Trái Tim Thiền Quán

Tỳ Kheo Giác Chánh

Phật lịch 2544, Tl 2000

 

 

 

 

Mục Lục

 

 


 

-ooOoo-

Lời Nói Đầu

Tập Thiền Quán nầy tựa là "Trái Tim Thiền Quán". Bởi phương pháp "Niệm hơi thở" là một trong những phương pháp "Niệm thân" - Niệm thân là một trong bốn pháp "Tứ Niệm Xứ" - Tứ Niệm Xứ là một trong "Bát Chánh Đạo" (Chánh niệm) - Bát Chánh Đạo là một trong "Tứ Diệu Đế" (Đạo đế).

Chư Phật ba đời dù bậc Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều giác ngộ Tứ Diệu Đế mà được giải thoát, giải thoát được là do đắc đạo quả, quả sanh từ đạo, đạo đương nhiên là Đạo đế hay Bát chánh, như đức Thế Tôn nói: "Trong hội chúng nào có Bát Chánh Đạo th́ hội chúng đó có 4 bậc Sa môn là Tu Đà Huờn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán ". Trong thế gian nầy sẽ không vắng bóng A La Hán, nếu c̣n có người thực hành đúng theo Bát Chánh Đạo. Đức Thế To ân cũng tuyên bố: "Nếu ai tu tập đúng pháp Tứ Niệm Xứ th́ dù có chậm trể nhứt là 7 năm cũng sẽ chứng một trong hai quả là A Na Hàm hoặc A La Hán". Phương pháp Niệm hơi thở là phương pháp đứng đầu của pháp Niệm thân, cũng như Niệm thân là pháp đứng đầu trong 4 Niệm xứ.

Thật ra chỉ cần có tuệ tri (Pajànàti) thấy được sự sanh diệt của danh sắc mỗi lúc hiện tại, tức "Niệm niệm thấy tánh" (Sanh diệt) là đủ. V́ tuệ tri chỉ có trong tâm Thiện dục giới hợp trí, mà tâm Thiện dục giới th́ biết được nhiều cảnh, sanh được trong nhiều cơi (trừ Vô tưởng), có được trong nhiều người (trừ bậc A La Hán) nên gọi là tâm Đại thiện.

Định là tâm sở nhứt hành (Ekaggatà) có thể sanh lên trong các tâm mà không có Niệm, nhưng Niệm không thể sanh lên mà thiếu Định. Cũng vậy, Niệm có thể sanh lên trong các tâm không có Trí, nhưng Trí không thể sanh lên mà không có Niệm. V́ vậy, hể tâm nào có Trí là tâm đó có Niệm có Định ...

Từ sự định niệm hơi thở, có tuệ tri (biết rơ) cảnh xúc ở mũi, ở môi, ở thanh quản, từ từ biến măn tuệ tri đến vai, đến ngực, đến bụng và đến các thân xúc khác trong các đại oai nghi, tiểu oai nghi thuộc cảnh xúc, rồi đến các cảnh khác như cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh pháp, dù biết cảnh nào, căn nào, thức nào cũng là cái biết của tuệ tri trong tâm Thiện dục giới hợp trí.

Chính cái biết của tuệ tri trong tâm Đại thiện hợp trí nầy, đối với 6 nội ngoại xứ gọi là "Thành sở tác trí", thấy được tánh sanh diệt của Danh Sắc là "Diệu quan sát trí", thành tựu Thánh quả không c̣n Thường kiến Ngă chấp (hay Thân kiến) gọi là "B́nh đẳng tánh trí", khi chứng quả Vô lậu gọi là "Đại viên cảnh trí" (tức là Kiriya - Duy tác). Đúng là:

"Nói tuy muôn việc đủ,
Lư hiệp một không hai
Trong ḷng sanh khổ năo
Thường tu huệ phát khai
Tà sanh phiền năo dấy
Chánh khởi năo phiền tan
Chánh tà đều dứt bỏ
Thanh tịnh chứng Níp-Bàn ..."

Tuệ tri là gốc của Chánh kiến (Khi trí tuệ c̣n non) và Chánh kiến tức tuệ tri Tứ Thánh Đế (khi trí tuệ phát triển viên măn). Chính tuệ tri: "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không (Vô ngă) mà độ nhứt thiết khổ ách", tức thành tựu Chánh lư, chứng ngộ Níp-Bàn, nên tập sách Thiền nầy lấy tên: "Trái Tim Thiền Quán".

Biên Thành 10-10-2000
Mùa an cư Pl. 2544
Tỷ kheo GIÁC CHÁNH

 

^

 

[01]


Nhập tức xuất tức niệm

Thật là huyền diệu và lư thú đối với phương pháp tu tập hơi thở. Những ai đă từng tu tập phương pháp nầy, tu tập đúng cách và đă thành công, th́ sẽ thấy những lời nói trên không phải là sáo ngữ mà thật sự là như vậy.

Phương pháp tu tập hơi thở đức Phật đă nói đến rất nhiều trong kinh Tạng. Các sách Thiền của nhiều hệ phái Phật giáo bàn đến lại c̣n nhiều hơn, chưa kể đến Yoga của Ấn Độ, khí công của Trung Quốc, dưỡng sinh của Việt Nam đương thời ..v..v...

Phương pháp niệm hơi thở, chúng ta có thể học với đức Phật trong kinh Tạng Pàli, học với các Tổ Sư nhiều trường phái, nhưng cuối cùng phải học với chính ḿnh (kinh nghiệm bản thân). Nếu được sắp xếp theo một công thức tuần tự, tiệm tiến nhưng vững chắc, bất cứ hành giả nào dù căn cơ đốn tiệm ǵ cũng được kết quả, chỉ cần có ư chí, kiên nhẫn và tinh tấn tu tập mỗi ngày đều đều. Với phương pháp nầy ai nóng vội muốn được liền (đốn giáo), tự động lên lớp (phần một chưa được lại qua phần hai) th́ không được thành công (Dục tốc bất đạt!).

Trước hết hành giả phải t́m được một chỗ thanh vắng, như đức Phật dă dạy trong kinh: "Đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến ngôi nhà trống ...", rồi hành giả ngồi theo cách nào thích hợp với bản thân, như ngồi kiết già chẳng hạn, giữ thân được thăng bằng, đầu, cổ, lưng phải thẳng. Ngồi thế nào khi thở vô thở ra, hơi thở thông suốt, dễ thở là đúng, v́ nếu ngồi lưng cong th́ bụng bị ép, ngồi nghiêng ngữa th́ bụng bị căng, ngực bị tức, mau bị mệt, bị mơi ..v..v.. Sau khi ngồi xong hành giả bắt đầu tập:

-ooOoo-

^

 

[02]


Số tức quan

(*) Số tức quan tuy được kể trong phần niệm hơi thở (Ànàpàna ) nhưng chỉ là tùy pháp (Anudhamma), chỉ được nói đến trong các tập chú giải như Visudd himagga, Abhidhammaỉỉhasaígaha ... mà thôi, chứ trong Chánh tạng không thấy chỗ nào ghi là đức Phật có nói đến cách đếm hơi thở. Tuy nhiên vẫn là phương tiện tốt" Chánh niệm phát sanh do đếm".

Chú tâm theo dơi hơi thở vô xong, đếm 1
Chú tâm theo dơi hơi thở ra xong, đếm 1...
Chú tâm theo dơi hơi thở vô xong, đếm 2
Chú tâm theo dơi hơi thở ra xong, đếm 2 ...

Đếm lên đến 5

Trở lại từ 1 lên đến 6
Trở lại từ 1 lên đến 7
Trở lại từ 1 lên đến 8
Trở lại từ 1 lên đến 9
Trở lại từ 1 lên đến 10

Tiếp theo trở xuống

Từ 1 lên đến 10
Từ 1 lên đến 9
Từ 1 lên đến 8
Từ 1 lên đến 7
Từ 1 lên đến 6
Từ 1 lên đến 5 ...

Cứ như vậy, tập cho thuần thục, là không bị quên, không bị lộn, không bị gián đoạn v́ phóng tâm. Bí quyết cu ûa cách đếm hơi thở là biết lấy hơi thở làm cảnh (đề mục) [*] để trụ tâm chứ không phải lấy thân căn làm cảnh (chỗ gió xúc chạm tức mũi, thanh quản v.v...), chỉ biết gần như độ chừng hơi thở vào, ra, dừng lại vậy thôi, bởi tâm không có trú bên gió (hơi thở) mà chỉ trú bên thân căn như mũi, miệng, thanh quản. Nếu không xác định được căn, cảnh, thức th́ trọn kiếp hành giả không có phát triển được định, tuệ, niệm ǵ cả! Và chỉ cần niệm được một hơi thở thật chính xác, thật rơ ràng, lấy đó làm kinh nghiệm cho những hơi thở khác về sau cũng được chính xác, rơ ràng, chớ đừng ham "Ngồi cho cố" một hai giờ mà niệm sống sít th́ chỉ "Có tiếng mà không có miếng".

[*] Đếm chỉ tập sự gom tâm, như là một việc làm chuẩn bị chứ không đắc định dù Sơ thiền, nên không cần dán chặt tâm ở thân căn (Mũi, thanh quản ...)

Đến lúc nào hành giả thấy đếm từng hơi thở vô, từng hơi thở ra có vẻ phiền toái, bận rộn, muốn đơn giản một chút cho thoải mái, dễ chịu. Hành giả đổi cách đếm như sau: Chú tâm theo dơi hơi thở vô, ra rồi mới đếm [Đếm trong thanh quản, chứ không cần bằng môi.]

- Hít vô, thở ra xong, đếm 1
- Hít vô, thở ra xong, đếm 2

Đếm lên đến 5

Trở lại từ 1 lên đến 6
Trở lại từ 1 lên đến 7
Trở lại từ 1 lên đến 8
Trở lại từ 1 lên đến 9
Trở lại từ 1 lên đến 10

Tiếp theo trở xuống

Từ 1 lên đến 10
Từ 1 lên đến 9
Từ 1 lên đến 8
Từ 1 lên đến 7
Từ 1 lên đến 6
Từ 1 lên đến 5

Hành giả nên biết:

- Hít vô xong đếm 1, kể là một khoảng cách.
- Thở ra xong đếm 1, kể là một khoảng cách.
- Hít vô rồi thở ra xong mới đếm 1, kể làmột khoảng cách.

Đếm là cách làm dấu cho nhớ, cũng như người ta vát lúa từ kho xuống ghe, hay từ ghe lên kho, khi nhấc bao lúa lên vai người ta lấy thẻ, lên đến kho người ta bỏ thẻ ... gọi là có Chánh niệm do đếm.

Khởi đầu hành giả đếm thầm, có động đậy thanh quản, khi thuần thục rồi hành giả nên bỏ cách đếm thầm (Có động đậy thanh quản), tập đếm bằng cách nhớ con số như:

- Chú tâm theo dơi hơi thở vô xong đếm 1...
- Chú tâm theo dơi hơi thở ra xong đếm 1 ...

Nhớ ở đây đương nhiên là tưởng tri, v́ con số là "khái niệm" làm dấu cho nhớ, chữ "nhớ" ở đây đúng nghĩa là "nhớnhư nhớ nhà, nhớ cảnh ... Sở dĩ phải nói rơ như vậy để phân biệt rơ ràng đối với cách đếm thầm nói trên, tức là cách nhớ nầy, hoàn toàn không có động đậy thanh quản (Glotte, Larynx).

Nếu hành giả chưa tập, hay tập cách đếm thầm chưa được thuần thục, th́ định lực c̣n yếu chuyển qua cách nầy sớm quá sẽ bị quên, mà quên sẽ bị phóng tâm, nên phải theo cách đếm thầm trước, được rồi mới qua cách nhớ con số, cứ như vậy mà tập cho thuần thục, không bị quên, không bị lộn, không bị gián đoạn v́ phóng tâm.

BIỂU ĐỒ SỐ TỨC

. (Đếm thầm)

Ghi chú: Màu dợt tượng trưng niệm, màu đậm tượng trưng hơi thở.

II. (Nhớ số)

Ghi chú: Khi chú tâm, ghi nhận th́ Chánh niệm đặt ở mũi, hay ở miệng, hay ở thanh quản ... Chỗ nào chỉ một chỗ thôi, nếu thở bằng mũi th́ đặt niệm ở mũi, nếu thở bằng miệng th́ đặt niệm ở miệng, nhưng mũi hay miệng đều ngang qua thanh quản.

Đến khi nào hành giả thấy cách đếm hơi thở gọi là số tức quan, có vẻ phiền toái, bận rộn v́ con số đếm, muốn đơn giản hơn một chút cho thoải mái, dễ chịu. Hành giả bỏ cách đếm, đổi qua cách tùy tức thuần túy (Chỉ chú tâm theo dơi hơi thở).

2.I. TÙY QUÁN HƠI THỞ

Hành giả tác ư định niệm nơi mũi [*], ghi nhận và biết rơ hơi thở vào, hơi thở ra:

- Bắt đầu hít vô là chặng đầu, tiếp tục hít vô, hít vô và hít vô là chặng giữa, cái hít vô cuối cùng là chặng cuối của một hơi thở vô.

- Bắt đầu thở ra là chặng đầu, tiếp tục thở ra, thở ra và thở ra là chặng giữa, cái thở ra cuối cùng là chặng cuối của một hơi thở ra.

[*] Bắt đầu từ đây trở đi, hành giả phải tác ư đặt niệm nơi Thân căn (Mũi, thanh quản ...) có thể đắc Sơ thiền ... như đề mục gió. Nếu Quán có thể đắc sanh diệt trí ...như các Niệm xứ khác.

Hướng tâm an trú niệm nơi mũi:

1. Chú tâm ghi nhận và biết rơ hơi thở vô dài từ chặng đầu, chặng giữa và chặng cuối.

2. Chú tâm ghi nhận và biết rơ hơi thở ra dài từ chặng đầuchặng giữa chặng cuối.

3. Chú tâm chi nhận và biết rơ hơi thở vô và hơi thở ra dài từ chặngđầuchặng giữa và chặng cuối.

- Theo dơi hơi thở ra: "Tùy quán thân trong thân nội phần" [*].
- Theo dơi hơi thở vô: "Tùy quán thân trong thân ngoại phần" .
- Theo dơi hơi thở ra và hơi thở vô: "Tùy quán thân trong thân nội và ngoại phần".
- Biết rơ (Tuệ tri) hơi thở vô: "Tùy quán Pháp tập khởi nơi thân" .
- Biết rơ hơi thở ra: "Tùy quán Pháp hoại diệt nơi thân" .
- Biết rơ cả hơi thở vô và hơi thở ra: "Tùy quán Pháp tập khởi và hoại diệt nơi thân" (Đây chỉ là nói riêng về phần Cảnh, c̣n Căn và Thức sẽ nói đến sau).

[*] Phân ra nội phần và ngoại phần ... theo hơi thở nói riêng.

Câu: "Nó chánh niệm thở vô, nó chánh niệm thở ra".

Nên hiểu: Nó là tâm Thiện dục giới, mới có sở hữu Niệm đồng sanh, để ghi nhận hay theo dơi hơi thở vô, hơi thở ra.

Câu: "Thở vô dài, nó biết rơ hơi thở vô dài".

Nên hiểu: Nó là tâm Thiện dục giới hợp trí, mới có sở hữu Tuệ quyền đồng sanh, để biết rơ (Tuệ tri, Pajànàti) hơi thở vô dài. Và "Thở vô dài, nó biết rơ hơi thở vô dài, không phải thở vô xong rồi mới biết hơi thở vô dài". V́ đoạn nầy kinh văn dùng th́ hiện tại chứ không phải th́ quá khứ (cái đă qua) và biết bằng Tuệ chứ không phải biết bằng Tưởng (biết chuyện đă rồi). Như đă nói là biết rơ từ chặng đầu, chặng giữa và chặng cuối của hơi thở, tức là hơi thở có bao nhiêu th́ biết rơ bấy nhiêu (không nhiều hơn cũng không ít hơn), có nghĩa là Tuệ tri không bị gián đoạn, như ống tre dài 5 tấc th́ cái thước kéo ra đo đến chỗ 5 tấc là hết ống tre. Tức là chỉ có gió là hơi thở, chứ không có người thở, chỉ có Niệm ghi nhận hơi thở, chứ không có người ghi nhận hơi thở, chỉ có Tuệ biết rơ hơi thở, chứ không có người biết rơ hơi thở, và chỉ có tâm đồng sanh với Niệm, Tuệ ... chứ không có người đồng sanh với Niệm, Tuệ. Ở vào khoảng dừng của hơi thở ra và hơi thở vô, hành giả tập trung tư tưởng tăng cường chánh niệm bằng cách nghĩ rằng:

"Hăy tinh tấn" rồi:

- Với sự tinh tấn làm cho hơi thở vô dài vi tế (khi thở vô).
- Với sự tinh tấn làm cho hơi thở ra dài vi tế (khi thở ra).
- Với sự tinh tấn làm cho cả hơi thở vô và hơi thở ra dài càng vi tế hơn (từ lúc bắt đầu hơi thở vô cho đến chấm dứt hơi thở ra)

Khi tập như vậy một thời gian (mau hoặc lâu tùy theo căn cơ của từng hành giả), thuần thục rồi, tâm nhu nhuyến, dễ sử dụng, sự hân hoan sanh khởi, bấy giờ hành giả hăy tác ư ở vào khoảng dừng của hơi thở ra và hơi thở vô, rồi hành giả tập trung tư tưởng tăng cường chánh niệm bằng cách nghĩ rằng : "Với sự hân hoan nầy sẽ làm cho hơi thở vi tế hơn nữa" rồi:

- Với sự hân hoan làm cho hơi thở vô dài ấy được vi tế (khi thở vô).
- Với sự hân hoan làm cho hơi thở ra dài ấy được vi tế (khi thở ra).
- Với sự hân hoan làm cho cả hơi thở vô và hơi thở ra dài đó càng lúc càng vi tế hơn nữa (từ lúc bắt đầu thở vô cho đến lúc chấm dứt hơi thở ra)

"Như len lén thở vô, như len lén thở ra, êm, chậm, sâu đều đều ..."

BIỂU ĐỒ TÙY TỨC

I . (Biết rơ)

Ghi chú: Từ phần sau của chặng đầu hơi thở vô cho đến phần trước của chặng cuối hơi thở vô là chặng giữa của hơi thở vô

II. (Biết rơ liên tục)

Ghi chú: Hơi thở có gián đoạn, nhưng Tuệ tri không được gián đoạn: Vô biết vô, dừng biết dừng, ra biết ra, dứt biết dứt. Sau chặng đầu hơi vô cho đến trước chặng cuối hơi ra là chặng giữa của cách biết rơ liên tục.

III. (Với sự tinh tấn)

Ghi chú: Dấu chấm lững (...) sau chữ dài là ngắn, cách niệm hơi ngắn cũng giống như niệm hơi dài.

IV. (Với sự hân hoan) biết rơ liên tục

Ghi chú: Hơi thở vô và hơi thở ra vẫn có chặng đầu và chặng cuối, nhưng chánh niệm th́ liên tục. Từ lúc bắt đầu thở vô cho đến chấm dứt hơi thở ra, chỉ tính là một khoảng cách của Niệm: Vô biết vô, dừng biết dừng, ra biết ra, dứt biết dứt.

Cách tŕnh bày về chặng đầu, chặng giữa và chặng cuối của hơi thở vô, hơi thở ra như trên là nói về thời điểm của hơi thở mà Niệm có thể ghi nhận được, Tuệ có thể biết được.

Nếu nói về địa điểm ( vị trí) trên thân để đặt Niệm (chú tâm) th́ có 2 cách:

1. Đối với hành giả sơ cơ Định, Niệm, Tuệ c̣n yếu kém thô thiển, th́ nên đặt Niệm ở những vị trí Thân căn thô phù dễ nhận như mũi, ngực (tim), bụng (rún) để ghi nhận hơi thở vào, hơi thở ra. Nhưng chỉ đặt Niệm chỗ nào một chỗ mà thôi. Khoảng 5 - 7 phút sau dời Niệm qua chỗ khác cũng được, nhưng không được một hơi thở mà dời Niệm đến 3 chỗ sẽ bị tán loạn. Thở sâu hay thở dài là một việc khác, c̣n đặt Niệm một chỗ hay dời nhiều chỗ lại là một việc khác nữa.

2. Đối với hành giả thông thạo, thuần thục có Định, Niệm, Tuệ vững mạnh th́ có thể đặt Niệm ở những chỗ vi tế hơn như thanh quản, khí quản, phế quản... Cách đặt Niệm và dời Niệm cũng như trên.

2.II. QUÁN THEO HƠI THỞ NGẮN

Hành giả tu tập định niệm hơi thở vô, hơi thở ra như vậy cho thật thuần thục, lúc mới tập chưa quen, sẽ cảm thấy mệt v́ thở sâu, thở dài, thở đều, tự động như muốn thở ngắn, thở cạn lại. đây là sự tự nhiên có hai lư giải:

1. Giống như người tập thể dục (như cử tạ chẳng hạn), mới tập mau thấm mệt, nhưng nếu cố gắng tập từ từ rồi cũng sẽ quen. Đó là cách tinh tấn, kham nhẫn, chịu đựng thọ khổ để lúc đau bệnh, nhứt là giờ phút lâm chung v́ đă quen với cảm giác thọ khổ, nên có thể vượt qua sầu năo, thắng quá khổ ưu.

2. Thờ vô sâu, dưỡng khí vào các phế nang nơi bộ hô hấp ... đầy đủ dưỡng khí, không c̣n bị thiếu thốn, nên có trạng thái như ngán thở, giống như người ăn uống đầy đủ, không c̣n đói khát, nếu ăn uống thêm sẽ có trạng thái như ngán ăn uống, và muốn ăn ít, uống ít lại, hành giả có thể để tự nhiên cho bộ hô hấp thở cạn, thở ngắn, nhưng phải có Chánh niệm tĩnh giác y như cách thở dài:

- Chú tâm theo dơi hơi thở vô ngắn.
- Chú tâm theo dơi hơi thở ra ngắn.
- Chú tâm theo dơi hơi thở vô và ra ngắn.
- Tinh tấn làm cho hơi thở vô ngắn ấy được vi tế.
- Tinh tấn làm cho hơi thở ra ngắn ấy được vi tế.
- Tinh tấn làm cho hơi thở vô và hơi thở ra ngắn ấy được vi tế.
- Với sự hân hoan làm cho hơi thở vô ngắn ấy được vi tế hơn nữa.
- Với sự hân hoan làm cho hơi thở ra ngắn ấy được vi tế hơn nữa.
- Với sự hân hoan làm cho hơi thở vô và hơi thở ra ngắn ấy càng vi tế hơn nữa.

"Như lén lén thở vô, như lén lén thở ra êm, chậm, cạn, đều đều" hoặc là "Như lén lén thở vô, như lén lén thở ra, êm, chậm, ngắn, đều đều". Hành giả cứ tuần tự nhi tiến, chớ có nóng vội, dục tốc bất đạt, miển tu tập đúng phương pháp và luyện tập cho thật thuần thục rồi mới tập tiếp qua cách kế:

- 9 cách thở dài - 9 cách thở ngắn - thành 18 cách.
- 18 cách theo cảnh - 18 cách theo căn - 18 cách theo thức bằng 54 cách.

54 cách đặt niệm ở mũi như thế nào th́ ở môi, lưỡi, răng, thanh quản, vai, bụng, ngực... cũng có thể đặt niệm như thế đó, là cảm nghiệm các thân hay biến măn tuệ tri cùng khắp châu thân, nhưng nên nhớ và biết rằng : "Mỗi lần một chỗ", chứ không thể nào một lúc mà "Cảm giác toàn thân", v́ tâm không thể một lúc biết 2 cảnh (trừ đức Phật hiện song thông), nên khi chú niệm nơi Cảnh th́ Căn và Thức phải bỏ qua một bên. Cũng vậy, khi chú niệm nơi Căn, th́ Cảnh và Thức tạm gác một bên, khi chú niệm nơi Thân thức [*] (vừa diệt) th́ Căn và Cảnh không được chú ư đến.

[*] Tâm Thân thức và tâm Thiện dục giới hợp Trí không thể đồng sanh; bất cứ Tâm nào là Cảnh năng duyên sở quán đều là Tâm vừa diệt.

2.III. CẢM NGHIỆM CÁC THÂN

Sabbakàyappati Samved́ Assasissàḿti Sikkhati
(Học tập như vầy: cảm nghiệm các thân, rồi mới thở vô).

Sabbakàyappati Samved́ Passasissàḿti Sikkhati
(Học tập như vầy: Cảm nghiệm các thân, rồi mới thở ra).

Cảm nghiệm các thân là thế nào?

Tiêu đề "Cảm nghiệm các thân" (Sabbakàyappati Samved́), nên đặt ở khoảng dừng giữa hơi thở ra và hơi thở vô (trước khi thở vô), và đặt ở khoảng hơi thở ngừng lại giữa hơi thở vô và hơi thở ra (trước khi thở ra). Hai khoảng dừng lại ấy như hai trạm gác (kiểm soát). Chính giai đoạn hơi thở dừng lại đó là cơ hội cho hành giả tập trung tư tưởng (tụ khí qui thần), cũng cố chánh niệm, tĩnh giác, tinh tấn, định tâm ... để chuẩn bị cho tiến tŕnh hơi thở vô, hoặc lộ tŕnh hơi thở ra, giống như xe sắp qua đèo, tài xế kiểm tra lại đèn (Tuệ), thắng (Định), tay lái (Niệm), vỏ, ruột, bánh xe (Tinh tấn). Tiêu ngữ "Cảm nghiệm" (Patisam Ved́) là kinh nghiệm cảm giác (cảm giác có kinh nghiệm chứ không phải cảm giác suông), c̣n tiêu từ các thân (Sabbakàya) là những chỗ mà hơi thở trực tiếp xúc chạm đến như: Mũi, miệng, thanh quản, phế nang..., hoặc trực tiếp tác động đến như: Cơ hoành, bụng, ngực, vai...

Hơi thở là gió (Vàyo), gió là xúc xứ (Photthabbàyatana), xúc xứ là sở đối của thân xứ (Kàyàyatana). Như vậy, cảm nghiệm các thân ở đây là nới rộng tầm hoạt động của Niệm, Định, Tuệ đến các vùng khác của thân có thể cảm nhận được sự xúc chạm của hơi thở dù trực tiếp hay gián tiếp. V́ vậy nên trong tập Paỉi Sambhidàmagga (trang 183, số 48, hàng 15 - 22) có giải thích rằng: "Các thân được nói ở đây có 2 là Danh thân (Nàmakàya), và Sắc thân (Rùpakàya)":

Danh thân:

- Xúc (Phassa)
- Thọ (Vedanà)
- Tưởng (Sannà)
- Tư (Cetanà)
- Tác ư. (Manasikàra)

Sắc thân:

- Sắc Tứ đại
- 24 Sắc nương Tứ đại
- Hơi thở vào
- Hơi thở ra
- Tướng hơi thở.

V́ nương gá nhau nên gọi là hữu vi thân (Kàya Samkhàram), tức Sắc thân. Hành giả sau khi tu tập định niệm nơi mũi, ghi nhận hơi thở vào, hơi thở ra, có sự chú tâm biết rơ (Pajànàti) từ chặng đầu, chặng giữa, và chặng cuối của mỗi hơi thở cho thật thuần thục. Rồi hành giả tập tiếp theo cũng giống như định niệm nơi mũi, nhưng bây giờ đổi vị trí xúc chạm là an trú niệm nơi miệng (Parimukham Satim), cũng 9 cách thở dài, 9 cách thở ngắn như an trú niệm ở mũi, hoặc an trú niệm ở thanh quản (bất cứ cách nào, thanh quản cũng phải luôn luôn mở, trừ khi đại tiện tiểu tiện), cũng 9 cách thở dài và 9 cách thở ngắn như an trú niệm ở mũi, miệng, thanh quản là nơi hơi thở xúc chạm trực tiếp, có thể dán chặt (Tầm, Tứ) tâm nơi ấy không có ǵ khác nhau cả.

Kế đến hành giả có thể tập theo cách thở ngực, thở bụng là những chỗ riêng biệt (Upatthapetvà), hơi thở không trực tiếp xúc chạm, nhưng trực tiếp tác động (gây ảnh hưởng dây chuyền). Nhưng hành giả nên lưu ư là khi tác ư an trú niệm ở điểm nào th́ chỉ một chỗ đó thôi, chớ không nên một hơi thở mà theo dơi từ mũi, vô tim, xuống rún và từ rún, lên tim, ra mũi. Visuddhimagga có giải rằng: "Nếu hành giả dùng niệm theo dơi hơi thở bằng cách chặng đầu là rún, chặng giữa là tim, chặng cuối là mũi khi thở ra ... th́ tâm bị phân tán, bất an, loạn động! Tốt hơn hết là bằng cách dán chặt tâm vào chỗ xúc chạm của hơi thở, như người thợ cưa chú tâm vào lằn mực, như n gười què ngồi một chỗ đẩy vơng đưa em, như người lính gác cổng, ai có giấy xuất tŕnh th́ cho qua, không cần chạy tới chạy lui ... ". Bởi hơi thở vô, hơi thở ra và tướng hơi thở không phải là đối tượng duy nhất của một tâm, người nào biết rơ 3 việc nầy th́ có thể tu tập được thành đạt Bí quyết của cách "Cảm nghiệm các thân" là tập trung tư tưởng vào một chỗ nào trên thân như mũi, thanh quản ..v..v.. Ghi nhận trạng thái xúc chạm của gió (hơi thở) cho thật rơ ràng, chỉ cần được một chỗ, lấy đó làm kinh nghiệm cho những chỗ khác (như bụng, vai ...) về sau. Nếu hành giả tu tập không được chín chắn một chỗ nào đó, th́ qua những chỗ khác sẽ sống sượng và suốt đời cũng niệm lổm bổm không có cái nào nên cái nào cả!

V́ vậy, hành giả có thể tác ư chú tâm theo dơi ở bụng khi thở vô, bụng phồng lên và khi thở ra, bụng xẹp xuống, nhưng nên lưu ư:

"Hơi thở không xuống rún
Hơi thở không vào tim
Do hơi thở tác động
Toàn thân liên quan nhau"
"Tâm điều khiển hơi thở
Hơi thở tác động thân
Do ảnh hưởng tác động
Vai, ngực, bụng giao động"
Tâm thô, hơi thở thô
Thở thô, co giản thô,
Tâm tế, hơi thở tế
Thở tế, thắc nở tế"
"Thở dài, phồng xẹp thô
Thở ngắn, phồng xẹp tế,
Thở nhanh, ph́nh thót thô
Thở chậm, ph́nh thót tế
Ngưng thở, không ph́ hót
Dừng thở, không thô tế
Vai, ngực, bụng, hơi thở
Đồng sanh, không trước sau"

Thật vậy, khi bắt đầu thở vô th́ vai, ngực, bụng ... từ từ phồng lên, tiếp tục hít vô, hít vô th́ vai ngực bụng càng phồng lên, phồng lên. Khi ngưng thở (lúc nhốt hơi), th́ vai ngực bụng đồng thời cũng ngưng phồng thêm (chỉ giữ mức phồng chừng ấy thôi), và khi bắt đầu thở ra, th́ vai, ngực, bụng ... từ từ xẹp xuống, tiếp tục thở ra, thở ra th́ vai, ngực, bụng cũng tiếp tục xẹp xuống, xẹp xuống theo. Khi ngừng thở (xả hết hơi có thể xả), th́ vai, ngực, bụng ... cũng không xẹp nữa (chỉ giữ mức xẹp chừng ấy thôi).

Lúc nào c̣n hít vô th́ nơi mũi vẫn c̣n hơi thở xúc chạm, và vai, ngực, bụng ... vẫn c̣n phồng lên. Khi nào c̣n thở ra th́ nơi mũi hơi thở vẫn c̣n xúc chạm, và vai, ngực, bụng ... vẫn c̣n xẹp xuống, khi nào ngưng thở, th́ nơi mũi không c̣n hơi thở xúc chạm, và vai, ngực, bụng ... cũng không c̣n phồng xẹp. Chúng đồng sanh đồng diệt, không trước cũng không sau (nhưng tâm điều khiển hơi thở dĩ nhiên là sanh trước). Do đó, nếu hành giả theo dơi hơi thở vô khi chạm mũi, rồi chú tâm đến tim, đến rún là ngay khi đó hành giả đă bỏ sự hiện diện của hơi thở vô đang tiếp tục xúc chạm nơi mũi, giống như người thợ cưa chú tâm đến răng cưa mà không chú tâm đến lằn mực, như người chạy theo cái vơng đưa qua đưa lại, như người lính gác bỏ cổng chạy theo khách để kiểm tra, thở ra cũng thế.

Như vậy:

"Cảm nghiệm các thân" rồi thở vô .
"Cảm nghiệm các thân" rồi thở ra.

Các thân tức là các chỗ trong thân mà hơi thở trực tiếp xúc chạm, trực tiếp tác động là Sắc thân. Dán chặt tâm (Danh thân) trên chỗ hơi thở xúc chạm.

Tiêu từ "Cảm nghiệm các thân" là cách nói chung những chỗ thân xúc chạm hơi thở và đặt tiêu đề ấy ở khoảng hơi ngừng, tức suy nghĩ (Tác ư) trước, niệm theo dơi hơi thở sau là cách xử dụng th́ vị lai trong văn Pàli. Và đây là phương pháp tùy quán (xét theo) hơi thở thật sự, chứ không phải là cách tự kỷ ám thị ǵ cả!

BIỂU ĐỒ CẢM NGHIỆM CÁC THÂN.

^

Thanh quản, mũi, môi, lưỡi, răng, vai, ngực, bụng ... đều là thân xứ, thân hành, thân xúc ... Mỗi chỗ đều thở theo 18 cách: 9 cách hơi dài và 9 cách hơi ngắn, luôn cả những cách đếm (số tức) cũng được.

Ghi chú: Thanh quản, mũi, miệng ... là những chỗ đặt niệm ghi nhận hơi thở giống như nhau, không có khác biệt ǵ cả. Nếu thở bằng miệng th́ môi, răng, lưỡi cũng là chỗ đặt niệm theo dơi hơi thở được y như vậy. V́ hơi thở là gió vào ra đều đi qua những chỗ đó và xúc chạm những chỗ đó giống nhau. Hơi thở hay gió là cảnh xúc (Photthabbàrammana), và những chỗ gió xúc chạm đó như mũi, môi, lưỡi, răng, thanh quản ... đều là Thân căn (Kàyindriya ) như nhau. Vai, ngực, bụng cũng vậy, nhưng chỉ do hơi thở trực tiếp tác động, chứ không trực tiếp xúc chạm.

Như vậy là đă xác định về cách Niệm thân trong các thân đối với Sắc thân. C̣n phần Danh thân tức tư tưởng hay tâm thức th́ có thể phân ra 4 tầng lớp:

1. Tầng lớp Biểu tri là tâm thức hay tư tưởng, thể hiện ra ngoài bằng Thân biểu tri (đưa tay lắc hay gật đầu), hay bằng Khẩu biểu tri (nói, cười, khóc...).

2. Tầng lớp Thanh quản là tâm thức hay tư tưởng được ghi nhận bằng cách niệm thầm, có động đậy thanh quản, như cách đếm hơi thở (Số tức), hay niệm phồng xẹp, hoặc niệm Phật kèm theo hơi thở (thuộc hệ Tổ sư thiền).

3. Tầng lớp Khái niệm là tâm thức hay tư tưởng phân biệt hơi thở vô, ra, dài, ngắn. Cách nầy được kể là hệ Như Lai thiền, v́ đây là h́nh thức sơ đẳng nhứt mà đức Phật sử dụng đến như trong kinh Đại Niệm Xứ....

4. Tầng lớp Chân đế là tâm thức hay tư tưởng, ghi nhận hơi thở bằng cách trực giác (không cần xuyên qua Khái niệm) như cách: "Cảm nghiệm các thân, Tịnh hóa hữu vi thân..." chỉ c̣n là BIẾT sau khi tác ư đến cách nào đó thôi.

2.IV. TỊNH HÓA HỮU VI THÂN

Passambhayam Kàya Sankhàram Assasissàḿti Sikkhati
(Tịnh hóa hữu vi thân, rồi mới thở vô),

Passambhayam Kàya Sankhàram Passasissàḿti Sikkhati
(Tịnh hóa hữu vi thân, rồi mới thở ra) là thế nào?

Hành giả vẫn tiếp tục như cách "Cảm nghiệm các thân" nói trên, nhưng tác ư bỏ từ từ những Sắc, Danh thô, tu tập những Sắc, Danh tế hơn. Như chú tâm theo dơi hơi thở, rồi đếm là thô, so với cách theo dơi hơi thở vô, hơi thở ra (không đếm) là tế. Theo dơi hơi thở vô dài, theo dơi hơi thở ra dài là thô, so với chú tâm theo dơi hơi thở vô ngắn, theo dơi hơi thở ra ngắn là tế. Theo dơi hơi thở với sự tinh tấn là thô, so với theo dơi hơi thở bằng sự hân hoan là tế. Thở với tâm Bất thiện (Tham, Sân, Si) là thô, so với thở bằng tâm Thiện (Vô tham, Vô sân, Vô si) là tế. Thở với tâm Thiện dục giới (không có Thiền) là thô, so với thở bằng tâm Thiện sắc giới (có Thiền) là tế. Thở mà thân có giao động là thô, so với hơi thở mà thân không có giao động là tế ... cứ tuần tự bỏ thô nầy đi đến tế kia là "Tịnh hóa hữu vi thân", hay "An tịnh thân hành". Như đức Thế Tôn thuyết giảng trong bài kinh Vitakka Santhàna (Đ́nh chỉ tư duy): "Như một người đang đi mau, nó suy nghĩ: "Tại sao ta lại đi mau? Ta hăy đi chậm lại". Trong khi đi chậm, nó suy nghĩ: "Tại sao ta lại đi chậm? Ta hăy đứng lại". Trong khi đứng lại, nó suy nghĩ: "Tại sao ta đứng? Ta hăy ngồi xuống". Trong khi ngồi, nó suy nghĩ: "Tại sao ta ngồi? Ta hăy nằm xuống". Như vậy, người ấy bỏ dần các cử chỉ thô, và làm theo các cử chỉ tế".

Đoạn kinh nầy dù đức Thế Tôn nói tỷ dụ, nhưng cũng phải hiểu theo nghĩa chơn đế (Paramattha Sacca):

- "Thân đang đi mau (Sắc di chuyển nhanh), nó suy nghĩ (Danh hay tâm Thiện dục giới): tại sao ta đi mau, ta hăy đi chậm lại".

Chữ "ta" ở đây là gồm cả Danh và Sắc (Thân và Tâm), chứ không nên hiểu theo nghĩa tục đế (Sammuti Sacca ), tức là chấp theo khái niệm (Pannatti) tự ngă! "Chỉ có động tác đi, chứ không có người (ngă) đi, tức là Danh điều khiển, Sắc di chuyển gọi là đi".

Hành giả không nên nóng vội, không nên tự động lên lớp, mà phải tu tập từ từ, tu tập đều đều, lâu ngày sẽ thấy hơi thở vô, hơi thở ra càng lúc càng vi tế dần dần. Nếu thở mà vai, ngực, bụng ... c̣n giao động mạnh là c̣n thô, nên tác ư thở nhẹ hơn (Dĩ tướng chuyển tánh) cho các giao động của thân do hơi thở tác động từ từ giảm thiểu và giảm thiểu từ từ. Đến lúc thở mà thân không c̣n lung lay, lút lắt, rung chuyển ... Các mạch máu, tế bào, tim mạch cũng ảnh hưởng theo, nhẹ nhàng lần lần và tâm cũng được an tịnh do năng lực định niệm hơi thở. V́ thân tịnh th́ tâm tịnh, mà tâm tịnh th́ phiền năo tịnh.

Bí quyết của phương pháp niệm hơi thở trong phần niệm thân của Tứ Niệm Xứ mà đức Thế Tôn đă nói trong các kinh như Đại Niệm xứ ... đó là hành giả phải biết rơ 2 cách niệm hơi thở dài và ngắn, là lấy hơi thở làm cảnh (đề mục) khi gió chạm thân, c̣n 2 cách sau: "Cảm nghiệm các Thân" và "Tịnh hóa hữu vi thân" là lấy Thân căn làm Cảnh ghi nhận hơi thở xúc chạm. Xác định được thành phần và xác định được vị trí th́ không c̣n lẫn lộn, mù mờ về đề mục thiền của ḿnh đang tu tập, như vậy sẽ có sự tiến hóa nhanh chóng và dễ dàng. Xác định vị trí là Pháp hỗ trợ cho Định (Dhammava Vatthànam upacàram)

Hành giả tu tập phương pháp định niệm hơi thở nên theo pháp Tứ y:

"Y pháp bất y nhơn
Y trí bất y tưởng
Y chơn bất y tục
Y tịnh bất y nhiễm"

"Y pháp bất y nhơn": Nương theo thực tướng của các Pháp (Sabhava dhamma) mà Quán, chứ không nên nương theo ư niệm nhơn ngă (Puggala). Như cái gọi là con người chỉ là sự tập họp hay liên kết của 6 đại: Đất, Nước, Lửa, Gió, Hư không và Thức, ngoài 6 chất nầy, không có một tự ngă hay người hoặc thú ǵ cả.

Sáu đại bao la thế giới nầy
Quả nhân, nhân quả măi vần xoay
Các Duyên năng sở liên quan vậy
Nhơn ngă là chi? Khái niệm bày!

Cùng một ư nghĩa nầy, phân ra những khía cạnh khác là "Y trí bất y tưởng, y chơn bất y tục, y tịnh bất y nhiễm". Xác thân nầy có:

- Thịt, da, gân, xương ... là Đất.
- Máu, mật ... là Nước.
- Ấm, nóng ... là Lửa.
- Hơi thở ... là Gió.
- Đường hô hấp ... là Hư không.
- Tâm ... là Thức.

Tâm (Citta), tâm Sở (Cetasika ), Sắc (Rùpa) và Níp-Bàn (Nibbàna) v́ có thực tính (Sabhàvadhamma) nên gọi pháp Chơn đế hay cực nghĩa Pháp (Paramattha dhamma) c̣n Chế định hay Khái niệm (Pannatti) không phải là Pháp có thực tính nên gọi là Tục đế (Sammutisacca). Tu pháp Thiền quán th́ phải lấy pháp Chơn đế chứ không lấy Tục đế nên nói là "Y Chơn bất y Tục".

^

 

[03]


Tám pháp thối đọa v
à tiến hóa

Nếu hành giả tu tập phương pháp "Nhập tức xuất tức niệm" đă lâu mà không có tiến bộ, hành giả nên kiểm tra lại do nguyên nhân nào mà sự tu tập không được tiến triển, rồi hăy khắc chế nguyên nhân ấy, có 8 Pháp thối đọa (A. IV. 331):

1. Ưa thích công việc.
2. Ưa thích nói chuyện.
3. Ưa thích ngủ, nghỉ.
4. Ưa thích hội chúng.
5. Không thu thúc các căn.
6. Ăn uống không tiết độ.
7. Ưa thích giao thiệp.
8. Ưa thích hư luận.

Ngược lại 8 điều trên là pháp tiến hóa:

1. Không ưa thích công việc.
2. Không ưa thích nói chuyện.
3. Không ưa thích ngũ nghỉ.
4. Không ưa thích hội chúng.
5. Thu thúc các căn.
6. Ăn uống có tiết độ.
7. Không ưa thích giao thiệp.
8. Không ưa thích hư luận.

Pháp thu thúc các căn đức Thế Tôn có dạy: "Khi Mắt trông thấy cảnh sắc, do nhân nào, duyên nào, tham ái sanh khởi, hăy chế ngự (đóng, khóa, bế, tắt) nguyên nhân ấy; hoặc khi Mắt trông thấy sắc, do nhân ǵ, duyên ǵ, sân hận sanh khởi, hăy chế ngự nhân ấy, duyên ấy.

Khi Tai nghe tiếng ...
Khi Mũi ngửi mùi ...
Khi Lưỡi nếm vị ...
Khi Thân cảm xúc ... Khi Ư suy nghĩ các Pháp, do nhân nào duyên nào. tham ái sanh khởi, hăy chế ngự nhân ấy, duyên ấy, hoặc khi Ư suy nghĩ các Pháp, do nhân ǵ, duyên ǵ, sân hận sanh khởi, hăy chế ngự nhân đó, duyên đó".

Như vậy là giới thu thúc Lục căn thanh tịnh. Đức Thế tôn c̣n nói rơ: "Không phải mọi trường hợp đều thu thúc Ư căn (Nếu tu Chỉ, tu Quán th́ nên để Ư căn phát triển, tăng thượng Tâm, tăng thượng Tuệ), chỉ khi nào Ư suy nghĩ về tội lỗi (Pàpa) Bất thiện (Akusala) th́ khi ấy Ư căn cần được chế ngự, cần được thu thúc (đóng lại, khóa lại, bế lại).

-ooOoo-

^

 

[04]


Niệm hơi thở có đủ Tứ niệm xứ

Cách niệm hơi thở trong tập sách nầy, từ cách Tùy tức trở đi, chính đức Thế Tôn đă thuyết trong các kinh Tứ niệm xứ, Đại niệm xứ, Thân hành niệm, Nhập tức xuất tức niệm, Girimànandà ... C̣n cách số Tức, được trích từ Thanh tịnh đạo Visuddhi MaggaAbhidhammatthasangaha ... Từ cách hơi thở dài đến cách Tịnh hóa hữu vi thân thuộc về thân. Tuy nói niệm Thân nhưng thật ra trong đó có Thọ, Tâm và Pháp. Cũng như ly sữa lạnh, khi chúng ta uống, nếu để ư đến vật thể lỏng là nước. béo là sữa, ngọt là đường và lạnh là đá, có thể ví: Thân như nước, Thọ như sữa, Tâm như đường và Pháp như đá lạnh. Khi uống một ngụm vào miệng, chúng ta có thể phân biệt bằng vị giác, xúc giác, nhưng không thể phân tích (tách rời) chúng ra từng phần riêng.

Cũng vậy,

* Chú tâm đặt Niệm nơi mũi (Thân căn) để ghi nhận hơi thở hay gió (cảnh Xúc) là Niệm thân (Sắc uẩn).

* Trong sự Niệm thân đó. Nếu tác ư đến cảm thọ như đang vui, buồn, sướng, khổ hay b́nh thường là Niệm thọ.

* Từ cảm thọ đó, nếu tác ư phân biệt ra tâm ǵ như vui là thọ hỷ, thọ hỷ đó nếu có tham ái đồng sanh là tâm có tham, tức tâm Tham. Nếu thọ hỷ đó không có tham ái đồng sanh là tâm không có tham, tức tâm Thiện. Cảm giác b́nh thường hay thọ xả cũng vậy.

Nếu cảm thọ đang sanh khởi đó là ưu, bi,sầu năo là thọ Khổ hay thọ Ưu là tâm có sân, tức Tâm Sân.

* Trong sự Niệm tâm dó, nếu dùng trí xác định tâm Tham, tâm Sân là pháp Bất thiện; tâm không có tham, không có sân là pháp Thiện, tức Niệm Pháp.

Như vậy, cứ đặt Niệm nơi Căn, ghi nhận ra Cảnh rồi truy ra Thọ, từ Thọ truy ra Tâm, từ Tâm truy ra Pháp. Hành giả áp dụng cách nầy luôn khi, trong mỗi trường hợp khác khác nhau, sẽ thấy được sự sanh diệt rất rơ ràng.

Cách nầy là thiền Tư, thiền Quán, lúc đầu th́ chậm chạp, lờ mờ. Khi thuần thục rồi th́ rất nhanh, rất rơ.

-ooOoo-

^

 

[05]


Niệm hơi thở có đủ Thất giác chi

Trong khi chú tâm theo dơi hơi thở xúc chạm, thân căn là "Quán thân trong thân", với nhiệt tâm an trú chánh niệm, tĩnh giác để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy Niệm không hôn mê, Niệm được tỏ rạng là Niệm giác chi bắt đầu sanh khởi nếu được tiếp tục tu tập sẽ đi đến thuần thục, sung măn.

* Trong khi an trú chánh niệm như vậy, với trí tuệ suy tư, thẩm nghiệm các Pháp ấy là Trạch pháp giác chi được bắt đầu sanh khởi, nếu tiếp tục tu tập th́ trạch pháp giác chi sẽ được thuần thục, viên măn.

Trong khi an trú trí tuệ suy tư, giác sát, thẩm nghiệm các Pháp ấy th́ sự tinh tấn tích cực làm cho tâm không thụ động, tiêu cực là Cần giác chi được bắt đầu sanh khởi, nếu được tiếp tục tu tập th́ Cần giác chi sẽ được thuần thục, viên măn.

* Trong khi Cần giác chi được tu tập đạt đến sung măn th́ sự hoan hỷ, phỉ lạc không liên hệ trần dục, Hỷ giác chi bắt đầu sanh khởi, nếu được tiếp tục tu tập th́ Hỷ giác chi sẽ được thuần thục, viên măn.

* Trong khi Hỷ giác chi được tu tập viên măn, th́ thân được an tịnh, tâm được an tịnh là Tịnh giác chi bắt đầu sanh khởi, nếu được tiếp tục tu tập thuần thục sẽ đạt đến viên măn.

* Trong khi có thân tịnh, tâm tịnh th́ tâm được định tĩnh là có Định giác chi bắt đầu sanh khởi, nếu được tiếp tục tu tập thuần thục, sẽ đưa đến thành tựu viên măn.

* Trong khi tâm định tĩnh như vậy, với trí khéo nh́n sự vật với ư niệm xả ly là Xả giác chi bắt đầu sanh khởi, nếu được tiếp tục tu tập thuần thục sẽ đưa đến thành tựu viên măn.

Để chứng minh điều nầy, hành giả hăy xem rơ cách dẫn giải theo Abhidhamma: Thí dụ như cách thở: "Chú tâm định niệm nơi mũi, thở vô dài, biết rơ ... với tinh tấn ... với hân hoan":

Chú tâm là tâm sở tác ư (Manasikàra).
Định là tâm sở nhất hành (Ekaggatà).
Niệm là tâm Sở niệm (Sati).
Mũi là thân căn (Kàyiịdriya ).
Hơi thở vô dài là gió (Vàyo).
Biết rơ là tuệ tri (Pajànàti).

Các tâm Sở như: Tác ưNhứt hànhNiệmTueä ... đương nhiên là phải sanh chung với một thứ tâm nào đó, chứ không thể có tâm Sở mà không có Tâm, bởi tâm Sở đối với Tâm có 4 sự đồng:

1. Đồng sanh một lượt với Tâm.
2. Đồng diệt một lượt với Tâm
3. Đồng nương một căn với Tâm.
4. Đồng biết một cảnh với Tâm.

Do đó nếu phân theo:

Tứ Niệm Xứ Có đủ 4 niệm xứ:

- Vùng da ở mũi ... là Thân.
- Cảm giác lạc, khổ là Thọ.
- Thân thức, ư thức là Tâm.
- Hơi thở tức Xúc xứ ... là Pháp.
- Dài, ngắn là khái niệm (Chế định)

Ngũ uẩn:

Sắc uẩn: Thân căn, hơi thở.
Thọ uẩn: Hân hoan (Thọ hỷ...)
Tưởng uẩn: "Đây là hơi thở vô dài"...
Hành uẩn: Tác ư, nhứt hành, niệm, tuệ ...
Thức uẩn: Thân thức, tâm Thiện dục giới...

12 Xứ:

- Thân xứ: Thân căn (vùng da ở mũi..)
- Xúc xứ: Gió (Hơi thở).
- Ư xứ: Thân thức, tâm Thiện dục giới, ...

18 Giới:

- Thân giới: Thân căn (vùng da ở mũi, miệng ...)
- Xúc giới: Hơi thở (Gió, cảnh Xúc).
Thân thức giới: Thân thức (Cảm giác của thân).
- Ư thức giới: Tâm thiện dục giới...

* 4 Đế:

- Khổ đế: Tâm, tâm sở, Sắc nói trên.
Tập đế: Tâm sở tham.

22 Quyền:

- Thân quyền, Ư quyền, Lạc quyền, Tín quyền, Tấn quyền, Niệm quyền, Định quyền, Tuệ quyền ...

Duyên sinh:

- Thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ.

Duyên hệ:

- Cảnh duyên, cảnh trưởng duyên, cảnh sanh tiền duyên, cảnh cận y duyên, cảnh sanh tiền hiện hữu duyên, cảnh sanh tiền bất ly duyên, cảnh vật sanh tiền bất họp duyên ..v..v.. gọi là pháp Vô kư trợ pháp Thiện bằng cảnh duyên (Abyàkato dhammo Kusalassa Dhammassa Àrammana Paccayena Paccayo).

* Chú tâm ghi nhận hơi thở vô ra là "Tùy quán ngoại phần" (v́ hơi thở là gió, mà gió là cảnh Xúc). [Phân ra nội phần và ngoại phần ... theo Căn, Cảnh, Thức nói chung]

* Chú tâm ghi nhận chỗ bị gió hơi thở va chạm (Miệng, mũi, thanh quản ...) là "Tùy quán nội phần" (V́ thân căn hay sắc thần kinh thân là một trong 5 sắc nội (Nhăn xứ, Nhĩ xứ, Tỷ xứ, Thiệt xứ, Thân xứ).

* Chú tâm ghi nhận thân thức (cảm giác của thân, xúc giác) là "Tùy quán nội và ngoại phần" (V́ thân thức nương thân căn mà bie át cảnh xúc, như đức Thế Tôn nói: "Do duyên thân, do duyên cảnh xúc, thân thức sanh lên, sự gặp gở 3 pháp nầy gọi là xúc").

* Chú tâm theo dơi hơi thở vô là "Tùy quán pháp tập khởi nơi thân".

* Chú tâm theo dơi hơi thở ra là "Tùy quán pháp hoại diệt nơi thân".

* Chú tâm theo dơi hơi thở vô và hơi thở ra là "Tùy quán pháp tập khởi và hoại diệt nơi thân".

-ooOoo-

^

 

[06]


Chánh niệm tứ oai nghi

Hành giả tu tập niệm hơi thở, cũng phải biết tu tập niệm oai nghi, bằng không sẽ bị thất niệm. V́ khoảng cách thời gian, có thể bị rơi vào thiền Chỉ (nếu không phân biệt được Chỉ, Quán), hoặc tối thiểu cũng bị quên ḿnh, bởi chỉ biết có hơi thở, ngoài hơi thở ra, không biết cái ǵ khác nữa! Niệm hơi thở và niệm oai nghi cũng không có ǵ khác nhau lắm. Hơi thở là gió mà gió là cảnh xúc, nhưng cảnh xúc là đất (cứng và mềm), lửa (nóng và lạnh), gió (lay động và căng phồng).

* Khi thân di chuyển (Đi), nó (tâm Thiện dục giới), biết rơ (Pajàtati, Tuệ tri): "Thân di chuyển" [1]

[1] Những chữ trong ngoặc kép như "Thân di chuyển" ..v..v.. là nêu ra trạng thái của đối tượng bị tâm biết chứ không phải là cách niệm th́ thầm: "Dừng à! Dừng à!", giống như b́nh thường, nếu thấy một người đang đi, họ đứng lại, rồi ngồi xuống ... đối tượng diễn tiến như thế nào th́ biết như thế đó, miển đừng để tâm bị tưởng tri (Sanjànàti) dẫn đi xa khỏi cảnh thực tại. Tất cả ngôn ngữ, văn tự (Dù ngôn từ Phật học cũng không ngoại lệ) đều là khái niệm, chế định, thi thiết, là đối tượng của tưởng tri chứ không phải là tuệ tri.

* Khi thân dừng lại (đứng), tâm (nó), biết rơ (Tuệ tri): "Thân dừng lại" .
* Khi thân ngồi xuống, tâm biết rơ: "Thân ngồi xuống".
* Khi thân nằm dài ra, tâm biết rơ: "Thân nằm dài".

Thân đi tức là Sắc di chuyển, gồm có những động tác: Giở chân lên, đưa chân tới, đặt chân xuống, đụng vật cứng hoặc mềm, nóng hoặc lạnh,

* Khi chân giở lên, tâm biết rơ trạng thái "Chân giở lên".
* Khi chân đưa tới, tâm biết rơ trạng thái "Chân đưa tới".
* Khi chân đặt xuống, tâm biết rơ trạng thái "Chân đặt xuống".
* Khi da chân xúc chạm cứng hoặc mềm là đụng chất đất, xúc chạm nóng hoặc lạnh là đụng chất lửa ... tâm biết rơ trạng thái xúc chạm ấy.

Ai đi? Chỉ có sự đi chứ không có người đi. Từ oai nghi đứng chuyển qua oai nghi đi, trước hết là tâm muốn đi, chính tâm muốn đi là tác giả, là chủ nhân.

Tâm muốn đi là tâm ǵ? Hành giả b́nh thường như chúng ta th́ có 12 tâm Bất thiện, 8 tâm Thiện dục giới và tâm Khán ư môn là "Tâm muốn đi". Do đó, khi tâm muốn đi, hành giả phải kiểm tra lại tâm nào muốn đi, nếu tâm Tham muốn đi, tâm Sân muốn đi, tâm Si muốn đi th́ phải phản kháng chống lại, giống như chống lại kẻ thù, không chịu theo mệnh lệnh của kẻ thù. Như đức Thế Tôn có dạy: "Hăy làm bạn với Thiện pháp, chớ có làm bạn với Bất thiện pháp".

Trong khi đi chân giở, bước, đạp, đụng nếu có Niệm ghi nhận, Tuệ biết rơ th́ nhất định là tâm Thiện dục giới, v́ Niệm và Tuệ không bao giờ sanh trong tâm Bất thiện (Tham, Sân, Si).

Khi da chân xúc chạm mặt đất, tâm biết rơ: "Trạng thái xúc chạm". Da chân là Sắc thân xứ, mặt đất là Sắc cảnh xúc, cảm giác được nóng, lạnh, cứng, mềm là thân thức. Tâm biết rơ ở đây là tâm Thiện dục giới hợp trí, v́ có tuệ tri (biết rơ). Như vậy, chỉ có sự xúc chạm chứ không có người xúc chạm.

Như đức Thế Tôn nói:

- "Ta không nói: "Có người cảm xúc" (Phusati).

Nếu Ta nói:

- "Có người (Ko: ai, người nàocảm xúc".

Thời câu hỏi:

"Ai cảm xúc?" là câu hỏi thích hợp.

Nhưng Ta không có nói như vậy. Nếu có ai hỏi Ta:

"Bạch Thế Tôn! Do duyên ǵ xúc sanh khởi?"

Thời ở đây câu trả lời thích hợp là:

- "Do duyên sáu nhập (Xứ) xúc sanh khởi" (Samyutta, II, 12, số 4)". Tức là do duyên Thân xứ, do duyên Xúc xứ, Thân thức sanh khởi, do sự gặp gở 3 pháp nầy (Căn, Cảnh, Thức) gọi là Xúc (Phassa).

Như vậy, là cách niệm oai nghi đi. Cũng vậy, đối với oai nghi đứng, oai nghi nằm và oai nghi ngồi đều phải phân biệt rơ ràng: Thân xứ, Xúc xứ và Ư xứ (Manàyatana); ở đây Ư xứ là Thân thức (Kàya Vinnatam). Như kinh Đại niệm xứ, đức Thế Tôn nói: "Biết rơ thân (Kàyanca Pajànati), biết rơ các xúc (Photthabbe ca Pajànati), biết rơ ư (Manan ca Pajànàti), và biết rơ các pháp (Dhammo ca Pajànàti). Thân xứ, Xúc xứ và Thân thức là sỡ quán. Tâm Thiện dục giới hợp trí ở đây là Năng quán, nhưng ngược lại Thân xứ, Xúc xứ, Thân thức là Năng duyên (Paccayo). C̣n tâm Thiện dục giới hợp trí là Sở duyên (Paccayuppannam), gọi là "Pháp Vô kư trợ pháp Thiện bằng cảnh duyên" (Abyakato dhammo kusalassa dhammassa Àrammana paccayena paccayo).

* Chú tâm biết rơ Thân xứ (Thân căn) là "An trú tùy quán thân trên thân nội phần" (Viharati kàyànupasś Ajjhattam và kàye). Chữ Kàya ở đây là chi thể như tứ chi gồm các bộ phận thân thể (Như bộ hô hấp... hay tóc, da ...) nói riêng, c̣n chữ Kàye là trên thân hay trong thân tức toàn bộ thân xác nói chung. Thân xứ là Sắc nội (Ajjhattika).

* Chú tâm biết rơ Xúc xứ (Cảnh xúc) là "An trú tùy quán thân trên thân ngoại phần", Xúc xứ là Sắc ngoại (Bàhirà).

* Chú tâm biết rơ Thân thức (Ư xứ) là "An trú tùy quán thân trên thân nội và ngoại phần" (v́ Thân thức nương Thân căn mà biết cảnh Xúc).

* Chú tâm biết rơ Danh Sắc khi giở chân lên là "An trú tùy quán pháp Tập khởi nơi thân".

* Chú tâm biết rơ Danh Sắc khi đặt chân xuống là " An trú tùy quán pháp hoại diệt nơi thân.

Chú tâm biết rơ Danh Sắc từ lúc giở chân lên, đưa chân tới, đặt chân xuống, đụng mặt đất là "An trú tùy quán pháp Tập khởi và pháp Hoại diệt nơi thân" v.v... những động tác khác cũng vậy.

Nói:"Chú tâm biết rơ Danh Sắc" là ghi nhận trạng thái di chuyển của Sắc (Thân di động) hay ghi nhận trạng thái sanh khởi của Danh (Tâm suy tư), không có nghĩa là một lúc mà tâm biết 2 cảnh, nhưng chỉ cái nào rơ ràng th́ ghi nhận, mặc dù lúc đi kinh hành th́ phần Sắc di chuyển là chính, nhưng nếu có nhớ tưởng, suy nghĩ, phóng tâm, cảm thọ ... cũng phải ghi nhận, xong rồi trở lại ghi nhận trạng thái giở, bước, đạp, đụng của chân (tức là Thân, là Sắc).

Bí quyết của sự tu tập Tứ oai nghi là biết dùng tam Tư: Tư tiền (Pubba Cetanà), Tư hiện (Muncana Cetanà) và Tư hậu (Aparàpara cetanà). Điển h́nh là Quán tưởng thanh tịnh giới là cách thọ dụng 4 món vật dụng phải quán sát đủ tam Tư. Từ oai nghi nầy muốn chuyển qua oai nghi khác, nên suy nghĩ trước, như lên chương tŕnh một buổi lễ, phải làm như vầy ... như vầy ..., có trước có sau theo thứ lớp tuần tự. Trong lúc thân hành động như đi kinh hành ..v..v.. gom tâm chú niệm mỗi mỗi động tác, dù nhỏ nhặc cũng không được bỏ qua. Nói như vậy, không có nghĩa là cùng một lúc mà tâm phải ghi nhận hết tất cả những ǵ đang diễn ra (Như chân giở, bước, đạp, ngay khi đó trên đầu bị ngứa, trong bụng bị đau hay tiếng xe chạy ồn ào ...), hành giả chỉ cần ghi nhận cái nào rơ nhất, miển là không quên ḿnh, thất niệm (Như chân giở lên, tâm nhớ h́nh ảnh Vũng tàu, đă thấy trước đó vài năm ...), cho đến khi muốn đổi qua việc khác, oai nghi khác, phải kiểm tra lại những ǵ đă làm, xem có thiếu xót ǵ không, để rút kinh nghiệm cho việc kế tiếp.

-ooOoo-

^

 

[07]


Tĩnh giác các tiểu oai nghi

Trong 4 oai nghi chính (Đại oai nghi), c̣n có những động tác phụ (Tiểu oai nghi). Hành giả chớ coi thường những động tác linh tinh ấy, v́ chánh niệm và tĩnh giác có được liên tục và thuần thục hay không là những động tác lặc vặc nầy, Tỳ khưu ni Kisagotaḿ trong oai nghi ngồi, nh́n ngọn đèn tắt mà chứng quả A La Hán, Tỳ khưu ni Paccatàrà trong oai nghi đứng, để ư đến giọt nước từ bàn chân nhiểu xuống ḍng sông mà đắc Tứ quả, Ngài Ànanda chánh niệm trong lúc nghiêng ḿnh ( sắp nằm xuống) mà được đạo quả Vô lậu ..v..v.. Thí dụ hành giả đang đứng, nếu mắt nh́n thấy một vật ǵ đó, chỉ cần:

a) Nếu chú ư đến Cảnh th́ ghi nhận đó là Sắc xứ hay cảnh Sắc, đối tượng của mắt, nghĩa là khi thấy chỉ biết thấy, không thêm, không bớt ǵ cả.

b) Nếu chú ư đến Căn th́ ghi nhận đó là Nhăn xứ hay Nhăn căn, vật để trông thấy, không suy tư ǵ khác, không triết lư ǵ hơn.

c) Nếu chú ư đến Thức th́ ghi nhận đó là Ư xứ hay Nhăn thức, tức là cái biết của mắt. Như vậy chỉ có cảnh Sắc là vật bị thấy, chứ không có người bị thấy, chỉ có con mắt là vật trông thấy, chứ không có người trông thấy, chỉ có cái biết cảnh Sắc sanh lên từ con mắt, chứ không có người biết, Như đức Thế Tôn nói: "Do duyên mắt, do duyên cảnh Sắc, Nhăn thức sanh khởi, sự gặp gở 3 pháp nầy (Căn, Cảnh, Thức) gọi là xúc, do duyên xúc, thọ sanh khởi ..."

- Để ư biết rơ nơi con mắt là "An trú tùy quán thân trên thân nội phần". Nhăn xứ là Sắc nội.

- Để ư biết rơ nơi cảnh Sắc là "An trú tùy quán thân trên thân ngoại phần". Sắc xứ là Sắc ngoại.

- Để ư biết rơ nơi Nhăn thức là "An trú tùy quán thân trên thân nội và ngoại phần" . V́ Nhăn thức nương Nhăn căn mà biết cảnh Sắc.

- Để ư biết rơ Danh Sắc khởi lên sau khi mắt thấy Sắc là "An trú tùy quán pháp tập khởi trên các pháp".

- Để ư biết rơ Danh Sắc hoại diệt sau khi mắt thấy Sắc là "An trú tùy quán pháp hoại diệt trên các pháp".

- Để ư biết rơ Danh Sắc từ lúc sanh khởi cho đến khi hoại diệt là "An trú tùy quán pháp Tập khởi và Hoại diệt trên các pháp".

Đến giai đoạn nầy, hành giả sơ cơ, ngũ quyền yếu, hoặc hành giả chuyên môn về niệm thân, sở trường về niệm thọ, hay các nhà nghiên cứu (đọc sách, suy luận), không thể thấy biết được, v́ thuộc về lảnh vực tuệ tu (Bhavanà mayà pannà) chứ không c̣n là tuệ văn (Sutà mayà pannà), tuệ tư (Cintà mayà pannà) nữa! Biết bao nhiêu học giả rớt lợt đợt ở đây như xe dứt thắng lại xuống dốc trơn! Nên đức Thế Tôn nói: "Niệm tâm và niệm Pháp, cho người có chánh niệm, tĩnh giác, chứ không phải cho người thất niệm, không có tĩnh giác".

Như vậy, đối với cách quán về sự thấy trong oai nghi đứng, cũng vậy đối với sự nghe, sự ngữi, sự nếm, sự xúc chạm, sự suy nghĩ, trong các oai nghi khác cũng như thế (phân biệt cái nào thuộc về căn, cái nào thuộc về cảnh và cái nào thuộc về thức cho rơ rệt).

Có thể trong một trường hợp mà căn khác, cảnh khác và thức khác ... hành giả không phân biệt được làm sao quán, làm sao thấy! Thí dụ như khi hớp một ngụm cà phê vào miệng, trong đó có nước, chất cà phê, chất đường, nóng hoặc lạnh. Nếu để ư đến vị đắng của cà phê, vị ngọt của đường là chú niệm cảnh Vị, cảnh Vị là đối tượng của lưỡi (Thiệt xứ) là sở tri của Thiệt thức. Nhưng nếu để ư đến nóng và lạnh, th́ nóng, lạnh là lửa mà lửa là cảnh Xúc, cảnh Xúc là đối tượng của Thân (Thân xứ), là sở tri của Thân thức (Nước không phải cảnh Xúc).

^

 

[08]


Pháp căn bản thiền Quán

Hành giả tu tập thiền quán phải biết bí quyết nầy mới được thành công, bằng không sẽ thất bại (hành sai lạc): 6 Căn, 6 Cảnh, 6 Thức, 6 Xúc, 6 Thọ là những khuynh hướng tâm vật lư tự nhiên dù Chư Phật, các bậc A La Hán cũng không có thay đổi ǵ, nhưng sau Thọ là lối rẽ: Như lư tác ư (Yoniso manasikàra ) và Phi lư tác ư (Ayonisomana sikàra).

Như lư tác ư có:

- 6 Tưởng
- 6 Tư
- 6 Tầm
- 6 Tứ (Thiện).

Phi lư tác ư có:

- 6 Tưởng
- 6 Tư
- 6 Tầm
- 6 Tứ (Bất thiện).

đồng sanh với 6 Ái trong giai đoạn Đổng tốc (Javana), trở thành 18 Thọ liên hệ trần dục.

Có 6 Ái th́ sẽ có 4 thủ, 3 hữu, có nghiệp hữu th́ sẽ có sanh hữu, có sanh hữu th́ sẽ có già, đau, chết ..v..v.. tái diễn, như đức Thế Tôn đă nói trong bài kinh Àdittapariyàya ...

Như trên đă nói: "Nếu Như lư tác ư" tức là Tầm sai khác, th́ Tứ sai khác, Tứ sai khác th́ Tưởng sai khác; Tưởng sai khác th́ Tư sai khác (tức hành sai khác); Tư sai khác th́ quả Thức sai khác. Theo Abhidhamma th́ tác ư thành cảnh cho Tâm là Sở hữu tác ư (Manasikàra cetasika ), tác ư thành lộ tŕnh tâm là tâm Khán ngũ môn (Pancadvàrà vajjana), c̣n tác ư thành Đổng tốc (Javana) là tâm Khán ư môn (Manadvàrà vajjana) làm việc phân đoán, xác định (Votthapana) sự việc là tốt xấu ... mở đường cho 7 sát na tâm Đổng tốc (Javana) Thiện hay Bất thiện.

18 Thọ nầy chưa kể có liên hệ trần dục hay không liên hệ trần dục, nên Thánh, Phàm, Người, thú đều có như nhau; nhưng v́ các bậc Thánh đoạn tuyệt tham ái, các bậc đắc thiền (Chỉ) tạm thời ức chế tham ái, nên 18 Thọ nói trên được kể là 18 Thọ không liên hệ trần dục.

Ghi chú: Thật ra mỗi sát na tâm đều có nhiều tâm Sở đồng sanh, tối thiểu như Ngũ song thức cũng có 7 tâm Sở biến hành phối hợp, nhưng biểu đồ nầy nêu lên các Tưởng, các Tư .... Ở từng giai đoạn là muốn nói đến cường độ nổi bật khi ngoại cảnh hiện vào lộ tŕnh tâm, bậc trí giả tất nghiệm ra điều đó!

BIỂU ĐỒ 18 THỌ
Không liên hệ trần dục

Cảnh Sắc

Nhăn căn

Nhăn thức

Nhăn xúc

Nhăn thọ

Ư giới tiếp thâu cảnh Ngũ

Cảnh Thinh

Nhĩ căn

Nhĩ thức

Nhĩ xúc

Nhĩ thọ

Cảnh Khí

Tỷ căn

Tỷ thức

Tỷ xúc

Tỷ thọ

Cảnh Vị

Thiệt căn

Thiệt thức

Thiệt xúc

Thiệt thọ

Cảnh Xúc

Thân căn

Thân thức

Thân xúc

Thân thọ

Ghi chú: Ở đây được kể có 3 là

a) Khổ (Thân thức thọ Khổ)
b) Lạc (Thân thức thọ Lạc)
(c) Xă (Nhăn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức đều thọ X
ă)

 

BIỂU ĐỒ 18 THỌ
Liên hệ trần dục

Cảnh Ngũ

Ư giới tiếp thâu cảnh Ngũ

Sắc tưởng

Pháp Tưởng

Ư giới quan sát cảnh Pháp

Sắc tư

Pháp Tư

Ư giới phân đoán cảnh Pháp

Sắc ái

Pháp Ái

Thinh tưởng

Thinh tư

Thinh ái

Khí tưởng

Khí tư

Khí ái

Vị tưởng

Vị tư

Vị ái

Xúc tưởng

Xúc tư

Xúc ái

 

BIỂU ĐỒ 18 THỌ
Liên hệ trần dục (tiếp theo)

Pháp Ái

Sắc tầm

Pháp Tầm

Sắc tứ

Pháp Tứ

Sắc dục

Pháp Dục thủ

Thinh tầm

Thinh tứ

Thinh dục

Khí tầm

Khí tứ

Khí dục

Vị tầm

Vị tứ

Vị dục

Xúc tầm

Xúc tứ

Xúc dục

Ghi chú: Đi sâu vào Ư thức,

Thọ khổ phân ra 2

- Thân thọ khổ.
- Tâm thọ ưu.

Thọ lạc phân ra 2

- Thân thọ lạc.
- Tâm thọ hỷ.

Phàm nhơn và bậc Hữu học khác với bậc Thánh vô lậu kể từ Sắc ái ... trở đi. Chính sát na tâm, Khán ư môn là 2 lối rẽ.

Nhăn thức
Nhĩ thức
Tỷ thức
Thiệt thức
Thân thức

cũng là Ư căn (Manindriyam)
hay Ư xứ (Manàyàtana)

Trong lộ tŕnh tâm, tâm Khán ngũ môn sanh trước Ngũ song thức, và tâm Tiếp thâu sanh sau Ngũ song thức là Ư giới (Manodhàtu). Trừ Ngũ song thức và 3 Ư giới, những tâm c̣n lại là Ư thức giới (Manoviĩĩaịadhàtu).Tâm hữu phần là Ư môn, Ư căn. Thọ gồm có: Khổ, Lạc và Bất khổ bất lạc.

Như vậy, chính tâm Manodvàràvajjana là "Như lư tác ư" của hành giả tu tập thiền quán rất quan trọng. Muốn có Như lư tác ư, hành giả phải có pháp không dể duôi (Appamàdo), cũng dịch là bất phóng dật, bất khinh mạn, bất khinh suất, không buông lung ... Ngược lại nếu người khinh mạn (Quá sanh ư khinh mạn) th́ sẽ có phi lư tác ư, mà có phi lư tác ư, th́ có ái thủ, hữu ..v..v.. V́ vậy, nên đức Thế Tôn nói: .Một pháp có nhiều tác dụng đối với các Thiện pháp là sự không dể duôi. (Appamàdo kusalesu dhammesu Ayamkeko dhammo bahukàro).

Thế nào là pháp không dể duôi? Chính là sự quư trọng chánh niệm, tĩnh giác. Như đức Thế tôn nói: "Chánh niệm và tĩnh giác là hai pháp có nhiều tác dụng" (Sati ca Sampajaiianca ime dve dhammà bahukàrà), nên chớ coi thường!

Muốn có chánh niệm và tĩnh giác, hành giả phải tu tập Chỉ và Quán, như đức Thế tôn nói: "Chỉ và Quán là hai pháp cần phải tu tập" (Samatho ca vipassanà ca ime dve dhammà bhàvetabbà).

Chỉ là tập trung tư tưởng vào một cảnh, Quán là xét thấy rơ thực trạng của đối tượng. Chỉ như cái ṿng hái gom cỏ, Quán như cái lưỡi hái cắt đứt. Có nhiều người hiểu lầm tưởng chỉ có thiền Chỉ mới cần sự tập trung tư tưởng vào một cảnh, c̣n thiền Quán th́ phải tăn tâm! Thật ra th́ sự nỗ lực quyết tâm tu tập là tinh tấn. Sự chú tâm ghi nhận hay theo dơi Danh Sắc là Niệm. Sự tập trung tư tưởng hay gom tâm vào một đối tượng là Định, sự thấy rơ trạng thái sanh diệt của Danh và Sắc là Tuệ. 4 tâm Sở nầy đồng có mặt trong tâm Thiện dục giới hợp trí khi hành giả có chánh niệm liên tục, thấy sự sanh diệt liên tục, tinh tấn liên tục th́ Định tự nhiên có, trong đó chỉ khác chăng là yếu, mạnh mà thôi.

Cũng vậy, đối với bất cứ bậc thiền nào dù Sơ thiền cũng có Tuệ tự nhiên phát sanh trong đó, chỉ có khác chăng là người tu thiền Chỉ, không tu thiền Quán, th́ trí tuệ đó không được dùng vào việc quán xét các vật theo thực trạng Chân đế. Giống như cái đèn để một chỗ th́ chỉ soi sáng một chỗ đó thôi, không thấy được sự thực những ǵ đang xảy ra chung quanh. Mỗi mỗi sự ghi nhận theo từng hơi thở vô ra, hay từng cử chỉ đi, đứng, nằm, ngồi v.v... đều có sự tập trung tư tưởng vào một cảnh trong lúc đó, nhưng thiền Quán th́ đúng là "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" nên không chấp thủ một cảnh mà phải là "Thường tịch mà quan chiếu, quan chiếu mà thường tịch". Nhưng ngày nào c̣n là Phàm nhơn phải coi chừng phiền năo ngủ ngầm, quan chiếu mà quên "Tịch" th́ phiền năo dấy, thường tịch mà quên "Quan chiếu", th́ rơi vào tịnh chỉ. Chưa chứng và trú được thiền Quả mà bảo: "Thân tâm nhứt như" sẽ thành "Kẻ nói khoác"!

Muốn tu tập Chỉ và Quán th́ phải biết rơ rệt về Danh và Sắc. Như đức Thế tôn nói: "Danh và Sắc là hai pháp cần phải liễu tri" (Nàma ca rùpami ca ime dve dhammà parinneyyà).

Muốn biết rơ rệt Danh và Sắc th́ hành giả phải có tâm Thiện dục giới hợp trí. Theo Abhidhammà th́ tâm thiện dục giới hợp trí có 4 thứ:

1. Tâm thiện dục giới thọ hỷ, hợp trí, vô trợ
2. Tâm thiện dục giới thọ hỷ, hợp trí, hữu trợ
3. Tâm Thiện dục giới thọ xả, hợp trí, vô trợ
4. Tâm Thiện dục giới thọ xả, hợp trí, hữu trợ

Tâm thiện dục giới hợp trí đối với:

1. Sơ hữu tâm: Có 33 tâm Sở là Xúc - Thọ - Tưởng - Tư - Nhứt hành - Mạng quyền - Tác ư - Tầm - Tứ - Thắng giải - Cần - Hỷ - Dục - Tín - Niệm - Tàm - quư - Vô tham - Vô sân - Hành xả - Tịnh thân - Tịnh tâm - Thích thân - Thích tâm - Khinh thân - Khinh tâm - Nhu thân - Nhu tâm - Thuần thân - Thuần tâm - Chánh thân - Chánh tâm.

Khi giữ giới về thân nghiệp th́ có Chánh nghiệp, khi giữ giới về khẩu nghiệp th́ có Chánh ngữ, khi giữ giới về sự nuôi mạng chân chánh th́ có chánh mạng, khi có khái niệm (Pannatti) về chúng sanh đau khổ, động ḷng trắc ẩn thương xót th́ có Bi, khi có khái niệm về chúng sanh hạnh phúc mà ḷng không ganh tỵ lại vui mừng theo th́ có Tùy hỷ. Nhưng 3 giới phần và 2 Vô lượng phần, tùy trường hợp như đă nói trên chỉ có một trong 5 tâm Sở ấy thôi.

Tứ niệm xứ: Luôn luôn là năng quán, nếu Sở quán th́ thuộc về .Niệm tâm. (Tâm Vô tham, Tâm Vô sân, tâm Vô si, tâm Thâu nhiếp, tâm Hữu thượng ...).

3. Ngũ uẩn: Thức uẩn (Tứ danh uẩn đương nhiên là đồng sanh).

4. 12 Xứ: Ư xứ.

5. 18 Giới: Ư thức giới.

6. Tứ đế: Khổ đế (Có sở hữu Bát chánh đồng sanh, được gọi là Đạo duyên, nhưng chưa được kể là Đạo đế).

7. 22 Quyền: Ư quyền (Có Danh quyền đồng sanh).

8. Duyên sinh: Vô minh duyên hành (Phúc hành) hay hữu (Nghiệp hữu), duyên sanh (Sanh hữu).

9. Duyên hệ: Nếu hành thiền quán th́ có thể là "Thiện trợ thiện bằng cảnh duyên", "Bất thiện trợ thiện bằng cảnh duyên", "Vô kư trợ thiện bằng cảnh duyên" (tức là kể về phần Năng quán sở duyên).

Những Sở hữu tâm (Tâm hành) đồng sanh với tâm Thiện dục giới hợp trí là phần chánh yếu rất quan trọng. Hành giả nên biết rơ để tu tập các tâm sở nầy cho được tiến triển như: Tầm, Tứ, Hỷ, Thọ và Nhứt hành là 5 chi thiền Chỉ tịnh (Sammatha). Tuệ, Tầm, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Cần, Nhất hành và Niệm là 8 chi đạo thiền Quán (Minh sát, Vipassanà).

Hành giả nếu biết tu tâm (tâm Thiện dục giới hợp trí) tuần tự nhi tiến, từ thấp lên cao, từ Phàm sang Thánh cũng không có khó khăn ǵ đâu. Việc tu thiền cũng như tập dưỡng sinh, thể dục, luyện vơ ..., cần có chí kiên nhẫn như Ngài Milarepa ngồi thiền chai mông mà được pháp chứ không có bí mật đốn ngộ ǵ cả. Ngài Huệ năng cũng nói: "Pháp vốn không đốn tiệm, mê ngộ có chậm mau", Khổng tử cũng khuyên: "Người làm một lần mà được, ta làm một lần không được th́ làm hai lần ..."

Hành giả tu tập thiền Quán nên theo cách ông Newton: Khi ông thấy trái táo rụng xuống đất, ông tự hỏi:

- "Tại sao trái táo không rớt lên, không rớt bên nầy, bên kia mà chỉ có rớt xuống?"

Rồi ông lấy đó làm đề tài (đề mục) nghiên cứu (tùy quán), cuối cùng ông phát hiện ra (giác ngộ) định lư hấp lực của địa cầu (Định luật nhân quả), không phải trái táo tự nó rớt xuống đất mà do sức hút của trái đất là nhân, trái táo rớt xuống đất là quả.

Do đó, nếu ai nói: "Trái táo rớt xuống đất là do ta làm, hay do người khác làm, hay do ta và người khác cùng làm, hoặc tự nhiên" cũng không đúng., v́ trái táo rụng xuống đất có điều kiện phát sanh tức là do nhân, do duyên ... và những nhân, duyên làm cho trái táo rụng rơi xuống mặt đất, được thấy, được biết, chứ không phải không được thấy, không được biết.

Cũng vậy, nếu hành giả khơi dậy trí tuệ để thấy. nghe, ngửi, nếm, cảm xúc, suy nghĩ, hay để ư đến các cảm thọ như: Khổ, Lạc, Xả, hoặc chú ư đến các tri giác như: Thị giác (Nhăn thức), Thính giác (Nhĩ thức), khứu giác (Tỷ thức), Vị giác (Thiệt thức), Xúc giác (Thân thức), Cảm giác (Ư thức). Th́ sẽ phát hiện mỗi mỗi hành động của chúng sinh (Người, thú ...) đều có nhân, có duyên, chứ không phải không có nhân, không có duyên.

Vậy các nhân các duyên ấy là những ǵ? Abhidhamma giải thích:

1. Danh pḥ Danh, đặng sáu duyên
Danh pḥ Danh Sắc, Phật truyền có năm

2. Danh pḥ Sắc, một chớ lầm
3. Sắc pḥ Danh, một nghĩa nhằm kệ trên

4. Chế định cùng với Sắc Danh
Trợ cho Danh Pháp, đặng nên hai phần

5. Danh Sắc đồng trợ chín nhân
Giúp nhau tính cả gồm phân sáu miền.

• Danh trợ Danh (Nàma nàmassa paccayo) bằng 6 duyên:

- Vô gián duyên (Anantarapaccayo ).
- Đẳng Vô gián duyên (Samanantarapaccayo )
- Vô hữu duyên (Natthipaccayo).
- Ly khứ duyên (Vigatapaccayo).
- Tương ưng duyên (Sampayuttapaccayo ).
- Trùng dụng (Àsevanapaccayo )

• Danh trợ Danh Sắc bằng 5 duyên:

- Nhân duyên (Hetupaccayo).
- Thiền duyên (Jhànapaccayo)
- Đạo duyên (Maggapaccayo ).
- Nghiệp duyên (Kammapaccayo).
- Quả duyên (Vipàkapaccayo ).

• Danh trợ Sắc bằng 1 duyên: Hậu sanh duyên (Pacchàjàtapaccayo).

• Sắc trợ Danh bằng 1 duyên: Tiền sanh duyên (Purejàtapaccayo).

• Chế định và Danh Sắc trợ Danh bằng 2 duyên:

- Cảnh duyên (Àrammanapaccayo).
- Thân y duyên (Upanissayapaccayo).

• Danh Sắc trợ Danh Sắc bằng 9 duyên:

- Trưởng duyên (Adhipatipaccayo).
- Đồng sanh duyên (Sahajàtapaccayo ).
- Tương tế duyên (Annamannapaccayo).
- Y chỉ duyên (Nissayapaccayo ).
- Vật thực duyên (Àhàrapaccayo ).
- Quyền duyên (Indriyapaccayo).
- Bất tương ưng duyên (Vipayuttapaccayo).
- Hiện hữu duyên (Atthipaccayo).
- Bất ly duyên (Avigatapaccayo).

Sáu cách thức được tŕnh bày về sự liên hệ giữa Danh và Sắc theo Lư duyên hệ. Nên biết rằng pháp nào làm Năng duyên (Paccayo) là nhân, pháp nào làm Sở duyên (Paccayuppannam) là quả.

Có thể lấy cách gọi: "Chế định và Danh Sắc trợ cho Danh" (Pannatti Nàma -Rùpàni namasse va paccayà hoti) để giải thích cho việc tu tập Vipassanà như sau: "D́gha và assasanto d́gha assasissàḿti pajànàti".

Nếu dịch: "Khi thở vô dài, biết rơ: Ta thở vô dài". Hành giả sẽ vướng lấy ư niệm thân kiến, ngă chấp ở chữ "Ta", hoặc "Tôi" tức là tà kiến, mà tâm Sở tà kiến th́ chỉ có mặt trong 4 tâm Tham tương ưng với tà kiến, mà tâm Tham hợp tà th́ có những tâm Sở đồng sanh như: Si, Vô tàm, Vô quư, Phóng dật, Tham, Tà kiến, Hôn trầm, Thụy miên ... tức là có đủ tứ Lậu, tứ Thủ ... Không nên niệm hơi thở như vậy!

Nếu dịch: "Khi thở vô dài, biết rơ: Hơi thở vô dài". Hành giả vẫn c̣n vướng lấy ư niệm Tục đế (Sammuti sacca): "Hơi thở dài". sự thật th́ "Hơi thở" là gió (Vàyo), gió là cảnh xúc (Photthappàrammana), cảnh xúc là Sở đối của thân căn (Kàyindriyam). Dài và ngắn chỉ là pháp đối đăi, phân biệt: Dài là dài hơn ngắn, ngắn là ngắn hơn dài ...

Nếu dịch: "Khi thở vô dài nó (So) biết rơ theo hơi thở vô dài". Chủ từ "So" ở đầu bài tuy được xử dụng theo cách đại danh từ ngôi thứ ba chẳng hạn, có nghĩa là nó, vật ấy, cái đó ..., ở đây phải được hiểu là "Tâm thiện dục giới hợp trí". V́ hơi thở hay gió là Sắc, Thân căn cũng là Sắc. Thân thức là Danh, 7 tâm sở Biến hành đồng sanh với thân thức cũng là Danh. Hơi thở, Thân căn, Thân thức là pháp Năng duyên sở quán của tâm Thiện dục giới hợp trí, c̣n tâm Thiện dục giới hợp trí là pháp Sở duyên năng quán đối với Căn, Cảnh, Thức nói trên.

Như vậy, nếu hành giả niệm hơi thở theo cách: "Khi thở vô dài, nó biết rơ: "Hơi thở vô dài" gọi là khái niệm, Danh và Sắc trợ cho Danh.

Đúng là: "Thư bất tận ngôn", mà "Ngôn bất tận ư", chỉ khi nào "Đắc ư vong h́nh" th́ không c̣n chấp thủ phương tiện. Nên chi đức Thế tôn nói Pháp thường hay dùng thí dụ để cụ thể hóa, nhân cách hóa ... cho người nghe nương theo thí dụ mà hiểu được vấn đề. Thật vậy, hơi thở vô, hơi thở ra, dài hoặc ngắn là Sắc, tâm biết rơ theo trạng thái ấy là Danh.

Cũng giống như hai người lặn xuống nước, tạm thí dụ:

- Sắc là anh A.
- Danh là anh B.
- Bổn phận anh B là theo dơi anh A.
- Anh A lặn sâu, lặn lâu.
- Anh B chú tâm theo dơi thấy rơ: "Anh A lặn sâu, lặn lâu".
- Nếu anh A "Lặn cạn, lặn mau"
- Anh B chú ư theo dơi biết rơ: "Anh A lặn cạn, lặn mau..

Cũng vậy,

"Khi thở vô dài (Gió vào sâu và lâu), nó biết rơ (Tâm Thiện dục giới hợp trí): "hơi thở vô dài".

* Hơi thở là Sắc (Rùpa),
* Tâm biết rơ là Danh (Nàma),
* Phân biệt dài là khái niệm (Pannatti).

Nếu hành giả niệm hơi thở theo cách bất tùy phân biệt, tức là không có khái niệm dài ngắn, mà chỉ chú tâm vào một điểm nào đó (như mũi, miệng, thanh quản, bụng ...) dán chặt tâm trên chỗ gió xúc chạm. Gió hơi thở chạm vào vị trí chú tâm như thế nào th́ tâm biết rơ như thế đó. Thí dụ như dán chặt tâm ở vị trí thanh quản gọi là an trú (Viharati), gió hơi thở xúc chạm như thế nào, tâm biết rơ như thế ấy gọi là Thân tùy quán (Kayànupasś), xét theo .Thân., thân tức là Sắc uẩn.

Khi tâm an trụ vào đề mục hơi thở, càng được tu tập th́ càng được an tịnh, nhưng hành giả tu tập Vipassanà không nên bằng ḷng với trạng thái tâm chỉ tịnh thuần tưởng ở đây, mà chỉ vừa đủ thanh tịnh để thấy rơ cái cố tật, cái thói quen của tâm (ḿnh), tức là Thường thân y duyên (Pakatùpanissaya paccaya).

-ooOoo-

^

 

[09]


Thường thân y duyên

Chúng sinh cơi dục giới nói chung, nhơn loại nói riêng, do thói quen thường hưởng thụ dục lạc như mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc (nhất là dâm dục) nên tâm Tham thường nghĩ nhớ đến các dục lạc ấy là Thường thân y duyên. Đức Thế tôn dạy tu tập Vô thường tưởng, bất tịnh tưởng, khổ năo tưởng .v..v.. để đối trị cố tật tham ái (Thường thân y duyên).

Có người nặng về sân hận, v́ từ trước đă làm việc sát sanh, trộm cướp, ác khẩu, lưỡng thiệt ... tâm sân ác thành cố tật, nay dù có tu thiền, nhưng tánh nết nóng nảy, bực bội, giận hờn ... vẫn không đè nén được, tâm Sân cứ nghĩ nhớ đến các chuyện bất măn ấy là Thường thân y duyên. Đức Thế tôn dạy tu tập Từ, Bi, Hỷ, Xả ... để sửa đổi cố tật sân hận (Thường thân y duyên).

Có người nặng về hoài nghi ...
Có người nặng về phóng dật ...
Có người nặng về ngă mạn ...
Có người nặng về tà kiến ...
Có người quen tật ưa sát sanh ...
Có người quen tật ưa trộm cướp ...
Có người quen tật ưa tà dâm ...
Có người quen tật ưa nói dối ...
Có người quen tật ưa nói lời hung dữ ...
Có người quen tật ưa nói lời đâm thọc, chia rẽ.
Có người quen tật ưa nhăm nhí, hư luận ...

Tất cả việc ác, tất cả tâm Bất thiện trở thành thói quen, tập quán đều gọi là "Pháp Bất thiện trợ pháp Bất thiện bằng Thường thân y duyên" (Akusalo dhammo Akusalassa dhammassa pakatùpanissayapaccayena paccayo). B́nh thường khó thấy được cố tật của ḿnh v́ tâm cứ phóng đi hoài, nhưng lúc tu tập niệm hơi thở, tâm tịnh mới thấy rơ Thường thân y duyên (Thói quen) của ḿnh là thứ nào (như nặng về tham hay nặng về sân ...), thứ nào thường trạng lại, thường nhớ lại, thường nghĩ đến là Thường thân y duyên bởi thứ đó. Như người nặng về t́nh dục th́ bất cứ h́nh ảnh nào, âm thanh nào, mùi vị nào, xúc chạm nào, ư nghĩ nào cũng thiên về t́nh dục, như nữ sĩ Hồ Xuân Hương thơ của Bà ta dù lời thanh ư trược, hay lời trược ư thanh ǵ cũng đặc sệt t́nh dục... đó là một thí dụ điển h́nh về ư nghĩa "Thường thân y duyên".

Trái lại là "Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Thường thân y duyên" (Kusalo dhammo Kusalassa dhammassa pakatùpanissaya paccayena paccayo).

* Có người nặng về đức tin mà làm việc bố thí.
* Có người nặng về đức tin mà làm việc tŕ giới.
* Có người nặng về đức tin mà tu tập thiền Định.
* Có người nặng về đức tin mà tu tập thiền Quán.
* Có người ưa thích bố thí v́ quá khứ đă từng bố thí.
* Có người ưa thích tŕ giới v́ quá khứ đă từng giữ giới.
* Có người ưa thích tu thiền Định v́ quá khứ đă từng tu thiền Định.
* Có người ưa thích tu Tuệ quán v́ quá khứ đă từng tu Tuệ quán.

Người đă từng tu thiền Định trong quá khứ, nay tu thiền Định mau đắc định là "Thường thân y duyên".

• Người đă từng tu Tuệ quán trong quá khứ, nay tu Tuệ quán mau đắc đạo quả là "Thường thân y duyên".

Người đă từng tu thiền Định bằng đề mục nào như xanh, vàng, đỏ, trắng... nay tu thiền Định bằng đề mục đó mau đắc Định là "Thường thân y duyên".

Người đă từng tu Tuệ quán bằng đề tài nào (như quán Thân, quán Thọ, quán Tâm, quán Pháp) dù chưa đắc đạo, nay tu Tuệ quán bằng đề tài ấy mau giác ngộ là "Thường thân y duyên".

Người đă đắc thiền thấp (Sơ thiền) tu tập tiếp tục đắc thiền cao như (Nhị thiền...) dễ dàng là "Thường thân y duyên".

Bậc đă chừng quả Tu đà huờn, tu tập thiền quán tiếp tục, đắc đạo quả cao hơn (như Tư đà hàm ...) dễ dàng là "Thường thân y duyên".

Tất cả việc lành, tất cả tâm thiện trở thành thói quen, tập quán đều gọi là "Pháp Thiện trợ pháp Thiện bằng Thường tha ân y duyên".

B́nh thường có thể không nhận ra đức tánh tốt của ḿnh, nhưng khi tu tập định niệm hơi thở, mà tâm cứ hướng về việc bố thí, tŕ giới, thiền định, hoặc việc học hỏi giáo pháp ... nhờ tâm an tịnh mới nhận ra sở trường chuyên môn, thói quen tức là "Thường thân y duyên" của ḿnh là thế nào để tăng cường thêm. Như đức Thế tôn trước khi thành đạo, Ngài hành thiền Định theo các Đạo sĩ chứng tới thiền Phi tưởng phi phi tưởng, nhưng Ngài xét lại các tùy phiền năo vẫn chưa đoạn tận, Ngài nhớ lại lúc c̣n nhỏ theo vua cha ra đồng ngồi dưới bóng mát cây trâm, theo dơi hơi thở mà đắc Sơ thiền, do quá khứ Ngài đă từng tu tập đề mục hơi thở trở thành "Thường thân y duyên", Ngài liền chuyển qua phương pháp Nhập tức xuất tức niệm và ngay đêm đó Ngài thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đây gọi là biết sử dụng sở trường của ḿnh.

Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo luận) chép rằng chư Phật ba đời đều đắc Đạo quả bằng phương pháp Niệm hơi thở.

Do đó, ai có lư tưởng Bồ tát, phát Bồ đề tâm, chí nguyện thành Phật th́ ngay đời nầy hăy tu tập Nhập tức xuất tức niệm cho thuần thục, cho thành "Thường thân y duyên", tức là "Ly dục độ" hay "Thiền định Ba La Mật" để tương lai "Hành dị đắc dị" chứng quả Vô thượng Bồ đề không có khó khăn.

Có người trong quá khứ là hạng giàu sang như vua, quan nhờ gặp Phật hay các Thánh tăng giáo hóa, phát tâm bố thí, tŕ giới, tu thiền Định, hành thiền Quán, nên nay những lúc thân khỏe mạnh, sung sướng th́ thích đi bố thí, tŕ giới, tu thiền Định, hành thiền Quán, nhưng nếu gặp lúc thân bệnh hoạn, đau khở th́ thối thất việc tu hành, đó là thói quen, tập quán nghiệp tức là "Pháp Vô kư trợ pháp Thiện bằng Thường thân y duyên" (Abyakato dhammo Kusalassa dhammassa pakatùpanissaya paccayena paccayo).

Có người trong quá khứ là hạng nghèo khổ, đói rách nhờ gặp Phật hay đệ tử Phật giáo hóa phát tâm bố thí, tŕ giới, tu thiền Định, hành thiền Quán ... nên nay những lúc thân đau khổ, nghèo đói, th́ muốn tu thiền Định, hành thiền Quán, tŕ giới, bố thí ... nhưng nếu gặp lúc thân khỏe mạnh, đầy đủ vật chất th́ thối thất việc tu hành, đó là thói quen hay là "Pháp Vô kư trợ Pháp Thiện bằng Thường thân y duyên".

Người ở chỗ lạnh, mùa lạnh th́ hành thiền ... tinh tấn, nhưng khi ở chỗ nóng, mùa nóng th́ giăi đăi. Ngược lại, có người ở chỗ nóng, mùa nóng th́ hành thiền ... tinh tấn, nhưng khi gặp chỗ lạnh, mùa lạnh th́ giăi đăi, cũng do "Thường thân y duyên".

Có người được vật thực đầy đủ th́ tu hành tinh tấn, khi thiếu vật thực th́ giăi đăi; có người thiếu vật thực th́ tinh tấn tu hành, khi đầy đủ vật thực th́ lười biếng, cũng do "Thường thân y duyên".

Có người được trú xứ đầy đủ tiện nghi th́ tinh tấn tu hành, khi trú xứ không đầy đủ tiện nghi th́ sinh ra giăi đăi ... cũng do "Thường thân y duyên".

Thường thân y duyên chẳng những ảnh hưởng đến cá tánh con người Phàm phu như chúng ta, mà cả các bậc Tứ quả vẫn c̣n tồn tại, thường gọi là "Tiền khiên tật". Các vị Phật Toàn giác tuy không c̣n tiền khiên tật, nhưng ảnh hưởng về đức tánh như đức tin, tinh tấn, trí tuệ vẫn là "Thường thân y duyên" của mỗi vị Phật có khuynh hướng khác nhau.

Bất cứ "Thường thân y duyên" từ quá khứ đến nay như thế nào! Ngay bây giờ, hành giả có thể triển khai sở trường của ḿnh (Đức tánh tốt đă có) và cũng có thể bổ túc sở đoản của ḿnh (đức tánh tốt chưa có) bằng cách thực hành đúng theo phương pháp định niệm hơi thở vào, hơi thở ra. như đức Phật đă dạy được ghi chép trong kinh, nếu nghiệp cũ đă có th́ nay tu tập rất mau, có thể đắc đạo quả ngay trong kiếp nầy, bằng nghiệp cũ chưa có th́ tạo tiền lệ cho tương lai. Như Ngài Santakicco (Ngài Tịnh Sự) viết:

"Sẵn cây, đặng quả lúc trèo
Không căn, th́ cũng đặng gieo giống lành"

Nên tu tập "Nhập tức xuất tức niệm" cho thành "Thường thân y duyên" là chưởng căn lành Ba la mật, là gieo hạt giống Bồ đề, là bổ túc Pháp độ, là tạo nhân đưa đến giác ngộ.

Hành giả hăy tập ở chỗ thanh vắng để hành thiền. Như đức Thế Tôn đă dạy: "Đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến ngôi nhà trống", chỉ bấy nhiêu thôi cũng trở thành "Thường thân y duyên" cho tương lai là ưa ở chỗ vắng vẻ, thích hạnh độc cư ... cũng là một hạnh tốt có khuynh hướng xuất gia, ly dục, vô tham, vô sân, vô si ...

C̣n nói chi nếu hành giả tinh tấn tu tập định niệm hơi thở vào, hơi thở ra luôn luôn đều đều, khi khỏe mạnh cũng hành, khi đau bệnh cũng hành, khi no cũng hành, khi đói, khát cũng hành, khi vui cũng hành, khi buồn cũng hành, ở chỗ ấm, mát cũng hành, ở chỗ nóng, lạnh cũng hành, ban đêm cũng hành, ban ngày cũng hành ....

Mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh đều tu tập niệm hơi thở với chánh niệm tĩnh giác, nếu không được giác ngộ, giải thoát ngay kiếp sống hiện tại, th́ cũng trở thành thói quen, trở thành tập quán nghiệp, trở thành .Thường thân y duyên. cho tương lai. Nếu hành thiền mà tâm cứ lui sụt, không thấy thích thú, không thấy có sự tiến bộ là v́ trong quá khứ chưa từng tu tập, nay mới bắt đầu dĩ nhiên "Vạn sự khởi đầu nan", nếu không cố gắng vượt qua chướng ngại th́ tương lai vẫn cứ trầm trầm tŕ tŕ! Cứ tập rồi sẽ thấy hứng, cứ tu rồi sẽ chứng, đó là định lư "Thường thân y duyên".

Thực sự th́ Nhập tức xuất tức niệm trong phương pháp Niệm Thân là một phương pháp tu tập rất dễ chịu, chứ không phải khó chịu. Như đức Thế Tôn nói: "Một pháp đáng được tu tập là thân hành niệm khả ư đồng hành" (Kàyagatà Sati sàtasahagatà Ayam Eko dhammo bhàvebabbo).

Căn bản của pháp niệm hơi thở nói riêng, niệm thân nói chung (luôn cả Tứ niệm xứ) là Tuệ tri (Pajànàti), hành giả nắm được cốt lơi nầy th́ bảo đảm trăm phần trăm là không bị hành sai. Để hiểu được rơ ràng, xin nêu lên 4 ư nghĩa của Tuệ tri:

1. Trực giác (Nànam): Tướng trạng của Tuệ tri (Biết rơ sự việc không xuyên qua khái niệm).
2. Chiếu kiến (Vipassanà): Phận sự của Tuệ tri (Soi thấy).
3. Tĩnh giác (Sampajanna ): Thành quả của Tuệ tri (Biết rơ).
4. Tứ danh uẩn tục sinh hợp trí, khéo tác ư, tâm và cảnh yên tịnh là nhân cần thiết của Tuệ tri.

Đức Phật khi c̣n là Bồ tát có tu tập các loại thiền chỉ (Samatha) với các thiền Sư Alara Kalama... bằng những đề mục khái niệm, chế định (Pannatti) như đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, ánh sáng, hư không .v..v.. là những đề mục chết (Không có sự sanh diệt), trái lại hơi thở là đề mục sống động (có sự sanh diệt), có trạng thái thực chất, chân đế (Paramatha), thiền Chỉ cũng được, Quán cũng được. Tập trung tư tưởng vào hơi thở mà được Định (Samàdhi), phân tích hơi thở ra căn, cảnh, thức, chia chẽ ra thành ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới ... mà được tuệ (Pannà). Từ khả năng Định và Tuệ ấy quán sâu quán rộng mà thấy được Vô thường tướng, Khổ năo tướng, Vô ngă tướng của ngũ uẩn .v..v.. mà được giác ngộ Tứ diệu đế đắc thành đạo quả.

Như vậy, thiền Hiệp thế và thiền Siêu thế hoàn toàn giống nhau ở chi thiền, nhưng khác nhau hoàn toàn ở đề mục. Thí dụ như từ, bi, hỷ, xả của thiền Hiệp thế là lấy khái niệm chúng sinh làm đối tượng, nhưng thân, thọ, tâm, pháp của thiền Quán là ngũ uẩn ... Đạo quả của thiền Siêu thế lấy Níp-Bàn làm đối tượng. Có người hiểu lầm thấy trong Kinh tạng đức Phật đề cập đến các trạng thái thiền Định như Sơ thiền v.v... cho rằng: "Có lẽ những thiền Định nầy đă được đưa vào kinh Tạng một vài trăm năm sau ngày Bụt nhập diệt"!

Thật ra nếu tu thiền Chỉ thuần túy th́ không đưa đến giải thoát thôi, chứ không thể nói là tà định như cách luyện bùa chú, thôi miên hay xuất hồn lên thiên đường, xuống âm phủ ... Nên đức Thế Tôn mới nói: "Nầy các Tỳ khưu! Đây là giới, đây là định, đây là tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn. lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định cũng sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Nhưng tâm cùng tu với tueä sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc tức dục lậu, hữu lậu. kiến lậu, vô minh lậu(Mahà parinibbàna sutta, số 14).

Hành giả nên lưu ư rằng phương pháp thiền Quán dù khởi đầu tu tập là .Niệm thân., hay khởi đầu tu tập là "Niệm thọ", hay khởi đầu tu tập là "Niệm tâm", hay khởi đầu tu tập là "Niệm pháp" đều là đưa đến Chánh kiến. Thấy rơ ngũ uẩn và tướng trạng của ngũ uẩn là vô thường, khổ năo và vô ngă, sau đó mới thấy cái không vô thường, không khổ năo và cũng là không vô ngaơ ...

Niệm Thân dù khởi đầu tu tập là "Niệm hơi thở" hay "Niệm oai nghi" hay quán Tứ đại ... cũng để thấy rơ Sắc uẩn là vô thường, khổ năo, vô ngă ...

Niệm Thọ dù khởi đầu tu tập là "Cảm nghiệm hỷ lạc", kế đó cảm nghiệm các tâm sở (Tâm hành, Sở hữu tâm) khác là để thấy rơ "Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn" là vô thường, khổ năo, vô ngă ...

Niệm Tâm dù khởi đầu tu tập là "Cảm nghiệm về tâm" có tham, không tham ... là để tuệ tri "Thức uẩn" là vô thường, khổ năo, vô ngă...

Niệm Pháp dù khởi đầu tu tập là "Tùy quán Vô thường", hay "Tùy quán Triền cái", hay "Tùy quán Ngũ thủ uẩn", hay "Tùy quán 12 xứ", hay "Tùy quán 18 giới" ... là để thấy rơ toàn bộ tập hợp của cái gọi là người, thú, chúng sanh, hữu t́nh ... chỉ là khái niệm, thi thiết, chế định, giả danh. Pháp hữu vi hay ngũ uẩn dù quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, thô, tế, tốt, xấu, gần, xa chỉ là ước định, tất cả những thứ đó đều là vô thường (sanh diệt), khổ năo (biến hoại), vô ngă (không có thực chất đơn thuần bất biến).

Như vậy, là sự tu tập về "Niệm giác chi". Cũng vậy, đối với sự tu tập "Trạch pháp giác chi, Cần giác chi, Hỷ giác chi, Tịnh giác chi, Định giác chi, Xả giác chi". Dù tu tập giác chi nào cũng y chỉ viễn ly (Vivekanissitaư), y chỉ vô nhiễm (Viràganissitaư), y chỉ tịch diệt (Nirodhanissitaư), hướng đến xả ly (Vossaggapariịàmiư). Như kinh Đại niệm xứ, mỗi đoạn kết, đức Thế Tôn nói: "An trú chánh niệm như vậy, hướng đến Niệm thăng bằng (Satimattàya), Trí thăng bằng (Ĩaịamattàya)sống không nương tựa, không chấp thủ bất cứ vật ǵ ở đời".

Bí quyết cuối cùng của tập sách nầy:

Luôn luôn ghi nhận,
Biết rơ những ǵ hiện hữu;
Luôn luôn xả ly,
Từ bỏ những ǵ vướng mắc

-ooOoo-

^

 

[10]


Toát yếu

1. Ai tu tập hơi thở
Cho thuần thục, viên măn
Sẽ làm Tứ niệm xứ
Được thành tựu, sung măn.

2. Ai tu bốn Niệm xứ
Cho thuần thục, viên măn
Sẽ làm Thất giác chi
Được thành tựu, sung măn.

3. Ai tu bảy Giác chi
Cho thuần thục, viên măn
Sẽ làm Minh, giải thoát
Được thành tựu, sung măn.

4. Ai ngồi, nằm một ḿnh
Độc hành không nhàm chán
Ẩn sĩ tự điều phục
Sống thoải mái rừng sâu.

5. Ngồi kiết già, lưng thẳng
An trú niệm trước mặt
Chánh niệm hơi thở vô
Chánh niệm hơi thở ra.

6. Miệng mũi và thanh quản ...
Gió xúc chạm dễ nhận
Chọn một chỗ chú tâm
Niệm niệm thấy sanh diệt.

Thở dài

7. Hít vô dài, biết rơ
Thở ra dài, biết rơ ... (*)
Bụng phồng, khi hít vô
Bụng xẹp, khi thở ra.

(*) Hít vô dài và thở ra dài, biết rơ.

8. Thanh quản luôn luôn mở
Cơ hoành xuống lên đều
Nằm, bụng ph́nh thót rơ
Ngồi, ngực ph́ hót thông.

9. Như lén lén hít vô
Như lén lén thở ra
Êm chậm sâu, đều đều
Như thợ rèn thụt bể.

10. Với tinh tấn thở vô
Với tinh tấn thở ra
Tinh tấn cả vô ra
Tác ư trước khi thở.

11. Với hân hoan thở vô
Với hân hoan thở ra
Hân hoan cả vô ra
Tác ư khoảng hơi ngừng.

Thở ngắn

12. Hít vô ngắn, biết rơ
Thở ra ngắn, biết rơ
Với chín cách tác ư
Như phương pháp thở dài.

Cảm nghiệm các thân

13. Cảm nghiệm từng bộ phận
Cảm nghiệm khắp cả thân
Chỗ nào xúc giác mạnh
Ghi nhận cảnh xúc ấy.

14. Hơi thở là mạch sống
Chi phối cả toàn thân
Sắc thân và Danh thân
Cùng hơi thở tương tế.

15. An trú niệm nơi mũi
Với chín cách thở dài
Với chín cách thở ngắn
Nơi miệng cũng như vậy.

16. Đặt Niệm nơi thanh quản ...
Đặt Niệm nơi vùng bụng ...
Đặt Niệm nơi vùng ngực ...
Cũng tác ư như thế.

17. Hơi thở là cảnh xúc (xúc xứ)
Miệng, mũi..là thân xúc (thân xứ)
Thân thức là Ư xứ
Căn, cảnh, thức nên rơ.

Tịnh hóa hữu vi thân

18. Tâm điều khiển hơi thở
Hơi thở tác động thân
Do ảnh hưởng dây chuyền
Vai, ngực, bụng giao động.

19. Tâm thô, hơi thở thô
Thở thô, co giăn thô
Tâm tế, hơi thở tế
Thở tế, thắt nở tế.

20. Thở dài, phồng xẹp thô
Thở ngắn, ph́nh thót tế
Thở nhanh, ph́ hót thô
Thở chậm, phồng xẹp tế.

21. Tác ư: "An tịnh thân"
Là tịnh hóa hơi thở
Là thư giăn toàn thân
Cực tế, tâm vô tướng (*).

(*) Hơi thở mất, biết mất.

22. Như nghe tiếng chuông vang
Tiếng chuông lớn, biết lớn
Tiếng chuông nhỏ, biết nhỏ
Không tiếng, biết không tiếng.

 

-ooOoo-

^

 

[11]


Bảng kê tóm lược

* Hơi thở dài (gió vô sâu)
Cảnh xúc lớn

Năng duyên sở quán.

4 tâm thiện DG hợp trí
(33 tâm sở tương ưng)

Sở duyên năng quán.

   

* Hơi thở ngắn (gió vô cạn)
Cảnh xúc nhỏ

Năng duyên sở quán.

4 tâm thiện DG hợp trí
(33 tâm sở tương ưng)

Sở duyên năng quán.

   

* Cảm giác các thân
(mũi, môi, thanh quản ...)

Năng duyên sở quán.

4 tâm thiện DG hợp trí
(33 tâm sở tương ưng)

Sở duyên năng quán.

   

* Tịnh hóa thân hành
(Hơi thở, vai, ngực, bụng nhẹ dần)

Năng duyên sở quán.

4 tâm thiện DG hợp trí
(33 tâm sở tương ưng)

Sở duyên năng quán.

Ghi chú:

- Hơi thở là gió, là cảnh xúc, là xúc xứ, là Sắc uẩn, là Sắc ngoại phần. Phân biệt dài, ngắn, sâu, cạn ... là khái niệm, là chế định, là tục đế, là thi thiết, là giả danh ...

- Mũi, môi, thanh quản, bụng, ngực, vai ... là thân căn, là thân xứ, là thân giới, là Sắc uẩn, là Sắc nội phần. Phân biệt đây là mũi, môi ... là khái niệm, là chế định ...

- Cảm giác ở mũi, thanh quản ... là Thân thức, là Ư xứ. Cảm nghiệm được Thân thức, Ư xứ là tâm Thiện dục giới hợp trí, là Ư thức giới. Phân biệt đây là Thân thức, đây là Ư thức là khái niệm, là chế định ...

-ooOoo-

^

 

[12]


Câu hỏi trắc nghiệm

1. Hơi thở là cảnh ǵ trong 6 cảnh (sắc, thinh...)?
2. Trong 6 căn (Nhăn, Nhĩ ...) căn nào tiếp xúc hơi thở?
3. Tùy quán hơi thở bằng tâm nào?
4. Tâm sở nào hành thiền Chỉ đối với đề mục hơi thở?
5. Tâm sở nào hành thiền Quán đối với đề mục hơi thở?
6. Số tức và tùy tức khác nhau thế nào?
7. Ai thở? Ai niệm hơi thở?
8. Định niệm hơi thở và tùy quán hơi thở có khác nhau không?
9. Cách niệm hơi thở dài, ngắn có khác nhau không?
10. "Cảm nghiệm các thân", cái ǵ cảm nghiệm?
11. Các thân ở đây là thế nào?
12. Có dùng cách "Tự kỷ ám thị" trong pháp niệm hơi thở chăng?
13. Chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối của hơi thở là ǵ?
14. Có nên niệm th́ thầm trong thanh quản không?
15. Thô và tế của hơi thở là thế nào?
16. Niệm hơi thở theo "Tứ y pháp" là sao?
17. Có mấy nguyên nhân làm cho niệm hơi thở tiến triển?
18. Niệm hơi thở có đủ Tứ niệm xứ chăng?
19. Niệm hơi thở có đủ ngũ uẩn chăng?
20. Niệm hơi thở có đủ 12 xứ chăng?
21. Niệm hơi thở có đủ 18 giới chăng?
22. Niệm hơi thở có mấy đế trong Tứ đế?
23. Niệm hơi thở có mấy quyền trong 22 Quyền?
24. Niệm hơi thở thuộc phần nào trong thập nhị nhân duyên?
25. Niệm hơi thở thuộc duyên nào trong 24 duyên hệ?
26. Niệm hơi thở có cần niệm Tứ oai nghi chăng?
27. Tứ oai nghi thuộc cảnh nào trong 6 cảnh (Sắc, thinh...)?
28. Ai đi, ai đứng, ai nằm, ai ngồi?
29. Ai cảm xúc? ai biết cảm xúc?
30. Có thể biết Danh Sắc cùng một lúc không?
31. Áp dụng tam tư trong tứ oai nghi là thế nào?
32. Thế nào là "An trú tùy quán thân trong thân nội phần"?
33. Thế nào là "An trú tùy quán thân trong thân ngoại phần"?
34. Thế nào là "An trú tùy quán thân trong thân nội và ngoại phần"?
35. Thế nào là "An trú tùy quán pháp tập khởi trong thân"?
36. Thế nào là "An trú tùy quán pháp hoại diệt trong thân"?
37. Thế nào là "An trú tùy quán pháp tập khởi và hoại diệt trong thân"?
38. Thế nào là dể duôi và không dể duôi?
39. Thế nào là như lư tác ư và phi lư tác ư?
40. Thế nào là chân đế và tục đế?
41. Biết về "Thường thân y duyên" có lợi ǵ cho hành thiền?
42. Người như thế nào tu tập "Niệm hơi thở" được?
43. Người như thế nào tu tập "Niệm hơi thở" không được?
44. Có nên hành những phương pháp "Thiền" mà không thấy đức Phật dạy trong kinh Tạng Pàli hay không?
45. Có nên dạy những phương pháp "Thền" à đức Phật có nói trong kinh Tạng Pàli, nhưng bản thân ḿnh chưa hành, hoặc có hành nhưng chưa được hay không?
46. Có bao nhiêu bí quyết và bí quyết cuối cùng trong tập sách nầy là ǵ?

 

 


Trang Ngài Trưởng Lăo Giác Chánh
 

Nguồn: budsas.net

Updated 2-2020

 

 

Home