V́ sao vương quốc Sakya bị tiêu diệt?

Hai nước Cộng ḥa Sakya và Koliya nằm trên hai phía của ḍng sông Rohiṇī. Các thành viên thống trị của hai vương quốc này được gọi là các rājās, và người thống lănh các rājās này được gọi là Maharājā. Cả hai vương quốc đều có quyền tự trị trên phạm vi lănh thổ của ḿnh. Tuy nhiên, các tiểu vương quốc này không hoàn toàn độc lập như vương quốc Vesālī, bởi v́ cả hai đều là những nước chư hầu của quốc gia láng giềng hùng mạnh Kosala.

Người dân của hai vương quốc Sakya và Koliya đều là những người thuộc ḍng dơi Chiến sĩ (khattiyas) thuộc bộ tộc Ādicca (Ikśvāku) trong vương triều mặt trời. Do không có ḍng tộc nào khác trong vùng sánh ngang với họ, do đó mà họ chỉ kết thân với nhau. Cả hai ḍng tộc này đều rất tự hào về sự tinh khiết trong việc truy tŕ một ḍng máu hoàng tộc của họ và luôn giữ ǵn truyền thống hôn phối trong phạm vi ḍng dơi này từ lâu đời. Chẳng hạn, người cô của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) được gả cho vua Anjana của nước Koliya. Rồi con gái của họ là Hoàng hậu Maya (Mahāmāyā) và Ma-ha-ba-xà-ba-đề (Mahāpajāpati Gotamī) đều kết hôn với vua Tịnh Phạn, người đứng đầu bộ tộc Sakya. Tương tự, Da-du-đà-la (Yashodhara) là con gái của vua Suppabuddha (Suppabuddha là con của Anjana), được gả cho Thái tử Sĩ-đạt-đa (Siddhattha). Do vậy, cả hai ḍng tộc này đếu có mối quan hệ hôn nhân với nhau từ thời xa xưa.

Mặc dầu vậy, thỉnh thoảng vẫn có những rạn nứt giữa hai ḍng tộc mà đôi khi biến thành thù địch lẫn nhau.

Nông nghiệp là nghề truyền thống của hai bộ tộc này. Vùng đất thấp của lănh thỗ Tarāī nằm dưới chân dăy núi Hy-mă-lạp-sơn (Himalayas) hùng vĩ này rất mầu mỡ. Ḍng sông Rohiṇī êm đềm luôn mang nước từ dăy Hy-mă-lạp-sơn và tưới tẩm đầy đủ cho những vùng nông nghiệp trù phú của hai quốc gia. V́ thế mà đời sống người dân trong cả hai vùng lănh thổ này đều rất thịnh vượng.

Ban đầu, khi dân số trong hai quốc gia c̣n ít, sông Rohini do đó đă cung cấp đầy đủ nước cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, dần dà, khi các dải đất lồi lơm bao quanh con sông đă được phát triển thành những vùng nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của dân số. Nước sông do đó không c̣n đủ để cung cấp cho sự gia tăng đó nữa. Sự thiếu hụt nguồn nước đă bắt đầu trở thành mối xung đột giữa hai quốc gia.

Người dân ở hai bên bờ sông bắt đầu lên án nhau v́ sử dụng quá nhiều nước lấy từ ḍng sông. Rồi họ bắt đầu thực hiện các thỏa ước về việc san sẻ nguồn nước, tuy nhiên việc vi phạm nó cứ lặp đi lặp lại.

Khi dân số tiếp tục tăng lên th́ đất đai dành cho nông nghiệp cũng do đó tiếp tục bị thu hẹp lại, và người dân ở phía thượng nguồn của con sông hiếm khi có đủ nước để dùng. Ḍng sông Rohini lúc bấy giờ chỉ c̣n rất ít nước khi nó chảy đến các vùng thủ đô của hai quốc gia. Mặc dầu cả hai nước cộng ḥa này đă cùng nhau xây dựng một con đập chắn ngang ḍng sông để trữ nước, nhưng mực nước của nó cũng rất cạn mỗi khi mùa hè tới.

Khủng hoảng đă bắt đầu lan tỏa trong suốt thời gian Phật c̣n tại thế. Chỉ mới vào tháng 5 thôi, mực nước của con sông đă trở nên cạn. Những cánh đồng lúa của cả hai phía sông đă bị cháy sém bởi sức nóng của mùa hè. V́ không đủ nước, những cánh đồng lúa đă bị hư hoại. Nước c̣n lại trong ngăn đập chỉ đủ để tưới cho một phía của con sông; phía c̣n lại phải chịu cảnh khô hạn.

Nếu như nước trong con đập được chia đồng đều cho cả hai bên th́ mùa màng của cả hai phía đều khô héo v́ thiếu nước. C̣n nếu tất cả nguồn nước đó được dùng cho một bên thôi th́ mới cứu được mùa màng cho nó.

V́ thế, những người nông dân của cả hai quốc gia đă họp với nhau để bàn thảo về việc chia sẻ nguồn nước ít ỏi trong hồ chứa nước. Tuy nhiên, bên nào cũng khăng khăng rằng, mùa màng của họ phải được giữ vững, và người nông dân của phía bên kia cũng muốn phần tốt cho mùa thu hoạch của họ. Chẳng ai chịu nhượng bộ ai. Cứ thế, những tranh cải bắt đầu nổ ra và nóng dần lên. Họ trao đổi với nhau bằng miệng lưỡi ác độc, rồi đánh nhau. Họ chưởi bới nhau, nhục mạ những vị Thầy của họ, rồi tổ tiên của những tộc trưởng.

Những người nông dân sau đó thông báo lại cho những ông chủ của họ. Sau khi nghe nhục mạ tổ tiên của ḿnh, sự thù địch giữa hai cộng đồng càng tăng lên.

Những tranh căi rồi đến tai những quan lại của hai quốc gia, rồi các vị thái tử và vua chúa. Khi những vị hoàng tử trẻ tuổi của cả hai bên nghe được sự nhục mạ về tổ tiên của họ, họ rơi vào phẫn nộ và thề sẽ trả thù. Bị lửa sân đốt cháy, họ tụ tập lại hai phía bờ sông, mang theo đủ các vũ khí, và rồi thách thức đánh nhau. T́nh huống đă trở nên căng thẳng và khả năng về cuộc chiến dường như sắp xảy ra.

Khi Đức Phật biết được cuộc chiến sắp sửa nổ ra, Ngài liền đích thân đến đó. Khi nh́n thấy con người mà cả hai bên đều tôn kính và ngưỡng mộ đi đến, các chiến binh của cả hai phía đều hết sức bối rối. Họ vội bỏ vũ khí và thành kính đảnh lễ Ngài. Đây là cách truyền thống thể hiện ḷng tôn kính đối với Đức Thế Tôn khi Ngài c̣n tại thế.

Mỗi khi vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) của nước Kosala (Kiều-tát-la) đi đến đảnh lễ Đức Phật, ông thường để lại những vật dụng như là gươm đao, áo măo, dù lọng, quạt, và giày dép ở phía bên ngoài cùng với đoàn tùy tùng của ḿnh trước khi đi vào thiền thất của Phật.

Đức Phật đă ngồi vào chỗ đă soạn sẵn trên nền đất trống cạnh bờ sông. Dân chúng hai vương quốc Sakya và Koliya đều đảnh lễ Ngài và cung kính ngồi xuống một bên. Đức Phật đă giải thích cho họ rằng, máu của họ c̣n quan trọng hơn nhiều so với nước của con sông. Họ không nên gây đổ máu. Thay vào đó, nên t́m một giải pháp để chia sẻ ḍng nước trong ḥa b́nh. Đức Phật là một người kiến tạo ḥa b́nh với đầy ḷng nhân từ. Ngài không cho nó là đúng khi mạng người bị mất đi chỉ v́ việc t́m kiếm những lợi ích vật chất tầm thường.

-Bản chú giải Kinh Tập, số 2.362

 

So với nước láng giềng hùng mạnh Kosala, cả hai nước cộng ḥa Sakya và Koliya đều là những nước nhỏ và yếu. Họ đă từng giao nộp lănh thổ của họ cho vương quốc Kosala. Chính v́ mối bất ḥa này, có nhiều khả năng họ sẽ bị mất quyền tự trị của ḿnh nữa.

Nếu hai bộ tộc Sakya và Koliya đánh nhau, th́ cả hai đều bị diệt vong. C̣n nếu như họ giao hảo với nhau, th́ cả hai đều tăng cường được sức mạnh ḥa hợp. Thủ lĩnh của vương quốc Kosala sẽ không thể bành trướng thêm nữa con đường chinh phạt của họ. Tuy nhiên, nếu họ giữ vững mối giao hảo, th́ họ thậm chí hoàn toàn có thể tự giải phóng ḿnh khỏi sự thống trị của vương quốc Kosala. Biết rơ điều này, Đức Phật đă giảng dạy cho họ những lợi ích của việc duy tŕ sự ḥa hợp.

Đức Phật biết rằng, xung đột đă trở nên căng thẳng v́ sự thiếu hiểu biết lẫn nhau. Những người nông dân đă phỉ báng tổ tiên các rājās (lănh tụ) của nhau. Nhưng các rājās th́ lại được báo cáo là những rājās kia đă phỉ báng tổ tiển của họ. Nếu sự việc đó mà được thông báo đúng đắn rơ ràng cho các rājās của cả hai phía rằng, những người nông dân thiếu trách nhiệm là những người có lỗi, họ nên khiển trách những người nông dân của họ, th́ sự việc sẽ được kết thúc ở đó; sự cố đó không nên đưa đến nguy cơ đổ máu. Cả hai nước nên duy tŕ sự ḥa hợp.

Biết rất rơ những sự việc thường xảy ra như thế, Đức Phật đă mô tả nó trong một câu chuyện Tiền Thân của Ngài. Các sự việc đôi khi càng trở nên dễ hiểu bằng việc kể về một câu chuyện. Chính v́ thế, Đức Phật đă thuật lại câu chuyện tiền thân Duddubha Jataka (tiếng động mạnh) để mô tả cái cách mà một người ngu đă tự làm hại ḿnh khi trở thành nạn nhân của niềm tin mù quáng. Tuy nhiên, người trí chỉ muốn t́m kiếm chân lí và tự cứu ḿnh thoát khỏi khổ nạn.

-Chuyện Tiền Thân Duddubha Jataka (tiếng động mạnh)

 

Chuyện kể rằng, có một con thỏ khi đang nằm nghỉ dưới gốc một cây táo, th́ bất ngờ một trái táo chín rơi xuống đất gần chỗ nó đang nằm. Tiếng động của trái táo rơi xuống đất khiến nó giật ḿnh. V́ hốt hoảng, nó liền chạy khỏi nơi đó. Nó thông báo cho tất cả những con vật khác khi nó gặp trên đường bỏ chạy rằng, trời sụp xuống rồi, và quả đất th́ đang nứt ra. Tất cả các loài thú khác như là, thỏ, nai, heo, linh dương, trâu, ḅ, cọp, voi, v.v., sau khi nghe thông tin đó th́ tin liền. Chúng bắt đầu bỏ chạy trong hoảng loạn. Trong cuộc tháo chạy v́ sợ hăi này, chúng đă lao ḿnh vào đại dương phía trước khu rừng rậm và bị chết ch́m dưới biển.

Khi con sư tử chúa, là vua của cánh rừng, thấy được sự nguy hiểm này, liền chặn những con thú đang dẫm đạp lên nhau mà chạy này, rồi cảnh báo cho chúng biết. Nó bảo rằng, “Nào, chúng ta hăy đi đến địa điểm nơi mà con thỏ đă nghe thấy tiếng động khi quả đất vỡ ra.” Tất cả các con thú đều đi cùng với con thỏ kia đến chỗ cái cây nơi mà con thỏ đă nằm nghỉ. Khi chúng nh́n thấy trái táo đă rơi rụng, chúng nhận ra ngay sự thật và hoàn hồn trở lại.

Khi một ai đó mù quáng tin tưởng vào những lời đồn đại và rồi hành động thiếu suy nghĩ th́ người đó sẽ tạo ra tai hại lớn. Cho thấy rơ điều này, Đức Phật đă nói như sau:

Appatvā padaviññāṇaṃ, paraghosānusārino;

Panādaparamā bālā, te honti parapattiyā.

(Jātaka 1.4.322, Duddubha Jātaka)

Nếu tự ḿnh không hiểu rơ sự thật, khiến hướng theo những tuyên bố của người khác và theo đuổi một cách mù quáng, là một kẻ ngu si bất cẩn.

Đức Phật giải thích rằng, vào thời điểm khi mà lời nhục mạ qua lại của những người nông dân ngu muội đến tai những ông chủ của họ, đến tai những vị quan lại, quần thần, vua chúa, và những thái tử nóng nảy, tất cả họ đều bị hiểu sai và rồi sẵn sàng để tự hủy hoại ḿnh. Nếu họ b́nh tĩnh kiểm chứng sự thật, th́ việc họ cần làm là khiển trách những người nông dân của họ, và cuộc tranh căi sẽ chấm dứt ngay ở đó.

Cuộc tàn sát bộ tộc Sakya

Vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) của vương quốc Kosala là người thuộc ḍng dơi Sát-đế-lợi (chiến sĩ), đồng thời cũng là lănh chúa của vương quốc Sakya. Tuy nhiên, những người Sakya của bộ tộc mặt trời này th́ được cho là thuộc giai cấp cao hơn. Người dân Sakya rất tự hào về giai cấp cao quư của họ. Ngay cả vua Pasenadi là người cai trị của họ cũng bị xem là thuộc giai cấp thấp hơn. Điều này khiến vua Pasenadi vô cùng bực ḿnh. Ông ta thấy sự tự hào về giai cấp của bộ tộc Sakya là không chấp nhận được. Nhưng ông không thể làm ǵ được. Mặc dầu ông đă chinh phục vương quốc Sakya, nhưng cũng không làm thế nào để vượt qua được hệ thống giai cấp được thiết lập quá mạnh mẽ này.

Nhà vua nảy sinh một ư nghĩ. Không có hoàng hậu nào thuộc giai cấp cao trong cung điện của ông. Ông suy nghĩ, sẽ là rất tốt nếu ta cưới một công chúa của vương quốc Sakya và rồi ban tặng cho nàng một tước hiệu chánh cung hoàng hậu. Rồi con của hoàng hậu sẽ trở thành đông cung thái tử. Khi thái tử kế vị ngai vàng, thái tử và hàng hậu duệ sẽ được xem là những người thuộc ḍng dơi chiến sĩ cao cấp. V́ vậy, những người Sakya sẽ không c̣n cho rằng họ thuộc giai cấp cao hơn ḍng dơi của Kosala.

Ngoài ra, c̣n có một sự kiện khác nữa. Vua Pasenadi nh́n thấy hàng trăm vị Tăng đến nhà của các đại thí chủ như Cấp-cô-độc (Anāthapiṇḍika), Tiểu Cấp-cô-độc (Cūḷa Anāthapiṇḍika), nữ thí chủ Visākhā và Suppavāsā để nhận thực phẩm cúng dường. Nhà vua cũng muốn làm người dâng cúng thức ăn cho chư Tăng. Ông thỉnh Phật gởi 500 vị Tăng hàng ngày đến khất thực. Các Tỳ-kheo đi đến cung điện của nhà vua để khất thực nhưng họ đă không đến khất thực nữa chỉ vài ngày sau đó. C̣n ở những nơi cúng dường khác, các thí chủ đều có mặt tại đó và thành kính hiến cúng thực phẩm sau khi các Tỳ-kheo đă an tọa. Điều này không thể diễn ra ở tại cung điện. Nhà vua quá bận rộn nên không thể có mặt hàng ngày để cúng dường thức ăn cho các Tỳ-kheo được. Hoàng hậu cũng không thể làm tṛn bổn phận này một cách thỏa đáng được. Chính v́ thế, các Tỳ-kheo không đến cung điện nữa. Vua Pasenadi nghĩ rằng, nếu ông nuôi nấng một công chúa thuộc bộ tộc Sakya và cho trở thành hoàng hậu, th́ hoàng hậu sẽ rất vui mừng tiếp đón các Tỳ-kheo và quan tâm chu đáo, v́ bà ta là một thành viên của bộ tộc Sakya mà Đức Phật cũng thuộc bộ tộc này khi Ngài c̣n là thái tử. Rồi các Tỳ-kheo sẽ đến cung điện hàng ngày để khất thực.

-Pháp Cú chú giải, 1.46, Viṭaṭūbhavatthu

Suy nghĩ như thế, vua Pasenadi đă gởi một tối hậu thư đến vương quốc Sakya yêu cầu cưới một công chúa của nước này. Bức thư này đă gây xôn xao trong bộ tộc Sakya. Vua Pasenadi cũng là hoàng đế của nước họ, và là một vị chiến binh hùng mạnh. Nếu bộ tộc Sakya từ chối lời đề nghị này th́ ông ta sẽ nổi giận. Lănh thổ của ông rất rộng lớn và quân đội th́ hùng mạnh. Nếu ông ta tấn công, bộ tộc Sakya sẽ bị đập tan, và họ sẽ mất đi thậm chí quyền tự trị của họ.

Những người Sakya cũng rất ư thức về những chi tiết đau đớn về một sự việc tương tự xảy ra trong quá khứ. Nếu từ chối lời yêu cầu của người thống trị vương quốc Kosala, th́ họ sẽ đối mặt với khả năng đáng sợ lặp lại trong lịch sử của chính họ. Họ không muốn nh́n thấy quốc gia của ḿnh bị tiêu diệt thêm một lần nữa. Tuy nhiên, họ không thể chấp nhận điều kiện của vua Pasenadi được. Làm sao họ có thể đem bất ḱ một công chúa nào của vương quốc Sakya gă cho ông ta được? Ông ta là một người Sát-đế-lợi giai cấp thấp. Niềm tự hào về giai cấp cao quư của người Sakya sẽ khiến họ không nuốt trôi điều nhục nhă này.

V́ thế, một hội đồng của các bô lăo của bộ tộc Sakya đă tập hợp lại để thảo luận về cuộc khủng hoảng này. Sau nhiều tranh luận và tư vấn, họ quyết định chọn ư kiến của trưởng giả Mahānāma là đem một người nữ tỳ trong nhà của ông có tên là Vāsabhakhattiyā (Mạt-Lợi) giả làm công chúa rồi sau đó đem gă cho vua Pasenadi. Những người Sakya cũng quyết tâm luôn luôn giữ kín sự thật về gốc gác của tỳ nữ này. Họ cố thuyết phục những sứ giả của vua Pasenadi là người nữ tỳ này là một công chúa của nước Sakya bằng cách để cho họ nh́n thấy và tin rằng Mahānāma và Vāsabhakhattiyā cùng ăn chung với nhau trong một mâm. Các sứ giả hoàn toàn bị thuyết phục.

Mạt-Lợi sau khi được gă cho vua Pasenadi đă nhanh chóng trở thành một chánh cung hoàng hậu. Không lâu sau đó, bà sinh hạ một hoàng tử và đặt tên là Viṭaṭūbha (Lưu Ly). Khi thái tử Lưu Ly lớn lên, thái tử đă xin mẹ đưa trở về thăm quê ngoại. V́ nghe bạn bè kể nhiều câu chuyện hấp dẫn về bên ngoại, cũng như cho thấy những món quà nhận được từ bên ngoại, nên thái tử càng háo hức được gặp gỡ những người thân và nhận quà từ tay họ. Tuy nhiên, phu nhân Mạt-Lợi luôn t́m cách để tránh cuộc trở về. Bà biết rơ rằng, nếu như vua Pasenadi khám phá ra bí mật về gốc gác của ḿnh th́ hậu quả thật khó lường.

Khi thái tử Lưu Ly lên 16 tuổi, thái tử cương quyết sẽ về thăm, ngay cả khi mẹ thái tử không có đi cùng. Phu nhân Mạt-Lợi đă gởi một bức thư cho Mahānāma nói rằng thái tử Lưu Ly muốn về thăm Ca-tỳ-la-vệ. Họ nên quan tâm và đối xử với thái tử một cách đúng mực để giữ điều bí mật không bị phơi bày bằng mọi cách. Những người Sakya đă xử lí t́nh huống này cũng rất khéo léo. Họ chào đón và tiếp đăi thái tử ngang bằng vị trí của một vị vua. Tuy nhiên, họ đă khéo léo gởi những thái tử trẻ tuổi hơn thái tử Lưu Ly ra khỏi thành phố để mà, mặc dù thái tử Lưu Ly có chào hỏi những người lớn tuổi hơn ḿnh, vẫn không có ai phải chào hỏi lại thái tử.

Thái tử Lưu Ly vô cùng hoan hỷ với ḷng hiếu khách có thừa này trước khi trở về lại nước Xá-vệ (Sāvatthi). Trên đường ra về, một người tùy tùng báo tin rằng, thái tử đă bỏ quên thanh gươm, và rồi quay lại để lấy nó. Khi trở lại, anh ta đă kinh ngạc khi thấy chiếc ghế mà thái tử từng ngồi đang được chùi rửa bằng sữa pha loăng. Người nữ tỳ vừa lau rửa nó vừa chửi rủa lớn tiếng rằng, Viṭaṭūbha, là con của một người nô tỳ, đă ngồi trên chiếc ghế vương giả này và làm nhơ nhớp nó. Do đó, phải rửa nó bằng sữa mới có thể sạch được.

Người tùy tùng biết được toàn bộ sự thật về phu nhân Mạt-Lợi từ người nữ tỳ này, liền trở về thuật lại cho thái tử Lưu Ly nghe. Sau khi nghe xong, ngọn lửa hận thù bùng phát lên trong tim thái tử. Thái tử Lưu Ly thề rằng khi lên ngôi sẽ tiêu diệt bộ tộc của những thái tử ḍng Sakya này với những con người quá tự hào về giai cấp của họ. Thái tử Lưu Ly c̣n thề sẽ rửa chiếc ghế mà họ rửa nó bằng sửa bằng chính máu lấy từ cái cổ của họ.

Sau khi về lại Xá-vệ, bí ẩn về gốc gác của phu nhân Mạt-Lợi được phơi bày. Vua Pasenadi vô cùng tức giận. Ông tước bỏ vương vị, đặc ân và những bảo bọc từng ban cho hoàng hậu và thái tử. Cả hai giờ đây chỉ được phép ngang bằng với những người nô lệ b́nh thường mà thôi. Tuy nhiên, ngọn lửa tức giận trong tim của thái tử Lưu Ly thậm chí c̣n lớn hơn.

Khi Đức Phật biết được chuyện này, Ngài đă kêu gọi vua Pasenadi không nên đặt tầm quan trọng cho những địa vị cao hay thấp chỉ đơn thuần là dựa vào giai cấp. Lấy ví dụ về chuyện tiền thân Kaṭṭhahāri Jataka (nàng lượm củi), Đức Phật đă nói rằng, người con gái sau khi cưới nhà vua th́ trở thành hoàng hậu, dù cho người con gái ấy có là con gái của một người lượm củi. Đứa con trai khi được cô ta sinh ra sẽ trở thành vua, cũng giống như vua Kaṭṭhavāhana trong câu chuyện tiền thân này vậy.

-Chuyện tiền thân 1.1.7, Kaṭṭhahāri Jātaka

Giai cấp đă làm được ǵ ở đây? Phu nhân Mạt-Lợi (Vāsabhakhattiyā) là vợ của vua, không phải là một người nô lệ. Thái tử Lưu Ly (Viṭaṭūbha) là đứa con trai hợp pháp của vua. Tại sao lại cho rằng thái tử là giai cấp thấp? Vua Pasenadi đă nguôi giận từ những lời nói này của Phật, và rồi phục hồi lại nguyên chức và danh dự cho hoàng hậu Mạt-Lợi và thái tử Lưu Ly.

Nhưng ngọn lửa thù hận cháy trong tâm khảm của thái tử Lưu Ly chưa được dập tắt. Thái tử Lưu Ly vẫn âm mưu toan tính với người thủ lĩnh đại binh là Dīgha Kārāyana (Khổ Mẫu), và, cơ hội đầu tiên là lật đổ ngai vàng. Vua Pasenadi đă trốn thoát để cứu lấy thân ḿnh rồi chạy đến thành Vương-xá (Rājagaha) để cầu cứu sự giúp đỡ của người con rể của ḿnh là vua A-xà-thế (Ajātasattu). Khi ông ta đến nơi th́ cổng thành đă đóng cửa. Ông phải ở suốt đêm bên ngoài cổng thành, và v́ kiệt sức ông đă chết trước khi trời sáng. Tuyên bố lên ngôi của thái tử Lưu Ly đă giải phóng tất cả những cản trở. Với thù hận luôn đốt cháy trong ḿnh, ông ra lệnh cho đại quân tiến thẳng tới thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu).

Khi Phật biết ra cuộc tấn công đă tiềm tàng này, Ngài thân hành đến ngồi dưới gốc cây khô dưới ánh nắng trời chiều gần thành Ca-tỳ-la-vệ. Khi vua Lưu Ly nh́n thấy Đức Phật, ông cảm thấy ái ngại. Bởi v́, nhờ Phật mà ông với mẹ ḿnh được vua cha phục hồi thân phận ở hoàng cung. Lúc bấy giờ, ông hỏi rằng, “Cớ sao Đức Thế Tôn lại ngồi dưới gốc cây khô phía trước những người Sakya như thế? Mong Ngài hăy ngồi dưới bóng cây đa mát mẻ trong phạm vi bảo bọc của chúng con.” Đức Phật liền trả lời rằng, “Đại vương, bóng mát mà người thân chở che đang sắp sửa biến mất.” Lưu Ly hiểu ra rằng Đức Phật ngồi đó là để bảo vệ người thân ḍng họ Sakya. V́ thế, ông đă cho quân rút lui và quay lại thủ đô.

Vài ngày sau, ông lại dẫn độ đội quân hùng mạnh thẳng tiến đến vương quốc Sakya. Tuy nhiên, ông vẫn thấy Đức Phật ngồi ở đó và lại dẫn quân trở về. Điều đó đă diễn ra tới 3 lần như thế.

Lần thứ tư, Lưu Ly quyết lập một cuộc tấn công vô cùng mạnh mẽ, xác định là phải vượt qua bất ḱ sự can gián nào để rửa mối hận gây ra bởi bộ tộc Sakya. Đức Phật biết rơ quyết tâm của ông và cũng biết rằng thời khắc đă chín muồi cho những nghiệp quả mà bộ tộc Sakya đă gây tạo. V́ thế, Ngài không can thiệp nữa.

Vua Lưu Ly ra lệnh cho quân đội của ḿnh không được giết những người Sakya trong cung điện của Mahānāma. Tất cả những người khác phải giết không thương tiếc. Sau cuộc tàn sát đẫm máu này, Lưu Ly chuẩn bị để lên đường trở về Xá-vệ cùng với trưởng giả Mahānāma và quyến thuộc của vị trưởng giả mà ông bắt giữ. Sáng hôm sau, Lưu Ly yêu cầu Mahānāma cùng ăn sáng với ḿnh. Có lẽ ông đă nắm giữ niềm kiêu hănh về giai cấp của trưởng giả Mahānāma và quyến thuộc của ông để ép buộc họ phải cùng ăn chung một mâm. Mahānāma không muốn tuân theo, nên ông mượn cớ rằng muốn được tắm rửa dưới hồ nước gần đó trước khi ăn. Ông lặn xuống hồ nước và không nổi lên nữa.

Tiếp tục cuộc hành tŕnh trở về lại Xá-vệ, khi Lưu Ly cùng đội quân đi đến ḍng sông Aciravatī th́ trời tối. Ông và quân đội của ḿnh cắm trại nghỉ đêm trên bờ sông. Trong khi đang ngủ say th́ bổng nhiên một ḍng thác lũ bất ngờ đổ đến từ ḷng sông. Nước sông dâng lên cao cuốn trôi Lưu Ly và đội quân của ông trong ḍng nước xoáy và giết chết họ.

-Pháp Cú lược giải 1.46, Viṭaṭūbhavatthu

Không có sự ghi chú lịch sử nào về những ǵ xảy ra đối với các thành viên khác trong gia đ́nh của trưởng giả Mahānāma. Một số họ chắc hẳn đă chạy thoát bởi v́ nhiều người trong số họ đă thiết lập cuộc sống sau này ở Vediśāgiri ở miền Nam. Họ trở thành những thương gia, rồi con gái của một trong những con cháu của họ là Sakyakumarī Vediśādevī sau đó trở thành người vợ thứ nhất của vua A-dục trước khi A-dục trở thành đại đế.

Trong cuộc tàn sát bộ tộc Thích-ca ở thành Ca-tỳ-la-vệ gây ra bởi quân đội của Lưu Ly, một số người trong bộ tộc Thích-ca đă tự cứu lấy ḿnh bằng cách trốn thoát. V́ thế, vương quốc Sakya không hoàn toàn bị tiêu diệt. Vài ngày sau cuộc tàn sát đó, Đức Phật cũng đă nhập Niết Bàn tại Câu-thi-na (Kusinārā). Người dân của hai bộ tộc Sakya của Kapilavatthu và Koliya của Rāmagāma sau đó cũng tuyên bố nhận một phần Xá-lợi Phật và tôn thờ trong một đại tháp huy hoàng trong thủ đô sau đó của họ.

-Trường Bộ Kinh 2.239, Kinh Đại Bát Niết Bàn

Kinh Đại-bát-niết-bàn chứng minh rằng, Lưu Ly không tàn sát tất cả những người thuộc bộ tộc Thích-ca, mặc dầu rơ ràng, ông ta đă giết hại phần lớn trong số họ.

Qua những sự kiện này, chúng ta hăy kiểm chứng xem có phải những cáo buộc cho rằng, chính lời dạy của Đức Phật chịu trách nhiệm cho sự diệt vong của vương triều Sakya là đúng sự thật hay không.

Có một thật tế quan trọng cần thấy là, nước cộng ḥa Sakya là một quốc gia nhỏ bé so với đế chế Kosala rộng lớn. Chỉ trước khi cuộc tàn sát diễn ra bởi quân đội Lưu Ly thôi, có tới 500 hoàng tử của cả hai quốc gia Sakya và Koliya trở thành Tỳ-kheo. Cũng trước thời gian này, nhiều thanh niên của hai tiểu quốc này đă từ bỏ đời sống thế tục. Điều này có lẽ đă không tạo nên sự khác biệt rơ ràng về sức mạnh tương đối của quân đội hai nước. Ngay cả khi 500 vị hoàng tử này không xuất gia đi nữa, th́ quân đội của nước Kosala đă đủ hùng mạnh để triệt tiêu nước cộng ḥa Sakya.

Một thực tế quan trọng khác nữa đó là, Cộng ḥa Sakya không hoàn toàn là một quốc gia độc lập giống như nước Cộng ḥa Vajjian (Bạt-ḱ). Nó chỉ là một tỉnh của vương quốc Kosala. Có rất nhiều t́nh tiết trong Tam Tạng chứng minh rằng Cộng ḥa Sakya là một phần của vương quốc Kosala.

Khi Thái tử Tất-đạt-đa từ bỏ hoàng cung để đi t́m chân lí, trước tiên Thái tử đă đi đến thành Vương-xá (Rājagaha) thủ đô của nước Ma-kiệt-đà (Magadha). Ấn tượng bởi vẻ đẹp vương giả của người thanh niên ẩn sĩ này, vua Bimbisāra (Tần-bà-sa-la, B́nh sa vương) đă thân hành đến gặp. Nhà vua hỏi Ngài là ai và muốn dâng một phần vương quốc của ḿnh cho Ngài. Thái tử Sĩ-đạt-đa liền trả lời:

Ujuṃ janapado rāja, himavantassa passato;

Dhanavīriyena sampanno, kosalesu niketino.

Trong lănh thổ Tarāī thuộc vùng Hi-mă-lạp-sơn này, có một ông vua có đầy đủ của cải và sức mạnh, đó chính là vua của vương quốc Kosala.

Ādiccā nāma gottena, sākiyā nāma jātiyā;

Tumhā kulā pabbajitemhī, na kāme abhipatthayaṃ

-Kinh Tập 424-5, Pabbajjāsutta

Ông ta thuộc bộ tộc Mặt trời (Ādicca) và ḍng dơi Sakya khi sanh. Tuy nhiên, từ nơi ḍng dơi đó, ta từ bỏ và tiến lên phía trước, không tham đắm dục lạc.

Rơ ràng là, lănh thổ của bộ tộc Sakya là một phần của vương quốc Kosala. V́ thế, tất cả những người Sakya, thậm chí cả vua, cũng đều được gọi là những người Kiều-tát-la (Kosalan).

Những người Sakya đều phải quy phục vua của nước Kosala; tuy nhiên, họ rất miễn cưỡng khi phải bày tỏ ḷng tôn kính đối với ông ta. Họ cảm thấy bực bội nhưng không làm ǵ được. Mặt khác, vua Pasenadi kính lễ dưới chân Đức Phật, và Đức Phật cũng là người thuộc ḍng dơi Sakya khi sinh ra. Khi Phật hỏi ông ta lí do v́ sao ông tỏ ḷng tôn kính tột bực như vậy, ông bảo rằng, ông tôn kính đảnh lễ dưới chân Phật v́ Phật là Bậc giác ngộ, giáo Pháp được Phật khéo giảng nói, và những đệ tử của Ngài đều thực hành theo những điều đúng đắn. Cuối cùng, khi thiết lập một mối quan hệ cá nhân trực tiếp với Phật, ông nói, “Đức Phật là một người Chiến sĩ và tôi là một người Chiến sĩ; Đức Phật là một người Kosala và tôi cũng là một người Kosala.”

-Kinh Trung Bộ 2.366-374, Kinh Pháp Trang Nghiêm

Rơ ràng là nước Cộng ḥa Sakya là một phần lănh thổ của vương quốc Kosala, và v́ thế, ông ta đă gọi Phật là một người Kosala.

Ngoài ra, c̣n có một dẫn chứng mạnh mẽ khác. Vua Pasenadi phải đi vi hành đến tất cả những nước chư hầu để kiểm tra các vấn đề về an ninh. Ông cũng thường xuyên du hành đến nước Sakya. Trong một chuyến vi hành như thế, ông đă viếng thăm một thị trấn gọi là Nagaraka thuộc nước Cộng ḥa Sakya cùng với Dīgha Kārāyana (Khổ Mẫu), là người chỉ huy quân đội nước Kosala.

-Kinh Trung Bộ 2.364-366, Kinh Pháp Trang Nghiêm

Sự có mặt của Khổ Mẫu trong suốt chuyến vi hành này chỉ ra 2 điều: Thứ nhất, người thống trị vương quốc Kosala phải có những căn cứ quân sự của ḿnh ở mỗi nước thuộc địa. Những nước thuộc địa này phải gánh chịu những khoản chi phí cho những đơn vị quân sự chiếm đóng của Kosala. Do đó, vua của nước Kosala phải đảm bảo rằng những người đứng đầu tại mỗi thuộc quốc này phải chăm sóc tốt cho quân đội của ông.

Thứ hai, ông phải đảm bảo rằng nước thuộc địa không được bí mật tăng cường sức mạnh quân đội. Sự tăng cường sức mạnh chỉ chấp nhận ở những nơi địa phương. Nếu không tuân thủ nó th́ khả năng nước thuộc địa sẽ có cơ hội để lật đổ. Sẽ rất là b́nh thường khi luôn ư thức cảnh giác về mối nguy cơ tiềm ẩn và người chỉ huy chính là người phải có trách nhiệm nghiên cứu khả năng xảy ra này. V́ thế, sẽ rất là quan trọng khi một người chỉ huy như thế luôn đi cùng với vua trong những chuyến vi hành qua những thuộc quốc như thế.

Trong một chuyến như thế, sau khi vua Pasenadi đă hoàn thành công việc kiểm tra hành chánh trong thị trấn Nagaraka vào đầu buổi chiều th́ quyết định đi thăm viếng công viên tại nơi đó vào chiều tối. Ông bước vào chiếc xe ngựa của ḿnh, cùng với những chiếc xe khác, thẳng đến công viên.

Khi ông bước vào công viên, vẻ đẹp tự nhiên, yên b́nh và tỉnh lặng của khuôn viên gợi ông nhớ lại cảnh thường xuyên gặp Đức Phật trong một khung cảnh đẹp đẽ như thế. Mỗi khi Đức Phật trú lại ở đâu cho dù chỉ một khoảnh khắc ngắn cũng làm cho cảnh trí ở đó trở nên đẹp đẽ và lôi cuốn. Đức Phật đă nói rằng:

Gāme vā yadi vāraññe, ninne vā yadi vā thale;

yattha arahanto viharanti, taṃ bhūmirāmaṇeyyakaṃ.

Dù trong ở trong làng mạc, trong thung lũng, trong rừng núi, hay trên đồi cao,

Ở đâu có các vị A-la-hán, ở đó chính là nơi khả ái nhất.

-Pháp Cú 98, phẩm A-la-hán

Vua Pasenadi tin chắc rằng Đức Phật đang ở gần đó. Ông đă hỏi Dīgha Kārāyana rằng phải chăng Đức Phật đang trú ở vùng gần đây. Dīgha Kārāyana trả lời rằng, Đức Phật đang trú ở một thị trấn của Sakya gọi là Medāḷupa, chỉ cách đây 3 do tuần (yojanas). Vua Pasenadi rất vui mừng và thân hành đến gặp Phật.

-Trung Bộ Kinh 2.4.365-366, Kinh Pháp Trang Nghiêm

Toàn bộ điều tự sự này chỉ ra rằng, lănh thổ của vương quốc Sakya nằm dưới quyền quản lí trực tiếp của vua Pasenadi, v́ thế nhà vua đă tự do đi lại mỗi khi ông muốn. Ông cũng không cần phải báo tin cho bộ tộc Sakya, cũng không cần phải chờ quyết định của họ.

Dường như mối quan hệ giữa vương quốc Kosala và Cộng ḥa Sakya cũng giống như mối quan hệ giữa đất nước Ấn Độ và chính phủ Anh quốc ở Delhi trong thời ḱ Anh quốc đô hộ vậy.

Nhà vua và quan thái thú có quyền tự trị đối với các vấn đề hành chánh trong nước trong lănh thổ của họ. Họ cũng duy tŕ một lực lượng cảnh sát để quản lí địa phương nhưng họ không được phép duy tŕ một lực lượng quân đội có thể đe dọa chính phủ Anh quốc. So với quân đội hoàng gia của Delhi, sức mạnh của lực lượng cảnh sát của họ là không đáng kể. Nếu quân đội Anh quốc xâm chiếm một nước công quốc với bất ḱ lí do ǵ, th́ quốc gia đó cũng không thể tự ḿnh đối phó được với quân đội Anh quốc.

Tương tự, nếu người thống lănh vương quốc Kosala đem quân đội của ḿnh tấn công nước chư hầu Sakya, th́ người Sakya cũng không thể đối đầu với lực lượng quân đội hùng mạnh của Kosala được, v́ quân lính ở đây chỉ là để đảm bảo vấn đề an ninh trong nước mà thôi. Điều này rơ ràng là, nước Cộng ḥa Sakya không thể nào kháng cự nổi quân đội Kosala được, cho dù họ có chịu ảnh hưởng về tác động của giáo lí bất bạo động của Phật hay không.

Tuy thế, vẫn có một quan niệm sai lầm của nhiều người rằng, giáo lí của Phật chính là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của vương quốc Sakya. Tuy nhiên, rơ ràng là, lời Phật dạy đă giúp duy tŕ sự ḥa hợp giữa hai vương quốc Sakya và Koliya. Tương tự như vậy, Đức Phật đă giảng dạy về 7 nguyên tắc bất bạo động của người lănh đạo dành cho những hoàng tử ḍng họ Licchavi để họ luôn luôn đề pḥng cảnh giác bảo vệ chủ quyền lănh thổ của họ.

Nước Sakya đă trở thành chư hầu của vương quốc Kosala khi nào?

Có một điều đă được xác định rơ trong Tam Tạng Kinh điển là, Cộng ḥa Sakya là một nước chư hầu yếu của đế chế Kosala hùng mạnh, nhưng vẫn không rơ ràng là khi nào và như thế nào mà người Sakya phải chịu sự khuất phục đó.

Chúng ta t́m thấy câu trả lời này trong lịch sử các vương triều cổ đại của Miến Điện. Sự kiện này xảy ra vài thế kỉ trước khi Phật ra đời. Người dân Sakya của nước Ca-tỳ-la-vệ và người dân Koliya của Devadaha đều là những người thuộc ḍng dơi Chiến sĩ của triều đại mặt trời. Là những người nối dơi trực tiếp từ vua Ikśvāku, cả hai bộ tộc đều rất tự hào về sự tinh khiết trong ḍng máu hoàng tộc của họ và v́ vậy chỉ chấp nhận kết hôn với nhau. Họ cũng không để một người con gái nào trong bộ tộc của họ được cưới hỏi những người thuộc bộ tộc khác, cũng không chấp nhận người phụ nữ nào đến từ các bộ tộc khác.

Vương quốc Sakya và Koliya cũng là những nước nhỏ trong thời ḱ này. Trong sự tương quan đó, vương quốc Kosala và Pañcāla nằm ở phía Tây là những quốc gia hùng mạnh. Vua của nước Pañcāla quy phục vương quốc Kosala. Niềm kiêu hănh của ông cũng tăng lên dữ dội bằng sự gia tăng quyền lực này của ông. Ông là người thuộc ḍng Chiến sĩ, nhưng bị xem là thấp hơn so với ḍng dơi Sakya và Koliya. Với ham muốn có được ḍng máu tinh khiết của bộ tộc Ikśvāku để không bị xem là thấp hơn trong vấn đề giai cấp, ông đă gởi một bức thư đến vương quốc Sakya và Koliya yêu cầu được kết hôn với một công chúa của họ.

Theo thông lệ, một người sẽ cho ḿnh là may mắn nếu như con gái của người đó được gă cho một đấng quân vương hùng mạnh và trở thành một nữ hoàng. Tuy nhiên, bộ tộc Sakya và Koliya lại quá tự hào về sự tinh khiết của ḍng dơi tổ tiên ḿnh nên đă không chấp nhập yêu cầu gă công chúa cho vua nước Pañcāla. Hậu quả là, vua Pañcāla nổi giận nên đă xâm chiếm và tiêu diệt cả hai vương quốc.

Sau sự sụp đổ này, thủ lănh của bộ tộc Sakya là Abhirājā đă t́m đường trốn thoát, cùng với những người đồng hành của ông, tiến về phía đông xuyên qua Kāmarūpa (Assam). Băng qua những dăy núi khó khăn nhất giáp ranh với đất nước Miến Điện, họ đến được vùng đất giữa những con sông Chindwin và Ayeyarwady.

Ở đây, họ t́m được nơi trú ẩn và nhiều thứ hơn thế. Người dân tốt bụng ở đây đă ấn tượng sâu sắc với kinh nghiệm lâu năm trong quản lí của con người mới tới này, v́ thế họ đă chọn người thủ lĩnh Abhirājā này làm người lănh đạo của họ. Abhirājā đă xây dựng vương quốc Ta Gaung, cách thành phố Shwebo ngày nay khoảng 70 dặm về phía Bắc. Những di tích của thành phố cổ này nay vẫn c̣n được t́m thấy. Theo các sử gia Miến Điện, các vương triều Miến Điện, cũng như lịch sử các dân tộc Miến, đă bắt đầu từ người thống lănh Abhirājā này.

-Hrman Nan Yarzawin (Glass Palace Chronicle -Tập niên sử Lâu Đài Pha Lê)

Cả hai vương quốc Sakya và Koliya đều chịu khuất phục quyền thống lănh của vương quốc Pañcāla sau khi Pañcāla và Kosala sát nhập thành một vương quốc. Sau đó, Pañcāla được chia thành hai vương quốc trở lại. Vương quốc Kosala gần với Sakya và Koliya hơn là gần với Pañcāla, v́ thế cả hai đều trở thành thuộc quốc của Kosala. Có lẽ từ đó mà cả hai đă trở thành những nước chư hầu của vương quốc Kosala.

Khi vua Pañcāla yêu cầu cưới công chúa của Sakya và Koliya, và họ đă từ chối v́ quá tự hào về giai cấp của họ, đă làm cho ông ta nổi giận và tiêu diệt họ, th́ lúc đó vẫn chưa có mặt lời dạy của Phật. Vậy tại sao lúc đó cả hai nước này đều bị tiêu diệt? Tương tự, khi vua Lưu Ly của Kosala tấn công họ, nguyên nhân của cuộc đánh chiếm chính là niềm tự hào giai cấp của bộ tộc Sakya.

Kosala là một vương quốc hùng mạnh và Sakya không thể ngang bằng với thế lực có thừa của họ. V́ thế, sự sụp đổ của vương triều Sakya là điều chắc chắn. So với trường hợp trước đó, họ c̣n yếu thế hơn, v́ lúc này cả hai đều là những nước chư hầu. Trong t́nh trạng đó, sẽ không ngạc nhiên khi quân đội Kosala tấn công và đập tan họ hoàn toàn. Vậy th́ tại sao Đức Phật và lời dạy của Ngài lại phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của vương triều Sakya? Rơ ràng, đây chỉ là một cái cớ bậy bạ nhằm bôi nhọ giáo lí của Phật.

Lí do mà vương quốc Sakya bị tiêu diệt rơ ràng là do ḷng tự cao tự đại về giai cấp và chủng tộc của họ. Trong suốt thời gian trị vị của vua Abhirāja, họ đă từng bị tiêu diệt chỉ v́ niềm tự hào giai cấp, và rồi trong suốt thời ḱ của vua Lưu Ly, họ cũng đă bị giết hại cũng cùng với lí do đó. Thế nhưng, ngày nay, bỏ qua những thật tế lịch sử này, một cáo buộc hoàn toàn sai lầm đă được hư cấu lên. Ư đồ chính yếu của bất cứ ai đă tạo nên và tuyên truyền sự hư cấu này cũng chính là để phỉ báng giáo Pháp của Phật bằng mọi cách.

Toàn bộ giáo lí của Phật rơ ràng cho thấy rằng, ngay cả nếu muốn hệ thống bốn giai cấp được chấp nhận, cũng không nên dựa vào giai cấp khi sanh. Khi điều này xảy ra, nó sẽ là sự hạ thấp về giáo Pháp của Phật, và là nguyên nhân gây tổn hại cho Phật Pháp. Theo như niềm tin này, một cá nhân sống cuộc sống vô cùng xấu xa vẫn được tôn kính v́ sinh ra trong một gia đ́nh thuộc giai cấp cao. Ngược lại, một con người sống có nhân cách cao thượng vẫn bị xem là hạ tiện chỉ v́ sinh vào gia đ́nh thuộc giai cấp thấp. Điều này có nghĩa rằng, giai cấp của một gia đ́nh có vai tṛ quan trọng hơn đời sống của một con người. Để từ bỏ cái nhận thức nguy hại này, và để thiết lập lại giáo Pháp thanh tịnh, Đức Phật đă nhấn mạnh rằng cá nhân sẽ trở thành cao hay thấp, sang hay hèn, vinh hay nhục, không phải là dựa vào giai cấp của người đó, mà là dựa vào những căn bản về nghiệp quả và đức hạnh của người đó.

Tuy nhiên, những người Sakya lại đi ngược lại với lời dạy Phật và khuyến khích cái niềm tin vào t́nh trạng cao hay thấp dựa trên căn bản của giống ṇi. Niềm tin mù quáng này đă dẫn đến hậu quả là họ bị tiêu diệt lần thứ hai.

Người dân Bạt-ḱ (Vajjian) bị lụi tàn cũng v́ họ đă trở thành nạn nhân của sự lừa dối của giáo sĩ Bà-la-môn Vassakāra và bắt đầu quên đi những lời dạy của Phật. Tương tự, bộ tộc Sakya bị tiêu tan không phải v́ họ đă tin theo lời Phật dạy, mà là v́ họ đă coi thường lời Phật dạy rằng, sanh không phải là cái nền tảng cho cái t́nh trạng cao hay thấp. Những người thuộc ḍng dơi Chiến sĩ (khattiya) của các bộ tộc Sakya và Koliya th́ quá kiêu ngạo về tính cao thượng về bộ tộc của họ đến nổi không muốn gả bất ḱ đứa con gái nào của ḿnh cho thậm chí cả các ḍng dơi Chiến sĩ khác.

Trong sự xem xét này, lời dạy của Phật rất rơ ràng:

Jātitthaddho dhanatthaddho, gottatthaddho ca yo naro;

saññātiṃ atimaññeti, taṃ parābhavato mukhaṃ

-Kinh Tập 104, Kinh Bại Vong (Parābhavasutta)

Nếu người nào tự hào về sanh, về tài sản và ḍng họ, mà xem thường bà con của ḿnh, th́ đó là nguyên nhân của sự bại vong.

Đây chính xác là những ǵ đă diễn ra. Các bộ tộc Sakya và Koliya đều bị đầu độc bởi tính cách tự phụ giai cấp, mà trong quá khứ, họ đă từng khinh miệt vua của nước Pañcāla khi từ chối gả con gái của họ cho ông ta, mặc dầu ông ta là người thuộc ḍng Chiến sĩ. Cũng vậy, họ cho rằng, vua Pasenadi là một người thuộc giai cấp thấp và đă lừa dối ông ta, thay v́ gả một công chúa cho ông.

Trong cả hai trường hợp, họ đều bị tiêu diệt. V́ thế, nguyên nhân chính của diệt vong là sự tự hào quá mức về giai cấp của họ. Người Sakya đă không vâng giữ lời Phật dạy; thay vào đó, họ hành động ngược lại lời dạy. Đó chính là lí do khiến cho họ bị tiêu diệt.

Nguyên nhân thật sự của sự suy tàn của Ấn Độ trên b́nh diện quốc gia chính là hệ thống giai cấp hủ nát này. Hệ thống giai cấp đă chia rẽ con người thành những phe phái và làm họ suy yếu. Đất nước vẫn chưa thể thống nhất thành một khối để chống đỡ, mà đang phải chịu đựng những hệ quả khủng khiếp từ t́nh trạng bất ḥa hợp này. Chúng ta hăy quyết tâm từ bỏ mối hiểm họa của hệ thống giai cấp này khỏi xă hội chúng ta.

 

TVN (Translated from the article titled, “Why was the Sakyan Republic Destroyed?” By S.N. Goenka, from Vipassana Research Institute)

 

 

 

 

BACK

 

Home