THIỆN NIỆM VỀ SƯ PHỤ
Mọi người thường dành cho người từ
trần những điều tốt đẹp nhất như có thể. Nơi phương xa, con dành những
giây phút an tịnh trong thiền để kính dâng Sư Phụ.
Chỉ đến một sớm mai nhận tin “Hoà
thượng Giác Chánh đêm rồi viên tịch”, lần đầu tiên con ứng lên 2 tiếng
gọi Ngài là “Sư Phụ”, biết đâu tạo ra kỳ tích Ngài bất ngờ nghe âm thanh
lạ mà bật thân ngồi dậy cười nói với mọi người.
Bao chục năm qua là thầy tṛ trong
Pháp, một thời gian dài từng làm thị giả thân cận, con vẫn quen gọi Ngài
là Sư Trưởng, bây giờ gọi 2 tiếng Sư Phụ mới cảm nhận hết tính trọng
đại, hơn nữa, thiêng liêng của mối quan hệ thầy tṛ đồng môn tiến tu
Phật đạo.
Thuở con mới trốn cha mẹ đi tu, Thầy
tiếp dẫn là cố Hoà thượng Giác Tâm đă dẫn con vào chùa Thiền Quang I bái
kiến Hoà thượng Thiện Pháp, sau đó đến giới thiệu với “Đại Sư huynh Giác
Chánh” tại lễ tang bà Đại Tín, huyện Long Thành. Không ngờ từ cuộc hội
ngộ đó, con có duyên làm đệ tử Sư Phụ.
Có lần con rời khỏi chùa Siêu Lư, Vĩnh
Long v́ muốn đi vượt biên. Chuyến đi không thành nên âm thầm đến ẩn dật
tu thiền ở chùa Bồ Đề, Núi Lớn, Vũng Tàu với cố Hoà thượng Giác Tâm.
Thời đó không có cellphone, việc thông tin liên lạc rất khó khăn. Sư
Giác Nguyên chắc chưa quên nguồn cơn cảm tác bài thơ thất ngôn tứ tuyệt
“Bạn Ở Đâu”:
“Trí Quảng bây giờ ở nơi đâu,
Biển cả, núi đồi, hay rừng sâu,
Chí lớn có c̣n hay đă mất,
Bè bạn c̣n đây có nhớ nhau?”
Lâu ngày không biết tin tức đệ tử, Sư
Phụ nhờ cô Bảy Vĩnh Phúc và cô Mai: “Quư cô thử giúp ḍ la, t́m kiếm xem
ông Trí Quảng ở chỗ nào, đưa về chùa Bửu Đức ở với Sư”. Nghe tường thuật
như vậy, con nhận ra một điều: dù bận rộn nhiều Phật sự, ḷng Sư Phụ
không thiếu vắng t́nh thương đệ tử và trách nhiệm của một ông Thầy.
Theo lời Cố Hoà thượng Giác Tâm
khuyên, con đă thu xếp về chùa Bửu Đức phụ anh Đắc làm thị giả chăm sóc
sức khoẻ Sư Phụ, nên biết Ngài thường đau nhức cơ thể. Đôi lúc phải nhẹ
đi trên lưng cho Ngài giăn gân cốt giảm đau nhức. Ngược lại, Sư Phụ giúp
con giải nghi đạo lư, được nghe giảng dạy thêm về một số nội dung trong
Tạng Vi Diệu Pháp, chỉ điểm cách dùng hiện lượng trí và tỷ lượng trí
theo Nhân Minh học để nhận thức chỗ đúng sai trong phương pháp biện luận
Lập và Phá nhằm tự ngộ và ngộ tha.
Ngôi chùa Bửu Đức dần dà thêm đông vui
v́ có Sư Chánh Nghiệp, Sư Trí Tịnh, Sư Giác Nguyên, Sư Chánh Minh lần
lượt đến nhập hạ và thay nhau dạy giáo lư cho Phật tử địa phương. Sư Trí
Tịnh và con từng chia sẻ một kỷ niệm khó quên, đó là những ngày theo Sư
Phụ lên sân thượng chùa Bửu Đức, được nghe dạy cách thuyết giảng nhập đề
lung khởi, hoặc trực khởi, và khắc phục khuyết điểm khi thuyết giảng
trước công chúng.
Tánh t́nh con trầm lặng, không phải
mẫu người hoạt ngôn, tuy nhiên, những kiến thức, kinh nghiệm Sư Phụ
truyền trao, hướng dẫn vẫn là hành trang quư báu trên bước đường hoằng
pháp lợi sanh.
Thời gian sau, Sư Giác Nguyên và con
vào Sài G̣n học lớp Báo Chí. Sư Phụ tỏ vẻ mừng thấy báo Giác Ngộ đưa tin
trong số thí sinh thi đậu vào trường Cao Cấp Phật Học Vạn Hạnh khoá III
có tên con bên cạnh một loạt các vị Tăng trẻ như Sư Bửu Hiền, Sư Giác
Nguyên, Sư Thiện Minh, Sư Chánh Định, Sư Tuệ Quyền, Sư Tường Quang, Sư
Huệ Đức, Sư Chánh Kiến, Sư Tuệ Dũng, Sư Quách Thành Satha...Sư Phụ căn
dặn:
“Cố gắng học xong rồi về đây, sau này
tôi giao chùa Bửu Đức cho ông lo”.
Sư Phụ có nhiều Sư cháu và đệ tử khác
để chọn nhân vật kế thừa xứng đáng, con chưa bao giờ mong đợi thừa tự
chùa chiền từ Sư Phụ. Bất ngờ nghe nói vậy, con nhận thêm t́nh thương và
hy vọng của một bậc thầy, nhưng chỉ cười xề xoà qua chuyện. Con không
muốn Sư Phụ đặt kỳ vọng nơi một đệ tử để rồi thất vọng, bởi ḷng vấn
vương hoài băo du phương nhẹ nhàng như mây gió trong khung trời tự do.
Và con thật sự càng lúc càng rời xa Sư
Phụ. Đến Ấn Độ du học, lại t́m đường du phương sang kinh đô Tự Do Hoa
Kỳ. Thoắt chốc đă gần 25 năm con rời xa sự bảo bọc của Sư Phụ. Đêm hôm
qua, Ni Sư Phước Hội gọi phone, kể rằng:
“Con nghe Sư Trưởng viên tịch. Thương
Sư Trưởng quá. Con hồi hướng phước tu tập cho Sư Trưởng. Dạo ở Việt Nam,
con và cô bảy Vĩnh Phúc lên chùa Bửu Đức thăm. Sư Trưởng dẫn tụi con ra
mảnh đất gần bờ sông, Sư Trưởng khoe vừa tậu được mảnh đất này, để xây
trường lớp cho Sư Trí Quảng về dạy học...”
Tấm ḷng Sư Phụ nghĩ về đệ tử, mà đệ
tử biền biệt phương xa. Bất giác, con liên tưởng đến một câu chuyện quá
khứ. Có lần, con thưa:
“Sống gần Sư Phụ, con cảm nhận có ǵ
thâm t́nh như máu mủ, ruột thịt”.
Sư phụ cười bảo:
“Sư và ông có thâm t́nh giống máu,
nhưng không giống mủ”.
Câu pha tṛ dí dỏm đủ sắc bén khiến
con tự phản tỉnh hiểu rằng t́nh cảm thân sơ do duyên mà tụ tán, trong
khi đường sinh tử mỗi người đều tự lo. Thâm t́nh như thế nào th́ sau
cùng mỗi người vẫn phải tự bước trên đường, không ai bước giùm ai. Là
một bậc hiền tăng uyên thâm Phật Pháp, mong Sư Phụ an trú trong thiện
pháp, không thất vọng về con, v́ con chưa hứa hẹn điều ǵ.
Đêm hôm qua xem Lễ Trà Ty tường thuật
trực tiếp, con cứ gọi thầm 2 tiếng “Sư Phụ”. Kỳ tích đă không xảy ra, Sư
Phụ không thể bật thân ngồi dậy cười nói với mọi người..
Hỡi ôi! Làm sao Ngài ngồi dậy được,
khi tâm thức đă ĺa bỏ h́nh hài! Thôi đành thuận lẽ vô thường nh́n h́nh
hài tiêu tán sau lễ Trà Tỳ. Nhưng chắc hẳn Sư Phụ c̣n sống lâu trong tâm
trí Pháp lữ, môn đồ hiếu quyến. Sư Phụ và con vẫn tiếp tục gặp nhau
trong thiện pháp, như Đức Phật đă dạy:
“Ai sống đời chánh hạnh
Là cúng dường Đức Phật
Bằng cách cao quí nhất
Trong các sự cúng dường…”
Do đó, hàng đệ tử hậu học chúng con
tiếp tục mang nếp sống chánh hạnh, trau giồi thiện pháp hằng ngày cúng
dường lên Sư Phụ và Đức Phật vậy.
Văn chương, chữ nghĩa, những lời hay
đẹp ca tụng, tô điểm một kiếp người rồi cũng nhạt nhoà, phôi phai theo
năm tháng. Chỉ có nếp sống chánh hạnh, trau giồi thiện pháp là sự nghiệp
của người tu Phật và được truyền thừa dài lâu cho hạnh phúc chúng sanh.
Kính Sư Phụ hoan hỷ sống với chúng con
trong từng thiện niệm.
Port
Arthur, Texas,
ngày 11/2/2020
Tỳ kheo Trí Quảng.
Trang Ngài Trưởng
Lăo Giác Chánh