một tài liệu rất quư v́ với mỗi bản kinh, tác
giả đă ghi chép rất đầy đủ năm tháng phiên dịch, tên gọi khác, các kinh
sách y cứ, lược truyện của dịch giả, soạn giả, số quyển, số trang… cũng
như đính chánh những sai lầm của bản Khai Nguyên Thích Giáo Mục Lục. Tuy
thế, năm 845, ngài Hằng An lại phải soạn thêm cuốn Tục Trinh Nguyên
Thích Giáo Lục (1 quyển) để liệt kê thêm 1.258 tác phẩm nữa.
Ngoài ra c̣n
có những mục lục ít quan trọng hơn như Đại Đường Đông Kinh Ái Tự Nhất
Thiết Kinh Luận Mục Lục (5 quyển) của ngài Tĩnh Thái thời Đường, Cổ Kim
Dịch Kinh Đồ Kỷ (4 quyển) của ngài Tĩnh Mại đời Đường, Đại Chu San Định
Chúng Kinh Mục Lục (15 quyển) do ngài Minh Thuyên chủ biên thời Vũ Chu,
Tục Cổ Kim Dịch Kinh Đồ Kỷ (1 quyển) của ngài Trí Thăng, Khai Nguyên
Thích Giáo Lục Lược Xuất (4 quyển), Đại Trung Tường Phù Pháp Bảo Lục (22
quyển) của ngài Dương Ức thời Bắc Tống, Thiên Thánh Thích Giáo Lục (3
quyển) của ngài Duy Tịnh soạn năm 1027, Cảnh Hựu Tân Tu Pháp Bảo Lục (21
quyển) do ngài Lă Di Giản soạn vào thời Bắc Tống, Chí Nguyên Pháp Bảo
Khám Đồng Tổng Lục (10 quyển) do ngài Khánh Cát Tường soạn năm 1298 thời
Nguyên.
C3. Biên
soạn và ấn loát Đại Tạng Kinh
Dưới các triều
Hiếu Minh Đế (516-528) của nhà Bắc Ngụy, Tề Minh Đế (494-498) của nhà
Nam Tề và các đời vua Vũ Đế, Văn Đế và Tuyên Đế của nhà Trần, kinh điển
Phật giáo đă được gom thành toàn tập mệnh danh là Đại Tạng Kinh và được
sao chép để thờ tại các tự viện chính trong nước. Riêng Tùy Văn Đế
(581-604) đă hạ chiếu sao tả 46 bộ Đại Tạng Kinh để thờ tại các chùa
chính trong mỗi châu, nhưng vẫn chưa đặt vấn đề tiêu chuẩn hóa Đại Tạng
Kinh. Tuy thế, danh xưng “Đại Tạng Kinh” chỉ xuất hiện vào thời Tùy -
Đường, c̣n trước đó chỉ gọi là Nhất Thiết Chúng Tạng Kinh Điển.
Đại Tạng Kinh
được h́nh thành dần dần. Trước tiên, chỉ kinh Phật được xếp vào Đại
Tạng. Một bản kinh muốn được xếp vào Đại Tạng (danh từ chuyên môn gọi là
“nhập Tạng”) phải được sự phê chuẩn của nhà vua. Thông thường, hoàng đế
sẽ tham khảo ư kiến của các vị cao tăng cổ đức xem bản kinh đó có đúng
thật là kinh Phật hay ngụy kinh. Sau thời Ngũ Đại, các trước tác của các
tông phái mới lần lượt được nhập tạng.
Căn cứ trên
thứ tự niên đại, lần lượt có các bản Đại Tạng Kinh như sau:
a. Khai Bảo
Tạng (c̣n gọi là Bắc Tống Tạng Bản, Sắc Bản, Thục Bản):
Đây là bản Đại
Tạng kinh đầu tiên được ấn loát bằng bản gỗ khắc vào năm 971 tại Ích
Châu (Thành Đô) thuộc đất Thục (tỉnh Tứ Xuyên hiện nay) theo mệnh lệnh
của Tống Thái Tổ. Măi đến năm 983, việc in kinh mới hoàn thành. Số lượng
kinh trong Tạng là 1.076 bộ. Bộ kinh này về sau trở thành cơ sở cho Cao
Ly Đại Tạng Kinh.
b. Đan Châu
Tạng (c̣n gọi là Đan Bản, Đan Tạng, Liêu Bản):
Bản này do vua
Liêu Hưng Tông nước Khất Đan (Đại Liêu) hạ chỉ khắc bản tại Nam Kinh
(nay là thành phố Bắc Kinh. Thời Liêu gọi Bắc Kinh là Nam Kinh, c̣n
thành phố Nam Kinh hiện nay gọi là Kim Lăng). Công tŕnh này măi đến năm
1072 đời vua Đạo Tông mới hoàn thành. Bản này có dạng chữ in nhỏ nhất,
nay đă thất lạc.
c. Kim Tạng (c̣n
gọi là Triệu Thành Tạng Bản, Kim Khắc Tạng Kinh):
Bản này do ông
Thôi Pháp Trân ở Lộ Châu, Sơn Tây chủ xướng, khắc in vào thời Kim tại
chùa Thiên Ninh, Giải Châu (Sơn Tây). Đến năm 1173 mới hoàn thành, hoàn
toàn giống bản đời Bắc Tống, chỉ khác cách tŕnh bày. Bản này hiện đă
thất lạc, chỉ c̣n một ít (chừng 4.597 quyển) tại chùa Tiêu Sơn Quảng
Thắng ở huyện Triệu Thành, tỉnh Sơn Tây vào năm 1934. Không biết bản này
c̣n tồn tại sau cơn biến nạn Cách Mạng Văn Hóa hay không!
d. Tỳ Lô
Tạng (c̣n gọi là Phúc Châu Tạng, Phước Châu Khai Nguyên Tự Bản)
Do các vị Bản
Minh, Bản Ngộ, Hạnh Sủng, Pháp Diêu, Duy Xung, Liễu Nhất quyên mộ khắc
bản tại chùa Khai Nguyên ở Phúc Châu vào năm 1112 thời Tống.
e. Tư Khê
Viên Giác Tạng (c̣n gọi là Hồ Châu Bản)
Do các ngài
Vương Vĩnh Tùng ở Tư Khê (Hồ Châu), Tịnh Phạm ở viện Đại Từ, Hoài Thâm ở
viện Viên Giác quyên mộ khắc in năm 132 thời Nam Tống, gồm có 1.412 bộ.
f. Tư Khê
Tư Phúc Tạng
Tạng kinh do
Tư Phúc Thiền Tự ở Tư Khê châu An Cát (nay là huyện Ngô Hưng, tỉnh Triết
Giang) gồm 1.464 tác phẩm.
g. Cao Ly
Tạng (c̣n gọi là Tiên Bản, Ly Tạng)
Gồm nhiều
loại:
g.1. Sơ
Điêu Bản: khắc in vào năm 1011 dùng Thục Bản làm gốc, thêm vào các
soạn thuật ghi trong Trinh Nguyên Mục Lục, hoàn thành năm 1082.
g.2. Tái
Điêu Bản: hiện được cất giữ tại chùa Hải Ấn (Haein sa) ở Đại Hàn.
Bản này được khắc in từ năm 1236 đến năm 1251 để cầu nguyện đẩy lùi quân
Nguyên. Hiện bản này đă được điện tử hóa và lưu hành dưới dạng CD, giới
nghiên cứu thường mệnh danh bản Đại Tạng này là Tripitaka Koreana.
h. Phổ Ninh
Tạng (Nguyên Bản):
Do các vị Đạo
An, Như Nhất quyên góp khắc in tại chùa Phổ Ninh, huyện Dư Hàng, tỉnh
Triết Giang. Bản này dựa theo Hồ Châu bản đời Tống thêm vào tác phẩm
Tông Kính Lục của ngài Vĩnh Minh, tổng cộng là 1.437 bộ kinh, luận,
trước tác.
i. Hoằng
Pháp Tạng:
Do vua Nguyên
Thế Tổ hạ chỉ khắc bản tại chùa Hoằng Pháp ở Bắc B́nh vào năm 1277 đến
1294 mới hoàn thành. Toàn tạng gồm 1.654 tác phẩm. Mỗi trang in gồm 5
hàng, mỗi hàng 17 chữ. Nội dung kinh luận được chọn nhập tạng dựa theo
bản Chí Nguyên Pháp Bảo Khám Đồng Tổng Lục. Hiện nay bản này hoàn toàn
bị thất lạc.
j. Hồng Vũ
Nam Tạng:
Đại Tạng Kinh
do vua Minh Thái Tổ khắc in tại chùa Tường Sơn ở Kim Lăng năm 1372 (niên
hiệu Hồng Vũ) đến năm 1403 thời Minh Thành Tổ mới hoàn thành. Bản này
gồm 1.625 tác phẩm.
k. Vĩnh Lạc
Nam Tạng:
Bản này chỉ là
bản Hồng Vũ có thay đổi chút ít, chia thành mười bộ (nhóm chính): Đại
Thừa Kinh, Tiểu Thừa Kinh, Tống Nguyên Nhập Tạng Chư Đại Tiểu Thừa Kinh,
Tây Độ Thánh Hiền Soạn Tập (các trước tác của các vị cổ đức Thiên Trúc),
Đại Thừa Luật, Tiểu Thừa Luật, Tục Nhập Tạng Chư Luật và Thử Phương Soạn
Thuật (các trước tác của chư Tổ Trung Hoa). Toàn tạng gồm 1.625 bộ, in
từ năm 1412 đến 1417 theo h́nh thức mỗi trang 30 hàng, mỗi hàng 17 chữ.
Cứ 5 hàng là một cột.
l. Long
Tạng:
Đại Tạng kinh
được khắc in vào năm 1735 (năm Ung Chánh thứ 13) đến năm 1738 (năm Càn
Long thứ 3) mới hoàn thành. V́ được hoàn thành vào đời vua Càn Long nhà
Thanh nên nó được gọi là Càn Long Đại Tạng Kinh, hay gọi tắt là Long
Tạng. Toàn tạng gồm 1.662 bộ. Đây là bản Đại Tạng Kinh lớn nhất do hoàng
triều khắc in.
m. Trung
Hoa Đại Tạng Kinh:
Do Tu Đính
Trung Hoa Đại Tạng Kinh Hội ấn hành vào năm 1956. Chủ biên là Thái Niệm
Sanh. Toàn tạng gồm bốn đại pháp: Tuyển Tạng, Tục Tạng, Dịch Tạng và
Tổng Mục Lục. Từ năm khởi xướng cho đến 20 năm sau dù liên tục ấn hành,
bộ Đại Tạng này vẫn chưa hoàn thành, nhưng vẫn được giới nghiên cứu tham
khảo rộng răi.
n. Phật
Giáo Đại Tạng Kinh:
Do ngài Quảng
Định biên tu ấn hành tại Đài Loan từ năm 1977 đến 1983 gồm cả Chánh Tạng
lẫn Tục Tạng, gồm 2.643 quyển, chia thành 162 tập. Đây là bộ Đại Tạng
tương đối hoàn chỉnh nhất v́ đă tổng hợp các bản Đại Chánh Tạng, Tích Sa
Tạng, Gia Hưng Tạng, Vạn Chánh, Tục Tạng để bổ khuyết, đồng thời du nhập
các bản kinh dịch từ tiếng Tạng và Pali.
o. Súc Loát
Đại Tạng Kinh (gọi đủ: Đại Nhật Bản Hiệu Đính Súc Khắc Đại Tạng
Kinh)
Bản này thường
được các nhà học giả Tây Phương gọi là Tokyo Edition. Bản này ấn hành từ
năm 1880 đến 1885 dùng bản Cao Ly Tạng tàng trữ tại chùa Tăng Thượng ở
Đông Kinh làm gốc, đối chiếu với Tống bản (Hồ Châu Tạng), Nguyên Tạng,
Minh Tạng, thêm vào các trước tác của Mật Giáo và các tác phẩm của chư
cổ đức Nhật Bản. Toàn tạng gồm 1.918 bộ kinh, sách.
p. Vạn Tự
Chánh Tục Tạng Kinh (Đại Nhật Bản Hiệu Đính Huấn Điểm Đại Tạng
Kinh):
Do thư viện
Tàng Kinh ở Kinh Đô (Kyoto) ấn hành. Bản này do ngài Nhẫn Trừng hiệu
đính, ấn hành từ năm 1902 đến năm 1905. Bản này gồm 1.625 bộ. Sau khi
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ấn hành, bản này ít được thông dụng hơn.
Năm 1905-1912, lại in thêm Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh gồm 750 tập chép
hơn 950 tác phẩm. Cùng với Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng kinh, bản này
thường được đối chiếu để khảo cứu. Ta quen gọi tắt là “tạng chữ Vạn”.
q. Đại
Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisḥ Shinsu Daiẓkỵ; gọi tắt là Đại
Chánh Tạng)
Do Đông Kinh
Đại Chánh Nhất Thiết Kinh San Hành Hội ấn hành từ năm 1924 đến năm 1934
do các vị Cao Nam Thuận Thứ Lang, Độ Biên Hải Húc và Tiểu Dă Huyền Diệu
chủ biên. Toàn tạng gồm 100 tập, 55 tập đầu quan trọng nhất v́ bao gồm
toàn bộ các kinh, luật, luận trọng yếu. Bản này hiện thời được coi là
bản kinh tiêu chuẩn v́ mỗi bản kinh, luận đều được khảo dị, hiệu đính tỉ
mỉ, c̣n ghi chú các thuật ngữ bằng tiếng Pali và Sankrit.
Ngoài những
bản trên, c̣n có các bản khắc khác, nhưng chúng tôi lướt qua không nhắc
đến v́ chúng ít quan trọng hơn. Chẳng hạn, bản Phật Quang Sơn Đại Tạng
Kinh do học hội Phật Giáo Phật Quang Sơn của pháp sư Tinh Vân biên soạn
và ấn hành dù nội dung rất công phu vẫn không được phổ biến rộng răi
bằng Đại Chánh và tạng chữ Vạn.
D. Đôi
nét về quá tŕnh dịch kinh ở Việt Nam:
Do thiếu tài
liệu tham khảo, chúng tôi không biết được đích xác kinh điển được dịch
sang Việt ngữ từ khi nào. Theo thiển ư, kinh điển chỉ thật sự được dịch
ra tiếng Việt với số lượng nhiều kể từ thời chấn hưng Phật Giáo.
Nh́n chung, do
hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của Việt Nam, việc dịch kinh của người Việt
chúng ta mang tính chất tự phát, chưa bao giờ được tổ chức có hệ thống,
được tiêu chuẩn hóa thành từng giai đoạn dịch thuật chặt chẽ như ở Trung
Hoa. Các vị dịch sư dịch thuật đơn độc và thường phải tự lo luôn chuyện
ấn tống những dịch phẩm của ḿnh. Căn cứ trên những bản dịch đă được ấn
tống, chúng ta chỉ biết đến phương danh của những vị dịch giả nổi tiếng
như các vị tôn túc: Tuệ Tạng, Tuệ Nhuận, Khánh Anh, Khánh Ḥa, Trí
Nghiêm, Trí Tịnh, Thiền Tâm, Trí Thủ, Thiện Siêu, Quảng Độ, Tâm Châu,
Tuệ Đăng, Tuệ Hải, Hành Trụ, Viên Đức, Minh Châu, Trí Quang, Minh Lễ,
Thiện Tŕ, Trung Quán, Thiện Châu, Nhất Hạnh, Thanh Từ, Đỗng Minh, Tuệ
Sĩ, Trí Siêu (Lê Mạnh Thát), Huyền Quang, Thanh Kiểm, Huệ Hưng, Đức
Niệm, Huyền Dung, Minh Cảnh, Như Điển, Trí Quảng, sư bà Diệu Không, sư
bà Hải Triều Âm, sư bà Hải Ấn… hay các vị cư sĩ như Tâm Minh Lê Đ́nh
Thám, Chánh Tri Mai Thọ Truyền, Hồng Tại Đoàn Trung C̣n, Thiều Chửu… Rất
có thể c̣n nhiều dịch giả nữa mà do dịch phẩm không được ấn hành nên
chúng ta không biết đến. Người dịch nhiều nhất và dịch phẩm được phổ
biến nhất là Ḥa Thượng Trí Tịnh. C̣n về kinh điển Nam Tông, vị hữu công
nhất là Ḥa Thượng Minh Châu. Điều đáng tiếc là do hoàn cảnh chiến
tranh, địa dư cách biệt, các dịch giả không có thuận duyên được làm việc
chung với nhau nên có những bản kinh được nhiều người dịch trùng lập như
kinh Kim Cang và kinh Lăng Nghiêm, trong khi vẫn c̣n rất nhiều kinh khác
chưa được dịch.
Ngoại trừ phần
kinh tạng của Đại Tạng Nam Truyền gần hoàn thành, những bản dịch kinh,
luật, luận hiện có chỉ là một phần rất nhỏ của Đại Tạng Kinh Bắc Truyền.
Đă hai lần Phật Giáo Việt Nam lập kế hoạch phiên dịch Đại Tạng Kinh,
nhưng đều không hoàn thành. Lần thứ nhất, sau cơn Pháp Nạn 1963, Giáo
Hội đă thành lập Ủy Ban Phiên Dịch Đại Tạng Kinh, nhưng v́ những lư do
tế nhị, dự án này không đi đến đâu. V́ lẽ đó, Ḥa Thượng Minh Châu đành
phải đơn thân độc mă dịch Tạng Kinh Pali. Lần thứ hai, sau năm 1975, Ḥa
Thượng Trí Tịnh đă cung thỉnh chư tôn đức thành lập Ủy Ban Dịch Kinh,
công việc phiên dịch rất trôi chảy, nhưng rồi chỉ thấy ấn hành một phần
A Hàm, không thấy các phần c̣n lại được ấn tống, có kẻ do không đủ
phương tiện tài chánh ấn tống hay chăng?
Thiển nghĩ, v́
thời cuộc, v́ điều kiện tài chánh eo hẹp, chúng ta đă để mất rất nhiều
tâm huyết của những vị dịch giả. Theo chúng tôi được biết, Ḥa Thượng
Thiền Tâm dịch rất nhiều kinh Mật Tông, nhưng hầu hết những bản dịch của
ngài chưa được ấn hành, không biết các bản thảo ấy đi về đâu. Rất có
thể, c̣n có những dịch phẩm của các vị khác phải chịu số phận vùi lấp v́
không hội đủ cơ duyên ấn tống. Do tài chánh hạn hẹp, những dịch phẩm ấn
hành sau năm 1975 không được chăm chút đúng mức. Ví dụ như bản dịch kinh
Đại Bảo Tích của Ḥa Thượng Trí Tích bị in trên giấy rất xấu, chữ rất
nhỏ, mực in mờ nhạt, nhiều lỗi chánh tả, đóng b́a sơ sài. Kinh mới được
in năm 1988 mà đến nay (2003) đă bị ố vàng, nhiều trang không đọc được
v́ mực in bay mất trong khi đó bản Hoa Nghiêm in năm 1967 chữ vẫn sắc
sảo, rơ nét, đọc không trở ngại ǵ. Những bản kinh in lại những bản dịch
trước năm 1975 hầu như cũng mắc phải những nhược điểm như thế.
Nh́n ra thế
giới, tất cả các nước theo Phật giáo đều có Đại Tạng Kinh, ngay cả một
nước rất nhỏ bé như cộng ḥa tự trị Buriat thuộc Cộng Ḥa Liên Bang Nga,
hay một quốc gia kém phát triển như Mông Cổ đều có Đại Tạng Kinh hoàn
chỉnh, chỉ mỗi Việt Nam ta chưa hề bao giờ có một Đại Tạng Kinh bằng
tiếng Việt. Muốn nghiên cứu, tham học, người học Phật bắt buộc phải t́m
trong Đại Tạng tiếng Hán; nhưng đến giờ đây, người đọc hiểu tiếng Hán
rành rẽ c̣n được mấy? Thêm nữa, những bản dịch của chúng ta chưa bao giờ
được khảo đính, kiểm giảo bởi một ủy ban điển chế kinh điển gồm những
bậc cao tăng thạc đức, tinh thông nội điển, nên những sai sót do ấn loát
là điều không thể tránh khỏi. Công cuộc phiên dịch Đại Tạng Kinh là một
việc làm đ̣i hỏi công sức của nhiều thế hệ, nhưng nếu chúng ta không bắt
tay hỗ trợ chư Tăng thực hiện ngay từ bây giờ th́ chúng ta sẽ không bao
giờ có được Đại Tạng Kinh hoàn chỉnh!
Phật tử Việt
Nam chúng ta có một đại phước duyên là bản thảo bản dịch của Đại Tạng
Kinh đă gần trọn đủ. Âm thầm và nhẫn nại, ôm nặng chí nguyện tiếp độ
hàng hậu học sơ cơ, Ḥa Thượng Tịnh Hạnh đă âm thầm phiên dịch kinh tạng
trong suốt hai mươi năm qua. Ngài đă dịch gần hết Đại Tạng Kinh, 55 tập
đầu là phần trọng yếu nhất đă được phiên dịch. Với sự hiệu đính, khảo
duyệt, chú thích của những vị cao tăng thạc đức tinh thông Phật pháp như
Ḥa Thượng Quảng Độ, Ḥa Thượng Đỗng Minh, Ḥa Thượng Minh Cảnh, Thượng
Tọa Tuệ Sỹ, Thượng Tọa Trí Siêu v.v... quá tŕnh dịch kinh của Ḥa
Thượng gần đạt đến mức độ quy mô như thời các ngài La Thập, Huyền Trang.
Tuy vậy, cho đến nay, những bản dịch đó vẫn c̣n đang trong dạng bản thảo
v́ chưa đủ điều kiện tài chánh để ấn hành.
Nh́n chung,
việc ấn tống các bản Đại Tạng Kinh qua các thời đại ở Trung Hoa đều do
triều đ́nh bảo trợ hoặc do toàn thể tứ chúng phát Bồ Đề tâm hỗ trợ bằng
mọi phương tiện từ tịnh tài đến công sức. Ḥa Thượng từng bảo: “Ấn tống
kinh có thể không cần đến quốc gia hỗ trợ, nhưng không thể thiếu sự hỗ
trợ của tứ chúng”. Mới đây, vào khoảng năm 1995-2000, khi chùa Hải Ấn
của Nam Hàn lập dự án thực hiện phiên bản điện tử Cao Ly Đại Tạng Kinh,
mặc dù chùa Hải Ấn được xếp vào quốc tự, tông Chogye (Tào Khê) rất mạnh,
có rất nhiều tự viện chi nhánh khắp Đại Hàn, họ vẫn phải nhờ đến sự bảo
trợ của các đại công ty như Huyndai, Sam Sung... mới hoàn thành nổi.
Hoặc công tŕnh đưa Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh lên mạng internet và
thực hiện CD Đại Tạng Kinh của Trung Hoa Điện Tử Phật Điện Hiệp Hội
(CBETA) cũng phải cần đến sự hỗ trợ của chính quyền Đài Loan, các viện
đại học quốc lập và tổ chức Ấn Thuận Cơ Kim Hội. So ra, tầm vóc của hai
công tŕnh này xét trong một chừng mực nào đó, nhỏ hơn công tŕnh phiên
dịch Đại Tạng Kinh của Việt Nam ta rất nhiều v́ họ không phải dịch
thuật, chứng nghĩa, hiệu đính, biên tập, chú thích như các Ḥa Thượng,
Thượng Tọa, giáo sư của chúng ta đang phải làm. Họ chỉ cần đánh máy văn
bản, kiểm giảo, tŕnh bày mỹ thuật, thiết lập các kho dữ liệu (database)
để giúp cho việc truy tầm (query) các bản kinh theo thứ tự tác giả, đề
mục một cách dễ dàng hơn.
Để h́nh dung
tầm vóc vĩ đại của sự nghiệp phiên dịch Đại Tạng Kinh này, xin hăy nhớ
là Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh bằng tiếng Hán gồm 100 tập. Tính b́nh
quân, mỗi tập không kể phần mục lục là 946 trang, mỗi trang được chia
thành 3 khung nhỏ, mỗi khung gồm 29 cột, mỗi cột gồm 17 chữ. Như vậy,
tính đổ đồng, mỗi trang Đại Chánh Tạng là 3 x 29 x 17 chữ = 1.479 chữ.
Nếu trừ đi những chỗ chừa trống để ghi tựa đề kinh, số thứ tự kinh th́
một tập Đại Tạng Kinh gồm 946 trang x 1.479 chữ » 1.399.000
chữ Hán (bỏ phần lẻ không tính).
Dĩ nhiên khi
dịch ra tiếng Việt, bản kinh văn sẽ phải dài hơn nữa v́ tiếng Hán quá
hàm súc. Bộ Đại Bát Nhă 600 quyển do ngài Huyền Trang dịch chiếm hết 3
tập của Đại Tạng Kinh, bản dịch tiếng Việt của Ḥa Thượng Trí Nghiêm khi
ấn tống phải chia thành 24 tập. Mỗi tập trung b́nh gồm 769 trang (đó là
số trang in chánh kinh của tập mỏng nhất, đă loại ra những trang đầu,
trang mục lục…), mỗi trang 24 ḍng, mỗi ḍng trung b́nh 11 chữ. Như vậy,
Ḥa Thượng đă phải viết tất cả 24 x 769 x 24 x 11 = 4.872.384 chữ Việt
trong suốt mười năm âm thầm miệt mài dịch thuật trên đỉnh núi Trại Thủy,
Nha Trang. Bản dịch kinh Đại Bát Nhă của Ḥa Thượng chưa có phần khảo
đính và chú thích mà đă dài như thế, huống hồ là bản dịch Đại Tạng của
Ḥa Thượng Tịnh Hạnh và chư tôn túc sẽ dài đến thế nào!
Sau khi phiên
dịch, công tác quan trọng nhất là hiệu đính, kiểm giảo, nhuận sắc và chú
thích. Muốn cho việc này được viên măn, thuận lợi, chư vị trong ban dịch
kinh cần phải có một ṭa nhà lớn để chư vị dịch sư, bút thọ, chứng nghĩa
có thể trực tiếp trao đổi, bàn bạc về những điểm dị biệt trong các văn
bản cũng như có đầy đủ những phương tiện hiện đại để mức độ tinh xác của
bản dịch được đảm bảo đến tột bậc. V́ lẽ đó, việc xây dựng một viện dịch
kinh là điều tối cần thiết. Thử tưởng tượng, nếu không có viện dịch
kinh, chư tôn túc mỗi người một chỗ, kẻ Nam người Bắc, với phương tiện
viễn thông c̣n hạn chế, sơ khai ở quê nhà, việc chứng nghĩa, nhuận sắc
kinh điển qua thư từ, điện thư sẽ khó ḷng tránh khỏi những sai sót!
Kinh phí dự trù khá lớn, nhưng với sự góp công, góp của của bao Phật tử
trên khắp thế giới, chắc chắn việc xây dựng viện dịch kinh sẽ hoàn
thành.
Muốn cho công
tác ấn loát Đại Tạng Kinh không bị mai một trong sự thờ ơ không đáng có
của tứ chúng, Ban Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam cần có sự hỗ trợ
mạnh mẽ của tứ chúng Việt Nam khắp năm châu. Nh́n vào danh sách các vị
tôn túc trong ban dịch kinh, chúng ta không khỏi lo lắng. Những vị cao
tăng, học giả thạc đức, quảng văn ấy người trẻ nhất tuổi đă 60, không
biết vô thường sẽ xảy đến lúc nào. Một mai khi thế hệ tinh thông Hán văn
và thâm hiểu nội điển ấy mất đi, những Tăng chúng hậu duệ nói riêng và
những người Phật tử như chúng ta biết nhờ vào đâu để lănh hội được những
huyền nghĩa của Phật, của Tổ? Thêm nữa, nếu việc phiên dịch Đại Tạng
Kinh được hoàn thành viên măn, chúng ta sẽ có được những bản dịch tinh
xác, không sợ kinh điển tôn quư của đức Từ Phụ bị sai sót v́ lỗi lầm
dịch thuật hay ấn loát. Bản Đại Tạng Kinh đó sẽ là một bản tiêu chuẩn để
mỗi khi ấn tống, trùng ấn một bản kinh nào đó, chúng ta luôn có một bản
chuẩn để so sánh, kiểm giảo, giảm thiểu tối đa những sai sót không nên
có.
Nếu tứ chúng,
nhất là hàng Phật tử tại gia phát tâm mạnh mẽ trong công cuộc ấn tống,
chúng ta sẽ có được những bản in công phu, chính xác trên giấy tốt, giữ
được cả trăm năm, thay v́ những bản in chất lượng kém cỏi như trong hiện
tại v́ chỉ do một nhóm nhỏ tín chúng phát tâm. Thiết nghĩ, để hỗ trợ
công cuộc ấn tống Đại Tạng Kinh này, ngoài việc tùy phần tùy lực đóng
góp tịnh tài của mỗi cá nhân, chúng ta hăy nên tích cực vận động sao cho
mỗi chùa có được một bộ Đại Tạng Kinh. Theo ước tính của Ḥa Thượng Tịnh
Hạnh, một bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam trị giá 5.500 dollars. Số tiền này
không nhỏ so với túi tiền của một cá nhân, nhưng với khả năng của cả một
đạo tràng hay toàn thể tín chúng của một tự viện th́ số tiền ấy không
đến nỗi vượt quá tầm tay. Khi thỉnh một bộ Đại Tạng cho ngôi chùa Việt
Nam nơi địa phương chúng ta, không những chúng ta đă góp phần hỗ trợ
việc ấn tống Đại Tạng Kinh, mà c̣n đă góp phần ǵn giữ pháp bảo, góp
phần thiệu long Phật chủng ngay tại ngôi chùa yêu mến của mỗi người Phật
tử.
Hỗ trợ công
cuộc phiên dịch ấn tống Đại Tạng Kinh này không những chỉ để bồi dưỡng
pháp thân huệ mạng cho hàng ngũ Tăng Ni mà cũng chính là để bồi dưỡng
pháp thân huệ mạng của chúng ta. Chắc chắn, những người học Phật sơ cơ
như chúng ta không thể đọc hết Đại Tạng Kinh, nhưng nếu các vị Tăng Ni
nhờ vào Đại Tạng được học hiểu giáo pháp đến nơi đến chốn, họ sẽ hướng
dẫn chúng ta rất hiệu quả trên con đường học đạo và tu tập.
Không những
chỉ bồi dưỡng pháp thân huệ mạng không thôi, góp phần ấn tống Đại Tạng
Kinh c̣n là một việc công đức vô lượng. Trong kinh Phật thường dạy trong
các pháp bố thí, Pháp Thí công đức vĩ đại nhất. Vĩ đại v́ pháp thí giúp
cho chúng sanh thoát khỏi luân hồi, chứng nhập giác ngộ, trở lại hóa độ
chúng sanh khác. Việc ấn tống Đại Tạng Kinh đây không phải là pháp thí
hay sao? Các Phật tử thường thích “ḅn phước” bằng cách ấn tống những
bản kinh phổ biến, thế mà ấn tống Đại Tạng kinh là ấn tống tất cả giáo
pháp, tâm huyết của Phật, của Tổ, tất cả những bản kinh chúng ta yêu
mến, trân quư đều nằm trong ấy th́ công đức đó há lại chẳng bằng được ấn
tống một bản kinh riêng lẻ hay sao? Kinh thường xưng tán công đức biên
chép một bài kệ bốn câu đă là vô lượng, nay chúng ta đă có thể góp phần
ấn loát cả một đời giáo pháp của chư Phật, chư Tổ, lẽ nào công đức ấy
lại chẳng nhiều bằng vô lượng lần công đức biên chép một bài kệ bốn câu
hay sao?
Ngưỡng mong ai
nấy dũng mănh phát Bồ Đề tâm, mở ḷng hằng tâm hằng sản để sự nghiệp
muôn đời này chóng được viên măn, để tất cả chúng sanh đều được ân triêm
pháp nhũ cam lộ vô thượng của đấng Từ Phụ.
Tài liệu
tham khảo:
1. Buddhist
Sutra: Origin, Development, Tranmission của Ḳgen Mizumo, nxb. Kosèi
Publishing Co., Đông Kinh, ấn bản lần thứ sáu năm 1995.
2. Buddhist
Spirituality, tập 2 (Later China, Korean, Japan and Modern World) do
Takeuchi Yoshinori biên tập, nxb: The Crossroad Publishing Company, New
York, 1996.
3. Huệ
Quang Từ Điển: Thượng Tọa Thích Minh Cảnh chủ biên, không rơ năm xuất
bản.
4. Niên
đại và danh mục các tác giả dịch kinh, tựa đề các kinh văn do các tác
giả dịch thuật căn cứ theo số liệu đăng tải trong webpage: WWW
Database of Chinese Buddhist Texts do tiến sĩ Christian
Wittern chủ biên.
Phụ Lục
Danh mục
các dịch giả tiêu biểu qua từng thời đại
Triều đại |
Niên đại |
Số
tác giả, dịch giả |
Số
dịch phẩm, tác phẩm |
Dịch giả, tác giả tiêu biểu |
Hậu
Hán |
225-220 |
9 |
86 |
An thế
Cao, Chi Lâu Ca Sấm |
Tào
Ngụy |
220-265 |
5 |
34 |
Khang
Tăng Khải, Bạch Diên, Đàm Đế |
Ngô |
220-280 |
7 |
70 |
Chi
Khiêm, Chi Diệu |
Tây
Tấn |
265-316 |
12 |
149 |
Pháp
Cự, Trúc Pháp Hộ, Thánh Kiên |
Tiền
Lương |
302-376 |
1 |
1 |
Chi
Thi Luân |
Đông
Tấn |
317-420 |
12 |
64 |
Pháp
Hiển, Đàm Vô Loan, Phật Đà Bạt Đà La |
Tiền
Tần |
350-394 |
1 |
1 |
Đàm Ma
Bi |
Phù
Tần |
350-394 |
6 |
9 |
Tăng
Già Bạt Trừng |
Diêu
Tần |
384-417 |
8 |
94 |
Cưu Ma
La Thập, Phật Bạt Đà La, Phật Đà Da Xá, Trúc Phật Niệm |
Hậu
Tần |
384-417 |
10 |
115 |
Cầu Na
Bạt Ma, Tăng Triệu |
Phục
Tần |
385-431 |
2 |
10 |
Thánh
Kiên, Pháp Kiên |
Tây
Tần |
385-431 |
1 |
9 |
Pháp
Kiên |
Nguyên
Ngụy |
386-534 |
17 |
146 |
Bồ Đề
Lưu Chi, Cù Đàm Bát Nhă Lưu Chi |
Bắc
Ngụy |
386-534 |
1 |
4 |
Đàm
Loan |
Hậu
Ngụy |
386-550 |
14 |
96 |
Bồ Đề
Lưu Chi, Đàm Loan |
Bắc
Lương |
397-439 |
8 |
28 |
Đàm Vô
Sấm |
Lưu
Tống |
420-479 |
22 |
162 |
Thư Cừ
Kinh Thanh, Cầu Na Bạt Ma, Đàm Ma Mật Đa, Tăng Già Bạt Ma |
Nam
Bắc Triều |
420-581 |
1 |
2 |
Huệ
Ảnh |
Tiêu
Tề |
479-502 |
6 |
11 |
Tăng
Già Bạt Ma, Cầu Na Tỳ Địa |
Lương |
502-557 |
15 |
78 |
Chân
Đế, Tăng Già Bà La, Nguyệt Bà Thủ Na |
Đông
Ngụy |
534-550 |
1 |
12 |
Vạn
Thiên Hy (?) |
Cao Tề |
550-577 |
1 |
12 |
Na
Liên Đề Da Xá |
Bắc
Chu |
557-581 |
4 |
39 |
Xà Na
Quật Đa, Xà Na Da Xá |
Trần |
557-589 |
16 |
125 |
Huệ
Tư, Chân Đế, Trí Khải |
Tùy |
581-618 |
34 |
204 |
Trí
Khải, Tịnh Ảnh Huệ Viễn, Cát Tạng, Quán Đảnh, Đỗ Thuận |
Đường |
618-907 |
261 |
1.191 |
Đạo
Xước, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh, Bất Không, Kim Cang Trí, Thiện Vô
Úy, Khuy Cơ, Thiện Đạo |
Chu
(Vũ Tắc Thiên) |
695-705 |
1 |
35 |
Xà Na
Quật Đa |
Liêu |
907-1125 |
3 |
3 |
Giác
Uyển |
Nam
Đường |
923-936 |
1 |
1 |
Hằng
An |
Tống |
960-1280 |
218 |
724 |
Pháp
Thiên, Thi Hộ, Pháp Hiền, Pháp Hộ, Tri Lễ, Nguyên Chiếu, Tuân
Thức, Diên Thọ |
Kim |
1115-1234 |
1 |
1 |
Chí
Minh |
Nguyên |
1280-1368 |
51 |
63 |
Sa La
Ba, Thiên Như Tắc |
Minh |
1368-1644 |
150 |
355 |
Pháp
Tạng, Tri Húc, Chu Hoằng, Truyền Đăng, Đức Thanh, Hoằng Tán |
Thanh |
1644-1911 |
155 |
322 |
Pháp
Tạng, Tục Pháp, Bành Tế Thanh, Đế Nhàn |
(Nguồn:
namtong.org)