MỐI T̀NH ĐẦU CỦA THẦY


Sáng ngày 22/1, đang ngồi đọc tài liệu để chuẩn bị họp, tôi tranh thủ lướt qua story và thấy rất nhiều những câu trích dẫn của Thích Nhất Hạnh, tôi hỏi bạn: “Sao hôm nay mọi người đều trích dẫn Thích Nhất Hạnh thế nhỉ?”. Bạn đáp: “V́ thầy vừa mất sáng nay”. Tôi bàng hoàng. Từ ấy đến nay, tôi chưa dám viết ǵ về thầy, chỉ cố đọc cho hết những bài viết của bạn bè. Ai viết cũng hay hết, và hiền hết. Có vẻ như khi nhắc đến tên thầy, tâm chúng ta b́nh lặng trở lại. Và ai cũng có thể gọi Thích Nhất Hạnh là “thầy”, dù chưa một lần may mắn diện kiến tôn nhan.


Nhưng có cần thiết phải “nh́n” mới “thấy” không? Có mà cũng không. Thầy là người viết hay nhất về kiến Phật trong sở học ít ỏi của tôi. Tôi xin dịch một đoạn văn của thầy trong cuốn “Cultivating the mind of love” để bạn cùng tham khảo:


“Trong tác phẩm “The Stranger” (Người Xa Lạ), Albert Camus kể chuyện về một người tử tù tên Meursault. Trong thời gian cận kề cái chết, Meursault lần đầu tiên biết thế nào là sống, lần đầu tiên chạm được vào cơi Hoa Nghiêm. Đấy là khi y nằm ngửa trên sàn, nh́n lên trần nhà và phóng ánh nh́n xuyên qua một cánh cửa sổ nhỏ trên mái nhà. Lần đầu tiên trong đời y nh́n thấy một thứ làm y lập tức chấn động: bầu trời xanh! Tại sao một người trưởng thành mà chưa từng nh́n thấy bầu trời xanh lần nào trong đời?


Trên thực tế, rất nhiều người đă sống một đời giam cầm như Meursault. Họ bị giam cầm bởi những cơn tức giận, những nỗi hoang mang hoặc niềm tin rằng hạnh phúc và b́nh an chỉ có trong tương lai. Meursault chỉ có ba ngày để sống trước khi bị hành quyết. Trong thời khắc tỉnh thức ấy, bầu trời đă thực sự hiện hữu trước mặt y, như thể y có thể chạm được vào nó. Đó là lúc y nhận ra cuộc sống không hề vô nghĩa, y bắt đầu sống nốt những khoảnh khắc c̣n lại trong đời. Ba ngày cuối cùng là ba ngày trọn vẹn mà y được sống.
Ngày y ra pháp trường, một linh mục đến pḥng giam, để cho y đọc lời xưng tội.

 

Meursault nhất định không đọc, làm vị linh mục phải tức tối ra về. Vào lúc ấy, Meursault nhận ra người chết không phải là ḿnh mà chính là người linh mực vừa rời gót khỏi nhà ngục. Y nhận ra chính linh mục mới là người cần được cứu chuộc, chứ không phải ḿnh. Nếu nh́n quanh, ta sẽ nhận ra có rất nhiều người c̣n sống mà như đă chết, họ chỉ đang lê cái xác của ḿnh qua ngày mà thôi. Chúng ta cần phải làm mọi thứ có thể để cứu họ, bằng cách giúp họ nh́n thấy bầu trời xanh, đôi mắt trẻ thơ hay chiếc lá mùa thu, nh́n để rồi thức tỉnh!


Khi c̣n nhỏ, tôi đọc một quyển sách về một người thợ săn Pháp bị lạc trong rừng rậm Phi Châu. Y nghĩ là ḿnh sẽ chết v́ măi không t́m được đường ra. Nhưng y cương quyết không cầu nguyện tới Chúa. Y chỉ khấn nửa đùa nửa thật: “Dieu, si tu existes, viens a mon secours!” (Chúa, nếu ngài có thật, hăy đến cứu tôi). Ít phút sau, một người Phi Châu xuất hiện và giúp y thoát khỏi khu rừng. Sau đó y viết: “J’ai appelé Dieu, et il m’est arrivé un negre” (Tôi gọi Chúa, nhưng chỉ có một người da đen đến). Y chả hề biết người châu Phi kia là Chúa. Cũng giống như Meursault, Phật đă đến trong h́nh hài của một mảnh trời xanh qua ô cửa sổ. Chúng ta có thể được cứu rỗi bởi một bông hoa, một ḥn đá cuội, một cánh chim hay một tia sét. Mọi thứ đều có thể mang thông điệp và h́nh hài của Phật”.
Văn thầy luôn đẹp, đặc biệt khi được đọc bằng nguyên bản tiếng Anh. V́ người ta có thể đă quên bên cạnh một bậc chân tu, thầy c̣n là một nhà văn, một nhà thơ và trong một chừng mực nào đó, một người lăng mạn. Tôi rất thích câu văn sau của thầy, khi thầy tả một vị ni cô ngồi trước mặt thầy trong một ngày giáp Tết ở Huế của già nửa thế kỷ trước:


“She was quiet. She never said anything unlesss she was spoken to. She just looked down in front of her. I was shy, too”.
Tạm dịch:
“Nàng lặng im, không nói ǵ trừ phi được hỏi. Nàng chỉ cúi đầu nh́n xuống. Tôi cũng thẹn thùng y vậy”.


Chỉ một chữ “too” trong đoạn văn tiếng Anh đă có thể ḥa nhập hai bản thể vào làm một. Một câu văn tả sự thẹn thùng, mắc cỡ mà không cần dùng một tính từ nào. Và như thế, thầy đă tả xong đoạn gặp gỡ riêng tư giữa ḿnh và mối t́nh đầu của ḿnh, một ni cô hai mươi tuổi lần đầu tiên rung động nỗi thương yêu. Và thầy cũng thế!


Hôm nay viêm tai nên tạm thời viết đến đây, ngày mai nhất định sẽ biên thêm hầu mọi người. B́nh Bồng Bột


Trang Tưởng Niệm Ḥa Thượng Thích Nhất Hạnh

Updated 22-1- 2022

 

 

Home