|
TS Trần Tiễn Khanh |
TS Trần Tiễn
Khanh là một nhà nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông
tin (CNTT) nhưng ông cũng là một Phật tử sùng đạo. Gia đ́nh nhiều
thế hệ theo và nghiên cứu đạo Phật. Nói về cơ duyên khi nghiên cứu
đề tài này, TS Trần Tiễn Khanh cho biết: “Anh trai tôi hoạt động
trong lĩnh vực y khoa (TS-BS Trần Tiễn Huyến) cũng thành tâm theo
Phật và bỏ nhiều công sức mày ṃ dịch kinh Phật. Anh say mê dịch
thuật nhưng hiệu quả không cao. Tôi nh́n bộ kinh đồ sộ và nghĩ rằng
nếu đam mê dịch theo kiểu thông thường ấy th́ phải trải qua mấy thế
hệ mà chưa chắc dịch xong. Cái ư ấy đeo đẳng trong suy nghĩ và tôi
bắt đầu mày ṃ áp dụng những kiến thức CNTT vào lĩnh vực này”.
Hơn 2.000 năm
truyền bá vào Việt Nam, nhưng kinh sách của Phật giáo thường được
trích ra từ Hán Tạng và cho đến nay chưa có một bộ Đại Tạng kinh
Việt Nam đầy đủ hoàn toàn. V́ chữ Hán ngày càng ít người biết mà số
lượng kinh điển của Phật giáo chưa được dịch c̣n quá nhiều. Từ thực
tiễn ấy, ông bắt tay vào nghiên cứu và lập tŕnh với máy vi tính
suốt gần 3 năm ṛng.
Lấy bản kinh
chính văn trong Hán Tạng từ Hội CBETA (Chinese Buddhist Electronic
Text Association) với hơn 70 triệu chữ trong 2.372 bộ kinh, luật và
luận, ông đă phiên âm và dịch nghĩa các kinh điển này ra tiếng Việt
bằng một chương tŕnh máy tính (computer program). Phần mềm này dùng
Từ điển Hán - Việt của cụ Thiều Chửu - Nguyễn Hữu Kha, Những danh từ
Phật học và các từ điển Hán-Việt hiện đại như Từ điển Trần Văn
Chánh.
Khi CNTT khai phá kho tàng
thư
Mở ra triển vọng to lớn cho
nền dịch thuật Việt Nam
|
GS-TS Mai Quốc
Liên - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc học. |
Đó là
nhận xét của GS-TS Mai Quốc Liên - Giám đốc Trung tâm nghiên
cứu quốc học. Ông cho biết, hiện tại công tác dịch thuật các
tác phẩm Hán - Nôm đang diễn ra với tốc độ cực chậm. Số
chuyên gia ngành này cũng rất hiếm, đa số cao tuổi và dịch
theo cảm quan của dịch giả mà chưa thể có một bản chuẩn (bản
dịch thô về nghĩa đen) cụ thể. Trong kho lưu trữ c̣n có hơn
1 vạn cuốn Hán- Nôm mà nếu như chỉ dịch theo cách thông
thường th́ không biết đến bao giờ mới khám phá hết. Lập
tŕnh của TS Trần Tiễn Khanh sẽ đẩy tốc độ dịch thuật tiến
triển nhanh chóng, hiệu quả cao và rút ngắn khoảng cách khám
phá kho tàng văn hóa cổ Việt Nam. |
TS Trần Tiễn
Khanh cho biết, lợi điểm của chương tŕnh này là phiên âm có thể sai
một vài chữ nhưng không bao giờ sót, v́ máy vi tính phiên âm từng
chữ một. Chính v́ lẽ đó, nó là một bản dịch thô, nguyên nghĩa đen,
rất tiện lợi cho việc dịch thuật và nghiên cứu v́ có cả nguyên văn
chữ Hán và số hàng trong kinh. Tốc độ dịch, được xếp vào kỷ lục: Tất
cả 2.372 bộ kinh trong Hán Tạng được chương tŕnh phiên âm và lược
dịch chỉ trong ṿng 28 giờ. Các bộ kinh ngắn như A-Di-Đà, Dược Sư,
Kim Cương chỉ thực hiện dưới 10 giây, các bộ kinh lớn như Hoa Nghiêm
(80 quyển) dịch trong 11 phút, bộ Đại Bát nhă (600 quyển) chỉ mất 50
phút. Trong khi công tŕnh dịch thuật Kinh điển Phật giáo từ tiếng
Phạn sang Hán văn kéo dài hơn 1.200 năm, từ đời hậu Hán (thế kỷ thứ
II) đến đầu đời nhà Nguyên (thế kỷ XIII).
Hiện tại, ông
đang phối hợp với các dịch giả ở hải ngoại và các viện Phật học ở
Việt Nam tổ chức chương tŕnh hiệu đính và duyệt xét các phiên bản.
Chương tŕnh này kéo dài trong ṿng 2 năm với kinh phí khoảng
100.000 USD/năm. Dự kiến bộ Đại Tạng kinh Việt Nam hoàn chỉnh sẽ ra
đời. Việt Tạng sẽ gồm khoảng 300 tập, mỗi tập dày chừng 1.000 trang.
Ngoài ra, ông sẽ dịch Đại Tạng kinh ra các ngôn ngữ khác.
Trong buổi
họp báo, GS-TS Lê Mạnh Thác - Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, cho
biết: “Công tŕnh khoa học này hết sức quư báu. Hội đồng Biên tập
Đại Tạng kinh đă được thành lập do Thượng tọa Thích Minh Châu chủ
tŕ, sẽ quy tụ tất cả các bản dịch khác để so sánh với bản dịch của
máy tính và nhanh chóng thẩm định, hiệu đính để hoàn thành và ấn
hành Đại Tạng kinh tiếng Việt”.
Khám phá nền văn hóa dân tộc
Trong những
giây phút hiếm hoi dành cho các nhà báo, ông cho biết: “Lúc đầu tôi
muốn thử sức ḿnh trong lĩnh vực này với ư nguyện khi hoàn thành sẽ
phát miễn phí cho bà con phật tử như một sự tri ân với đức Phật tổ.
Nhưng càng đi sâu khám phá, tôi càng nhận ra đây là lĩnh vực rất
rộng lớn không chỉ riêng Phật giáo mà c̣n v́ nền văn hóa dân tộc.
Tôi hy vọng với chương tŕnh này các tác phẩm lớn của chúng ta về
lĩnh vực văn học cổ, sử học sẽ nhanh chóng được giải mă. Thế hệ hôm
nay sẽ khám phá và tường tận những ǵ cha ông để lại dễ dàng hơn”.
Chính từ suy
nghĩ đầy trách nhiệm ấy mà ông không quản ngại khó khăn, những từ
ghép, cụm từ, danh từ chuyên môn được ông cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa
vào phần mềm lập tŕnh. Ông bảo: “Quả thật rất khó khăn khi chuyển
đổi ngữ nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, lại phải cài đặt
sẵn. Nhưng tôi đă cố gắng xử lư v́ mong muốn khai thác tàng thư bằng
Hán tự của nước nhà trong tương lai. Để chương tŕnh này có thể ứng
dụng rộng răi trong công tác dịch thuật, tôi mong mỏi nhận được
những ư kiến đóng góp của các chuyên gia”.
Tất bật với
công tác nghiên cứu nhưng ông vẫn hai ngả đi về với một mong ước
thật giản dị: Đem những kiến thức ḿnh nghiên cứu về Phật học nói
riêng và nền văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung ra với
bạn bè năm châu. Hy vọng công tŕnh này là chiếc ch́a khóa mở cánh
cửa kho tàng văn hóa cổ Việt Nam một cách nhanh nhất.
(Theo NLĐ)