Thiền Sư Nhất Hạnh ra đi 'yên b́nh' ở
tuổi 95
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, nhà lănh đạo
Phật giáo nổi tiếng thế giới, vừa viên tịch vào lúc nửa đêm ngày 22/1
năm 2022 ở Tổ đ́nh Từ Hiếu, thành phố Huế, ở tuổi 95, trang nhà của Làng
Mai thông báo.
VOA cũng đă được các đệ tử thân cận
của Thiền sư xác nhận về sự ra đi này. Thông báo của Làng Mai cho biết
ông ra đi 'một cách yên b́nh'.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh là người
truyền bá và phát triển Phật giáo ở phương Tây hiện đại, người chủ
trương ‘Phật giáo dấn thân,’ áp dụng Phật pháp giải quyết những vấn đề
trong cuộc sống cá nhân và xă hội đương đại.
Sức khỏe thiền sư đă yếu dần sau lần
đột quỵ hồi năm 2014 khiến ông phải ngồi xe lăn cho đến nay. Từ năm
2018, ông đă về hẳn ở Việt Nam để tịnh dưỡng ở 'chốn Tổ' là Tổ đ́nh Từ
Hiếu, nơi năm xưa ông đă xuất gia.
Xuất gia và ra đi
Sinh ngày 11/10 năm 1926 tại Huế với
tục danh Nguyễn Xuân Bảo, Thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia làm sa di từ
năm 16 tuổi tại Tổ đ́nh Từ Hiếu, thành phố Huế, thọ giới Thiền sư Thanh
Quư Chân Thật theo Thiền tông thuộc Phật giáo Đại thừa.
Trong giai đoạn đầu tu tập, Thiền sư
từng đảm nhiệm chức trách mà Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (là
tổ chức sau này bị Chính phủ Hà Nội dẹp bỏ) giao cho, như chủ biên tạp
chí Phật giáo Việt Nam năm 1956. Ông cũng sáng lập Nhà xuất bản Lá bối,
tham gia sáng lập Đại học Vạn Hạnh ở Sài G̣n. Đến những năm 1960, ông
sáng lập Trường Thanh niên Phụng sự Xă hội (SYSS), một tổ chức thiện
nguyện Phật giáo gồm khoảng 10.000 t́nh nguyện viên đi về các thôn xóm
để dựng trường, xây trạm xá và tái thiết các làng xă bị chiến tranh tàn
phá.
Từ năm 1961, ông bắt đầu ra nước ngoài,
nghiên cứu và giảng dạy Phật học. Để rồi ông dần dành toàn bộ thời gian
sống và phụng sự ở hải ngoại sau khi không thể về Việt Nam được nữa
trong gần 40 năm sau đó.
Năm 1961, tại Hoa Kỳ, ông giảng dạy
môn Tôn giáo Đối chiếu tại Đại học Princeton, và năm sau ông đến Đại học
Columbia giảng dạy Phật học. Đến năm 1963, ông quay lại Việt Nam cùng
tham gia các nỗ lực vận động ḥa b́nh bất bạo động cùng các bạn đồng tu
của ḿnh.
Năm 1966, giữa lúc cuộc chiến Việt Nam
diễn ra ngày càng khốc liệt, ông đến Mỹ và châu Âu kêu gọi ḥa b́nh và
chấm dứt thù hận ở Việt Nam. Ông đi nhiều nơi, truyền bá thông điệp về
ḥa b́nh và t́nh thương, vận động các nhà lănh đạo phương Tây chấm dứt
chiến tranh Việt Nam và dẫn đầu phái đoàn Phật giáo đến Đàm phán Ḥa
b́nh ở Paris năm 1969.
Trong lần đến Mỹ năm 1966, Thiền sư
Thích Nhất Hạnh lần đầu tiên gặp gỡ nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng
Martin Luther King Jr. để thuyết phục ông lên tiếng chống chiến tranh
Việt Nam. Sau đó, chính Martin Luther King Jr đề cử thiền sư cho Giải
Nobel Ḥa b́nh 1967. Năm đó, Ủy ban Nobel không chọn giải Nobel Ḥa b́nh.
Do cả hai chính phủ Bắc Việt và Nam
Việt đều không cho phép ông trở lại Việt Nam, ông bắt đầu cuộc sống lưu
vong trong ṿng 39 năm cho đến năm 2005 mới trở lại Việt Nam lần đầu
tiên.
Làng Mai
Bên cạnh các hoạt động phản chiến, ở
hải ngoại, ông tiếp tục dạy học, thuyết giảng và viết sách về ‘chánh
niệm’, ‘sự tỉnh thức’ và ‘sống trong an lạc’ để truyền bá Phật pháp đến
thế giới phương Tây.
Đầu những năm 1970, ông trở thành
giảng viên và nhà nghiên cứu Phật giáo tại Đại học Sorbornne, Paris.
Năm 1982, Thiền sư thành lập Đạo Tràng
Mai Thôn, tức Làng Mai, bao gồm một hệ thống các tu viện tại vùng
Dordogne tây nam nước Pháp.
Theo trang nhà của Làng Mai th́ từ một
thôn trang nhỏ lúc đầu, Làng Mai đă trở thành ‘tu viện Phật giáo lớn
nhất và năng động nhất ở phương Tây’ với ‘trên hơn 200 vị xuất sĩ và gần
8.000 cư sĩ từ khắp nơi trên thế giới đến tu tập mỗi năm để học về cách
sống trong chánh niệm’.
Tại Làng Mai, Thiền sư Thích Nhất Hạnh
áp dụng trở lại những phương pháp thực tập có từ thời Phật giáo nguyên
thủy và có giản lược và điều chỉnh để dễ dàng áp dụng cho những khó khăn
và thách thức của cuộc sống hiện đại. Đó là buông xả hoàn toàn, ngưng
nghỉ, mỉm cười, hít thở trong chánh niệm, ăn cơm chánh niệm, thiền hành,
thiền tọa…
Đạo Tràng Mai Thôn ở Pháp (hiện nay có
ba tu viện là Từ Nghiêm, Pháp Vân và Cam Lộ cùng một thiền đường) sau đó
được mở rộng thêm các trung tâm Làng Mai khác như ở Mỹ, Đức, Việt Nam,
Úc, Hong Kong và Thái Lan. Ở Việt Nam, Làng Mai có hai cơ sở là Tổ đ́nh
Từ Hiếu ở Huế và Thiền viện Bát Nhă ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Ở Mỹ, Làng Mai
có bốn tu viện là Lộc Uyển (California), Bích Nham (New York), Mộc Lan (Mississipi)
và Đạo tràng Thanh Sơn (Vermont). Các tu viện này là nơi tu tập của cả
ngàn xuất sĩ thuộc nhiều quốc gia trên thế giới và đều đặn tổ chức các
khóa tu cho các cư sĩ đủ mọi thành phần khác nhau như gia đ́nh, thiếu
niên, cựu chiến binh, nghị sĩ, nhân viên chấp pháp, giới showbiz và
người da màu.
Ông cũng đề ra ‘Năm phép thực tập
chánh niệm’ kêu gọi mọi người thực tập giảm thiểu khổ đau cho thế giới
con người và vạn vật hữu t́nh trên trái đất.
‘An lạc từng bước chân’
Ông được kính trọng trên khắp thế giới
do những bài giảng có sức mạnh và truyền cảm hứng về chánh niệm và ḥa
b́nh. Thông điệp chính của ông là thông qua chánh niệm, con người có thể
học cách sống an lạc trong hiện tại và nhờ đó xây dựng sự b́nh an trong
bản thân mỗi người và xây dựng ḥa b́nh cho thế giới.
Ông xuất bản hơn 100 tựa sách về thiền
và sự tỉnh thức, trong đó có những tác phẩm nổi tiếng như Phép lạ của Sự
tỉnh thức (Miracle of Mindfulness), Việt Nam – Hoa sen trong Biển Lửa
(Vietnam: Lotus in a Sea of Fire), Đường Xưa Mây Trắng (Old Path White
Clouds), An lạc Từng bước chân (Peace is Every Step)… Chỉ tính riêng ở
Mỹ, tác phẩm của ông đă bán ra được hơn ba triệu bản.
Ông cũng từng được mời diễn thuyết tại
trụ sở UNESCO Paris, kêu gọi thực hiện những bước đi cụ thể đảo ngược
bạo lực, chiến tranh và biến đổi khí hậu. Năm 2013, ông dẫn đầu các sự
kiện chánh niệm thu hút sự quan tâm lớn ở trụ sở Google, Ngân hàng Thế
giới và Trường Y thuộc Đại học Harvard.
Thông qua các hoạt động giảng dạy và
truyền bá đạo Phật, Thiền sư Thích Nhất Hạnh có hàng chục ngàn đệ tử
khắp thế giới, trong đó có nhiều nhân vật tên tuổi trong chính giới,
doanh gia và giới giải trí.
Ông được quốc tế gọi bằng nhiều danh
xưng như ‘Sứ giả của ḥa b́nh và bất bạo động’, ‘Người cha của Chánh
niệm’, ‘một Đạt Lai Lạt Ma khác’ hay ‘Vị thiền sư có thể kéo người đến
đầy sân vận động’.
Ông được cho là thông thạo các thứ
tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật, Phạn (Sanskrit) và Pali.
Trở về ‘lần cuối cùng’
Thiền sư Nhất Hạnh sống lưu vong trong
39 năm cho đến lần về thăm lại Việt Nam đầu tiên năm 2005 sau những cuộc
thương thảo kéo dài với chính phủ Hà Nội.
Năm 2007, ông về nước lần thứ hai, tổ
chức ‘Đại trai đàn b́nh đẳng chẩn tế’ ở cả ba miền Việt Nam, cầu siêu
cho đồng bào tử nạn và chiến sĩ trận vong của cả hai miền Nam – Bắc.
Năm 2008, ông về Việt Nam lần thứ ba,
làm diễn giả chính cho Đại lễ Vesak của Liên Hiệp Quốc.
Năm 2017, từ Thái Lan ông trở về Việt
Nam lần thứ tư để tĩnh dưỡng sau khi bị đột quỵ do xuất huyết năo năm
2014.
Ngày 26 tháng 10, 2018, ông trở về
Việt Nam ‘lần cuối cùng,’ để tĩnh dưỡng cho đến ngày ‘nhập diệt ở chốn
tổ’ là Tổ đ́nh Từ Hiếu ở Huế.
(Theo VOA)
Trang
Tưởng Niệm Ḥa Thượng Thích Nhất Hạnh