CÁC HỆ TAM TẠNG PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

Kinh điển nguyên thủy của Phật Giáo được gọi là Tam Tạng. Qua nhiều thế hệ truyền thừa, trong cái gọi là Tam Tạng đó chắc chắn có những dị biệt quan trọng với những phần thêm thắt, cắt xén, hoặc bị gán cho những đánh giá khinh thị. Nhưng sao cũng mặc, điều tối quan trọng là tất cả chúng ta làm ǵ cũng vẫn phải nhận rằng dù ở dạng tinh khôi trong sáng hay vá víu tật nguyền đến mấy, bất cứ bộ Tam Tạng nào, của bất luận hệ phái Phật Giáo, đều đáng được trân trọng và nghiên cứu, dù chỉ là một lần để mắt ngó qua đại lược. Chuyện Gạn Đục Khơi Trong luôn thuộc về trí tuệ và sự b́nh tĩnh của mỗi cá nhân. Vận mệnh của Phật giáo, một phần tương lai văn hoá tâm linh của nhân loại và cả phúc phận của từng người học Phật đều nằm gọn trong con đường học đạo của chúng ta. Chúng tôi ở đây chỉ có thể làm mỗi công việc giới thiệu một thư tịch Phật Giáo. V́ Phật Giáo chính là Tam Tạng kinh điển, và Tam Tạng kinh điển chính là con đường duy nhất để chúng ta t́m về một trong những cội nguồn tâm linh u huyền và lợi lạc nhất của loài người.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tạm thời trưng dẫn nội dung tổng lược của ba bộ Đại Tạng vẫn được xem là căn bản, phổ cập và uy tín nhất trong giới học Phật toàn cầu : Tam Tạng Tây Tạng, Tam Tạng Hán Văn và Tam Tạng Pali.

I. TAM TẠNG TIẾNG TÂY TẠNG:

Phật giáo du nhập vào đất Tây Tạng từ thế kỷ thứ bảy dưới triều vua Tùng Tán Can Bố (Srongsen Gambo) qua hai cuộc hôn nhân của vua với công chúa Văn Thành (nhà Đường, Trung Hoa) và một công chúa Nepal, cả hai đều là những Phật tử. Vua Tùng Tán Can Bố cùng hai vị vua khác của Tây Tạng là vua Trisrong Detsen (thế kỷ thứ tám) và vua Ralpachen (thế kỷ thứ chín) đă lần lượt triệu thỉnh các bậc cao tăng thạc học thực hiện công tŕnh phiên dịch kinh điển Phật giáo từ tiếng Sanskrit sang Tạng Ngữ, đồng thời tạo ra thứ tiếng Tây Tạng hoàn chỉnh c̣n dùng đến nay ở Tây Tạng, đặc biệt trong các công tŕnh văn hoá. Trước sau, từ thế kỷ thứ bảy đến thế kỷ thứ chín, số lượng dịch giả được huy động cho công tŕnh phiên dịch kinh điển vĩ đại của Tây Tạng lên đến tám trăm năm mươi vị ( 475 vị đến từ Ấn Độ và 375 là người Tây Tạng). Điểm danh trong số đó, ta thấy ra những tên tuổi lừng lẫy như các ngài Atisa Dipankara, Santaraksita, Padmasambhava, Naropa,...
Toàn bộ Tam Tạng Tạng Ngữ được phân thành hai phần chính : Kanjur và Tanjur. Nội dung từng phần dĩ nhiên được sắp xếp theo lối phân loại có ẩn ư của các dịch giả. Sau đây là phần liệt kê :
A. KANJUR (BKANGJUR) :
- Luật Tạng (Vinaya) : Gồm 13 (mười ba) cuốn.
- Đại Kinh Bát Nhă (Prajnaparamita) : Gồm 21( hai mươi mốt) cuốn.
- Hoa Nghiêm (Avatamsaka) : Gồm 6 (sáu) cuốn.
- Bảo Tích ( Ratnakuta) : Gồm 6 (sáu )cuốn.

- Khế Kinh (Sutta) : Gồm ba mươi cuốn. Trong đây có 270 (hai trăm bảy mươi kinh), 75% thuộc kinh điển Bắc Truyền (Mahàyàna ) và 25% bị xem là kinh điển Nam Truyền (H́nayàna).
- Mật Giáo Bộ (Tantra) : Gồm hai mươi hai cuốn chứa hơn 300 (ba trăm )kinh.

Theo số ấn bản của Narthang th́ phần Kanjur này được in thành 98 (chín mươi tám) cuốn.
B. TANJUR (BSTAN-‘GYUR):

Nội dung chính của Tanjur gồm ba phần chính :
• Phần một, một cuốn Stotra gồm 64 (sáu mươi bốn) Tán Kinh.
• Phần hai, 86 (tám mươi sáu) cuốn Chú Sớ Mật Giáo Bộ (Tantra) gồm ba ngàn không trăm năm mươi lăm (3055) kinh.
• Phần ba là 137 (một trăm ba mươi bảy) cuốn chú giải cho cái gọi là Khế Kinh (Sutta) theo định nghĩa của Phật Giáo Tây Tạng, chứa năm trăm sáu mươi bảy kinh. Sau đây là phần chi tiết :

- Chú Sớ kinh Bát Nhă : Gồm mười sáu cuốn.
- Giảng luận Trung Quán (Madhyamaka) : Gồm mười bảy cuốn.
- Giảng luận Du Già (Yogàcàra) : Gồm hai mươi chín cuốn.
- Chú sớ A Tỳ Đàm (Abhidharma) : Gồm tám cuốn.
- Tạp Kinh : gồm bốn cuốn.
- Chú sớ Luật tạng (Vinaya) : Gồm mười sáu cuốn.
- Kịch Truyện Phật Giáo Tây Tạng : Gồm bốn cuốn.
- Luận Lư học Phật giáo : Gồm hai mươi mốt cuốn.
- Ngữ Pháp : một cuốn.
- Từ Điển học và Thi Pháp : Một cuốn.
- Y Học Tây Tạng : Năm cuốn.
- Hoá Học và Đan Thuật Tây Tạng : Một cuốn.
- Thư Tịch : Mười bốn cuốn.
Ngoài ra, tác phẩm của các bậc long tượng trong Phật giáo Tây Tạng như tôn giả Padmasambhava, Milarepa, Tson-Kha-Pa, Marpa, Naropa,... cũng đều được kể vào kho tàng kinh điển truyền thống.


Toại Khanh

(tổng hợp từ các nguồn Internet)

(Nguồn: namtong.org)

 

 

BACK

 

Home