KỶ YẾU ĐỨC TỊNH SỰ

(1913-1984)

TỊNH TÂM THAM HỌC NƠI TRỜI THÁI

SỰ NGHIỆP TU HÀNH TẠI ĐẤT NAM

 

 

CHƠN DUNG

 

CHƠN lư tổ truyền thật khéo hay

DUNG nhan tuần tú bậc thiên tài

CỬA thầy để: Tàng kinh các

ĐỨC trí thầy truyền: Pháp tự khai

HOÀ hiệp cổ kim xây dựng đạo

THƯỢNG nhơn tâm cựu phá lầm sai

TỊNH thiền, tŕ giới không hành lạc

SỰ lư viên dung, đức tánh Ngài.
     GIÁC TÔNG

 

 

 

 

 

PHI - LỘ

 

<< Gió lộng hương trầm văn bút khai

Trần gian ghi đậm đức công Thầy >>

 

Tập << Kỷ Yếu Đức Tịnh Sự >> do Ban Tổ Chức Tang Lễ của Ngài sưu tập các bài thơ, văn của Chư Tôn, Đại Đức, Tăng, Ni và các Đạo hữu hồi tưởng, cảm niệm, suy tư, cảm đề, phung điếu, truy niệm,… sáng tác tại chỗ.

Bài << Tiểu Sử Đức Tịnh Sự >> do Đại Đức Giác Chánh biên soạn theo << lư lịch >> của Ngài, theo lời tường thuật của những nhân thân trong gia đinh Ngài và theo lời tường tŕnh của các Vị Tôn Túc, đại Đệ tử của Ngài. Có lẽ c̣n rất nhiều thiếu xót.

Rất mong quư Ngài, cùng Chư Vị nào biết rơ sự thật những nét đặc thù về đời phạm hạnh của Ngài mà trong bài Tiểu sử nói riêng, tập kỷ yếu nói chung c̣n thiếu sót, xin đóng góp bổ túc thêm. Chúng dệ tử rất tri ân và đa tạ.

Bài << Từ Sử Đức Tịnh Sự >> do các Vị Đệ tử của Ngài phóng tác theo bài Tiểu sử và theo những lời tường thuật của Chư Tăng và các Đạo hữu kể lại.

Các bài thơ trong mục << Tưởng niệm Đức Tịnh Sự >> do Chư Tăng, Ni cảm đề trong buổi tang lễ Ngài.

Các bài thơ trong mục << Nghĩ về Đức Tịnh Sự >> do các Đạo hữu truy niệm sau tang lễ.

Bài Văn Điếu << Đức Tịnh Sự >> do các Hiếu đồ Pháp tử đồng soạn và đọc trong tang lễ.

Chương tŕnh tang lễ và bài ghi nhanh những ngày tang lễ do Ban Tổ Chức tang lễ Đức Tịnh Sự biên soạn.

Ngoài ra, c̣n các bài thơ << Khóc Thầy >>, v.v... của các Vị đệ tử của Ngài gởi về sau, cũng được thu nhận vào tập Kỷ Yếu ..., và nếu sau này có nữa, chúng tôi vẫn tiếp tục cho đăng vào tập Kỷ Yếu nầy.

Riêng những mẫu chuyện về Đức Tịnh Sự, Ban Tổ Chức tang lễ đề nghị là những vị nào, quen biết về những chuyện trong đời tu hành của Ngài một cách xác thực, hăy viết từng chuyện ngắn đóng góp vào tập Kỷ Yếu nầy.

Tại tang lễ, Ban Tổ chức nhận được khoảng mười chuyện. Sau tang lễ, nhận thêm hơn mười lăm chuyện. Nhưng chọn lọc bỏ bớt những chuyện kể trùng nhau (hai, ba người cùng kể một chuyện) và những chuyện nhạt nhẽo không có ư nghĩa mấy, nên c̣n hai mươi chuyện. Trong tương lai nếu có ai gởi thêm, sẽ đăng thêm. Đề nghị viết ngắn gọn, dễ hiểu, chuyện có thật (có chứng nhân cùng nghe thấy)!

V́ tôn trọng ư của các tác giả và để h́nh dung bối cảnh tang lễ của Đức Tịnh Sự thật chính xác, Ban Tổ Chức ghi nhận thế nào th́ để y nguyên văn thế ấy, không dám sửa chữa, mặc dù Ban Tổ Chức nhận thấy có một vài đoạn hơi lượm thượm không được tinh xảo lắm, nhưng vẫn đành chịu! Mong Chư Tăng và các Đạo hữu cảm thông cho.

Tập Kỷ Yếu Đức Tịnh Sự do nhiều người đóng góp, chứ không phải chỉ riêng của các Đệ tử của Ngài viết.

Thật là:

<< Nhơn sinh tự cổ thuỳ vô tử,

Lưu thủ đan tâm chiếu hản thanh >>

       BAN TỔ CHỨC

Tang Lễ Đức Tịnh Sự

         Kính đề,

 

 

 

DI ẢNH

DI truyền Tạng Luật, quyết hoằng khai

ẢNH hưởng hằng lưu đất Việt nầy

ĐỨC cả ngàn năm c̣n kính tiếc

CỐ ngôn muôn thuở tiếng tăm Ngài

HOÀ ḿnh dạy Đạo trong Tăng tục

THƯỢNG đức khiêm nhường quá đẹp hay

TỊNH chỉ bốn mươi đề mục đủ

SỰ t́nh như thế, chẳng mờ phai.

_GIÁC HOA_ 

 

TIỂU SỬ ĐỨC TỊNH SỰ

Ngài TỊNH SỰ, thế danh là VƠ VĂN ĐĂNG, sanh năm 1913 tại Xă Hoà Long, Quận Lai Vung, Tỉnh Sa Đức (Đồng Tháp).

Thân phụ của Ngài là cụ Ông VƠ VĂN TỎ, thân mẫu của Ngài là cụ Bà TRẦN THỊ THÔNG.

Ngài được sanh trong một gia đ́nh Nho Giáo. Với bản chất thông minh, nên vừa Bảy (7) tuổi, thân phụ Ngài cho học vỡ ḷng chữ Nho. Ngài tiếp thu rất lẹ, lănh hội rất mau. Những người thân tộc vui tánh gọi Ngài là << Thần Đồng Lê Quí Đôn >>.

Khi Mười Hai (12) tuổi, Ngài vào Chùa Bửu Hưng (cùng xă Hoà Long) tu và học Kinh Luật Sa Di thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông. Thấy Ngài quá thông minh nên Thầy của Ngài bấy giờ đặt Pháp danh cho Ngài là HUỆ LỰC.

Lúc Hai Mươi (20) tuổi. Ngài sang Chùa Kin Huệ (tại Sa-Đéc) tu và học Kinh Luật Tỳ Kheo.

Đến Hai Mươi Lăm (25) tuổi, Ngài về trụ tŕ Chùa Phước Định ở Chợ Lách.

Khi Ba Mươi (30) tuổi, Ngài sang trụ tŕ Chùa Viên Giác tại Long Hồ - Vĩnh Long.

Lúc Ba Mươi Lăm (35) tuổi, Ngài sang nước Campuchia (Cao-Miên) thọ lại giới Sa-Di tại Chùa Kùm-Pung (Treyloko) ở Trà Pét thuộc Phật Giáo Nam Tông.

Đến Ba Mươi Tám (38) tuổi, Ngài lại sang nước Thái Lan, thọ giới Tỷ-Khưu tại Chùa Pakknam ở Bangkok. V́ thấy Ngài chuyên tâm hành đạo, nên vị Thầy tế độ đặt Pháp danh Ngài là TỊNH SỰ. Nơi đây Ngài đi đầu đà, hành thiền Chỉ (Samatha), tu Thiền Quán (Vipassana) và học luận A-Tỳ-Đàm (Abhidhamma) đến Sáu (6) năm, Bảy (7) tháng mới trở về Việt Nam.

Khi Bốn Mươi Lăm (45) tuổi, Ngài về trụ tŕ Chùa Viên Giác lại như trước, nhưng bây giờ Ngài thay đổi hoàn toàn từ h́nh thức lẫn nội dung đều theo truyền thống Phật Giáo Nam Tông. Thời gian trụ tŕ tại Chùa Viên Giác, Ngài dịch Tạng Luật, các bộ A Hàm, dạy Pháp Học Siêu Lư và Pháp Hành Tứ Niệm Xứ.

Lúc Năm Mươi Chín (59) tuổi, Ngài về trụ tŕ Chùa Siêu Lư tại Sài G̣n. Tại đây, Ngài mở trường Phật Học – chuyên dạy môn Abhidhamma và dịch các sách giáo khoa Phật học như Vô Tỷ Pháp sơ đẳng, trung đẳng, cao đẳng và Tạng Luận.

Đến Bảy Mươi (70) tuổi, Ngài mới hoàn thành các dịch phẩm nói trên.

Qua năm Bảy Mươi Mốt (71) tuổi, Ngài thọ bệnh tại Chùa Siêu Lư ở Thành Phố Hồ Chí Minh, rồi về Chùa Viên Giác Vĩnh Long dưỡng bệnh.

Đêm mùng 6 tháng 5 Giáp Tư, Ngài thọ bệnh kiết lỵ. Đến nữa đêm, Ngài gọi Chư Tăng đến ban lời di huấn và gởi lời sám hối phổ thông đến toàn thể Chư Tăng trong Giáo Hội, rồi gom tâm an trú trong Chánh Niệm Tĩnh Giác. Lúc 6h15 phút, sáng ngày mùng 7 tháng 5 ÂL, nhằm ngày 05 tháng 6 năm 1984, Ngài đang ngồi với Sư Giác Tâm, bỗng Ngài ngước lên nh́n trần nhà và mĩm cười rồi tịch.

          Sự nghiệp Đạo Pháp của Ngài có thể kể tóm lược như sau:

A-    DỊCH PHẨM:

1.      Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgini)

2.      Bộ Phân Tích (Vibhaṅga)

3.      Bộ Chất Ngữ (Dhātukathā)

4.      Bộ Nhơn Chế Định (Puggalapaññatti)

5.      Bộ Ngữ Tông (Kathāvaṭṭhu)

6.      Bộ Song Đối (Yamaka)

7.      Bộ Phạm Trí (Paṭṭhāna)

8.      Diệu Pháp Lư Hợp ( Abhidhammaṭṭhasaṅgaha)

9.      Vô Tỷ Pháp Sơ Đẳng

10.  Vô Tỷ Pháp Trung Đẳng

11.  Vô Tỷ Pháp Cao Đẳng

12.  Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga)

 

B-    TẠO TỰ:

-          Chùa Viên Giác

-          Chùa Pháp Độ

-          Chùa Long Linh

-          Chùa Trúc Lâm

-          Chùa Giác Phước

-          Chùa Siêu Lư

-          Chùa Thiền Quang I

-          Chùa Thiền Quang II

-          Chùa Tứ Phương Tăng...

C-    TẠO TĂNG:

Ngài cho xuất gia hằng trăm vị Tăng Sư. Vị đệ tử đầu tiên là Sư Hoà Thiện, vị đệ tử cuối cùng là Sadi Chánh Tâm.

Sự ra đi của Ngài đă để lại cho toàn thể Tăng Tín đồ một niềm kính tiếc vô biên.

 

BODHISAMMA

TỪ SỬ ĐỨC TỊNH SỰ

Tỉnh Đồng Tháp Miền Nam nước Việt

Quận Lai Vung, Sac Đéc, Hoà Long

Có nhà Nho giáo Vơ Ông

Vợ là Trần thị vốn ḍng Phật gia.

Ông Bà rất hiền hoà nhơn đức

Tánh thẳng ngay một mực ở đời

Bỗng Bà trong dạ mang thai

Nghe như thay đổi cả người khác xưa

Kể từ đó Bà ưa món lạ

Dùng hoa sen thay cả thức ăn

Suốt trong chín tháng cưu mang

Bà ưa nh́n ngắm sắc vàng huỳnh y

Rồi đến lúc khai huê nở nhuỵ

Sanh một trai hoa mỹ vẹn toàn

Đặt tên là VƠ VĂN ĐANG

Tướng trông kháu khỉnh đăng trang Thần Đồng

Đến bảy tuổi vỡ ḷng Nho học

Sách huấn mông, Tam Tự Kinh xong

Minh tâm Bửu giám nằm ḷng

Tứ thơ, Ngũ điển lăo thông tinh tường

Đă đến lúc noi gương Đại Giác

Chùa Bửu Hưng theo Bác tu hành

Mười hai tuổi, mái đầu xanh

Quy y thí phát trở thành Sa Di

Chuyên tu học chẳng khi giải đải

Sách Sa Di luật giải thuộc làu

Qui sơn cảnh sách Thầy trao

Chỉ trong một tháng, đứng đầu bộ môn

Hai mươi tuổi, trí khôn đă đủ

Chùa Kim Huê kết tụ giới đàn

Chư tôn vân tập lưỡng ban

Truyền cụ túc giới, giữa hàng Tỷ Kheo

Năm năm đầu nương theo Hoà Thượng

Luôn ở nơi phương trượng học hành

Pháp Hoa, Phương Đảng, Khế Kinh

Kim Cương, Duy Thức, Nhơn Minh được truyền

Vừa năm hạ trường lương giáo thọ

Phước Định Chùa qua đó trụ tŕ

Nơi đây Ngài họp Tăng Ni

Mở khai gia giáo, trường kỳ tạo Tăng

Đến Mười hạ, Ngài sang Viên Giác

Hội Chư Tôn khai thác Tam Tàng

Đốt liều: Cầu Pháp, tạo Tăng

Mười hai liều đúng, Đạo tràng hoảng kinh

Kể từ đó lừng danh Huệ Lực

Viện chủ ngôi Viên Giác chấn hưng

Khắp nơi Phật tử vui mừng:

Việt Nam có bậc Đại nhân giáng trần

Rồi tiếp tục trường hương, khoá hạ

Lập giới đàn truyền cả Tăng Ni

Thiện nam, Tín nữ quy y

Hàng hàng lớp lớp thiếu ǵ môn sinh

Một hạ nọ, Tứ phần luật giảng

 Thấy sai lầm: Tương phản Luật Kinh

Riêng than sầu muộn một ḿnh

<< Biết đâu là thật, sách kinh Phật truyền >>

Ngài quay sang A Hàm nghiên cứu

Thấy rơ ràng Pháp nhủ Phật thân

Luật kinh nhất trí sáng ngần

Không c̣n mâu thuẫn nan phân đạo mầu

Trí suy luận: Bắt đầu làm lại

Cuộc đời tu theo phái Nam Tông

Thế rồi tự tháo củi lồng

Dẹp tâm cố chấp, bỏ gịng “xe to”

Ngày ra đi chẳng cho ai biết

Sẽ về đâu dị biệt không lường

Dưới h́nh << Hành cước du phương >>

Ngài sang Cam- bốt t́m đường tiến tu

Nước Cao- Miên, Tỳ Khưu người Việt

Ngài Hộ Tông, Thiện Luật, Bửu Chơn

Thông Kham, Hộ Giác vân vân

Vui mừng đón tiếp đưa sang Chùa Thầy

Tạm ở đây đêm ngày học Luật

Chữ Pa-li, Sanscrit, Khmer

Thông minh, khiêm nhượng, kiêng dè

Chư Tăng Miên Việt chở che giúp Ngài

Thời gian sau cho Ngài thọ giới

Chùa Kùm Bung, tu lại Sa Di

Thế rồi tiếp tục hành tŕ

Oai nghi tế hạnh, Bát y chơn truyền

Bỗng tiếng đồn, Đất thiêng Phật Quốc

Nước Thái Lan chánh pháp thạnh hành

Hàng hàng lớp lớp Tăng sinh

Đều qui tụ đến học hành Thiền na

Thật phỉ dạ thiết tha cầu học

Lập tức sang Bangkok học thiền

Đến nơi Ngài dạo khắp miền

Gặp nhiều Thiền Đức cần chuyên pháp hành

Tham cứu măi phát sanh chán năn

Ngài chuyển qua đi hạnh Đầu Đà

Ở nơi nghĩa địa tha ma

Gốc cây, thạch động, rừng già ẩn tu

Chùa Rakkham, Tỳ Khưu đàn giới

Được Chư Tăng cu hội khẩu truyền

Tỷ Kheo TỊNH SỰ tân niên

Về Chùa Paknam tu Thiền quán minh

Kế tiếp đến Ngài xin nhập học

Abhidham cấp tốc chín chương

Xong rồi chánh thức vào trường

Sơ, Trung, Cao đẳng, các phương pháp hành

Bảy năm sau hoàn thành luận án

A-TỲ-ĐÀM chỉ soạn một trang:

Bảng nêu chi pháp hàm tàng

Bảy bộ Diệu Pháp hoàn toàn nhiếp thâu

Danh luận sư bắt đầu được nổi

Các học Tăng sớm tối hỏi han

Lại nhiều Tín nữ Thái Lan

Tới lui dâng hộ, vấn an, thăm thầy...

Vài thiếu nữ thầy lay thăm hỏi

Việc gia đ́nh xă hội Việt Nam

Một nàng quá đỗi oái oăm

Nguyện theo sửa tráp nâng khăn cho Thầy

Ngài lo sợ đường dài khó giữ

Hạnh Sa Môn nên dự hồi hương

Noi gương Tam Tạng đời Đường

Ba kho Thành Điển Nam phương đủ đầy

Thanh Tịnh Đạo... các quầy Tục Tạng

Đều thỉnh luôn cho rạng lư mầu

Hành trang lo liệu trước sau

Giả từ Thầy Bạc bấy lâu nương nhờ

Đến sân bay, phi cơ cất cánh

Tiễn đưa Ngài, Thiện tín rất đông

Khi đi chí lớn riêng ḷng

Ngày về chí lớn hoà trong mọi người

Tân Sơn Nhứt, máy bay đáp xuống

Cả rừng người chực sẵn đón Ngài

Chư Tăng, thiện tín trong ngoài

Nam Tông, Bắc Phái đón Ngài hồi hương

Ngài về trụ Đạo trường thuở trước

Đó là Chùa Viên Giác – Vĩnh Long

Khởi đầu thay đổi trai pḥng

Dời ngôi Chánh Điện, kết ṿng Si Ma

Đệ tử cũ nhiều nhà thắc mắc

Bởi việc làm “quá quắc” của Ngài

Tỳ Kheo Ni băi bỏ ngay

Trở thành Tu nữ từ rày Bát Quan

Thầy Tỳ Kheo bắt hoàn tục cả

Lập giới đàn tu lại mới xong

Trong Chùa thờ một Thế Tôn

Thích Ca Phật Tổ Chánh Tông Giáo Truyền

 Những Tăng sự, Chơn Tăng được thỉnh

Phi chơn Tăng dự thính bên ngoài

Pa-li Tam Tạng hoằng khai

Luận Vô Tỷ Pháp dịch ngay từ đầu

Bộ Pháp Tụ thoạt đầu khai mở

Matika rực rỡ huy hoàng

Bộ Phân Tích Luận hành tàng

Bao nhiêu công án, lời vàng bấy nhiêu

Bộ Chất Ngữ, cao siêu Pháp lơi

Mỗi mỗi câu đều hội nghĩa chơn

Bộ Nhơn Chế Định phi thường

Phân chia tâm lư sở trường chúng sanh

Bộ Ngữ Tông phân rành từ nghĩa

Phá lập thành rút tỉa từng câu

Bộ Song Đối rất nhiệm mầu

Thuận tùng, đối lập từng câu từng lời

Bộ Phát Trí rạng ngời ánh sáng

Bển duyên sinh, duyên hệ trùng trùng

Để cho sáng tỏ Huyền Môn

Diệu Pháp Lư Hợp, chín phương dịch vần

In kinh thẻ, xa gần thí pháp

Tứ phương Tăng, thiết lập nhiều nơi

Quyết ḷng hoá đạo độ đời

Cùng hàng đệ tử khắp nơi giáo truyền

Đến Vĩnh B́nh, Pháp Kiên đầu phục

Tu theo Ngài, kiến trúc Bửu Chân

Cần Thơ vừa đến đă thâu

Sư Năm, Bửu pháp thỉnh cầu chấn hưng

Đất Hà Tiên, pháp luân vận chuyển

Độ nhiều tṛ tiệm tiến xuất gia

Chùa Thiên Trước được lập ra

Thiện Nam Tín Nữ nhiều nhà qui y

Về Phước Định, Chùa xưa đổi hiệu

Kể từ nay Pháp Độ là tên

Tiếp theo Chùa cổ Long Linh

Thỉnh Ngài về trụ Tăng sinh nương nhờ

Tạ nơi đây, Nhà Sư Khất sĩ

Đến xin làm đệ tử xuất gia

Ngài cho theo luật Tăng Già

Biệt cư bốn tháng mới là đắp y

Rồi hạ kế, Ngài về Long Đức

Tiếp nhận thêm Chùa Phật Bắc Tông

Ngài cho xây cất Tăng pḥng

Để Chư Tăng chúng bốn phương tu hành

Ít hạ sau, Ngài sang Ḥn Nghệ

Tứ Phương Tăng, giữa bể một ngôi

Cất xong Ngài lại phản hồi

Về Chùa Viên Giác là nơi Tổ Đ́nh

Hạ kế tiếp, Sài Thành mở Đạo

 Buổi đầu tiên truyền giáo năm tṛ

Lần lần Văn sĩ, Đồ nho,

Những nhà trí thức thăm ḍ hạnh tu

Các thí chủ rủ nhau xây cất

Ngôi giảng đường, tịnh thất cho Thầy

Tức Chùa Siêu Lư hôm nay

Trung tâm phiên dịch hoằng khai thạnh hành

 Bảy mươi tuổi, hoàn thành Tạng Luận

Cho xuất gia, nhỏ lớn hằng trăm

Các Chùa Diệu Pháp, Trúc Lâm

Thiền Quang Tu viện: Pháp Âm của Ngài

Bảy mốt tuổi, đức Thầy thọ bệnh

Đau tầm thường, linh tính báo nguy

Học tṛ Nam Nữ doanh vây

Ngày đêm túc trực bên Thầy thuốc thang

Với kinh nghiệm bản thân tu tập

Biết rằng ḿnh sắp nhập Kim quan

Lệnh truyền trở lại đạo tràng

Tổ Đ́nh Viên Giác dưỡng an tâm thần

Ba tháng sau đêm gần an tịnh

Bệnh phát sanh, nguy kịch vô cùng

Canh đầu kiết lỵ nhiều lần

Nửa đêm Giáo Giới Chư Tăng Pháp hành

Nhắc tập tục Thái Lan Quốc Giáo

Người hung, hiền Tam Bảo không quên

Kể xong Ngài gượng ngồi lên

Tỉnh Tăng sám hối khai tên từng điều

Giao cáo phó Tỷ Khưu Giác Giới

Chuyển lời Ngài sám hối phổ thông

 Rồi Ngài ngự xuống Tăng pḥng

Dạy Tăng tụng đọc nằm ḷng Tam Qui

Cả Bắc Phạn, Pa-li đúng giọng

V́ Giới Đàn, quan trọng phát âm

Giáng xong, Ngài trở bộ nằm

Rồi quang phản chiếu nhiếp tâm xuất thần

Ngay lúc đó ngoài sân hừng sáng

Canh cuối cùng đă măn đêm nay

Sáu giờ, mười lăm, ba giây

Tháng năm, mùng bảy, nhằm ngày thứ ba

Sư Giác Tâm bước ra tuyên bố:

<< Đức Tôn Sư diệt độ, các Ngài! >>

Tức th́ tiếng khóc ù tai

Kẻ th́ đấm ngực, người nhoài thân la

Nửa giờ sau, gần xa đều biết

Điện tín đi khắp miệt cho hay

Kỳ Viên nhận được tin nầy

Liền cho thông báo các Ngài Cao Tăng!

<< Đức Cố Vấn của Ban Chưởng Quản

Hội Tăng Già, đă măn phần rồi >>

Chư Tăng Đệ tử rụng rời

Nơi nơi tấp nập kéo về thọ tang

Đại tang lễ, Liên Ban tổ chức

Cả Tăng Ni hợp sức hoà đồng

Nam Tông, Khất Sĩ, Bắc Tông

Lục Miên, Sư Việt, một ḷng tống chung

Lễ đưa tiễn người không ở lại

Cả bầu trời hôm ấy mịt mờ

Trai lành gái tín ngẩn ngơ

Nh́n nhau nhuốm lệ bây giờ Thầy đâu?!

Vẫn biết rằng bóng câu cửa sổ

Vẫn cảm thông lư khổ đại đồng

Đă đành ngữ uẩn giai không

Đă đành... đành vậy, nhưng ḷng vẫn đau!

Một ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

Huống chi Thầy, ơn đọ trời cao

Trọn đời, Diệu pháp truyền trao

Bây giờ vĩnh biệt làm sao đừng buồn!

Cây có gốc, cành buông lá ngọn

Nước có nguồn, bể rộng sông sâu

Thầy đi là mất đầu tàu

C̣n ai dẫn lối đi vào vô sanh!

Từ đây dẫu chí thành tu học

Kẹt lư kinh, ngồi khóc hỏi ai!

Rừng thiền c̣n lắm góc gai

Thầy đâu c̣n nữa dạy bày đường tu

Các Đại Đức Tỷ Khưu cũng tủi

Nhưng dằn tâm như nguội ḷng phàm

Chợt nghe Tín nữ Thiện nam

Thơ than khóc lóc càng làm động tâm

Có nhiều Vị không cầm giọt lệ

Liền lui ra ngoài ghế trai pḥng

Th́ thầm: << Sắc tức thị không >>

Ngoài môi nói vậy, trong ḷng buồn tênh

Có những vị bề trên lớn hạ

Mặt làm tươi, trong dạ héo xào:

<< Từ đây phải tự lái lèo

Gặp cơn giông tố, gieo neo chốn nào! >>

Càng nghĩ đến, càng đau, càng xót

Càng thương Thầy, năo ruột héo von:

<< Cha c̣n gót đỏ như son

Hôm nay Cha mất, gót son vùi bùn! >>

Ơn Thầy Tổ, muôn trùng chưa trả

Nghĩa chưa đền, Thầy đă qui thiên

Cung Trời Đẩu Suất Thầy yên

Chúng con đau khổ ở miền nhơn gian

Các Đệ tử hàng hàng đồng lạy

Trước Kim quang nguyện vái một lời

<< Tôn Sư nay đă qua đời

Chúng con chua xót ră rời tâm cang

Để tỏ ḷng tri ân Hoà Thượng

Chúng con xin phát nguyện hai điều:

Một là, tiếp tục hành theo

Pa-li Tam Tạng, cố đào tạo Tăng

Nối huệ mạng, hoằng hưng Phật Giáo

Chùa Tứ Phương Tăng tạo dựng thêm

Hai là, xả bỏ thù hiềm

Tương thân tương ái, lỗi lầm nhắc nhau

Nguyện đoàn kết giồi trau Tam học

Nguyện đồng tâm bảo bọc đệ huynh

Thầy v́ tṛ đă hy sinh

Tṛ thương Thầy nguyện giữ ǵn hạnh tu >>

Ngài ra đi, ngh́n thu vĩnh biệt

Ngài ra đi, đồng trụ chiết rồi

Ngài đi, Giáo Hội bùi ngùi

Ngài đi, c̣n để những lời vàng son:

<< Sa Bà khổ, ta c̣n trở lại

Dẫn chúng sanh qua ải vô thường

Giáng trần tuỳ lúc, tuỳ phương

Chuyển mê khai ngộ vào đường vô sanh >>

⃰⃰⃰⃰

Đấy tâm nguyện, sở hành Bồ Tát

Từ khi sanh đến thác đôi đàng

Hôm nay tóm lược vài hàng

Lời quê góp nhặt nên trang SỬ TỪ

 

 

CHUNG

TƯỞNG NIỆM NGÀI TỊNH SỰ

I.

Một mănh trăng tà vương mỏng manh

Một con thuyền nhỏ vượt qua gành

Một ngôi sao sáng trời tăm tối

Một mănh huỳnh y giữa thị thành

Một nhánh sanh ra trăm lộc trổ

Một thân tê giác giữa rừng xanh

Một Y, một Bát t́m chơn lư

Một vị ra đời độ chúng sanh

PHÁP THANH

II.

Chánh pháp ṃn tan giữa chợ đời

Bảy mươi năm cạn sức Thầy tôi

V́ đời, thân xác gầy năm tháng!

Bởi Đạo, lao tâm phí tuổi trời!

Đă thấy bâng khuâng, đồng trụ đế!

C̣n nghe thổn thức, ánh sao rơi!

Thầy đi để lại nhiều thương nhớ

Nhớ nét từ bi ở nụ cười

PHÁP THOẠI

III.

Phưởng phất am vân ngọn khói trầm

Nhớ Ngài xây dựng cảnh già lam

Tiếng chuông thuở trước nhiều bi cảm

Lời giảng sau này lắm động tâm

Cảm cảnh Thầy xưa đà khuất bóng

Tưởng công Sư Tổ mấy mươi năm

Chấp tay kính lạy ân Tam Bảo

Nhớ măi lời vàng chuyển Pháp ân

THANH LIÊN

IV.

Có những ḷng người lưu vấn vương

Khi thăm Viên Giác cảnh Phật đường

Nơi đây thuở trước Ngài thuyết giảng

Chốn ấy bây giờ ngộp khói hương

Ngơ ngẩn bảng nêu tơ nhện đóng

Sụt sùi bản thảo mối đầy rương

Biết ai tâm sự cùng trao trút

Chùa đấy, Thầy đâu luống đoạn trường

BẠCH LIÊN

V.

Một mảnh y vàng chửa bạc phai

Than ôi! Ḥa Thượng đă qua đời

Tổ Đ́nh c̣n đó, Thầy đâu nhỉ?!

Tu viện c̣n đây, ai thế Ngài?!

Dẫu biết có sanh th́ có diệt

Nhưng ḷng con vẫn cứ bi ai

Ngập ngừng trăm ngă đường tâm sự

Muôn nỗi xót xa đă nghẹn lời

CHÁNH TRI

VI.

TỊNH SỰ Đức Thầy chí Pháp Vương

Ra đi t́m đạo lư chơn thường

Mong tầm Chánh Pháp vui chung hưởng

Lại gặp tà tâm khổ đoạn trường

Thương Bậc chơn tu y hoại sắc

Ghét phường đối thế áo thoa hương

Gương thầy trong sáng soi kim cổ

Ai sẽ thay Ngài, Pháp xiển dương?!

CHÁNH GIÁC

VII.

Được tin điện thoại báo tang Ngài:

<< Quá cố tại Chùa lúc sớm mai >>

Sét đánh ngang tai, như đất sụp

Hung tin trước mặt, tợ trời xoay

<< Ngài đi >> hai tiếng mờ sông núi

<< Thầy tịch  >> đôi lời mịt khói mây

Bồ Tát chuyển thân con vẫn biết

Thầy ôi! Sao vội cảnh Như Lai!

THIỆN TUỆ

VIII.

Nghe tin Sư phụ đă qui thiên:

Nghe tiếng thời gian giục cửa Thiền

Nghe ánh trăng vàng phơi trước điện

Nghe đồn nắng nhạt phủ bên hiên

Nghe ḷng Tu sĩ buồn ray rứt

Nghe ư Tăng sinh hận huyển huyền

Nghe cả mùa thu sầu tan tác

Nghe trời Nguyên Thủy lệ sơn xuyên

THIỆN TRÍ

NGHĨ VỀ ĐỨC TỊNH SỰ

SƠ TỔ

H̉A đồng Giáo lư Bắc Nam Tông

THƯỢNG đẳng dung ḥa nghĩa sắc không

TỊNH tuệ song tu thành Chánh giác

SỰ viên lư túc phá tà tông

SƠ tu Phật giáo nghiên tŕ luật

TỔ tổ tương truyền giới tự thông

DIỆU nghĩa viên minh phi hữu biệt

PHÁP mầu tối hậu thị chơn không

HUỆ HIỀN

LUẬN CHỦ

H̉A hợp Tăng già hạnh phúc thay!

THƯỢNG thừa nhiếp phục tà tâm dậy

TỊNH tu nhiếp phục tà tâm dậy

SỰ lư dung ḥa nghĩa chẳng hai

LUẬN Đạo, quí là không cố chấp

CHỦ tâm, tốt nhất ư đừng sai

VÔ vi sở đắc ba đời Phật

Tỷ dụ Níp Bàn: Phương tiện thay!

HUỆ H̉A

BỒ TÁT

H̉A văn đại tạng thỉnh chưa về

THƯỢNG giới thiên đàng một sớm đi

TỊNH viện thiền sinh ḷng măi đợi

SỰ hành chưa được lại phân ly

BỒ đoàn vắng bóng Thầy Tam học

TÁT chứng thiếu Ngài dạy Tứ Y

VIỆT luận từ nay đành mất Tổ

NAM tông Phật giáo khuyết chơn Thầy

MINH TRÍ

THAM HỌC

TỊNH ḷng dưỡng tánh thuở đầu xanh

TÂM địa từ ḥa đức hiếu sinh

THAM cứu Đạo Thiền môn chỉ quán

HỌC hành tịnh tuệ cửa vô sanh

NƠI nơi thắm đượm cơn mưa Pháp

TRỜI đất c̣n ghi dạ chí thành

THÁI Tổ sơ khai nhiều công đức

RỒI thôi chẳng kể đến ân lành

TRÍ KHÔNG

TU HÀNH

SỰ lư tṛn đầy, lẽ Đạo cao

NGHIỆP duyên đă năn, tự tiêu dao

TU lâu cao hạ càng từ tốn

HÀNH Đạo thâm niên lại ngọt ngào

TẠI chỗ Thiền sàng đành giản dị!

ĐẤT Chùa Siêu Lư được là bao!

NAM TÔNG Giáo Hội: tay rường cột

Xong việc th́ đi chẳng đợi chào

TRÍ TỊCH 

 

 

VĂN ĐIẾU ĐỨC TỊNH SỰ

Hỡi ôi!

Một ánh sao băng!

Một Đại Ṭng trốc gốc!

Một Trụ Ḱnh thiên sụp đổ!

Một Pháp Cổ đă vỡ tung!

Bổn Sư TỊNH SỰ qua đời

C̣n đâu

Sớm hôm nghiêm huấn, dạy lời vàng son

Ôi thôi! Thôi đă thôi rồi

Bậc Thầy khả kính vừa rời am vân

Hiếu đồ Pháp tử tang thương

V́ Thầy dẫm bước vô thường mà đi

Nhớ khi xưa

Thầy vốn ḍng Nho giáo

Sớm đầu Phật xuất gia

Tu học Kim Huê

Trụ tŕ Viên Giác

Trường Hương: Giáo thọ

Bồ Tát: yết ma

Di Na: dẫn chúng

Cầu Pháp đốt liều...

Đào tạo Tăng Ni Bắc Phái

Cho xuất gia Đệ tử rất nhiều

Mười lăm năm ấy vẫn lưu hương cho đời

Đức hùng biện như Na Tiên tốc trí

Tài dịch kinh tương tợ Huyền Trang

Rồi một hạ nọ

Tứ phần Luật giảng

Biết sai lầm nên cất bước sang Miên

Xuất gia lại ở miền Tapek

Học Pali tại nước Campuchia

Nhưng rồi

Chí Tu học có dễ chi dừng nghĩ

Ngài lên đường tiếp tục Pháp du

Sang nước Thái Lan quyết tu chỉ quán

Đến các Chùa: Pak Nam, Rakkham

Vào Trường ABHIDHAMMA...

Học Vô Tỷ Pháp, Thủ Khoa mới về

Rồi từ đó:

Nơi quê hương bừng dậy

Ánh đạo vàng Siêu Lư tỏa hào quang

Bước khởi đầu: Viên Giác, Kỳ Viên

Rồi tiếp đến các miền Lục Tỉnh

Nơi nào có Pháp Chu cập bến

Th́ hàng hàng Thiện Tín đến nương nhờ

Và lớp lớp Tăng Ni vào cầu Pháp

Cũng từ đó: Cốc, am, chùa, tháp

Được dựng lên khắp chốn tu hành

Kia là giảng đường Siêu Lư

Nọ là Viên Giác Tổ Đ́nh

Đây là các Thiền Quang Học Viện Tăng sinh

Đó là những Chùa Tứ Phương Tăng tạm trú

Khắp nơi được tuôn rơi Pháp vũ

Tam Tạng Kinh đầy đủ cả ba

Thập Thất Niên dừng bước ta bà

Bảy mốt tuổi Pháp loa bặt tiếng!

Nào những tưởng Pháp luân vận chuyển

Giọng Pháp âm c̣n măi chốn sa bà

Ngờ hay đâu thuyền Bát Nhă nhổ neo

Giờ đă điểm Pháp Đăng chợt tắt

Vẫn biết rằng

 Chư Hành vô thường

Thị sanh diệt Pháp

Như mộng huyển bào ảnh

Như lộ diệc như điển

Nhưng Đệ tử chúng con

Vẫn không cầm giọt lệ

Vẫn luyến tiếc mến thương

Vẫn ưu bi sầu năo

Ḥa Thượng ôi! Bổn Sư ôi!

Tháp y chỉ chúng con đà đổ vỡ

Nhờ lời Ngài dạy:

<< Hăy ḥa thuận và tinh tấn tu hành >>

Chúng con nguyện ghi tâm khắc cốt

Y giáo phụng hành

Mong giác linh Ngài từ bi chứng giám

PHÁP TỬ Đồng Kính Điếu

 

 

TANG LỄ

ĐỨC TỊNH SỰ

BAN TỔ CHỨC TANG LỄ ĐỨC CỐ VẤN HỆ PHÁI

TĂNG GIÀ PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VIỆT NAM

 

Chỉ đạo tổng quát:

1) Thượng Tọa Thích Đắc Pháp (Trưởng Ban Trù bị thành lập Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh Cửu Long)

2) Đại Đức Giác chánh (Ủy viên Phật Giáo Long Thành - Tỉnh Đồng Nai)

Trưởng Ban:

Đại Đức Giác Tâm - quyền Trụ Tŕ Chùa Viên Giác

Phó Ban:

Ông Huỳnh Văn Phước (Ủy viên Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Thị xă Vĩnh Long)

Các Tiểu Ban:

Tiếp tân:

Thượng Tọa      THÍCH LONG H̉A (Bắc Tông)

Đại Đức   GIÁC ĐĂNG      (Nam Tông)

Đại Đức   GIÁC LƯ   (Nam Tông)

ÔngHUỲNH VĂN PHƯỚC

Cư sĩ          H̉A

    TRẦN VĂN

    TÍN MỸ v.v...

 

Nghi lễ:

Đại Đức  THIỆN PHÁP     (Nam Tông)

Thượng Tọa      THÍCH NHƯ TƯỚC  (Bắc Tông)

Đại Đức   GIÁC GIỚI          (Nam Tông)

Ni Sư        CHÁNH NIỆM  (Bắc Tông)

Đại Đức   TỊNH THÂN        (Nam Tông)

Đại Đức   PHÚC HỶ  (Nam Tông)

Đại Đức   HỘ ĐẠO (PALO)        (Nam Tông)

Đời sống:

    VINH THỌ ĐƯỜNG

Ni Sư        PHƯỚC VIÊN

    THANH TRÍ

    TƯ YÊN

ĐH  TRẦN VĂN PHÚ

ĐH  THIỆN GIÁC

ĐH  DIỆU NGỌC

ĐH  LÊ HOÀNG THỌ

ĐH  DIỆU PHÁP

ĐH  MỸ LINH

ĐH  LÊ THỊ ĐÔNG v.v...

Trang âm:

Đại Đức   BỮU CHÁNH         (Nam tông)

    GIÁC ÁNH          (Khất Sĩ)

Và một số Cư sĩ

Trật tự:

    CHÍ TÂM

    GIÁC TÂN

Và một số Cư sĩ

Liên lạc:

Đại Đức   GIÁC TRÍ

    CHÁNH PHÁP

Và một số Cư sĩ

 

 

 

 

CHƯƠNG TR̀NH TANG LỄ

ĐỨC CỐ VẤN

HỆ PHÁI TĂNG GIÀ NGUYÊN THỦY VIỆT NAM

Từ ngày 07 đến 09/5 ÂL

Tức ngày 03-07/6/1984

Ngày 07/05 ÂL Giáp Tư, tức ngày 5/6/84

 

Chiều:

15g00   Lễ Nhập Quan

16g00   Khóa Lễ Cầu Siêu

19g00   Luân phiên Tụng Niệm đến sáng

Ngày 08/05 ÂL Giáp Tư, tức ngày 06/6/84

Sáng:

07g00   Khóa Lễ Cầu Siêu

08g00   Các khóa lễ viếng của các Phái Đoàn

11g00   Trai Tăng

Chiều:

14g00   Các khóa lễ viếng

16g00   Khóa lễ Cầu Siêu

18g00   Lễ Bái Tam Bảo

19g00   Thuyết Pháp (Đại Đức GIÁC CHÁNH)         

21g00   Luân phiên tụng niệm đến sáng

Ngày 09/5 ÂL, tức ngày 07/6/1984

Sáng:

06g00   Khóa lễ Cầu Siêu

08g00 Các Khóa Lễ Viếng

10g00 Trai Tăng

12g00   Lễ Truy Niệm và Cung Nghinh

Kim Quan Nhập Bảo Tháp

-        Chư Tôn Ḥa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni và đồng bào Phật tử tề tựu trước Kim Quan Cố Ḥa Thượng

-        Giới thiệu chương tŕnh và thành phần dự lễ

-        Niệm hương

-        Diễn văn khai mạc Lễ Truy Niệm do Đ.Đ.Giác Tâm đọc

-        Tiểu sử Cố Ḥa Thượng do Đại Đức Giác Chánh đọc

-        Điếu Văn của Chủ Tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Thị Xă Vĩnh Long, do Bà Nguyễn Thị Nguyệt đọc

-        Cảm niệm của Tổng Thư Kư hệ phái Nam Tông do Ngài Thiện Tâm đọc

-        Điếu văn của Ban Trù Bị thành lập Tỉnh Hội Phật Giáo Cửu Long do Thượng Tọa Thích Đắc Pháp đọc

-        Điếu văn của các hệ phái

-        Điếu văn của môn đệ hiếu đồ do Đ.Đ Giác Lư đọc

-        Khóa Kinh Cầu Siêu

-        Lễ rước Kim Quan nhập Tháp

-        Nhiễu Phật

-        Thời Kinh Nhập Tháp

-        Lời cảm tạ của Ban Tổ Chức

-        Hồi Hướng Công Đức

_HOÀN MĂN_

 

Ghi nhanh

NHỮNG NGÀY TANG LỄ

 

Những ngày đầu mùa Hạ, Miền Nam trời đổ những cơn mưa trên khắp nẻo đường, và vạn vật như nhuốm màu tang tóc đau thương v́ tiễn đưa Bậc Đại Nhân về nơi vĩnh cửu vô biên.

<< Người tuôn nước mắt, trời tuôn mưa >>. Quả thật vậy, điều đó đă là hiện thực cho toàn thể Phật Tử Nguyên Thủy nói riêng và Phật Giáo đồ nói chung.

Đức Cố Vấn hệ phái Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam đă ra đi vĩnh viễn lúc 6 giờ 15 phút, sáng ngày 7-5 ÂL Giáp Tư, tức 05-6-1984, tại Chùa Viên Giác - Vĩnh Long Miền Nam nước Việt.     Tin Ḥa Thượng Cố Vấn viên tịch, được điện về Kỳ viên Tự (Trụ sở hệ phái) sau 5 phút. Từ Kỳ Viên Tự, tin Ḥa Thượng Cố Vấn viên tịch được truyền đi khắp các Chùa trong Thành Phố. Những Chùa Trúc Lâm, Siêu Lư, Giác Quang hay tin sớm nhất. Ngày hôm ấy, mưa tầm tă từ không trung đổ xuống, như muốn nói lên tâm trạng u buồn của Chư Thiên.

Ở Vĩnh Long, một số quư Thượng Tọa, Đại Đức các Chùa Nam Tông, Bắc Tông, Khất Sĩ đă có mặt bên nhục thể của Ngài từ sáng sớm hôm ấy.

Riêng ở các Tỉnh và Thành phố, được tin Thầy Tổ viên tịch, một số đệ tử, các Ngài và quư Thượng Tọa, Đại Đức đă vội vă vân tập về Tổ Đ́nh Viên Giác để thọ tang. Chúng tôi thấy có mặt các vị trụ tŕ Chùa Trúa Lâm (TP-HCM), Thiền Quang (Tỉnh Đồng Nai), Diệu Pháp (TP-HCM), Nguyên Thủy (Thủ Đức), Siêu Lư (Tỉnh Cửu Long) và Chư Đại Đức các Chùa Khmer: Chùa Hang, Chùa Tri Tân, Chùa Ông Mẹt, Chùa Hạnh Phúc Tăng, v.v... Trong không khí tang lễ, chẳng ai nói với ai lời nào, nhưng tất cả như đă thầm héo von tự cơi ḷng theo từng sát na trôi qua...

Đúng 15 giờ, ngày 07-5 ÂL, nhục thân của Đức Cố Vấn đă được chính tay các Đại Đức khâm liệm bằng bộ Tam Y, đội mũ vàng trong oai nghi cảm mến. Kế thời kinh Cúng dường Cố Ḥa Thượng do Chư Đại Đức Tăng tụng đọc. Trong giây phút niệm kinh để tiễn đưa Ngài, hằng trăm trái tim người Phật Tử hiện diện đă thổn thức, uất nghẹn, tiếc thương một v́ sao sáng đă rụng, một chiếc thuyền từ đă tách bến, một đại thọ trốc gốc.

Và khi màn đêm buông xuống, các Đệ tử xuất gia, tại gia, quây quần bên kim quan Cố Ḥa Thượng để luân phiên tụng đọc các bài kinh Phật được trích từ Tam Tạng Pa-li, để cầu nguyện giác linh của Ngài cho đến sáng hôm sau.

Ngày 08/5 ÂL Giáp Tư, tức ngày 06/6/1984, qua một đêm trống trăi và lạnh lẽo, sáng nay trời vẫn mang một màu tang tóc. Các đệ tử ở xa lần lượt vân tập về Tổ Đ́nh Viên Giác Vĩnh Long. Tất cả đều hiện lên một nét mặt u buồn, tiếc nuối Cha lành thương yêu đă không c̣n nữa. Và tất cả như hiểu rằng, từ đây lời ngọc ngà chánh pháp không c̣n được Cha lành khuyên dạy êm đềm, rồi đây, trong đạo tràng này không c̣n tàng cây râm mát, và khách lữ hành lỡ đường sẽ không có chỗ nghỉ chân.

Chiều ngày 08-5 ÂL, vào lúc 15 giờ, Phái đoàn Chư Tôn, Ḥa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni các hệ phái và Ban tổ chức Phật giáo tại Tỉnh Cửu Long đă đến viếng giác linh Cố Ḥa Thượng. Phái đoàn khoảng 100 đại biểu Tăng Ni, Phật tử. Trước khi mở khóa kinh cầu nguyện, một bậc tôn túc trong phái đoàn đă tỏ ḷng thương tiếc Cố Ḥa Thượng và chia buồn cùng Môn đồ Đệ Tử. Và sau đó, các hệ phái, phái đoàn tổ chức Phật Giáo ra về. Kế đến, các đệ tử xuất gia, tại gia của Cố Ḥa Thượng luân phiên tụng niệm để tỏ ḷng tôn kính Bậc từ ḥa khả kính.

Đến tối 08-5 ÂL, chư Phật tử tề tựu tại Chánh điện Tổ Đ́nh Viên Giác để nghe Pháp do Sư Giác Chánh thuyết có đề tài: “Về Đức Bổn Sư”. Qua thời Pháp, mọi người cảm nhận thật nhiều về lời dạy của Đức Phật khi thấy cuộc đời là vô thường, khổ năo, vô ngă, mà con người đến và đi như một bóng chớp chiều tà chợt hiện và tan biến như màn sương mỏng ban mai. Cái hiện hữu luôn luôn biến chuyển, sự biến chuyển ấy là đau khổ ngập tràn và sau đó con người không thoát khỏi cái chết.

<< Đời người như lá héo

Diêm sứ chực chờ người

Đang đứng trước cửa chết

Đường trường thiếu tư lương >>

<< Đời người nay sắp tàn

Tiến gần đến cơi chết

Dọc đường không quán trọ

Dậm trường thiếu tư lương! >>

<< Con tôi tài sản tôi

Nghĩ quấy người ngu khổ

Thân ta c̣n không có

Con đâu tài sản đâu? >>

Buổi thuyết Pháp ấy, Pháp Sư đă đem lại cho mọi người con Phật hiện diện trong đạo tràng có sự nhận thức rơ về Lư Vô ngă trong nhà Phật, ngơ hầu xoa dịu, an ủi cái tâm trạng bi thương của mọi người bằng nguồn Chánh Pháp. Sau thời pháp của Pháp Sư Giác Chánh, các đệ tử xuất gia, tại gia của Cố Ḥa Thượng đă quây quần bên kim quan của Ngài, để thay phiên tụng đọc Kinh Phật cúng dường giác linh Ngài cho đến hôm sau.

Sáng ngày 09-5 ÂL, tức 07-6-1984, các phái đoàn tiếp tục đến viếng giác linh Cố Ḥa Thượng. Chúng tôi nhận thấy có phái đoàn của Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thuộc thị xă Vĩnh Long, Ban Dân Vận Mặt Trận Phường và Chính quyền địa phương, kế Phái đoàn Phật Giáo Tỉnh Đồng Tháp và đồng bào Phật tử môn đệ hiếu đồ ở xa cũng đă vân tập về và túc trực bên kim quan của Ngài, để 12 giờ dự Lễ truy niệm và Nhập tháp. V́ thời gian chỉ con mấy tiếng đồng hồ nữa thôi th́ kim quan của Cố Ḥa Thượng sẽ được cung nghinh để nhập Bảo Tháp. Trong giây phút thật ngắn ngủi nầy, như chờ đợi, như ngóng trông những môn đệ, hiếu đồ, các Vị Ḥa Thượng tôn túc, các hệ phái bạn, nhất là Phái đoàn Trung Ương Phật Giáo Việt Nam mà Ban Tổ Chức tang lễ đă nhận được tin là Phái Đoàn đang trên đường về Vĩnh Long, nhưng v́ đường xa nên chưa về kịp.

Đến lúc 11 giờ 20 phút cùng ngày, xe của Phái đoàn Trung Ương Phật Giáo Việt Nam do Ḥa Thượng Thích Minh Nguyệt - Phó Pháp Chủ Hội Đồng Chứng Minh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam dẫn đầu đă về tới Viên Giác Tự. Phái đoàn viếng giác linh Cố Ḥa Thượng, đặt ṿng hoa tưởng niệm và dự lễ truy niệm Cố Ḥa Thượng. Trong phái đoàn gồm có:

1)      Ḥa Thượng Thích Minh Nguyệt - Phó Pháp Chủ Hội Đồng Chứng Minh GHPGVN.

2)      Ngài Siêu Việt - Phó Tăng Thống Hệ Phái Nam Tông, Phó Ban Hoằng Pháp Trung Ương GHPGVN, Phó Trưởng Ban Trị Sự, kiêm Trưởng Ban Hoằng Pháp Thành Hội Phật Giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.

3)      Ngài Thiện Tâm - Ủy Viên Hội Đồng Trị Sự Trung Ương GHPGVN, Tổng Thư Kư Thành Hội Phật Gáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.

4)      Ngài Viên Minh - Chánh Văn Pḥng hệ phái Nam Tông, trụ tŕ Chùa Kỳ Viên TP. Hồ Chí Minh.

5)      Ngài Bửu Phương - Đại diện các Chùa Phật Giáo Nam Tông tại TP. HCM.

Đúng 12 giờ, lễ truy niệm bắt đầu, dưới sự Chủ Tọa của Ḥa thượng Thích Minh Nguyệt - Phó Pháp Chủ GHPGVN, c̣n có sự hiện diện của Bà Nguyễn Thị Nguyệt Chủ Tịch UBMTTQVN thuộc Thị xă Vĩnh Long TT. Thích Huệ Phương - Chánh Văn Pḥng GHPG Tỉnh Đồng Tháp, TT. Thích Đắc Pháp Trưởng Ban Trù bị thành lập Tỉnh Hội Phật Giáo Tỉnh Cửu Long, Quư vị đại diện Chính quyền và Mật Trận địa phương, cùng sự tham dự đông đảo của Chư Tôn, Ḥa Thượng, Thượng Tọa, Chư Đại Đức, Tăng Ni, đồng bào Phật Tử...

Sau khi làm lễ truy niệm tại kim quan, lễ nhập Tháp chuẩn bị cử hành, dẫn đầu là các ṿng hoa, phướng, tiếp theo là Chư Tôn Ḥa Thượng, Tôn Túc, các Vị Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng kế đến là di ảnh Cố Ḥa Thượng, lư hương, các b́nh hoa, tiếp theo là kim quan của Cố Ḥa Thượng, hai bên kim quan là các đệ tử y áo chỉnh tề theo hầu Thầy lần cuối, sau kim quan Cố Ḥa Thượng là các môn đệ, hiếu đồ, đồng bào Phật Tử. Kim quan Cố Ḥa Thượng được rước đi nhiễu Phật, đảnh lễ Đức Thế Tôn, sau đó, được cung nghinh đến Bảo Tháp.

Bầu trời xẩm lại, không gian ch́m lắng, thời gian như ngừng trôi, gió không reo, cây cỏ ngừng rung chuyển, chim chóc buồn không muốn hót. Tất cả như ngậm ngùi tiễn đưa Ḥa Thượng Cố Vấn về an nhiên tự tại.

Sau cùng, ông Huỳnh Văn Phước - Ủy viên UBMTTQVN thuộc thị xă Vĩnh Long. Đại diện Ban Tổ Chức đọc lời cảm tạ và kết thúc lễ nhập Bảo Tháp. Kế thời kinh hồi hướng được các Phật Tử cùng đọc để cúng dường giác linh Ngài lần cuối cùng.

Cố Ḥa Thượng đă ra đi, nhưng Ngài vẫn c̣n sống măi trong tâm hồn của toàn thể Phật Giáo đồ, v́ Ngài là hiện thân của ánh sáng chơn lư, một người được kết hợp bởi TỪ BI, TRÍ TUỆ, VÔ ÚY, VỊ THA.

Thế nhân đời đời sẽ ghi măi trong ḷng h́nh ảnh và đức tính từ bi của Ngài.

 

 

 

 

KHÓC THẦY

 

Con khóc thật nhiều một sớm mai

Khi hay Ḥa Thượng đă qua đời

Người Cha quí kính ĺa nhân thế

Ḷng vấn khăn tang lệ thắm mi

Ḥa Thượng ra đi nhưng c̣n măi

Ḷng con in đậm bóng từ bi

Con thuyền Chánh Pháp ai nâng đỡ

Thầy hỡi! Sao đành sớm biệt ly.

Sa Di GIÁC NGUYÊN

 

KÍNH DÂNG THẦY

Con nhớ thương Thầy buổi biệt ly

Trời buồn như nhuộm sắc ai bi

Ḷng con đau đớn như se thắt

Khi điện báo Ngài đă ra đi

Chua xót ḷng con, nhưng phải chịu

Trước lẽ thường t́nh pháp hữu vi

Cầu nguyện phước lành con tu tập

Kính dâng Ḥa Thượng phước tùy nghi

Sa Di GIÁC NGUYÊN

 

TẤM L̉NG THẾT THẠCH

Thầy tôi đă sống bảy mươi dư

Người yếu nhưng tâm ngập đức Từ

Viết sách, dịch kinh ṃn mơi xác

Hành Thiền, luyện Đạo, trí tâm thư

Thảo lư dưa muối xa danh lợi

Thích lập thêm Chùa, nhận cảnh hư

Vi Diệu sở trường đem quảng bá

Tấm ḷng thiết thạch chí như như

Tỳ Khưu GIÁC NIỆM

 

MỪNG THẦY VIÊN TỊCH

Sống cho sanh chúng, thác cho Ngài

Cô tịch th́ ưa, ghét quấy rầy

Siêu Lư cây lành sao chẳng đậu?

T́m nơi vắng vẻ cảnh miền Tây!

Măng lo Đạo Pháp thân khô héo

Tuổi quá thất tuần nở thế xoay...

Ứa lệ đôi gịng khi xa cách

Mừng Thầy viên tịch thoát bèo mây

Tỳ Khưu GIÁC NIỆM

 

HOÀI NIỆM

Trở lại chùa xưa vắng bóng Thầy

Mặt Trời đă lặn hướng miền Tây

Giảng đường vẫn thoảng hương sen trắng

Viên Giác c̣n nghe vẳng tiếng Thầy

Bảo Tháp hiên ngang cùng tuế nguyệt

Phước lành vang dội với ngàn cây

Hậu lai ghi măi hồng ân đức

Thắng Pháp Trời Nam có bóng Thầy

GIÁC ĐĂNG

 

NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ ĐỨC TỊNH SỰ

 

1.      CHUYỆN BÔNG SEN

Nhiều Thiện Tín lăo thành được nghe thân Mẫu của Ngài TỊNH SỰ kể lại rằng: Khi cụ Bà có thai Ngài th́ cụ Bà thèm ăn Hoa Sen, đến đổi cụ Bà ăn luôn cánh hoa sen, gương sen như thay cả món ăn chánh. Rồi khi sanh Ngài lúc mặt trời đứng bóng (chánh ngọ). Song thân đặt tên cho Ngài là ĐOAN (Đoan Ngọ). Khi lớn lên làm giấy tờ sửa lại là ĐANG.

2.      CHUYỆN VỚT KIẾN

Chuyện nầy được các Vị bô lăo trong làng sinh quán của Ngài truyền khẩu lại rằng: Thuở niên thiêu, Ngài đi chơi, thấy người ta thọc tổ kiến vàng để lấy trứng câu cá. Những con kiến vàng bị rơi xuống gịng rạch, bơi lội bềnh bồng trên mặt nước, lớp sắp chết đuối, lớp sắp bị cá ăn. Động ḷng thương xót chúng sanh, Ngài bèn t́m những chà cây thả ngay gịng rạch để kiến tấp vào chà và ḅ lên bờ. Nhờ vậy, kiến khỏi chết tập thể.

3.      CHUYỆN HÁI TRÂM

Một lần khác, Ngài đi theo bạn trẻ hái trái trâm, bị kiến vàng bu phủ đầy đầu, đầy cổ, đầy ḿnh, và kiến cắn tưng bừng. Các bạn trẻ của Ngài họ ṿ kiến trên đầu, cổ, chà kiến dưới chân trong ḿnh. Riêng Ngài nhảy xuống đất, chạy trên đất trống, đứng thong thả gỡ từng con một. Lúc ấy, có vài người lớn đi ngang trông thấy Ngài làm vậy, họ ngạc nhiên hỏi:

<< Sao cháu không phủi kiến như mấy đứa kia cho mau, hơi đâu mà bắt từng con, kiến mà bắt chậm chừng nào th́ nó cắn nhiều chừng nấy, làm sao chịu nổi? >> Ngài đáp:

<< Thưa Bác, nếu cháu phủi mạnh th́ sẽ có những con kiến vàng bị chết. Dù kiến là siinh vật nhỏ bé, nhưng chúng vẫn có mạng sống, giết chúng là “bất nhân”; lại nữa, đâu phải tự nhiên kiến vàng tấn công tụi cháu, mà tại tụi cháu hái trâm, phá hoại nhà cửa của chúng, chúng có quyền tự vệ, nếu cháu ỷ lớn hiếp bé là “bất công”. Hơn nữa, kiến vàng giúp ích cho người trồng cam, v́ nhờ có kiến vàng trái cam được nhiều nước. Nếu ta giết kiến vàng th́ sẽ làm mất phần lợi ích cho những người trồng cam; c̣n đối vật có công với đời mà ta giết nó là “bất nghĩa”!

Các vị lớn tuổi nghe Ngài nói vậy họ giựt ḿnh, nh́n nhau rồi nh́n lại Ngài và nói:

<< Thằng nhỏ nầy chắc lớn lên nó sẽ đi tu>>

4.      CHUYỆN XẢ THÂN CẦU ĐẠO

Thuở Ngài c̣n tu theo phái Bắc Tông, có tục lệ: Những vị Thầy tinh tấn tu hành th́ đốt liều trên trên đầu cúng dường Pháp Bảo để phát tâm Bồ Đề cầu Đạo vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vị Thầy nào chí nguyện mạnh lắm th́ đốt năm ba liều là quá lắm rồi, nhừng Ngài đốt đến mười hai (12) liều tất cả, khiến Tăng Ni đều kinh hăi trước ư chí đại hùng đại lực của Ngài, nên nhiều vị quá cảm phục bèn gọi Ngài là “ Vô úy Bồ Tát”.

5.      CHUYỆN BA CÂY THƯỚC

Chuyện xảy ra khi Ngài c̣n tu ở hệ phái Bắc Tông, về sau, Ngài muốn sang Kampuchia nghiên cứu Phật Giáo Nam Tông, Ngài mới đến sở làm việc của Tây xin giấy đi Nam Vang, nhưng tên quan làm việc cho Tây không cho. Ngài cố năn nỉ măi, tên quan nầy nổi giận, lấy cây thước đập vào đầu Ngài liên tiếp ba cây nhưng Ngài vẫn đứng yên cho đập. Khi tên quan nầy đập xong, tự nhiên đầu hắn bổng nhiên nóng phừng lên và đau nhức vô cùng. Hắn hoảng sợ bèn xin lỗi Ngài và cấp giấy cho Ngài đi Nam Vang.

6.      CHUYỆN CHÚA SƠN LÂM TRÁNH ĐƯỜNG

Chuyện khi Ngài sang Cao Miên, Ngài xuất gia lại theo phái Nam Tông được một thời gian, t́nh cờ Ngài hay tin một người bạn của Ngài bị sở mật thám Tây theo dơi và sắp bị bắt v́ họ t́nh nghi là Việt Minh. Đêm ấy, Ngài lập tức đi băng đường rừng khoảng 20 cây số để báo tin cho bạn hay. Lúc nửa đêm, Ngài đang đi một ḿnh dưới ánh trăng rừng mờ mờ, phía trước có con cọp. Ngài dừng lại và suy tư rằng: “ Tôi đi t́m Đạo để tự độ và độ tha, tự giác giác tha và việc đi hôm nay là v́ bạn, v́ người chứ không phải v́ ḿnh. Nếu nghiệp tôi chưa đến, th́ xin ông Hổ hăy tránh đường”. Lạ thay! Tự nhiên cọp lặng lẽ đi thẳng như không hay biết sự có mặt của Ngài tại đấy.

7.      CHUYỆN KẺ THÙ TỰ ẢI

Thuở Ngài ở Thái Lan tu học Abhidhamma, có một người nghiện rượu cứ đến xin tiền Ngài. Ban đầu, Ngài cũng cho, nhưng hắn cứ đến xin măi, Ngài không có tiền để cho nữa. Đêm ấy, hắn đến hành thích Ngài. Ngài đang ngủ, bỗng nghe có tiếng động phía dưới sàng cốc (ở Thái Lan Chư Tăng quen ở cốc sàng), linh tính báo cho Ngài sẽ xảy ra chuyện bất thường, nên Ngài định ngồi dậy. Nhưng mới vừa cất đầu lên th́ Ngài bị hắn đâm lên trúng vào đuôi chơn mày bên phải (cái thẹo ấy vẫn c̣n, mỗi khi kể chuyện nầy cho đệ tử nghe th́ Ngài chỉ cho coi cái thẹo ấy). Ngài lanh trí, liền ḅ qua phía sàng cốc đóng bằng phiến ván lớn mà ngồi, và nguyện cầu Chư Thiên hộ tŕ Ngài. Tiếng đâm đứt đệm và chiếu nghe bựt, bựt,… vẫn tiếp tục. Hắn đâm chỗ nào có kẻ hở một hồi lâu rồi mới bỏ đi.

Sáu ngày sau, hắn tự thắt cổ chết trong nhà tắm của hắn. Thân nhân của hắn đến Chùa thỉnh Chư Tăng đến nhà tụng kinh cầu siêu cho hắn. Trong số Chư Tăng đi tụng kinh cầu siêu, cũng có Ngài cùng đi.

8.      CHUYỆN THIÊN THẦN HỘ MẠNG

Hồi mới sang Thái Lan, thời gian đầu Ngài đi Pháp hành Đầu Đà, chuyên sống trong núi rừng thạch động, bỗng Ngài bị chứng bệnh sốt rét rừng, rồi sang chứng phù thủng. Ngài nằm trong hang đá mà chịu. Có vài vị Đại Đức người Thái Lan ở các hang đá gần Ngài cũng đi hạnh Đầu Đà, mới đi khất thực về nuôi Ngài, nhưng bệnh t́nh không thuyên giảm mà càng ngày càng trầm trọng thêm. Một hôm, các Vị Đại Đức ấy đi vào xóm khất thực, th́ có một vị Thiện Tín Thái Lan ra để bát cho các vị Đại Đức nầy, rồi hỏi:

<< Bạch Đại Đức, trong núi có vị Đại Đức nào bị bệnh không?>>

Các Vị Đại Đức nầy ngạc nhiên bèn đáp là << Có >> rồi hỏi:

<< Nhưng tại sao Đạo hữu biết và hỏi vậy?>> Vị Thiện Tín ấy đáp:

<<Bạch Đại Đức, v́ liên tiếp mấy đêm rồi, tôi nằm chiêm bao thấy có Ông già đến kêu tôi và nói “Trong núi có Vị Đại Đức chơn tu đang bệnh nặng hăy đến hộ giúp Ngài”, v́ vậy tôi mới hỏi Quí Ngài >>

Thế rồi, người Thiện Tín ấy rủ thêm vài người khác đem xe ngựa vào núi rước Ngài và đưa vào Bệnh Viện.

9.      CHUYỆN Ư CHÍ

Chuyện lúc Ngài c̣n tu theo hệ phái Bắc Tông, có một người em ruột là Chú Vơ Minh Quang tham gia Cách mạng kháng chiến chống Pháp hy sinh tại Vàm Xă Sĩ ở Vĩnh Long. V́ có em tham gia Cách Mạng nên Ngài bị t́nh nghi và người ta giữ Ngài để điều tra. Trong thời gian bị tạm giữ, người ta dọn cơm cho Ngài với thức ăn cá thịt, Ngài chỉ ăn cơm lạt. Sau người ta nấu thịt cá trong cháo, rang cơm với mỡ heo cho Ngài ăn th́ Ngài nhịn đói chứ không ăn. Cuối cùng, người ta biết rơ Ngài là bậc chơn tu nên thả Ngài về. Đến sau Ngài xuất gia lại theo phái Nam Tông, những Thiện Tín, Tăng Ni đă thân thiện với Ngài từ trước đến yêu cầu Ngài:

<< Bạch Sư, dù Nam Tông không chấp chay, nhưng Thiện Tín từ xưa đă quen tục lệ “tu là phải ăn chay”, Vậy xin Sư cho phép chúng con ít nhất cũng giữ bốn ngày chay trong một tháng>>.

     Ngài đáp: << Khi xưa, Đề Bà Đạt Đa xin Phật năm điều, th́ có một điều xin cho ăn chay, Đức Phật không chấp thuận. Nay quư vị đại diện cho Đề Bà Đạt Đa để xin th́ tôi cũng thay mặt Đức Phật mà từ chối>>

Các vị nầy hoảng sợ đảnh lễ và lui ra.

10.  CHUYỆN CỐC KHÔNG CHÁY

Vào năm Mậu Thân (1968), Ngài có một cái Cốc tại đường Trưng Nữ Vương ở Thị Xă Vĩnh Long. Cái Cốc nầy do các học viên cất để Ngài đến dạy Siêu Lư. Đất cất Cốc do Bà Đội Huy dâng ( ngang nhà xác Vĩnh Long). Khi cách mạng tấn công Thị Xă Vĩnh Long, th́ khắp khu phố nầy đều bị cháy và bị đập.

Hôm đó, Ngài với một chú giới tử tên Tâm (sau này là Sa Di Giác Tâm) đang ở tại cái cốc. Hôm sau, có nhiều người chung quanh mới thỉnh Ngài tạm vào Bệnh Viện Nguyễn Trung Trực (sau này là Bệnh Viện Vĩnh Long) ngang đó để ở, sẽ không bị máy bay bắn. Ngài nghe theo, vào Bệnh viện được người ta cho Ngài một chỗ ở an toàn. Cho đến mùng bốn, Sư Giác Chánh và Sư Tâm An ra t́m Ngài và rước Ngài về Chùa Viên Giác. Suốt thời gian hai bên đánh nhau, nhà đồng bào ở khu phố đó đều cháy rụi, nhà Bà Đội Huy cũng cháy luôn. Nhưng kỳ diệu làm sao, Cốc ngài vẫn tự nhiên. Lửa cháy nhà chung quanh táp lên mấy cây dừa lăo cạnh Cốc Ngài cũng bị cháy đọt, thế mà Cốc của Ngài ở th́ chẳng hề hấn chi cả.

Sau vụ đó, có một số người ở chung quanh phát đức tin, đến xin quy y.

11.  CHUYỆN TỨ ĐẾ (ARIYASACCA)

Thuở Ngài c̣n du học ở Thái Lan, một hôm có người thỉnh Ngài cùng một vị Pháp Sư bạn của Ngài đi dự cuộc làm phước ở một chùa gần đó. Người ta thỉnh vị Pháp Sư kia thuyết Pháp về đề tài “Tứ Diệu Đế”.

Khi thuyết xong có người đứng lên hỏi:

<<Bạch Ngài, thời Pháp hôm nay Ngài giải về Tứ Đế, vậy từ lúc Ngài lên Pháp ṭa đến bây giờ, Ngài có được mấy Đế?>>

Vị Pháp Sư kia lúng túng chưa biết đáp thế nào, th́ Ngài lên tiếng giải đáp:

<<Thưa quư vị, trong khi Pháp Sư chúng tôi thuyết Pháp, thời gian nầy không có đắc Đạo th́ không có Đạo Đế. Mà không có Đạo Đế th́ đâu có tỏ ngộ Níp Bàn nên cũng không có Diệt Đế. Chí có nghe mệt mỏi v́ ngồi lâu nên chắc chắn có Khổ Đế; c̣n Tập Đế cũng có thể có là khi nào Pháp Sư chúng tôi quên ḿnh, để ư đến Tứ vật dụng của quư vị dâng, hoặc thẩm mỹ dung sắc của các cô, các bà th́ mới có Tập Đế>>

Cả Pháp hội cười rần lên và khâm phục lời giải đáp của Ngài, vừa khôi hài vừa rất ư nghĩa.

12. CHUYỆN VÔ NGĂ (ANATTA)

Một lần khác, cũng tại Thái Lan, một hôm có bà Tu nữ người Thái Lan bị bệnh. Ngài cùng một vị Luận Sư đi thăm bà Tu nữ ấy. Vị Luận Sư kia giảng đạo cho bà Tu nữ nghe về lư vô ngă: Sắc thân chẳng phải là Ta, chẳng phải là của Ta, chẳng phải là tự ngă của Ta,v.v... Giảng xong hai vị ra về. Vị Luận Sư kai bỏ quên cái dèm trên cốc bà Tu nữ. Đến khi hai vị vừa xuống thang cốc, th́ bà Tu nữ kêu lại và nói:

<< Cái dèm của vị Đại Đức nào bỏ quên đây nè! >>

Vị Luận Sư kia sực nhớ quay lại nói: <<Của tôi>>. Bà Tu nữ liền bắt bẻ rằng:

<< Khi năy Ngài nói không có cái ǵ là Ta, là của Ta... Sao bây giờ Ngài lại nói cái dèm nầy là của Ngài?>>

Vị Luận Sư lúng túng đỏ mặt lên, th́ Ngài liền đỡ lời đáp rằng:

<< Khi năy chúng tôi nói về phương diện PARAMATTHASACCA (Chơn Đế), c̣n bây giờ là nói về phương diện SAMMUTISACCA (Tục Đế)>>

Bà Tu nữ nghe Ngài giải đáp, hoan hỉ.

13. CHUYỆN VÔ THƯỜNG (ANICCA)

Một lần nọ tại Chùa Viên Giác, có một người khách nghe tiếng Ngài nên t́m đến cầu Pháp. Người khách nầy có quan niệm rằng <<Thân xác là Vô Thường, c̣n tâm là thường hằng bất biến>>. Ngài dạy rằng: <<Dù thân hay tâm đều là vô thường>>.

Người khách không chịu, liền lấy vài quyền sách đưa Ngài để chứng minh lập luận của ông. Ngài cầm quyển sách rồi liệng vào mặt ông khách và đứng dậy bỏ đi. Người khách nổi giận nói lớn tiếng với Ngài rằng:

<< Sư là người tu hành mà ngă mạn, khinh người, coi thường Kinh sách vậy sao?>> Ngài mới quay lại cười và nói rằng:

<<Hồi năy ông không sân, bây giờ ông đă sân. Vậy tâm ông là thường hay vô thường?>>

Người khách chợt tỏ ngộ, liền sụp xuống lạy Ngài và xin làm đồ đệ.

14. CHUYỆN NÍP BÀN (NIBBANA)

Một lần khác, tại Chùa Siêu Lư ( Sai gon) có một vị khách Tăng đến viếng Ngài và hỏi Ngài về Níp Bàn. Vị ấy hỏi rằng:

<< Bạch Ḥa Thượng, Chư Phật và các vị A-La-Hán khi nhập Níp Bàn c̣n hay không c̣n?>> Ngài mới đưa tay nhịp xuống bàn ba tiếng, rồi hỏi:

<< Thầy có nghe ǵ không?>>  Vị ấy đáp:

<< Bạch Ḥa Thượng con có nghe tiếng nhịp bàn>> Ngài hỏi:

<< Bây giờ tiếng đó đâu rồi?>> Người khách Tăng ngơ ngẩn chưa hiểu, Ngài liền lấy hộp quẹt, bật mấy cái cho lửa cháy lên mấy cái, rồi hỏi:

<< Thầy có thấy ǵ không?>> Vị ấy đáp:

<< Bạch Ḥa Thượng, con có thấy đóm lửa!>> Ngài hỏi:

<< Bây giờ đóm lửa đó đâu rồi?>>

Vị khách Tăng chợt tỏ ngộ liền cúi xuống đảnh lễ Ngài.

15. CHUYỆN THIỀN CHỈ (SAMATHA)

Chuyện tại Chùa Siêu Lư (Sai gon), có anh sinh viên đến thăm Ngài và hỏi về Thiền định. Ngài dạy rằng:

<< Muốn được thiền định th́ chọn một trong bốn mươi đề mục SAMATHA như Đất, Nước,v.v... cho thích hợp với tŕnh độ, căn tánh của ḿnh, rồi làm đúng phương pháp như trong sách Chánh Định có dạy, rồi cứ nh́n vào đấy lâu ngày sẽ gom tâm nhập định chứ có ǵ>> Anh sinh viên nầy không bằng ḷng nên nói:

<< Như vậy th́ đâu có ǵ là mầu nhiệm>>

Sẵn trước mặt có cái đèn Tây đang thắp, Ngài lấy một miếng giấy đưa lên ngọn ống khói đèn, miếng giấy liền cháy, Ngài bèn quăng miếng giấy ấy đi và lấy một miếng giấy khác rồi dở ống khói đèn ra, Ngài đưa miếng giấy lên khoảng vị trí cũ rồi hỏi:

<< Sao hồi năy miếng giấy cháy, bây giờ không cháy?>>

Anh sinh viên chợt tỏ ngộ, vui mừng cuống lên và cúi xuống đảnh lễ Ngài.

16. CHUYỆN THIỀN QUÁN (VIPASSANA)

Một lần khác tại Chùa Viên Giác, có Bà Giáo sư từ Trà Vinh lên thăm Ngài và hỏi Ngài về Pháp Tứ Niệm Xứ. Ngài giảng tỷ mỉ từng chi tiết cách hành Tứ Niệm Xứ, nhưng Bà Giáo sư nầy không hài ḷng bèn hỏi rằng:

     << Bạch Sư, nếu theo lời Sư dạy th́: Khi mắt thấy sắc chi chỉ biết là thấy. Tai nghe tiếng chi chỉ biết là nghe. Mũi ngửi mùi chi chỉ biết là ngửi. Nếm vị chi chỉ biết là nếm. Thân xúc chạm vật chi chỉ biết là xúc chạm. Ư suy nghĩ việc chi chỉ biết là suy nghĩ...>>

Th́ có chi là cao siêu đặc biệt, mà trong kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật dạy:

<< Có con đường duy nhất, thắng quá tham ưu, diệt tận khổ đau, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Níp Bàn?>> Ngài liền hỏi lại:

<< Tại sao các cơ quan hay xí nghiệp người ta cho lính gác, để chi vậy>> Bà đáp:

<< Dạ để ngừa kẻ gian...>> Ngài hỏi tiếp:

<< Ban đêm, nhà cầm quyền cho lính đi tuần tra chi vậy?>> Bà đáp:

<< Dạ để canh pḥng trộm cướp...>> Ngài dạy:

<< Th́ chánh niệm tỉnh giác cũng thế>>

Bà Giáo sư ấy tỏ ngộ, liền đảnh lễ Ngài mà lănh giáo.

17. CHUYỆN RẢI TÂM TỪ

Vào một lần nọ, Ngài thuyết pháp tại Chùa Trúc Lâm (Sài g̣n), có người thiện nam hỏi Ngài:

<< Bạch Ngài, rải tâm từ được mười một quả phúc. Trong mười một quả phúc ấy có hai điều: 1) Không chiêm bao ác mộng; 2) Được người thương mến. Thế mà mỗi đêm con tụng kinh rải tâm từ hằng chục biên, nhưng con vẫn bị ác mộng và vẫn bị người thù nghịch ghen ghét, vậy là sao?>>

Ngài cười rồi với lấy một cành hoa, Ngài nhắm người nam ấy mà răi mấy cái, rồi hỏi:

<< Sư rải như vậy. Ông có được giọt nước nào không?>>

Người thiện nam đáp:

<< Bạch Ngài, không! V́ Ngài đâu có nhúng nước>>

<< Vậy à!>> Ngài bèn nhúng hoa vào nước và nhắm người ấy rải mấy cái rồi hỏi:

<< Ông có được giọt nước nào không?>> Người thiện nam đáp:

<< Bạch Ngài, được rất nhiều>>  Ngài mới nói tiếp:

<< Cách rải tâm từ cũng vậy. Muốn rải tâm từ cho người nào, trước hết ḿnh phải có tâm từ. Tâm từ là trạng thái tâm mát mẻ, tụng kinh rải tâm từ không phải là rải tâm từ, rải tâm từ không phải là tụng suông.>>

Người thiện nam lănh hội được, hết sức vui mừng cúi xuống lạy và tạ ơn.

18. CHUYỆN TIÊN TRI

Sau thời gian qua Campuchia thọ giới lại rồi Ngài trở về (Sài g̣n). Một hôm Ngài gặp Tu sĩ Lư Hườn ( tức Nguyễn Thành Đạt) tự mang Y Bát đi lang thang các nơi mở Đạo. Gặp Ngài, ông mừng rỡ thỉnh Ngài hợp tác với ông. Ngài khuyên ông hăy thọ giới cho đàng hoàng, tu học chín chắn, rồi sẽ lo đến việc hoằng pháp. Lư Hườn nói:

<< Tôi đă tu đúng chánh pháp Thích Ca, có y bát chơn truyền rồi mà c̣n thọ giới ǵ nữa?>> Ngài hỏi lại Lư Hườn:

<< Ông bảo là ông tu đúng chánh pháp Thích Ca, có y bát chơn truyền, vậy ông thọ y bát từ đâu?>> Lư Hườn bí lối, lúng túng không đáp lại được, liền chuyển thế công kích rằng:

  << Không có chỗ nào xứng đáng cho tôi thọ giới cả, v́ phái Tiểu Thừa th́ ăn mặn, c̣n phái Đại Thừa th́ phá giới v.v...>> Ngài liền quở Lư hườn rằng:

<< Dù Nam Tông hay Bắc Tông, người ta đều có Tam Tạng kinh điển, nếu ông chê hết th́ căn cứ vào đâu mà ông tu học, mà không tu học theo Tam Tạng của Phật th́ sao gọi là “đúng theo chánh pháp”. Ông c̣n trẻ, tính háo thắng mà thất học, lại lung lăng ham làm Thầy làm Tổ, coi chừng tổn đức và thiệt mạng nhé!>>

Quả thật như lời Ngài nói, Lư Hườn mới 31 tuổi bị giết chết (Lư Hườn nhỏ hơn Ngài 10 tuổi).

19. CHUYỆN TẬN THẾ

Một thời, Ngài ở tại Chùa Viên Giác lúc bấy giờ có phong trào đồn “Sắp tận thế”, nhiều người đến hỏi Ngài:

<< Bạch Sư, người ta đồn “sắp tận thế”, vậy Sư nghĩ sao?>> Ngài hỏi lại những người đó:

<< Tận thế là ǵ?>> Họ đáp:

<< Tận thế là thế giới bị tiêu diệt, chúng sanh bị tiêu diệt>> Ngài cười và đáp:

<< Nếu được vậy là tốt chứ có hại ǵ, v́ thế giới và chúng sanh đều tiêu mất th́ được hết khổ, đó là việc đáng mừng, tại sao lại lo sợ. Lăo tử cũng nói: <<Ta có nạn lớn v́ có thân này, nếu không có thân, khổ sanh ở đâu?>> Rồi Ngài kệ rằng:

“Đời là người, cơi: với hành vi …

Rối ráo Níp Bàn: chẳng có chi

Tính kể bao lâu, không thể hết

Được mà “Tận Thế” đó toàn vui!”

20. CHUYỆN CHIA BUỒN

Một lần nọ, tại Chùa Tứ Phương Tăng ở Vĩnh Long, có vài Thiện Tín đến thăm Ngài, Ngài hỏi:

<< Kỳ rồi sao quí vị không đến nghe Pháp?>> Các thiện tín ấy đáp:

<< Bạch Ngài, kỳ rồi tụi con không đi nghe Pháp được là v́ có người bạn từ trần, nên chúng con phải đi phân ưu, chia buồn với tang quyến thân nhân của bạn tụi con>> Ngài mới hỏi:

<< Quí vị đi chia buồn với tang quyến ấy mà quí vị chia thêm hay chia bớt?>> Các thiện tín ấy ngơ ngác, không hiểu Ngài muốn nói ư nghĩa ǵ, bèn hỏi lại:

<< Bạch Ngài, “chia thêm” là sao và “chia bớt” là sao, chúng con chưa được hiểu?>> Ngài giảng rằng:

<< “Chia thêm” là tang quyến đang buồn rầu v́ người thân đă chết, quí vị đến nói hoặc làm cho họ khổ đau thêm, như quí vị nhắc rằng: “Hồi nào du lịch giang hồ, bây giờ nhắm mắt mà vô quan tài, hồi nào lượt giắt trâm cài, bây giờ gởi xác ra ngoài g̣ hoang, hồi nào trao ngọc chuốt vàng, v.v..” làm cho họ càng nuối tiếc người thân đă chết và họ sẽ khóc than sầu khổ hơn, đó là quí vị chia buồn mà “chia thêm”; C̣n “chia bớt” là thân nhân của người chết đang khổ đau, quí vị đến nói hoặc làm cho họ hết khổ đau hoặc bớt khổ đau, như Chư Tăng thường khi đến viếng các đám tang hay tụng bài kệ Tam Tướng phổ thông:

“Pháp nào có tên là “vô thường” là Pháp có trạng thái sanh diệt không thường; Pháp nào có tên gọi là “khổ năo” là Pháp có trạng thái đau đớn, buồn rầu; Pháp nào có tên là “vô ngă” là Pháp có trạng thái không phải là của ta. Những Pháp ấy chẳng phải chỉ có riêng cho những người trong một xứ, trong một xóm, hay trong một gia tộc đâu, mà những Pháp có chung một súc sanh, nhơn loại, chư thiên, ma vương và phạm thiên cả thảy.v.v...” Khi nghe Chư Tăng đọc những bài kinh hay kệ như vậy, tang quyến có trí họ sẽ suy tư rằng: “À! Thật vậy, đâu phải chỉ riêng người thân của ta phải chết, tất cả chúng sanh đều phải chết, mà người thân của ta cũng là chúng sanh, như vậy người thân của ta cũng phải chết”, đó là chuyện đương nhiên, thường t́nh, có ǵ lạ đâu mà phải than khóc. Như vậy gọi là chia buồn mà “chia bớt” vậy>>.

Các thiện tín ấy nghe xong, họ rất hoan hỷ và tán dương cái lư chia buồn của Ngài vừa tŕnh bày. 

 

 

“Thế gian bảy báu lợi thường đời

Chỉ giúp cho ta đến dứt hơi

Pháp Phật hộ tŕ vô lượng kiếp

Đến chừng hết khổ mới là thôi”

H.T Tịnh Sự

 

“Sống cả trăm năm chẳng ích chi

Nào hay sanh diệt những là ǵ

Chào đời nhứt nhựt tường sanh diệt

Đó mới hơn kia, quí lạ kỳ”

H.T Tịnh Sự

 

 

“Đặng thân nhơn loại rất là mai

Gặp Phật ra đời có mấy ai

Thính Pháp văn Kinh đâu phải dễ

Hiểu lời Phật dạy mới là hay”

H.T Tịnh Sự

 

 

====

 

Chân thành cảm ơn Đh Ngô Ngọc Hà đă scan tặng bản kỷ yếu này
Vi tính: Vân Hồng

Updated 3- 2022

 

 

Home