H́nh chụp trước ngôi tháp ngài Tịnh Sự, chùa Viên Giác Vĩnh Long (1984)

 

SỰ LAN TỎA

(Trích bài giảng ngày Rằm tháng Giêng Canh Tư tại Chùa Phật Pháp, Florida)

 

Hôm nay là ngày húy kỵ của TT Giác Chánh, nguyên trụ tŕ chùa Phật Pháp cũ. Và cũng là ngày truy điệu giữa mùa tang của Ḥa Thượng Bổn Sư. Tôi không phải ngẫu nhiên, không phải vô t́nh mà nhắc đến đề tài lan tỏa, là v́ tôi nhớ đến ngài, thương ngài. Ngài đi rồi, đă nằm trong áo quan rồi, nhưng sức lan tỏa của ngài phải nói không thể phủ nhận.

Sáng nay tôi nhận một vài tin nhắn, tôi rất xúc động. Có những vị danh tăng là học tṛ của ḥa thượng bổn sư chúng tôi, bây giờ họ thành đạt rồi, có đạo nghiệp rồi, có tiếng tăm rồi, lâu lắm không có liên lạc với ngài. Tôi là người chắp bút ghi lại tiểu sử, tôi cũng ngại nhắc đến các vị đó v́ e rằng họ nghĩ ḿnh ‘xu phụ’ hay ‘thấy sang bắt quàng làm họ’. Dù họ đúng là học tṛ của ḥa thượng, nhưng tôi thấy ngại nên không nhắc tới. Sáng nay họ nhắn tin sao không nhắc họ trong tiểu sử của Ḥa thượng. Nghe mà thương. Họ vẫn c̣n nhớ t́nh xưa.

Tôi muốn nhắc lại chữ ‘lan tỏa’. Ngài đă đi rồi nhưng đạo t́nh của ngài để lại vẫn c̣n đó. Đạo t́nh, đối với tôi th́ nhỏ nhoi, nhưng cái ảnh hưởng của ngài đối với Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng rất là lớn.

Hôm nay quí vị học A-Tỳ-Đàm, hôm nay trước mặt quí vị mà tôi có thể ngồi vừa nói vừa cười một cách thoải mái, là nhờ ngài. Ngày xưa năm tôi chỉ có 8 tuổi thôi, lúc đó trong chùa có 13 chú tiểu và 8 vị sư trẻ. Cứ mỗi chủ nhật,  trong rừng chứ không phải trong phố, in forest chứ không phải in town, mà ngài bắt tụi tôi 13 chú tiểu và 8 vị sư luân phiên nhau, vị nào có khả năng th́ mở kinh ra để soạn bài. Thí dụ nói về đề tài bố thí th́ cóp nhặt trong 5, 7 cuốn kinh, kiếm bao nhiêu chỗ nói về bố thí ghép thành nguyên bài rồi đứng lên đọc. Dù trước mặt có mấy mống trong rừng với nhau, đọc cho quen. Vị nào dở ẹc th́ học thuộc ḷng nguyên bài, trong số đó có tôi, chỉ học thuộc ḷng thôi. Cứ đứng lên đó: Ơ…kính bạch chư tăng…,ơ… kính thưa quí vị Phật tử… Mà đâu có Phật tử nào đâu, toàn mấy con thằn lằn rắn mối không hà mà cũng ‘kính thưa quí vị Phật tử… hôm nay theo lời dạy của sư trụ tŕ… ơ…ơ.. con xin được phép thuyết tŕnh về… ơ… cái đề tài…. blah blah blah..” Tôi c̣n nhớ là “ơ…  V́ biển pháp mênh mông, lư kinh thăm thẳm… mà…. hiểu biết của con c̣n giới hạn, nên trong khi tŕnh bày con có điều ǵ sơ thất kính xin chư tăng và quí Phật tử niệm t́nh hỷ xả cho con” Run quá chừng luôn nhưng  làm chừng hai chục cái Chủ nhật tự nhiên dạn hà. Sư phụ đó! Quí vị đừng nghĩ là chuyện đó rẻ tiền. Tập nói chuyện trước công chúng là một trong những skill (kỹ năng) rất quan trọng. Tại sao con nít highschool ở Mỹ nói chuyện nghe ào ào c̣n con nít VN học hết  highschool mà đứng trước đám đông nói chuyện run như cầy sấy. V́ năo trạng (mentality) của người VN ḿnh khác người Âu Mỹ. Kỳ đó cô Kỳ Duyên đi chợ, thấy một bà Mỹ dắt theo một đứa bé rất dễ thương. Cổ thấy nó cute quá, cổ hỏi bà là nó mấy tuổi. Bà Mỹ đáp hỏi nó đi. Người VN ḿnh th́ người lớn đang nói chuyện mà con nít chen vô th́ cho là nó hỗn. Ḿnh không phân biệt được lúc nào nó được phép nói và lúc nào nó không được phép nói. Ḿnh gom chung là không được phép nói. Người Mỹ th́ phân biệt rất rơ lúc nào con nít được nói, lúc nào không được nói. (Lỡ có cháy nhà th́ cũng chờ người lớn nói chuyện xong rồi mới dạ thưa má… nhà cháy). Đó là kiểu giáo dục của người VN.

Tôi phải mang ơn sư phụ đă bày cho chúng tôi, dù dốt như con ḅ nhưng cũng phải ráng mở sách ra ghi chép cắt khúc ghép, dán cho quen. Chính sư phụ dạy cho chúng tôi có khả năng tự tại trước đám đông. Sư phụ nói thế này, ḿnh nói bậy, ḿnh làm bậy mới run, c̣n ḿnh nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng, nói bằng thiện chí th́ không có ngán thằng tây nào hết. Ḿnh nói mà ḿnh run quá th́ ḿnh lạy người ta: “Ok, tôi run quá, tôi không nói nữa.” Là xong. Không ai giết ḿnh. Ḿnh chửi người ta, ḿnh nói bậy, nói sai ḿnh mới sợ. Sư cậu nói ḿnh nói đúng là ḿnh không ngán ai hết. Cái đó nó ám ảnh trong đầu tôi đến bây giờ. Sư cậu nói, cứ nói thiệt luôn, tôi hết chuyện rồi, cho tôi xuống, không ai kéo ḿnh lại đâu. Đó là cái ơn của sư cậu -  sư phụ của chúng tôi.

Sư phụ là người đă phát động phong trào phiên dịch kinh điển. Đó là, trong chư tăng có nhiều vị chưa học hết high school mà sư phụ bắt phải học tiếng Thái, bắt phải học tiếng Anh. Để chi, để có thể coi kinh sách bằng ngoại ngữ, để nh́n trong đó rồi hiểu như thế nào mà lấy đó đi giảng, v́ nguồn tiếng Việt chắc chắn không đủ rồi. Quí vị phải đồng ư với tôi là không thể nào có một ngôn ngữ mà chứa hết toàn bộ nền văn hóa văn minh của thế giới. Biết thêm một ngoại ngữ là mở ra được một thế giới. Sư cậu dạy chúng tôi nói, dạy chúng tôi viết, dạy chúng tôi suy tư. Sư cậu dạy chúng tôi sống, dạy chúng tôi cách đối nhân xử thế. (Không biết bây giờ quí vị thấy tôi có dễ thương hay không, nếu mà dễ thương th́ đó là phần của sư phụ, c̣n nếu dễ ghét đó là phần của tôi, ok?).

Tôi xa xứ lâu quá, lúc tôi đi sư cậu cũng c̣n trẻ mới 54. Tôi chỉ viết tiểu sử theo tôi cái tôi biết của hai mươi năm trước. Tôi ghi là “đệ tử truyền giới của ngài khoảng 20 vị”, sáng nay tôi mới biết là trên 100. Và điều đặc biệt nhất là có khoảng hai cho đến ba chục vị bây giờ là pháp sư, giảng sư online, giảng sư ngoài đời cũng hai ba chục vị, trụ tŕ th́ khoảng ba chục vị. Và thầy trụ tŕ ở đây cùng với ngài Trí Quảng ở chùa Bửu Môn là đệ tử đầu tiên của ngài. Năm đó là năm 1983. Bây giờ ngài mất rồi, nhưng sức lan tỏa của ngài lan qua tới Tampa Florida, lan qua tới Port Arthur Texas, c̣n mong muốn ǵ hơn nữa. Đó là mới nói đến hai nhánh gần. C̣n như tôi, tôi chỉ là cọng rau lang mà tôi cũng ḅ hơi xa đó, không có chùa miểu ǵ, nhưng tôi phải nh́n nhận rằng tôi là một sợi khói lan tỏa từ cái ḷ trầm của HT bổn sư. Bà con đừng nghĩ rằng ḿnh là vô danh, là bé mọn, là không có khả năng lan tỏa. Nghĩ như vậy là sai. Xuống dưới bếp mà cái mặt dễ thương là lan tỏa. Vào chánh điện nghe thuyết pháp cũng cắm cúi ghi, đó là lan tỏa đó. Phải biết gật gù, tán dương chứ, dù có thể là diễn, nhưng đó một sự lan tỏa tích cực (positive scattering).

Hăy làm sao mà đời sống của ḿnh ngoài giá trị vun bồi cho bản thân mà c̣n là cho người khác. Tôi nói không biết là bao nhiêu lần, giá trị của mỗi con người không thu gọn trong cái bản thân ḿnh có được mà c̣n nằm ở cái ḿnh có thể trao ra cho người cho đời. Trong cái đạo tràng này, nếu có người có trúng số 80 triệu đô nhưng không cho ai một cắc th́ có chết cũng không ai khóc. Nhưng nếu ở đây có một bà vô chùa gói bánh tét, chiên bánh tiêu, mỗi một tuần góp cho chùa một phần tiền nhỏ, suốt ba năm, có lăn ra chết, th́ mỗi lần chúng tôi nh́n cái chảo bánh tiêu, ăn bánh tiêu cũng nhớ. Sống làm sao mà người ta nh́n cái chảo, nh́n cái bánh tiêu cái bánh ḅ mà nhớ ḿnh, đó là lan tỏa. Có người mà sự ra đi của họ để lại tiếc nuối cho người khác, có những người th́ sự tồn tại của họ cũng chỉ là vô h́nh đối với người khác. Sức lan tỏa rất là quan trọng.

Ngày đầu năm, kể từ dấu mốc rằm tháng riêng, tôi mong quí vị nhớ, hăy sống làm sao để lan tỏa, lan tỏa từng ngày, từng tháng, từng năm, lan tỏa một cách tích cực. Đừng sống làm sao mà càng lúc cholesterol càng cao hơn, huyết áp cao hơn, đi bác sĩ thường hơn và chúng tôi lại có dịp tụng kinh nhiều hơn. Sống làm sao mà mỗi lần người ta nh́n mặt ḿnh người ta thấy an lạc. Trong đời tu của ḿnh, ngoài Tam bảo Phật pháp tăng, ngoài những thầy, bạn bên cạnh tôi, tôi đă mang ơn rất là nhiều người Phật tử vô danh (có nói tên ra cũng chẳng ai biết), có người c̣n sống có người đă chết, và chính họ cũng không biết là tôi mang ơn họ chuyện ǵ. Đó là chuyện ǵ? Có những người trời sập xuống mặt họ vẫn tỉnh bơ như thể trời sập chỉ là đắp mền. Có những người bị chúng chửi mà vẫn cười như thể bị điếc hay khùng. Có người tu hạnh bố thí cho không tiếc, có người tu hạnh nhẫn nhịn rất giỏi, có người tu hạnh xả, chuyện ǵ cũng bỏ qua. Tuy họ vô danh nhưng tôi mang ơn họ v́ thông qua h́nh ảnh của họ tôi tin thánh nhân có thiệt. Đó là lan tỏa đó quí vị. Đời tôi may mắn tôi có quen một vài người như vậy. Có những người hạnh nhẫn cực giỏi. Có những người hạnh xả cực giỏi. Có những người hạnh bố thí cực giỏi. Có những người học giáo lư cực giỏi, cực siêng. Có những người thích thiền định, rất là tinh tấn. Tôi phải mang ơn v́ họ đă để lại cho tôi một tấm gương. Ngay cả thấy một khuôn mặt ốm yếu xanh xao cũng nhắc cho tôi biết phải sống chánh niệm. Ở đây có những cụ mà nh́n họ tôi nghĩ đến bốn chữ ‘như sơn thiết thạch’, chùa ở trong hoàn cảnh nào mấy cụ vẫn gắn bó, không bỏ. Trong hoàn cảnh nào đi nữa, cái đạo tâm vẫn thuần cố, cứ như vậy qua bao nhiêu sóng gió. Hôm nay quí vị về rất đông, tôi cảm ơn là quí  vị đă không bỏ chùa.

Chúc quí vị đầu xuân thật an lành và đặc biệt không quên hồi hướng công đức này đến HT bổn sư của chúng tôi là HT Thích Giác Chánh, đến TT Giác Chánh là nguyên trụ tŕ Tổ khai sơn của Chùa Phật Pháp, cũng không thể quên hồi hướng công đức này đến tất cả các vị Phật tử được kư vong kư linh tại chùa Phật Pháp, và tất cả các vị Phật tử đang có mặt tại pháp hội này, xin cho tất cả luôn luôn được ân triêm công đức, được sống trong hào quang chánh pháp, an lạc ngày một tăng tiến tu hành tinh tấn không ngừng.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Sư Giác Nguyên (giảng)

 

 

Trang Ngài Trưởng Lăo Giác Chánh
 

Updated 2-2020

 

 

Home