THIỀN SƯ BUDDHADASA – Tỳ Khưu Phật Lệ
Ngài sinh
năm 1906 tại Pum Riang (gọi theo địa danh bây giờ là huyện Chaiya). Sau
khi thọ Đại Giới tại Bangkok năm 1926 và theo học Phật học trong vài năm
tại đây, ngài bỏ về quê cũ xây dựng khu lâm viên Suan Mokh ( Đạo Uyển )
rất thơ mộng và thiền vị.
Lúc đó là
năm 1932. Phật giáo Thái Lan thời đó xem ra không mấy mặn mà với đường
hướng phát triển thiền học. Ngoài một vài ngôi chùa dạy thiền ở miền Nam
Thái Lan, hầu như xứ Thái lúc đó không có thiền viện. Trong hoàn cảnh
đó, khu Đạo Uyển của ngài Buddhadasa trở thành công tŕnh tiên phong và
nói như người Thái th́ trung tâm Đạo Uyển của ngài Buddhadasa đă là một
trong những cơ sở hoằng pháp hữu hiệu nhất trong lịch sử Phật giáo Thái
Lan.
Bằng vào đạo
phong cùng tư tưởng Phật học của ngài Buddhadasa, trung tâm này có một
cuốn hút đặc biệt đối với tuổi trẻ Phật tử trong nước cùng đông đảo trí
thức Tây Phương.
Là một học
giả uyên bác Phật học, căn bản tư tưởng của ngài Buddhadasa dĩ nhiên y
cứ Tam Tạng Pali, nhưng trong đường hướng tŕnh bày Phật Pháp ngài
thường nhắc đến một Phật Giáo đích thực nguyên thủy và tinh khôi mà ngài
cho rằng đă mai một khá nhiều sau những thế hệ truyền thừa.
Ngài đă đào
sâu một số vấn đề giáo lư quan trọng và gọi đó là cách về nguồn để khôi
phục một Phật giáo thật sự truyền thống. Chính cách nghĩ đó đă tạo cho
tư tưởng và ngôn phong của ngài một chút ǵ mới mẻ và độc đáo , dù đôi
khi có vẻ lập dị, và như một lời hẹn, giới trẻ trí thức ở Thái Lan hôm
nay lại rất hứng thú với tư tưởng của ngài Buddhadasa như một trào lưu
thời thượng.
Một trong
những đặc điểm xuất sắc của thiền sư Buddhadasa là hầu như câu nói nào
của ngài cũng giúp người nghe có thể tự tháo gỡ một gút mắc nào đó và có
thể nói ngài là một trong số rất hiếm những thiền sư cùng thế hệ lại có
một kiến thức tân học luôn cập nhật để có thể kịp thời giải quyết và
chia sẻ những vấn đề thời đại. Phương pháp giảng dạy và viết lách của
ngài nhờ vậy cũng trong sáng và khoa học hơn.
Sau khi xây
dựng hoàn tất trung tâm Đạo Uyển vào năm 1940, ngài Buddhadasa dành hết
thời gian nghiên cứu tư tưởng các trường phái Phật giáo và sau đó là các
tôn giáo lớn trên thế giới như Cơ Đốc, Hồi giáo, Ấn giáo và cả đạo Sikh.
Từ sau năm 1960 có rất nhiều thành phần trí thức t́m đến Đạo Uyển để học
hỏi với thiền sư Buddhadasa và cũng từ đó ngài được xem là một pháp sư
cho lớp tân học.
Tính đến
nay, các tác phẩm Phật học của ngài đă được phiên dịch trên mười sinh
ngữ quan trọng trên thế giới và ngài là nhà sư Thái Lan có nhiều độc giả
Tây Phương nhất. Tuy chưa từng trăi qua một học vị nào về thế học hay
Phật học, nhưng ngài Buddhadasa đă được trên dưới mười trường đại học
trao tặng học vị tiến sĩ danh dự cho những công tŕnh Phật học và văn
hoá rực rỡ của ngài. Ngài Buddhadasa là một trong ba vị danh tăng Thái
Lan đă được thế giới Tây Phương biết đến nhiều nhất từ nửa thế kỷ nay,
bên cạnh thiền sư Ajahn Chah và Tam Tạng pháp sư Payutto. Công tŕnh
cuối đời của ngài Buddhadasa là thiền viện quốc tế International Dhamma
Hermitage, cách trung tâm Đạo Uyển 1.5 Km về hướng Đông, được xây dựng
năm 1989. Ngài Buddhadasa đă qua đời vào cuối tháng Năm năm 1993 sau một
cơn đột quỵ v́ bệnh tim, lúc đó ngài đang chuẩn bị buổi thuyết giảng
nhân ngày sinh nhật do các thiền sinh tổ chức. Người điều hành trung tâm
Đạo Uyển hôm nay là thượng toạ Santikaro, một nhà sư trẻ người Mỹ.
Toại Khanh
dịch