Từ ngữ Phật học trong việc làm giàu thêm kho tàng từ vựng Hán ngữ
Thích nữ Hương Trí dịch

Hán ngữ là một ngôn ngữ có lịch sử lâu đời và phát triển nhất trên thế giới. Sự phong phú của từ vựng Hán ngữ vượt lên mọi ngôn ngữ. Học giả Hạ Bá Long (W.Jablonski) người Ba Lan nói:“Từ ngữ tiếng Hán là một sản vật phát triển từ 3 ngàn năm nay của Hán ngữ và văn học dân tộc Hán, là môït kho tàng của sự lấy không hết dùng không tận, có thể được mô tả bằng bất ḱ những lời ca tụng nào hay nhất. Thường thường có rất nhiều từ ngữ, mà trong phiên dịch ngữ văn Âu Châu hay một số nước như  Ba Lan, Việt Nam, Hàn Quốc ….th́ dường như là từ đồng nghĩa, và chỉ luẩn quẩn trong một vài từ ngữ  trùng lặp, nhưng trong nguyên văn Hán ngữ th́ thật dễ dàng để phân biệt chúng trong những ngữ cảnh không giống nhau với lối diễn đạt rất phong phú. Có hàng vạn cụm từ , hàng ngàn thành ngữ, ngạn ngữ của Hán ngữ rất hay, rất văn chương, ví von, bóng bẩy, ẩn dụ, tượng h́nh, tượng thanh…. mang đầy tính thẫm mỹ và sáng tạo, mà khi chuyển sang một ngôn ngữ khác, th́ thường không có từ ngữ để dịch cho khớp, cho nên đành phải dùng lại những từ ḷng ṿng trùng lặp…”. Cách nói này hoàn toàn không có ǵ là quá đáng. Bởi chỉ từ số lượng mà nói, số lượng chữ Hán trong Giáp cổ văn (1) đă có chừng 350 từ, và cho đến đời Thanh, trong từ điển Khang Hi đă có 47035 từ. Hán ngữ có rất nhiều từ khác nghĩa nhưng trùng âm. Chữ Hán với từ đơn âm tiết, khi thêm vào một từ đa nghĩa, th́ lượng từ vựïng tăng lên, số lượng đến kinh người.

 Hán ngữ sở dĩ có từ vựng phong phú như thế, đầu tiên là do dân tộc Trung Hoa có nền văn minh sử lâu đời. Sau thời ḱ Tân Thạch Khí (6000 – 2000 TCN) của gần một vạn năm về trước, văn minh dân tộc Hán đă tiến bộ rất nhanh; thứ đến là do sự dung hợp giao lưu về phương diện ngôn ngữ văn hóa giữa dân tộc Hán với những dân tộc khác, dân tộc Hán biết hấp thu sáng tạo những thành phần ngôn ngữ của những dân tộc khác. Trong lịch sử phát triển từ vựng Hán ngữ, cho thấy Hán ngữ đă hấp thu một cách quy mô nguồn gốc các ngoại ngữ, có ba thời ḱ: một là thời ḱ chiến quốc Tần Hán, chủ yếu là những từ ngữ có nguồn gốc từ Hung Nô(2) và phía Tây Vực (3) ; hai là thớ ḱ Ngụy Tấn đến Tùy Đường, chủ yếu là từ ngữ Phật giáo có nguồn gốc từ hệ thống Phạn ngữ; ba là thời ḱ Minh Thanh, chủ yếu là từ ngữ đến từ  ngôn ngữ phương Tây. Trong đó từ ngữ có nguồn gốc từ hệ thống Phạn ngữ từ thời Trung cổ (4), th́ số lượng ḥan toàn vượt trội so với thời ḱ thứ nhất và thứ ba (thời ḱ chiến quốc Tần Hán và thời ḱ Minh Thanh), đây là lần ảnh hưởng lớn nhất đối với Hán ngữ trước chiến tranh Nha phiến (5). Đại học giả Lương Khải Siêu thống kê quyển Phật giáo đại từ điển của một người Nhật Bản biên tập, th́ có đến hơn 35.000 từ ngữ. Trong Phâït học đại từ điển của Đinh Phúc Bảo, th́ từ ngữ Phật giáo có đến gần 30.000. Đây là những từ ngữ được sáng tạo bởi các nhà Sư Phật giáo trong suốt 800 năm từ thời Hán Tấn cho đến thời Đường, đă trở thành bộ phận mới mẻ trong hệ thống quốc ngữ, làm phong phú từ vựng Hán ngữ. Do đây có thể xác quyết được vai tṛ địa vị từ ngữ Phật giáo trong việc mở rộng làm giàu phong phú từ vựng Hán ngữ.

 Việc từ ngữ Phật giáo làm giàu kho bảo tạng từ ngữ tiếng Hán, cuối cùng đă phát sinh những tác dụng  và có địa vị như thế nào trong lịch sử phát triển Hán ngữ, sau đây chúng ta khảo sát vấn đề.

Đứng về chiều dọc (thời gian), th́ từ ngữ Phật học dung nhập Hán ngữ ngay từ xa xưa cho măi đến ngày nay. Việc phiên dịch kinh Phật h́nh thành từ thời Đông Hán (Đông Hán vương triều, từ năm 26 CN-220 CN), cho nên một số văn hiến Hán ngữ thời Đông Hán, như Lí Hoặc Luận của Mâu Tử đă xuất hiện từ ngữ Phật giáo. Bấy giờ, thậm chí công văn của hoàng gia cũng dùng từ ngữ Phật giáo. Theo Hậu Hán thư, trong chiếu thư Hán Minh đế để lại cho Sở Vương Anh viết:“Sở Vương tụng lời của Hoàng Lăo( tên gọi của Đạo giáo trong thời ḱ đầu), vẫn thờ phụng Phù Đồ, khiết trai ba tháng…… có thể làm ưu bà tắc…… thịnh soạn của tang môn”. Một nhóm từ ngữ không đầy 30 từ, th́ đă dùng những danh từ Phật giáo như “phù đồ”,“ tang môn”(sa môn), “ưu bà tắc” ….. Từ thời Đông Tấn (317-420 CN) về sau, Phật giáo rất phát triển, Phật học và Huyền học (6) có sự kết hợp chặt chẽ, các văn nhân học sĩ đều thích đàm luận Phật học, họ thường dẫn dụng Phật kinh thiền ngộï vào trong văn thơ của ḿnh để biểu t́nh đạt ư, như Bích Văn Tự Đầu Đà, chỉ là một bài văn ngắn 1200 chữ, nhưng có đến hơn 50 từ Phật giáo, như “pháp vân” ,“chân tế ”,“hỏa trạch”, “huệ nhật”……, đó đều là từ ngữ Phật giáo. Cho đến sau thời Nam Bắc triều, một số nhà văn nhà thơ lớn tin Phật như Vương Duy, Bạch Cư Dị, Lưu Tống … th́ tác phẩm của họ bất luận về phương diện tư tưởng nội dung hay h́nh thức ngôn ngữ, đều có những từ ngữ Phật giáo đơn âm tiết và ba âm tiết như là “thanh nhăn”,“thanh liên”,“hương tích”,“thượng nhân”,“tích trượng”,“đàn việt”,“đả tọa”,“phần hương ”,“pháp vân địa”,“tịnh cư thiên”,“nhân duyên pháp”,“thứ đệ thiền”,“huyễn thân”,“nhất tâm”……Và trong thơ của những thi nhân nổi tiếng viết thơ thông tục như Phạm Chí, Hàn Sơn…..  th́ việc sử dụng ngôn ngữ Phật giáo cũng đă trở thành nội dung chính trong thi ca của họ. Như Hàn Sơn viết:“Si thuộc căn bản nghiệp, vô minh hố phiền năo, luân hồi bao nhiêu kiếp, chỉ v́ tạo ngu mê” và“Thập thiện hóa tứ thiên, trang nghiêm đa thất bảo”… đều là danh từ Phật giáo. Trong thơ Vương Phạm Chí, có đến hơn 120 danh từ chuyên môn của Phật giáo. Về phương diện giảng giải tục đế hay mở rộng của Phật kinh, th́ những từ ngữ Phật giáo đă trở thành danh từ thông dụng. Trong văn học dân gian thời Nguyên, Minh và Thanh, th́ từ ngữ Phật giáo đă tiến thêm một bước ăn sâu vào Hán ngữ. Trong Tống Nguyên Ngữ Ngôn từ điển, có đến 110 từ ngữ Phật giáo, mà từ ngữ Đạo giáo th́ có 40 từ. Xem đây có thể thấy địa vị ngôn ngữ Phật giáo trong kho tàng Hán văn. Trong đó có một số từ bất luận từ h́nh thức hay ư nghĩa đều thêm một bước phát triển, như có từ “phiền năo”, từ này Phật giáo chỉ cho sự phiền muộn và khổ năo. Trong Phi Đao Đôi Tiển, Nguyên Khúc viết:“…trong tôi, thấy phụ thân, phiền phiền năo năo…”.Phiền năo lại nói thành phiền thiên năo địa, là h́nh dung phiền năo đến tột cùng. Trong Tiết Nhân Quư, Khúc Nguyên viết:“bạn động một chút th́ phiền thiên năo địa, than khóc cái ǵ chứ!”.

 Trên là giản lược về phương diện bề dọc, tuy rằng sự thống kê chưa phải là toàn diện, nhưng cũng đủ để chứng minh, trong văn học văn hiến cổ đại Trung Quốc, sự tương dung giữa từ ngữ Phật giáo với Hán ngữ th́ số lượng quả thật nhiều và rất nhiều .

Nh́n bề ngang, th́ từ ngữ Phật giáo du nhập nhập Hán ngữ, gồm.

1 Mở rộng từ căn bản và từ gốc của tiếng Hán: Kết cấu ngữ pháp và từ vựng cơ bản của từ và ngữ là cơ sở của ngôn ngữ (xem Chủ nghĩa Mă Khắc Tư với vấn đề ngôn ngữ học). Trong lịch sử phát triển ngôn ngữ, th́ đặc trưng của tính ổn định, tính thống nhất, tính dân tộc của nó, đă thể hiện một sự tập trung. Nhờ vậy, trong quá tŕnh Phật giáo hóa ngôn ngữ, một số từ ngữ Phật giáo dần dần bước vào địa vị mấu chốt của từ ngữ Hán cơ bản, và cũng v́ Hán ngữ mà đă tăng thêm nhiều thành phần kết cấu mới, như các loại dưới đây:

a.Từ ngữ dịch âm và giản hóa: Có nhiều từ giản hóa về âm tiết của từ đa âm tiết, như đơn từ th́ có“ma”,“sát”,“tháp”,“tăng”,“thiền”,“Phật”,“lahán”,“tam muội”,“ḥa thựơng”,“sát na”……, lại có thể làm từ gốc, cấu thành đại lượng từ mới. Theo thống kê, trong Phật học đại từ điển có 21 tiết được dịch thành từ đơn âm tiết, như từ ngữ đi đôi với từ “thiền”, có 87; từ ngữ đi với chữ Phật có 152.  Từ song âm trong Phật học đại từ điển, có thể dùng để cấu tạo từ vựng, gồm có như “xá lợi”,“đâu suất”,“la sát”,“tam muội”,“Niết bàn ”,“la hán”,“sát na”,“ca sa”,“diêm la”,“Bồ tát ”“dạ xoa”,“già lam”, “sadi”,“sa môn”,“At́”,“Bát nhă ”,“tăng già”,“Di đà”. Song âm tư øthường dùng  có“Tỳ kheo”,“đầu đà”,“du dà”,“Bồ đề”,“yết ma”,“tát sĩ”,“thích ca”,“Di lặc”,“ma ha”“đa la”. Như từ ngữ đi đôi với chữ “Bồ tát ” có 23(trừ những danh từ chuyên môn). Đi đôi với từ  “Bồ đề ”gồm 20. Có một số từ không những là thành phần cốt cán trong Phật học từ điển, mà trong Hán ngữ thông thường từ xa xưa cho đến ngày nay, đều có vai tṛ tương đối quan trọng. Như chữ “ma”, nguyên nghĩa của nó không hoàn toàn như nghĩa chữ “quỷ”, mà thật sự là chỉ một năng lực vô h́nh có khả năng dụ dẫn khiến người mê hoặc và không chịu“ buông tay”. Do vậy, trong Hán ngữ xuất hiện nhiều danh từ mới, đó là Ma lực, Ma thuật, Ma pháp, Ma quật, Ma đầu, Ma chưởng , Ma trượng, Ma nạn, Ma quái, thi Ma, thơ Ma, bệnh ma, yêu ma, phong ma, văn ma, trước ma.

Từ ngữ Phật học có nhiều từ ngữ phát triển, làm cơ sở cho Hán ngữ trở nên ngày càng phong phú, bởi chúng có thể làm thành phần cơ cấu và khả năng kết cấu từ rất đa dạng, và trong tất cả những ngôn ngữ ngoại lai th́ nó đứng hàng đầu.

b. Ư dịch hoặc Phật hóa Hán từ: Từ ngữ dịch ư thường dùng thường được xem như thành phần tạo thành kết cấu từ. Có nhiều Hán ngữ Phật hóa đă thêm một bước phát triển, đă trở thành từ căn bản trong kết cấu từ. Trong đó, từ đơn âm tiết thường gặp sau đây:

Chữ“pháp”, từ này trong Phật giáo phần nhiều có ba cách dùng: một là chỉ Phật pháp; hai là chỉ tất cả hiện tượng sự vật, ba là đặc chỉ sự vật và hiện tượng cụ thể nào đó. Từ ngữ phức hợp thường được cấu thành trên cơ sở của ba nghĩa trên (bao hàm chuyên chỉ danh từ). Phật học đại từ điển của Đinh Phúc Bảo gồm có 423 từ.

Chữ “tâm”, là danh từ Phật giáo có nhiều nghĩa, từ ngữ phức hợp với nó th́ trong Phật học đại từ điển có 149.

Chữ “thiện”, những từ ngữ phức hợp tạo thành từ từ “thiện” , trong Phật học đại từ điển có 123.

Chữ “không”, là nội dung trọng yếu của giáo lư Phật giáo, trong Phật học đại từ điển, từ ngữ được cấu thành bởi chữ “không” có 76.

Chữ “định”, trong Phật học đại từ điển, từ ngữ tạo thành từ từ “định” có 48.

Chữ “giác”, là từ ngữ được tổ thành do hai từ“giác sát” và“giác ngộ ”, trong Phật học đại từ điển, từ ngữ được cấu thành bởi chữ “giác” có 43.

Những từ đơn âm tiết loại này c̣n có“sắc”,“thân”,“danh”,“tướng ”,“tánh”,“thức”,“đạo”“nghiệp”

“luật”,“lí”,“dục”,“tham”,“trí”,“huệ”,“hành”“giới”,“kiến”,“ái”, “quán”“, diệt”,“thọ”, “hữu”,

“vô”,“phi”,“tịnh”,“khổ”,“thánh”,“từ”,“bi”,“trai”,“nhân”,“duyên”,“tŕ”……Những từ ngữ Phật giáo đơn âm này, cơ bản là thường dùng thuật ngữ danh tướng, cho nên lại có thể làm từ gốc, cấu thành từ ngữ Phật học có ư nghĩa tương quan, số lượng nhiều, có thể phân làm mấy loại sau:

Từ ngữ Phật học song âm tiết ư dịch, có mấy loại thường gặp sau:

Kim cang : Trong Phật học đại từ điển, những từ ba âm tiết được cấu thành từ từ “Kim Cang” có 56.

Phiền năo : Trong Phật học đại từ điển, những từ ngữ được cấu thành từ từ “phiền năo” có 23.

B́nh đẳng: Trong Phật học đại từ điển, những từ ngữ được cấu thành từ từ “b́nh đẳng” có 14.

Những Hán từ Phật hóa song âm tiết gồm:

Cát tường: Là điềm dự báo tốt đẹp có nguồn gốc từ tiếng Phạn“Laksmi”,trong Phật học đại từ điển những từ ngữ được cấu thành từ từ “cát tường” có 12.

Giải thoát : Trong Phật học đại từ điển, những từ ngữ được cấu thành từ từ “giải thoát” có 25

Công đức : Trong Phật học đại từ điển,những từ ngữ được cấu thành từ từ “công đức” có 12

Những từ ngữ Phật học ư dịch hoặc Hán từ Phật hóa song âm tiết có:“phương tiện”,“thế gian ”,“Thế Tôn”,“địa ngục”,“Địa tạng”,“Như Lai ”,“nhẫn nhục”,“niệm Phật ”,“pháp tánh”“pháp giới”,“kinh sanh”,“chân như”,“chân ngôn”,“chân thật”,“tịch diệt”,“vô thường ”,“từ bi”,“tinh tấn”“Quan âm”,“trang nghiêm”,“cam lộ”, “quang minh”,“tự tại”,“căn bản”,“thần thông”,“bí mật”“kiên cố”,“thanh lương”,“thanh tịnh”,“trí huệ”,“biến hóa”,“hoan hỷ ”,“thiền định”,“tư duy”vân vân.

Sau chiến tranh Nha phiến, đại quy mô Hán ngữ hấp thu một số lượng lớn từ ngữ của Tây Âu, đặc biêït là thông qua việc vần vũ vay mượn tiếng Nhật. Trong đó có một bộ phận từ dịch lớn đă phát triển trở thành từ ngữ căn bản của Hán ngữ, có sức kết cấu từ tương đối mạnh, như “cách mạng”, “quan niệm”, “giá trị”vân vân.

2. Làm phong phú từ vựng Hán ngữ thường dùng:

Trong tất cả lảnh vực của Hán ngữ, đều có từ ngữ Phật giáo, phần nhiều thường thấy trong triết học, văn học và ngôn ngữ thường dùng hàng ngày.

a. Từ vựng triết học: Phật giáo là một tôn giáo phong phú đặc điểm tư biện triết học nhất trên thế giới, do vậy, rất nhiều danh từ Phật giáo không biết tự lúc nào đă trở thành danh từ triết học. Ngày nay, Phật giáo vẫn đang có một ảnh hưởng nhất định đối với ngôn ngữ triết học. Từ ngữ Phật giáo dùng trong triết học hiện đại, thường gặp là:

Chân lư : Phật giáo chỉ “chân như vô vi”,“duyên khởi tánh không”. Kinh Diệu Pháp Niệm Xứ nói“ngu mê hư vọng, phiền năo trói buộc, che lấp chân lí, khiến trí không khởi”, và trong triết học hiện đại, từ “chân lí” mang ư nghĩa quan trọng, có“chân lí tuyệt đối”,“ chân lítương đối”,“chân lí khách quan”…

Thực tế: “thực” là cảnh giới pháp tánh, chân như tối cao; “tế ”là bờ mé cảnh giới. Đại Thừa Nghĩa Chương nói:“thực tế ấy, là lí thể không hư vọng, mắt cho là thật; có thể làm giới hạn của sự thật,  gọi là tế”, nó là sự tồn tại khách quan của hiện thực và thực tế, đối lập với lí luận.

Bờ này bờ kia(thử ngạn và bỉ ngạn): Theo Phật giáo, cảnh giới sanh tử gọi là bờ bên này; giải thoát sanh tử, thành tựu Thánh quả, gọi là bờ bên kia. Mục đích người tu hành là từ bờ bên này sang đến bờ bên kia. Triết học cũng vay mượn hai từ này. Một triết gia người Đức nói:“thử ngạn tính và bỉ ngạn tính…. Thử ngạn là chỉ năng lực nhận thức của nhân loại chỉ đạt đến hiện tượng; bỉ ngạn là thông qua hiện tượng để nhận thức bản chất sự vật”.

Tự giác: Là khiến ḿnh đạt được giải thoát. Trong triết học cũng dùng chữ “tự giác”, biểu thị con người nhận thức và nắm bắt những hoạt động của quy luật khách quan. Tự giác đối lập với tự phát.

Nhân quả:Là nhân duyên và quả báo. Phật giáo có thuyết nhân quả báo ứng ba đời. Kinh dạy, quả báo thiện ác có ba đời, chúng luôn theo nhau như bóng theo h́nh. Liên hệ qủa báo theo phương diện triết học, là một trong những h́nh thức tương quan liên hệ của hiện tượng phổ biến trong thế giới khách quan.

Duy tâm: Trong triết học cổ đại Trung Quốc, chủ nghĩa duy tâm ra đời rất sớm. Mạnh Tử nói:“vạn vật đều đầy đủ nơi ta”, ông là nhân vật điển h́nh đại biểu của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, nhưng từ “duy tâm” lại có từ Phật giáo. Kinh Hoa Nghiêm nói:“tam giới vạn vật, chỉ có nhất tâm”. Đại Thừa Nhập Lăng Già kinh nói:“v́ có cho nên thành không, v́ không cho nên thành có…duy tâm an lập, người ác kiến không tin”. Như vậy, Phật giáo chủ trương tam giới đều do tâm khởi, cho nên có thuyết “tam giới duy tâm”. Trong triết học, từ “duy tâm” là sự chủ trương ư thức tinh thần là chủ yếu, vật chất là thứ yếu. Chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật là danh xưng của hai trường phái cơ bản của triết học.

Thế giới:“ thế ”là thời gian, “giới” là không gian, c̣n gọi là vũ trụ. Kinh Lăng Nghiêm nói:“thế nào là thế giới chúng sanh , “thế ”là dời đổi, “giới ”là phương vị. Đông, Tây, Nam Bắc, tứ duy thượng hạ làgiới; quá khứ hiện tại vị lai là thế”. Triết học chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, thế giới về  không gian th́ vô biên tế, về thời gian th́ vô thỉ vô chung, là tồn tại khách quan không lệ thuộc con người, và là vật chất luôn ở trong trạng thái vận động. Trong lúc đó, Phật giáo xem thế giới này là thế giới vật chất và thế giới tâm linh, và xem thế giới vâït chất là hiển hiện tướng trạng bên ngoài của thế giới tâm linh hay chân như.

 Tuy chỉ đơn cử vài từ đại biểu, nhưng chúng đều là những thành tố quan trọng trong từ vựng triết học, có khả năng biểu thị một số mệnh đề cơ bản, mà mệnh đề đó có thể phát sinh những tác dụng to lớn.

Ảnh hưởng của Phật giáo đối với từ vựng triết học cổ đại rất lớn. Phật giáo với các mệnh đề như: “tánh tướng”, “tánh không”, “chân như”, “thật tướng”, “vô thường” …trở thành những từ ngữ thông dụng trong việc biểu đạt những vấn đề quan hệ giữa hiện tượng và bản chất trong lịch sử triết học cổ đại Trung Quốc. Thiền tông Trung Quốc về phương diện triết học, đă sáng tạo nhiều từ ngữ sinh động, như:“trực tâm là đạo tràng”, “bổn lai vô nhất vật”,“minh tâm kiến tánh”,“kiến tánh thành Phật ”,“bản lai diêïn mục”… thể hiện cảnh giới tinh thầnminh một cách chí t́nh chí lí, chúng sanh và Thánh hiền b́nh đẳng. Nói chung, trong lịch sử triết học Trung Quốc, Phật giáo đă có vai tṛ trong việc khuếch tán mở rộng phạm vi triết học, làm phong phú nội dung triết học Trung Quốc, làm sung măn về chất lượng cũng như số lượng từ ngữ triết học Trung Quốc.

b. Từ vựng văn học:Phật giáo không những mang lại cho văn học Trung Quốc văn thể mới mẻ và ư cảnh mới lạ, đồng thời cũng mang đến cho văn học Trung Quốc một số lượng từ vựng giá trị. Đầu tiên là do phiên dịch và lưu truyền Phật điển, nên nhiều điển cố hay đẹp trong kinh điển Phật giáo và những từ ngữ mới, mang nghệ thuật thẩm mỹ được viện dẫn vào trong những tác phẩm văn học, đặc biệt là từ thời Đường trở về sau, qủa đă làm phong phú kho tàng ngôn ngữ văn học Trung Quốc. Đồng thời, c̣n có nhiều ngôn ngữ Phật giáo đă trở thành thuật ngữ lí luận của văn học. Nơi đây nêu một vài ví dụ đơn giản về thuật ngữ Thiền tông.

Cảnh giới:Phật giáo thường nói cảnh giới sơ thiền, cảnh giới nhị thiền….. Cách nói này được Hán ngữ bắt chước và phát huy, h́nh thành thuyết cảnh giới trong lí luận văn học Trung Quốc .

Tạo cảnh:Phật giáo xem vạn pháp do tâm sanh, tâm thức có công năng sáng tạo vạn vật. Các văn nhân mượn chủ trương này để chỉ ra công năng sáng tạo thi cảnh của tâm thức. Nhà văn Lữ Ôn đời Đường trong Lữ Hành Châu Tập nói:“thẩm thấu t́nh cảm, so sánh h́nh tượng, tạo cảnh đều biết.”

Duyên cảnh: Phật giáo nói “vạn pháp duy thức”, nhưng cũng cho rằng, do duyên cảnh lại sinh ra những“thức ”mới mẽ. Các nhà văn nói, từ trong thơ cảnh, thường phát sinh ra những t́nh huống cảm xúc mới mẻ. Nhà thơ Giảo Nhiên thời Đường nói:“tâm tư t́nh cảm trong thơ th́ do duyên cảnh phát sanh”.

Diệu ngộ: Thiền tông Huệ Năng nói “đốn ngộ” cũng là “diệu ngộ”. Thi nhân Đường đại cũng dùng từ này. Vương Duy trong bài Họa Học Bí Quyết nói:“diệu ngộ là không phải ở chỗ nhiều lời, người khéo học cũng phải theo quy cũ”. Cho đến thời Tống, th́ từ “diệu ngộ ” đă trở thành từ thường gặp trong b́nh luận thơ văn. Nhà thơ Nghiêm Vũ đời Tống, trong Tang Lăng Thơ Thoại nói“chung quy thiền đạo là ở nơi diệu ngộ, thơ đạo cũng ở nơi diệu ngộ……”

Ngộ nhập: Theo Phật giáo, ngộ nhập là ngộ cái lư thật tướng. Các nhà văn cũng dùng từ này. Nhà văn Lữ Bổn Trung đời Tống nói: “tác văn th́ cần cái chỗ ngộ nhập, ngộ nhập có được từ công phu, chứ chẳng phải may mắn.”

Ngoài ra, thuyết đốn ngộ của Thiền tông Huệ Năng đối với tư triều sáng tác thi ca thời Đường Tống ảnh hưởng rất lớn, h́nh thành phong cách “lấy thiền dụ thơ”. Cho nên, khi dùng thiền ngộ dụ thơ văn, các thi nhân văn nhân đă dùng rất nhiều từ ngữ Phật giáo. Trừ những ǵ đă nêu trên, ngoài ra c̣n có tham ngộ, liễu ngộ, đại ngộ, nhất thể chi ngộ, nhất niệm chi ngộ.

c. Dân tục với những từ ngữ đời thường :

Phật giáo khi truyền đến Trung Quốc, đă âm thầm phát triển trong tập tục dân gian. Trong rất nhiều kinh điển biểu đạt từ ngữ thuôïc nghi lễ Phật giáo, tự nhiên cũng đi vào dân gian; ngoài ra, trên ư nghĩa tương quan, lại c̣n xuất hiện thêm những từ mới, đơn cử vài từ như :Âm ty, diêm vương, qủy phán, siêu đôï, hỏa tán, hỏa hóa, hạ hỏa, thủy lục, bi tế, lễ Phật, dục Phật, thiêu hương, lễ bái,cúng dường, hiến cúng, tụng kinh, hoàn nguyện, bái sám, tŕ trai, thiết trai, vấn tấn, hiệp chưởng, hiệp thập, hành hóa, khất hóa, hóa trai, phóng sanh, thí thực, hành thiện, tế nhân…

Trong từ ngữ thường dùng hàng ngày, thường thường xuất hiện nhiều từ ngữ chỉ về thời gian. Như quá khứ, hiện tại, vị lai, là Phật giáo dùng để chỉ tên gọi của sự tồn tại về thời gian của một cá thể hoặc nhân qủa luân hồi. Các pháp hữu vi diệt tận gọi là quá khứ, các pháp hữu vi đang thể hiện những tác dụng của nó gọi lào hiện tại, c̣n sẽ đến nhưng chưa đến gọi là vị lai. Trong Bồ tát Thọ Kí nói:“…Ông nay đă gặp Như Lai, th́ nên thành kính, siêng năng thực hành giáo pháp, trong đời vị lai ông sẽ thành Phật …”. Ngay từ thời trung cổ, từ “quá khứ” “hiện tại” “vị lai” đă trở thành danh từ thường dùng chỉ khái niêïm về thời gian trong ngôn ngữ thông dụng hàng ngày. Sát na: là dịch âm của từ“ksana”, Câu Xá luận nói:“cực vi gọi là sát na,………trong khoảnh khắc búng ngón tay của tráng sĩ, đă có đến 65 sát na, như vậy gọi là một lượng sát na.”Niệm: là ư dịch của sát na, hoặc nói 90 sát na là một niệm. Nháy mắt (thuấn) : Một thuấn là thời gian nhấp nháy con mắt. Ma HaTăng Ḱ luật nói:“hai mươi niệm gọi là một thuấn; hai mươi thuấn là một đàn chỉ (búng móng tay)”. Có thể thấy trong kinh điển Phật giáo, đó là đơn vị thời gian lớn hơn niệm khoảnh (tư tưởng trong khoảnh khắc) mà nhỏ hơn đàn chỉ.

Như gấm thiêm hoa, như rồng điểm ngọc, Hán ngữ thật sự khiến cho ngôn ngữ Trung Hoavốn phong phú lại càng phong phú hơn, càng hay, đẹp, hàm súc, sâu sắc và triết lí.

 ____

Chú thích (của người dịch)

(1)    Giáp cổ văn: là sản phẩm văn hóa thời đại nhà Thương (khoảng thế kỉ 17 -11 TCN ). Vào đời Thương Ân, người ta dùng mai rùa và xương các loài thú để xem bói. Sau khi bói, họ ghi khắc lên nó tất cả những ǵ liên quan đến bói toán, như ngày tháng, tốt xấu…, và các văn tự này gọi là Giáp cổ văn. Dần dần nó được dùng ghi chép các tư liệu về phương diện như xă hôïi chính trị, kinh tế, văn hóa Trung Quốc. Giáp cổ văn là văn vật lịch sử xuất hiện sớm nhất và quư báu nhất, bởi đó là khởi nguyên, là cội nguồn của văn tự và ngôn ngữ Hán tộc.

(2)    Hung Nô: Sau thời Chiến quốc (thế kỉ thứ 3 TCN), nhiều thị tộc bộ lạc phương Bắc Trung Quốc h́nh thành liên minh bộ lạc trong một phạm vi nhất định, môït trong số đó là dân tộc Hung Nô.   Vậy, Hung Nô là một dân tộc du mục phương Bắc trong một quốc gia đa dân tộc thời cổ đại Trung Quốc (cũng gọi là dân tộc Hồ). Dân tộc này đến kỉ thứ 1 CN th́ suy vong. Ngay từ rất sớm, Hung Nô đă thống nhất được nhiều bộ tộc và bộ lạc ở khu vực Nam-Bắc, xây dựng chính quyền Hung Nô đôïc lập, kết thúc cục diện phân tán của các bộ lạc du mục phương Bắc.

(3)    Tây Vực: Văn hóaTây Vực, trừ đặc sắc văn hóa Thổ Phồn ra (Thổ Phồn gọi đủ Thổ Phồn vương triều, là chính quyền dân tộc biên cương mà Tây Tạng kiến lập trên cao nguyên Trung Quốc vào thế kỉ 7-9 CN, cũng là chính quyền thống nhất đầu tiên trong lịch sử Tây Tạng. Khoảng gần 100 năm kể từ sau ngày thành lập, vương triều này phát triển rực rỡ về mọi phương diện. Vào cuối thế kỉ thứ 8 CN, do mâu thuẩn nội bộ ngày một gay gắt, nên cuối cùng đi đến sụp đổ. Sau khi chính quyền này sụp đổ, th́ Tây Tạng trường ḱ rơi vào cục diện nội chiến phân liệt.), c̣n có tứ đại văn hóa, đó là Hán học Trung Nguyên, Phật học Ấn Độ, đạo Hồi của Ả Rập, và Cơ đốc giáo của Âu Châu. Trên toàn thế giới, Tây Vực không những là mảnh đất phong thủy quư giá mà c̣n là nổi tiếng thần bí. Nó là mạch nguồn giao thông giữa Tây và Đông phương, là nơi giao dung phồn thịnh của các đại văn hóa trên thế giới, làm thay đổi tiến tŕnh lịch sử của các dân tộc thuộc Tây vực và sự phát triển của xă hội.

(4)    Trung Quốc thời trung cổ: Là chỉ giai đoạn lịch sử khoảng từ thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều  đến Tống Nguyên, tức khoảng từ thế kỉ thứ 3-thế kỉ 12 CN

(5)    Chiến tranh Nha phiến: Là ba lần chiến tranh (cuộc chiến thứ nhất từ năm1840-1842, thứ hai từ 1856-1860, và thứ ba từ 1860-1864) của quân dân Trung Quốc chống lại Anh quốc. Trong cuộc chiến này, Anh vận chuyển vào Trung Quốc lượng đôïc phẩm thuốc phiện khổng lồ. Cũng là cuôïc chiến tranh đầu tiên của quân dân Trung Quốc chống lại sự xâm nhập hùng mănh của Chủ nghĩa tư bản phương Tây. Sau chiến tranh Nha phiến, Trung Quốc bước vào xă hội bán phong kiến bán thực dân địa.

(6)    Huyền học: Là sản phẩm kết hợp giữa học thuyết Nho gia và triết học Đạo gia, có thể được xem là Nho học hóa của học thuyết Lăo Trang. Đặc trưng cơ bản của Huyền học là một triết học tư biện trừu tượng, chủ yếu nội hàm là thảo luận những vấn đề liên quan đến bản thể vũ trụ, và những phân tích biện luận về danh lư tánh tướng của sự vật, nó cũng bao hàm những vấn đề lí luận và chính trị xă hội.

 

(Nguồn: namtong.org)

 

 

BACK

 

Home