Những năm tháng 'dấn thân' của thiền sư Thích Nhất Hạnh


 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" và cả cuộc đời ông đă hoạt động không ngừng nghỉ để kêu gọi ḥa b́nh, đưa Phật giáo Việt Nam vươn ra thế giới.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 tại Thừa Thiên - Huế với tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo. Theo tư liệu của tăng đoàn Làng Mai, năm lên bốn tuổi, cha ông được phái đến vùng miền núi phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, để giám sát việc khai phá rừng làm đất canh tác cho nông dân nghèo. Một năm sau, cả gia đ́nh ông chuyển về đây sống cùng với cha. Ông ghi danh đi học tại đây. Vốn hiếu học, ngoài giờ ở trường, cậu bé Xuân Bảo c̣n học thêm quốc ngữ, tiếng Pháp, tiếng Hán cổ.

Từ nhỏ cậu rất thích thú đọc những cuốn sách hoặc tờ báo Phật giáo mà anh trai mang về.

Sau này trong nhiều bài pháp thoại, thiền sư thường nhớ lại khoảnh khắc vô cùng quan trọng, vào năm lên chín tuổi. Khi đó, cậu bé t́nh cờ nh́n thấy h́nh Phật trên trang b́a một tạp chí. H́nh ảnh Phật ngồi an nhiên trên băi cỏ với nụ cười từ bi đă chiếm lấy tâm trí cậu bé và để lại dấu ấn sâu đậm về sự b́nh an, tĩnh lặng. H́nh ảnh ấy tương phản với những khổ đau và bất công mà cậu thấy xung quanh, khi đất nước bị người Pháp đô hộ. Bức h́nh đánh thức ước muốn mănh liệt trong cậu bé, là được giống như Phật, tĩnh lặng, b́nh an, thảnh thơi và giúp những người xung quanh được như vậy.

Năm thiền sư 12 tuổi, anh trai ông xuất gia. Thời đó, rất khó để cha mẹ ông chấp nhận lựa chọn này, bởi biết cuộc sống của một người xuất gia có thể rất khó khăn. V́ vậy, dù muốn xuất gia với anh nhưng thiền sư đă chờ đến khi cha mẹ cho phép. Cuối cùng, cha mẹ ông đă đồng ư với nguyện vọng này, ông theo anh trai đến tu học tại chùa Từ Hiếu.

Năm 1949, ông cùng hai người bạn rời Huế vào Sài G̣n tiếp tục con đường tu học, ở tuổi 23. Trên đường đi, những người xuất gia trẻ này khẳng định hạnh nguyện trở thành vị bồ tát của hành động bằng cách chọn cho ḿnh tên mới. Cả ba người đều đồng t́nh lấy tên có chữ "Hạnh", nghĩa là hành động. Thiền sư lấy tên là Nhất Hạnh (hành động duy nhất). Cũng từ ngày đó, ông được biết đến dưới pháp hiệu Thích Nhất Hạnh.

Năm 1950, thầy Thích Nhất Hạnh cùng thầy Trí Hữu lập chùa Ấn Quang, bằng mái tranh, vách đất. Sau này, chùa trở thành Phật học đường Nam Việt - viện Phật học với tinh thần đổi mới. Cùng năm này, ông xuất bản cuốn sách đầu tiên về Phật học, tên là Đông phương luận lư học. Tháng 10/1951, thầy được thọ giới Tỳ kheo ở tuổi 25, tại Đại giới đàn ở chùa Ấn Quang, Sài G̣n.

Cuối năm 1952, tại Đà Lạt, thầy và anh trai lập trường trung học và tiểu học Tuệ Quang, ngôi trường tư thục đầu tiên của Phật giáo do các vị xuất gia phụ trách. Năm 1954, thầy được cử làm Giám học tại Phật học đường Nam Việt và ghi danh học tại Đại học Văn khoa Sài G̣n.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đă phối hợp kiến thức về nhiều trường phái thiền cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ truyền thống Phật Giáo Đại thừa và một số phát kiến của ngành tâm lư học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận mới đối với thiền.

Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" trong cuốn "Việt Nam: Hoa sen trong biển lửa". Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo John Malkin gần hai thập kỷ trước, thiền sư Thích Nhất Hạnh giải thích về Phật giáo dấn thân: "Khi bom dội lên đầu chúng sinh, bạn không thể ngồi trong thiền viện. Thiền là nhận thức về những ǵ đang xảy ra, không chỉ bên trong mà c̣n xung quanh cơ thể và cảm xúc của bạn".

"Phật giáo phải gắn liền với cuộc sống thường nhật, với nỗi đau của bạn và những người xung quanh. Bạn phải học cách giúp đỡ một đứa trẻ bị thương trong lúc duy tŕ hơi thở chánh niệm. Bạn phải giữ cho bản thân khỏi lạc lối trong hành động. Hành động phải đi cùng thiền", ông nói với nhà báo John Malkin.

Năm 1956, thiền sư làm Tổng biên tập của Phật giáo Việt Nam. Thập niên 1960, ông lập nên trường Thanh niên Phụng sự Xă hội (SYSS), một tổ chức từ thiện giúp xây trường học, trạm xá, và hỗ trợ những gia đ́nh vô gia cư.

Ông cũng là một trong những người thành lập Đại học Vạn Hạnh, trường tư thục danh tiếng, tập trung nhiều nhà nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Trong một buổi gặp mặt vào tháng 4/1965, đoàn sinh viên trường Vạn Hạnh đưa ra "lời kêu gọi v́ ḥa b́nh", t́m giải pháp chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đă nhiều lần đến Mỹ để nghiên cứu và diễn thuyết tại Đại học Princeton và Đại học Cornell. Sau này, ông tham gia giảng dạy tại Đại học Columbia. Mục đích chính của những chuyến đi ra nước ngoài của ông là "dấn thân" vận động cho ḥa b́nh.

Tháng 6/1965, Thiền sư viết thư cho nhà hoạt động nổi tiếng Mỹ Martin Luther King Jr. để kêu gọi ông công khai chống lại Chiến tranh Việt Nam. Một năm sau, hai người lần đầu tiên gặp nhau tại Chicago, thảo luận về ḥa b́nh, tự do và cộng đồng. Trong cuộc họp báo sau đó, King đă phản đối mạnh mẽ Chiến tranh Việt Nam. Năm 1967, King đề cử thiền sư cho Giải Nobel Ḥa b́nh nhưng năm đó không ai được trao giải.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho biết ông "đă không thể tin nổi" khi nghe tin King bị ám sát năm 1968. "Tôi nghĩ người Mỹ đă tạo ra King nhưng lại không bảo vệ được ông ấy. Tôi có chút tức giận vào thời điểm đó. Tôi không ăn, không ngủ. Nhưng quyết tâm làm việc, xây dựng cộng đồng vẫn tiếp tục".

Năm 1966, ông lập ra ḍng tu Tiếp Hiện đồng thời thành lập nhiều trung tâm thực hành và thiền viện trên khắp thế giới. Ông ở nước ngoài từ sau khi Hiệp định Paris được kư kết năm 1973, cư ngụ chủ yếu tại Tu viện Làng Mai, vùng Dordogne, miền nam nước Pháp.

Là một trong những người thầy về Phật giáo ở phương Tây, những lời dạy và phương pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh thu hút sự quan tâm của nhiều người với các quan điểm tôn giáo, tâm linh và chính trị khác nhau. Ông đưa ra cách thực hành chánh niệm thường được điều chỉnh cho phù hợp với tri giác phương Tây.

Chánh niệm là biết rơ những ǵ đang có mặt, đang xảy ra. "Khi nắm tay một em bé, ta hăy để tâm 100% vào bàn tay em. Khi ôm người thương trong ṿng tay cũng thế. Hăy thực sự có mặt, thực sự tỉnh thức. Điều này trái ngược hẳn với cách sống và làm việc của ta trước đây. Chúng ta từng có thói quen làm nhiều việc cùng một lúc. Vừa trả lời e-mail vừa nói điện thoại. Trong khi đang họp về một dự án này, ta viết xuống những ghi chú cho một dự án khác. Thay v́ luôn làm nhiều việc cùng một lúc, ta phải tập thói quen chỉ làm mỗi lần một việc", Thiền sư viết trong cuốn sách "Quyền lực đích thực".

Ông cho rằng thực hành chánh niệm giúp nhận diện niềm đau nỗi khổ và chuyển hóa chúng.

Với việc tiên phong mang đạo Phật, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xă hội phương Tây, thiền sư đă góp phần xây dựng một cộng đồng "Phật giáo dấn thân" cho thế kỷ XXI với gần 1.250 đệ tử xuất gia, theo tăng đoàn Làng Mai. Ngoài ra, c̣n hàng triệu đệ tử tại gia và độc giả trên khắp năm châu.

Ông đă viết hơn 120 cuốn sách, trong đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh, với một số tác phẩm nổi bật như Đường xưa mây trắng, Phép lạ của sự tỉnh thức, Hạnh phúc cầm tay, Phật trong ta, Chúa trong ta...

Thiền sư cũng đứng ra tổ chức các khóa tu thiền cho nhiều người Israel và người Palestine, khuyến khích họ lắng nghe và học hỏi lẫn nhau, thuyết giảng kêu gọi các bên hăy đ́nh chiến và t́m kiếm giải pháp ḥa b́nh cho các mâu thuẫn. Năm 2005, ông tổ chức buổi diễu hành v́ ḥa b́nh ở Los Angeles với sự tham gia của hàng ngh́n người.

Tháng 5/2013, trong một buổi diễn thuyết kéo dài ba giờ tại sân vận động ở Hàn Quốc, thiền sư đă bàn về mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. "Vũ khí hạt nhân là trở ngại đối với mối quan hệ tốt đẹp giữa hai miền bán đảo Triều Tiên. Nó phản ánh nỗi sợ hăi, tức giận và nghi ngờ của Triều Tiên bởi nếu không, họ đă không xây dựng vũ khí hạt nhân. V́ ḥa b́nh, điều cơ bản cần làm không phải là loại bỏ vũ khí hạt nhân mà là loại bỏ sự sợ hăi, tức giận và nghi ngờ trong mỗi người. Qua đó, ḥa giải sẽ trở nên dễ dàng".

Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, ch́a khóa để ḥa giải chính là "biết lắng nghe". Ông cũng khuyên các chính trị gia nên học theo con đường của Phật giáo để giúp ích cho đàm phán và ḥa giải.

Sau hơn 4 thập niên rời xa quê hương, ông về Việt Nam lần đầu vào năm 2005 và năm 2007, ông đi khắp đất nước, tổ chức những khóa tu, buổi pháp thoại và gặp gỡ các tăng ni phật tử. Đầu năm 2007, ông tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam với tên gọi "Đại trai đàn Chẩn tế Giải oan", cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho những người từng chịu hậu quả chiến tranh.

Tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc ở Hà Nội, ông được mời về Việt Nam với tư cách người thuyết tŕnh chủ đề chính.

Tháng 10/2018, thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Thái Lan trở về chùa Từ Hiếu tịnh dưỡng và chia sẻ ư nguyện muốn sống tại đây cho đến ngày viên tịch.

Với những hoạt động không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời, ông đă trở thành lănh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây, chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma, AP đánh giá trong một bài viết năm 2009.

Huffington Post hồi cuối năm 2012 gọi thiền sư Thích Nhất Hạnh là "con người điềm đạm nhất thế giới".

Oprah Winfrey, người dẫn chương tŕnh truyền h́nh Mỹ từng có cuộc phỏng vấn ông năm 2009, ca ngợi những chỉ giảng của ông có tác dụng truyền cảm hứng cho mọi người.

Ḥa thượng Thích Huệ Ấn, trụ tŕ chùa Phổ Quang, nhận định, thiền sư Thích Nhất Hạnh có công rất lớn khi đă đưa Phật giáo Việt Nam vươn xa ra thế giới.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, người nhiều lần tiếp xúc với thiền sư, cũng đồng t́nh rằng, với triết lư Phật giáo dấn thân, ông đă đưa Phật giáo Việt Nam vươn tầm thế giới và có sức ảnh hưởng lớn với tầng lớp trí thức.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đ́nh Từ Hiếu, phường Thủy Xuân, TP Huế, lúc 0h ngày 22/1, ở tuổi 96. Lễ nhập kim quan (khâm liệm) diễn ra vào 8h ngày 23/1; lễ trà tỳ (lễ thiêu) lúc 7h ngày 29/1. Tang lễ sẽ kéo dài trong 7 ngày theo h́nh thức của một khóa tu im lặng.

Viết Tuân - Vơ Thạnh - Phương Vũ

 

Trang Tưởng Niệm Ḥa Thượng Thích Nhất Hạnh

Updated 22-1- 2022

 

 

Home