|
PHẬT NGỮ
làm phong phú thêm thế giới Hán ngữ
Tác giả: Nguyễn Thành Tuệ
Nguồn: Tạp chí Kiến thức ngày nay số 649, ngày 20-08-2008, trang 38-42.
Những từ Hán – Việt chúng ta thường dùng như “thế giới”, “như thực”,
“thực tế”, “b́nh đẳng”, “hiện hành”, “tương đối” “tuyệt đối” v.v. đều có
xuất xứ từ Phật ngữ. Lương Khải Siêu, một học giả nổi tiếng thời cận đại
Trung Quốc, từng nói: “Trong chữ Hán có hơn 3 vạn 5 ngàn ngữ (đơn vị ngữ
pháp giữ từ và câu – NTT) được dịch từ Phật giáo ngữ sang Hán ngữ. Đó là
kết quả sáng tạo của nhiều học giả Trung Quốc suốt trên 800 năm, tính từ
đời Hán đến đời Đường. Trong Hán=2 0ngữ tăng thêm 3 vạn 5 ngàn ngữ tức
tăng thêm 3 vạn 5 ngàn quan niệm, làm cho Hán ngữ được mở rộng thêm.
Dịch kinh Phật từ Phạn văn sang chữ Hán là một trong những thành tự to
lớn nhất trong lịch sử phiên dịch thế giới. Đó là một phương diện cực kỳ
quan trọng trong sự nghiệp phát triển Phật giáo ở Trung Quốc và các nước
chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Cho đến nay, theo tư liệu đáng tin cậy th́ quyển kinh Phật được dịch ra
chữ Hán sớm nhất là quyển Minh độ ngũ thập hiệu kế kinh (明度五十校计經) cách
nay gần 2.000 năm. Từ đó đến đời Nhân Tông triều Bắc Tống, khi viện
phiên dịch giải tán, đă có trên 200 nhà phiên dich nổi tiếng dịch trên
1.500 bộ, tổng cộng trên 5.000 quyển kinh Phật.
Trong lịch sử phiên dịch kinh Phật của Trung Quốc, Kuramajiva (344-413,
người Tây Vực, tức Tân Cương ngày nay) và Huyền Trang (602-664) là hai
nhân vật đă tạo ra hai cột mốc đánh dấu hai thời kỳ sự nghiệp này. Sau
khi Kuramajiva xuất hiện th́ phiên dịch từ kinh Phật sang chữ Hán trước
đó được gọi là “cổ dịch”; c̣n đến thời Huyền Trang th́ trước đó gọi là
“cựu dịch”. Huyền Trang từng sang Ấn Độ thỉnh kinh và nghiên cứu Phạn
văn nhiều năm nên những tác phẩm phiên dịch kinh Phật của ông mang đặc
sắc tín thực; c̣n những tác phẩm phiên dịch của Kuramajiva có thể đại
diện cho thời đại Lục Triều (sáu triều đại: Ngô, Đông Tấn, Tống, Tề,
Lương, Trần kế tiếp nhau), đă kết hợp tính chất kỳ diệu trong kinh Phật
với cách đọc kinh của Hán ngữ, đC6ợc giới nhân sĩ của Trung Quốc ái mộ.
Những quyển kinh như Diệu Pháp Liên Hoa kinh (妙法蓮花經), Duy Ma Khiết kinh
(維麼 洁經) v.v. đều do Kuramajiva biên dịch.
Thông qua việc phiên dịch kinh Phật sang chữ Hán, nhiều tự vựng mới được
đưa vào chữ Hán và sử dụng rộng răi. Nếu không có việc là này th́ những
từ vựng ấy đă không xuất hiện trong chữ Hán và trở thành thông dụng như
hiện nay. Học giả Trung Quốc Triệu Phát Sơ, trong tác phẩm Tục ngữ Phật
nguyên viết: “Hiện nay nhiều người trong giao tiếp thường ngày dùng
nhiều từ ngữ Phật giáo mà không hay biết. Những từ chúng ta thường dùng
như “thế giới”, “như thực”, “thực tế”, “b́nh đẳng”, “hiện hành”, “tương
đối” “tuyệt đối” vA 0 nhiều từ ngữ khác đều có nguồn gốc từ Phất giáo”.
Những từ vựng khởi nguồn từ Phật giáo, trước hết là “Phật”, “Bồ Tát”,
“T́ khưu” (sư), “La hán” (từ tắt của A la hán) v.v. mới nh́n ta cũng
thấy những từ này có liên quan đến Phật giáo. Đó là những từ được chuyển
âm từ Phạn ngữ sang Hán ngữ. Cũng có những từ chuyển âm kết hợp với cách
gọi của người Trung Quốc được cấu thành những từ âm-nghĩa kết hợp, khi
đó người ta thường không chú ư đến tính chất ngoại lai của những từ đó
nữa, ví dụ: “Diêm vương” (阎王), (chúa tể địa ngục) được chuyển âm từ chữ
“Diêm la” (阎罗), thay vào chữ vương; vương là vua, do đó cũng đúng nghĩa
của nó. Chữ “t háp” (塔) cũng có nguồn gốc từ Phật giáo được phiên âm từ
tiếng Phạn. Theo nghĩa của người Ấn Độ, “tháp” là vật kiến trúc h́nh bát
đậy trong đó để xá lợi và kinh Phật, nhưng sau khi nhập và Trung Quốc,
từ này có thay đổi lớn, h́nh thù tháp được kết hợp với loại h́nh kiến
trúc lâu đài kiểu Trung Quốc mà chúng ta thường thấy ngày nay; tuy h́nh
thù tháp của Trung Quốc và Ấn Độ khác nhau rơ rệt, nhưng nguồn gốc của
chữ “tháp” là từ Phật ngữ của Ấn Độ, không phải xuất xứ từ chữ Hán.
Nghĩa của chữ “tháp” c̣n được phát triển so với nghĩa gốc ban đầu như
“đăng tháp” (灯塔, tháp đèn), “thuỷ tháp” (水塔, tháp nước) v.v. Những từ
ngữ loại này sau khi nhập vào H1n ngữ và qua sử dụng lâu đời, được mang
nghĩa độc lập, gần như không có liên quan với Phật giáo nữa. Những dạng
từ này trong Hán ngữ, nếu truy tận gốc cũng không ít. Trong Thuỷ hử có
chuyện Tôn nhị nương kết hội với vợ chồng với Trương Thanh bán bánh bao
nhân thịt ở dốc chữ thập, biệt hiệu “mẫu dạ xoa” (母夜叉). Tên gọi này được
người ta dùng để h́nh dung người đàn bà hung ác… thực ra đó cũng là từ
Phạn ngữ có liên quan Phật giáo được phiên âm sang chữ Hán, phiên âm
hoàn chỉnh là “dạ khất xoa” (夜乞叉), viết tắt là “dạ xoa”, chỉ quỷ biết
ăn, nguyên là tiểu thần linh trong thần thoại cổ Ấn Độ, trong truyền
thuyết Phật giáo được qui vào bộ hạ của thiên vương sa môn giáp phương
Bắc, được liệt vào trong thiên long bát bộ.
Không như những từ ngữ ngoại lai được phiên âm từ chữ Phạn và các chữ
nước khác sang chữ Hán, trong quá tŕnh phiên dịch kinh Phật, các học
giả Trung Quốc đă mượn nhiều từ vựng có sẳn trong ngôn ngữ cổ Trung Hoa
để truyền đạt những sự vật và tên gọi trong kinh Phật. Ví dụ từ “trưởng
lăo” (长老), thật ra đă có trong Sử kư của Tư Mă Thiên, sau đó chủ yếu
được dùng để xưng hô nhưng tăng nhân đức cao vị tôn; từ “tu hành” (修行),
nguyên dùng để chỉ kẻ sĩ tu thân tiễn hành, trong “Hoài nam tử” (淮男子) có
nhóm từ “quân tử tu hành” (君子修行), nhưng về sau từ “tu hành” chủ yếu dùng
để chỉ tu tŕ tron g Phật giáo. Trong hai thí dụ trên đây, có thể thấy ư
nghĩa mang tính Phật giáo đă che lấp ư nghĩa nguyên bản của những từ
này. Thí dụ như từ “liên hoa” (莲花) (hoa sen). Trong tác phẩm Ái liên
thuyết (爱莲说) Chu Đôn Di đời Bắc Tống nêu lên ấn tượng hoa sen sinh ra
trong bùn mà bản tính vẫn rất trong sạch. Thực ra, quan niệm này có xuất
xứ từ Phật giáo.
Trong Hán ngữ, những từ biểu hiện rơ nét nhất ư nghĩa Phật giáo tất
nhiên phải kể đến những quan niệm của Phật giáo như “Tứ đại giai không”
(四大皆空); “Sinh tử luân hồi” (生死轮回); “Thiện hữu thiện báo” (善有善报) v.v. Ví
dụ: Về “tứ đại giai không”, quan niệm Phật giáo cho rằng tất cả vật chất
trên thF gian đều do 4 nhân tố “địa” (地), “thuỷ” (水), “hoả” (火), “phong”
(风) cấu thành, trong thân thể con người cũng vậy. Khi sinh mệnh con
người kết thúc, mỗi nhân tố trong “tứ đại” đều tự phân ly, lúc đầu tự
hợp thành tạm thời sau đó tiêu tan thành vô h́nh. Do đó, Phật giáo nhắc
nhở con người phải nhận biết “tính không hoan” (空幻性, tức huyền ảo) [1]
của sinh mệnh. Rất nhiều trường hợp, những từ vựng dùng nhiều trong Phật
giáo, nhưng nh́n bề ngoài ít thấy màu sắc Phật giáo, do đó nhiều người
không phân biệt được. Ví dụ: “ngũ thể đầu địa” (五体投地), nghĩa ta thường
dùng là “phục sát đất”, cụ thể là 5 bộ phận gồm 2 khuỷu tay, 2 đầu gối
và trán đều chạm đất, biểu thị sự kính phục tài đức nhân vật nào đó.
Thực ra nhóm từ này có xuất xứ từ Phật giáo, chỉ phương thức lễ bái cung
kính của người Tây vực. Trong kinh Phật xuất hiện nhiều nhóm từ loại
này, đối tượng được kính lễ trước hết là Phật, Bồ Tát v.v. Bây giờ nhóm
từ “phục sát đất” được dùng phổ biến, không c̣n mang tính chất Phật giáo
nữa.
Một thành ngữ khác: “Tâm viên ư mă” (心猿意馬), ví tâm tư con người nhảy
nhót như con vượn, chạy nhanh như con ngựa, tức tâm thần bất an, thay
đổi thất thường. Đem sự xao động về “tâm” và “ư” của con người ví như
“vượn” và “ngựa” là cách h́nh dung đầu tiên được dùng trong Phật giá o.
Trong “Đại nhật kinh” (大日經) có nêu “viên hầu tâm” (猿猴心, tâm trạng vượn,
khỉ), tức tâm trạng xao động tán loạn. Do những từ ngữ này được dùng rất
xác đáng, rất tự nhiên, nên khi sử dụng người ta quên mất nguồn gốc Phật
giáo của nó. C̣n có một số từ vựng nữa, khi sử dụng ít ai nghĩ nó có
nguồn gốc từ Phật giáo. Ví dụ từ “đơn vị” (单位) chẳng hạn, hiện được dùng
để chỉ tiêu chuẩn số lượng hoặc một bộ phận công tác, nhưng khởi đầu từ
này để chỉ chỗ ngồi thiền trong thiền đường thiền tông, ở mỗi chỗ có dán
tên các vị tăng nhân, chỗ đó được gọi là “đơn vị”. Một từ vựng khác mà
người Trung Quốc thường dùng để20chỉ những đôi trai gái vui thích nhau,
ch́m nổi trên ḍng sông t́nh yêu, đó là từ “ái hà” (爱河). Từ “ái hà”
nguyên là thuyết pháp của Phật giáo. Trong “Lăng nghiêm kinh” (楞严經) có
đoạn: “Ái hà khô can, lệnh nhữ giải thoát (爱河枯干, 兄汝解脫). Nhưng trong Phật
giáo, chữ “ái” có nghĩa thiên về nhiễm tính tham cho riêng ḿnh, tức có
nghĩa xấu. Tương tự với từ “ái hà”, từ “ái hoả” (爱火, tức ngọn lửa t́nh
yêu) cũng xuất pát từ kinh Phật. Trong “Chính pháp niệm kinh” (正法念經) có
câu” “ái hoả thiêu thế gian” (爱火烧世间).
Một thành ngữ nữa người Trung Quốc hiện nay cũng rất thường dùng là “ngư
đầu bất đối mă chuỷ” (牛头不对马嘴), tức đầu ḅ không khớp với miệng ngựa, ư
nói hai sự vật hoàn toàn không có liên hệ ǵ nhau; thành ngữ này có được
từ diễn hoá h́nh tượng ma quỷ đầu trâu mặt ngựa nơi địa ngục mà trong
kinh Phật đă nêu lên, chớ không giản đơn đưa hai loại gia súc thường
thấy để so sánh. Trong Hán ngữ hiện có nhiều thành ngữ xuất xứ từ những
chuyện ngụ ngôn sinh động trong kinh Phật. Ví dụ “manh nhân mô tượng”
(盲人摸象, người mù sờ voi) v.v. Trung Quốc là xứ sở của thành ngữ, trong
giao tiếp hàng ngày, để cho câu chuyện thêm lư thú và có căn cứ, người
ta thường “chêm” vào các thành ngữ, trong đó có rất nhiều thành ngữ có
xuất xứ từ kinh Phật, như thành ngữ “Không trung lâu các” ( 中楼阁) nói về
những kỳ vọng hư vô có xuất xứ từ “Bách dụ kinh” (百喻經) trong tập “Thí
dụ” (譬喻) nổi tiếng của kinh Phật. Những chuyện ngụ ngôn này nhắc nhở con
người không nên có tham vọng hảo huyền.
Trong Hán ngữ c̣n có nhiều từ vựng tuy không xuất hiện trong kinh Phật
nhưng có liên quan tới Phật giáo, bởi sản sinh từ cửa Phật, đặc biệt là
Thiền tông thịnh hành sau thời thịnh Đường. Tăng nhân của tông phái này
rất thông minh, nhạy cảm đă vận dụng ngôn ngữ sáng tạo ra nhiều câu từ
rất tinh tuư và được lưu truyền rộng răi trong Hán ngữ. Một vài thí dụ:
Thành ngữ “đồng sàng dị mộng” (同床异梦) có thể truy nguyên từ đăng lục nổi
tiếng “Cảnh Đức truy n đăng lục” (景德传灯录) của Thiền tông Bắc Tống, trong
đó tập 30 có nêu “Sơn tăng tuy ngủ cùng giường với ông, nhưng mỗi người
có giấc mơ khác nhau”, ư nói là người tu hành nhưng cảnh giới khác nhau;
hiện nay chúng ta dùng thành ngữ này chỉ đồng nghiệp, bạn bè… với nhau
nhưng tâm tư mỗi người khác nhau… Thành ngữ “thuỷ trướng thuyền cao”
(水涨船高) có xuất xứ từ “Bích nham lục” (碧岩录) nổi tiếng thời Tống, “nước
càng cao, Phật càng lớn”, nguyên ư là tu tŕ càng thâm hậu th́ cảnh giới
càng cao siêu. Thành ngữ “điểm thiết thành kim” (点铁成金), ban đầu chỉ công
năng thần kỳ về luyện đan, tăng nhân thiền tông dùng để chỉ chuyển người
b́nh thường thành b c thánh: “một hạt linh đan, biến sắt thành vàng; chỉ
một lời nói, biến phàm nhân thành Thánh” (tập 18 “Cảnh Đức truyện đăng
lục”). Thành ngữ này có thể vận dụng trong nhiều trường hợp, như có thể
sửa một bài văn tồi thành một bài văn xuất sắc.
Ông Trần Dẫn Tŕ, một học giả Trung Quốc nghiên cứu về văn học Phật
giáo, nói: “Phiên dịch kinh Phật sang chữ Hán đă đem lại một kết quả hết
sức quan trọng và phổ biến đối với người Trung Quốc, thế nhưng nhiều
người lại không chú ư đến. Chỉ khi làm rơ mới thấy được dấu ấn sâu sắc
và vĩ đại” mà Phật giáo đă đem lại cho văn hoá Trung Quốc.
(Nguồn:
namtong.org)
BACK |