Thích Nhất Hạnh (1926 – 2022) và thông điệp sống

Thông tin từ Làng Mai cho biết Thiền sư Thích Hạnh mới qua đời lúc 0 giờ ngày 22/1/2022 ở Việt Nam [1]. Ông thọ 95 tuổi. Việt Nam đă mất một người con ưu tú, và Phật giáo thế giới đă mất một trong những danh nhân ưu tú nhứt. Ông hơn là một thiền sư, mà c̣n là giảng sư, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động v́ hoà b́nh thế giới.

Ông được xem là nhà lănh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ 2 ở phương Tây, chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông là tác giả của hơn 100 cuốn sách xuất bản từ trước 1975 cho đến nay. Vào hiệu sách nào ở phương Tây đều có 2 tủ sách, một dành cho ông và một dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Một số cuốn sách nổi tiếng mà tôi c̣n giữa như Đường xưa mây trắng Phật trong ta, Chúa trong ta, v.v.

Thích Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sanh ngày 11/10/1926 ở Thừa Thiên, Huế. Thời niên thiếu, ông đă được tiếp xúc với sách vở và tư liệu Phật giáo, nên năm 16 tuổi ông quyết định xuất gia tại chùa Từ Hiếu (Huế) và được ḥa thượng Thanh Quư Châu Thật đặt pháp danh là Trừng Quang và pháp hiệu là Nhất Hạnh. Qua nhiều năm học hành và tu tập, ông chánh thức trở thành nhà sư năm 23 tuổi. Ông theo phái tu Đại Thừa.

Thiền sư Nhất Hạnh là một thành viên quan trọng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (không phải giáo hội ngày nay mà người ta hay đùa là ‘giáo hội quốc doanh’) trước 1975 ở miền Nam. Tuy nhiên, Phật giáo thời đó có 2 ‘trường phái’ không thuận nhau: trường phái Ấn Quang do Thích Trí Quang và Thích Nhất Hạnh lănh đạo, và trường phái Việt Nam Quốc Tự do hoà thượng Thích Tâm Châu lănh đạo. Theo đánh giá của chánh quyền VNCH, phái Ấn Quang thiên về cánh tả và ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, c̣n phái Việt Nam Quốc Tự th́ ôn hoà.

Thiền sư Nhất Hạnh là một trong những thành viên sáng lập Viện Đại học Vạn Hạnh vào năm 1964. (Hai sáng lập viên khác là học giả Hồ Hữu Tường và Đoàn Viết Hoạt, cả hai đều đi tù sau 1975). Vạn Hạnh là một viện đại học tư thục Phật Giáo đầu tiên ở Việt Nam, và dưới sự điều hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ban giảng huấn Viện Đại học Vạn Hạnh bao gồm nhiều học giả nổi tiếng như Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu (tức thầy Lê Mạnh Thát) và Thích nữ Trí Hải. Tuy nhiên, sau 1975 th́ Viện Đại học Vạn Hạnh bị nhà cầm quyền mới giải thể, và cả hai thầy Tuệ Sỹ và Trí Siêu bị nhà cầm quyền mới kêu án tử h́nh.

Cuộc đời của thiền sư Thích Nhất Hạnh có thể nói là khá … sóng gió. Ông là người đề xướng trường phái “Engaged Buddhism” (Phật giáo Dấn thân). Ông từng tuyên bố “Khi bom dội lên đầu chúng sinh, bạn không thể ngồi trong thiền viện. Thiền là nhận thức về những ǵ đang xảy ra, không chỉ bên trong mà c̣n xung quanh cơ thể và cảm xúc của bạn“. Do đó, theo ông, người theo Phật không chỉ tu thân, mà c̣n phải hành động v́ một mục tiêu hay một chủ trương. Dấn thân do đó bao gồm những việc làm như nhận trẻ mồ côi để nuôi, làm thiện nguyện, thậm chí nhập ngũ, hay nói chung là ‘nhập thể’. Nhập thể là đi tu không phải chỉ giới hạn trong chùa, trong thiền am, mà phải ra ngoài xă hội là tác động.

Cả đời của ông có thể nói là hành động theo trường phái dấn thân đó. Ngay từ thập niên 1960, ông đă lập trường Thanh niên Phụng sự Xă hội ở Sài G̣n, qui tụ hơn 10,000 thanh niên và sinh viên. Thanh niên Phụng sự thực chất là một tổ chức xă hội dân sự nhằm cứu trợ trẻ mồ côi trong chiến tranh. Ông cho biết triết lí đằng sau của Thanh niên Phụng sự là: “Phật giáo phải gắn liền với cuộc sống thường nhật, với nỗi đau của bạn và những người xung quanh. Bạn phải học cách giúp đỡ một đứa trẻ bị thương trong lúc duy tŕ hơi thở chánh niệm. Bạn phải giữ cho bản thân khỏi lạc lối trong hành động. Hành động phải đi cùng thiền”.

Một trong những dấn thân của ông gây ra nhiều tranh căi là chống chiến tranh. Ngay từ giữa thập niên 1960 ông đă kêu gọi “Đă tới lúc hai miền Nam – Bắc của Việt Nam họp lại để t́m ra một giải pháp để chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, để mọi người Việt Nam đều được sống trong ḥa b́nh và ḷng tôn trọng lẫn nhau”. Nhưng dĩ nhiên, lời kêu gọi của ông chỉ được một bên nghe, c̣n một bên th́ xem ông là … phản động. Thiền sư Nhất Hạnh là bạn của Martin Luther King và từng kêu gọi ông chống chiến tranh Việt Nam, t́m biện pháp ḥa b́nh và tự do. Ông từng được đề cử giải thưởng Nobel Hoà B́nh vào năm 1967.

Trong thập niên 1960s, ông đi thuyết tŕnh hoà b́nh ở nhiều nơi ngoài Việt nam, kể cả Đại học Columbia (nơi ông tốt nghiệp thạc sĩ). Ông kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Những hành động dấn thân của ông không được chánh quyền VNCH ‘mặn mà’. Hầu như những người lính VNCH mà tôi quen biết không ai đồng t́nh với ‘tư tưởng phản chiến’ và vài phát biểu không đúng với sự thật của Thầy — và điều này cũng không khó hiểu. Do đó, từ sau Hoà đàm Paris 1973, ông không được quay về Việt Nam.

Không về được Việt Nam, ông sáng lập cộng đồng Phật giáo Sweet Potato (Khoai Lang) gần Paris vào năm 1975. Năm 1982, th́ cộng đồng dời về vùng Dordogne thuộc tây nam nước Pháp và xây dựng nên Tu viện Làng Mai (Đạo tràng Mai Thôn) cho đến ngày nay. Ở đây (Làng Mai) ông tổ chức nhiều ‘workshop’ tu hành cho các nhà lănh đạo chánh trị, doanh nghiệp, chuyên gia, trí thức phương Tây và trở nên một địa chỉ nối tiếng trên thế giới. Ông có rất nhiều đệ tử từ Làng Mai.

Sau nhiều lần ‘thương thảo’, măi đến năm 2005, ông mới được nhà cầm quyền cho về Việt Nam. Trong chuyến đi đó, có hàng trăm tăng ni người Việt và người nước ngoài tháp tùng. Sau đó, ông c̣n có dịp về Việt Nam để tổ chức các khóa tu, giảng dạy, và diễn giả trong đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm 2008.

Năm 2008 xảy ra vụ đàn áp các tăng thân Làng Mai ở Thiền viện Bát Nhă (Bảo Lộc) là một tín hiệu cho thấy nhà cầm quyền không mặn mà với Thầy. Nhà cầm quyền và GHPGVN cáo buộc rằng các khóa tu không có phép của GHPGVN, số người tới tu tập quá đông mà không đăng kí tạm trú gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Nhà cầm quyền địa phương theo yêu cầu của TT Đức Nghi cắt nguồn điện để các môn sinh bị khó khăn trong sinh hoạt. Nhưng các tăng ni Làng Mai vẫn tiếp tục ở lại, và từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa phật tử Bát Nhă với những người tu theo pháp môn Làng Mai tại đây. Họ tổ chức những nhóm người gây áp lực buộc những người tu theo pháp môn Làng Mai ra khỏi tu viện. Họ có những hành động và hành vi rất bỉ ổi, rất bạo động, nhưng công an không can thiệp giải tán các nhóm này. Chẳng hạn như họ quăng đá, ném phân súc vật vào tu viện. Họ c̣n tổ chức thành đám đông đến tấn công khu tu viện, dùng búa đập phá và hăm dọa những người trong đó. Trước sự đàn áp dă man đó, thầy Nhất Hạnh viết thư cho Chủ tịch Nước lúc đó là Nguyễn Minh Triết yêu cầu can thiệp, nhưng tất cả đều vô không có hồi âm. Đó là tín hiệu rơ nhứt cho thấy Làng Mai không được chào đón ở Việt Nam.

Năm 2014, thiền sư Thích Nhất Hạnh bị đột quị và phải điều trị ở Làng Mai (Thái Lan). Dù vậy, ông vẫn tích cực tham gia các hoạt động Phật gíao. Năm 2018, thiền sư Nhất Hạnh về lại Việt Nam và ở chùa Từ Hiếu (nơi ông là một lănh đạo tinh thần), với ước nguyện “lá rụng về cội”. Ông viên tịch tại Từ Hiếu 0 giờ ngày 22/1/2022.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đă tạ thế, nhưng những di sản tinh thần của ông th́ sẽ c̣n ở lại với đời rất lâu. Mỗi chúng ta có thể không có cùng quan điểm với ông về cuộc chiến vừa qua, nhưng tôi nghĩ ai cũng đồng ư rằng ông là một người Việt Nam xuất sắc và đă để lại dấu ấn Việt Nam rất sâu đậm trên trường quốc tế. Xin nhắc lại rằng ông là nhân vật Phật giáo có ảnh hưởng lớn nhứt trên thế giới (chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma).

 

Ông để lại cho đời rất nhiều câu nói mang tính wisdom. Chẳng hạn như “Khi một người nào đó làm cho bạn đau khổ, bạn nên hiểu rằng chính người đó bị khổ đau lắm trong người và nỗi khổ đó lan tràn sang người khác. Không nên phạt người đó; nên giúp người đó.” Hay câu “Our own life has to be our message” (cuộc đời của chúng ta phải là một thông điệp của chúng ta). Thông điệp từ cuộc đời và sự nghiệp của ông là đấu tranh ôn hoà, hoà b́nh, hoà giải và hoà hợp.

Nhiều ư tưởng của ông sẽ c̣n khai thác trong tương lai. Riêng cá nhân tôi, nhắc đến ông là tôi nghĩ ngay đến bài “Bông hồng cài áo“. Đó là một đoản văn viết về mẹ rất hay, và sau này được phổ thành một ca khúc rất nổi tiếng.

Tôi chưa bao giờ tu tập với ông, nhưng lúc nào cũng xem ông như một người Thầy (viết hoa). Những câu nói của ông là kim chỉ nam cho cuộc sống mà tôi lựa chọn. Cầu mong hương hồn thầy Thích Nhất Hạnh siêu thoát nơi cơi vĩnh hằng.

Nguyễn Văn Tuấn

____

[1] https://plumvillage.org

Một số câu nói nổi tiếng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh:

-Nghĩ bi quan hay lạc quan là quá đơn giản hoá sự thật. Vấn đề là nh́n thực tại như nó hiện hữu.


-Cuộc sống có thể t́m thấy trong thời điểm hiện tại. Quá khứ đă qua, tương lai th́ chưa tới, và nếu chúng ta không tự t́m hiểu thời điểm hiện tại th́ chúng ta không thể tiếp xúc với cuộc sống.
 

 

 

 


Trang Tưởng Niệm Ḥa Thượng Thích Nhất Hạnh

Updated 22-1- 2022

 

 

Home