Tưởng niệm Ân sư Tuyên Luật sư Thích Đỗng Minh, viên tịch 11 tháng 5 năm Ất Dậu – 2005.

CHIẾC ÁO KHÔNG LÀM NÊN NHÀ SƯ

 

Câu thành ngữ mà người Việt thường nghe “Chiếc áo không làm nên nhà sư” (Das Kleid macht keinen mönch & L'habit ne fait pas le moine), nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua h́nh thức bên ngoài. Nhưng trong đạo, “chiếc áo không làm nên nhà sư” lại có ư vị sâu xa khác, ví dụ một nhà sư v́ hoàn cảnh binh đao hay thời kỳ tao loạn, ảnh hưởng tính mạng, nhà sư cần khoác áo thường dân để ẩn dật th́ dù mặc y phục kiểu ǵ lúc ấy bản thể của tỳ-kheo cũng không bao giờ mất đi. B́nh nhật trở lại, nhà sư cũng không thể mặc hoài y phục thế gian là thành ông sư, “chiếc y làm nên nhà sư” (quand l'habit fait le moine). Song, trọng ca-sa hay trọng giới thể đó là điều chúng ta cần bàn.
Câu chuyện trong chùa. Tôi có vị sư huynh đang tu học theo hệ Phật giáo Bắc tông, sinh hoạt tại một ngôi cổ tự - Sài G̣n, sư huynh thọ giới cụ túc năm 1991, nay có ư muốn chuyển sang Phật giáo Nam tông. V́ nghĩ rằng chiếc y của ḿnh đang khoác không phải màu y của Phật giáo nguyên thủy chính thống, tuy nhiên c̣n phân vân chưa dứt khoát, với lư do nếu qua đó phải làm sa-di và thọ giới cụ túc lại từ đầu…

1. GIỚI THỂ VÔ BIỂU

Trong Phật giáo Bắc tông có hai vị Trưởng lăo kỳ túc đă đổi y từ Bắc tông sang Nam tông nhưng không hề thọ giới lại theo truyền thống Nam truyền, đó là Ḥa thượng Thích Minh Châu và Ḥa thượng Thích Đỗng Minh.

Trong giai đoạn Phật giáo đứng trước khúc quanh lịch sử, năm 1978, Ḥa thượng Đỗng Minh bị bắt, sau hai năm ở tù trở về, Ôn đổi y Bắc tông sang y Nam tông, không v́ chuyện này mà nói rằng giới thể “vô biểu” của Ôn bị mất hoàn toàn. Thầy Tuệ Sỹ viết về Ôn: Ḥa thượng là một số rất ít trong các tỳ-kheo tŕ luật của Tăng-già Việt Nam kể từ khi Phật giáo được trùng hưng, Tăng thể được chấn chỉnh và khôi phục… Ngài xứng đáng là bậc Long Tượng trong chốn ṭng lâm, đời sống phạm hạnh nghiêm túc, phản chiếu giới đức sáng ngời, tịnh như băng tuyết. [1] Và khi Ôn viên tịch, Ḥa thượng Trí Quang kính tiến tán tụng:

“Kính cúng dường bậc Đại đức tôn quư trong hàng tứ chúng, một đời tŕ luật, thuận Giới giải thoát (prātimokṣa).” (Phụng cúng chúng trung tôn, thiện thuận giải thoát giới 奉供眾中尊善順解脫戒). [2]

Vị Tôn trưởng thứ hai, Ḥa thượng Thích Minh Châu sinh năm 1918 (Mậu Ngọ) tại làng Kim Thành, Quảng Nam. Năm 1946, Ḥa thượng xuất gia đầu sư với ngài Tịnh Khiết (Đức Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN) tại tổ đ́nh Tường Vân, thành phố Huế. Năm 1949 (Kỷ Sửu) thọ cụ túc giới tại Giới đàn Hộ Quốc chùa Báo Quốc. Năm 1952, Ḥa thượng du học tại Sri Lanka, sau đó sang Ấn-độ học tại Đại học Bihar. Tháng 4 năm 1964, trở về nước, Ḥa thượng làm Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh... [3] Ḥa thượng thọ giới theo truyền thống Bắc tông (Pháp tạng bộ) rồi chuyển y Nam tông, thời điểm chuyển y không thấy sử liệu nào ghi chép, có thể là trong giai đoạn du học?

Từ thời Phật, khi Ngài chế định việc truyền giới cụ túc phải hiện diện 10 vị tỳ-kheo mới đủ thẩm quyền để tiến hành việc truyền giới cụ túc và nghi thức được tiến hành thông qua ba lần hỏi (yết-ma) lấy biểu quyết của Tăng, và một lần tác bạch thưa thỉnh trước đó là bốn lần, gọi là Bạch tứ yết-ma (jñapticaturthaṃ karma), [4] cho đến nay cả hai hệ: Phật giáo Nam tông y cứ trên luật tạng Pāli và Bắc tông y cứ hệ luật Tứ phần đều thực hiện như nhau. Và theo các nhà Hữu bộ luận giải, khi giới tử phát sinh tâm niệm cầu thọ cụ túc giới, được dẫn vào trước Tăng, thành khẩn nói những lời cầu thỉnh giới sư v.v… cho đến khi Tăng đă thực hiện một lần tác bạch và ba lần yết-ma, tất cả những diễn tiến này đều được gọi là gia hành của nghiệp đạo. Sau khi Tăng đă hoàn tất Bạch tứ yết-ma, giới thể vô biểu đă phát sinh nơi giới tử.

Vô biểu (Skt. avijñapti, 無表) là những thế lực điều động các hoạt động của thân và ngữ, không biểu lộ ra bên ngoài cho người khác có thể thấy. Thế lực đó là khả năng pḥng hộ của giới. Nó giống như sự phản xạ có điều kiện của một người học vơ do tập luyện lâu ngày, có khả năng pḥng vệ sinh mạng của ḿnh trong bất cứ lúc nào và dưới bất cứ trường hợp nào. [5] Và năng lực pḥng hộ này chỉ mất với những trường hợp như sau:

Luật Pāli (Vin. 3. 26), Tứ phần (p. 571b12) v.v… giải thích: thứ nhất, đối diện với người có khả năng hiểu ḿnh muốn nói ǵ, tuyên bố từ bỏ học xứ, như nói: “Tôi bỏ Phật, Pháp, Tăng, … xả giới, xả luật, muốn làm cư sĩ…” là mất giới. Thứ hai là phạm ba-la-di (pārājika) là mất giới. Luận Câu-xá [6] giảng thêm: Mất giới khi mạng chung (xả tụ đồng phần 捨聚同分); bị lưỡng tính ái nam ái nữ (nhị căn chuyển sinh 二根轉生); thiện căn bị đoạn (善根斷), như khởi tà kiến không tin nhân quả, tham, sân, si trỗi dậy làm mất thiện căn, mất giới. Không thấy giáo nghĩa nào nói, một tỳ-kheo thay đổi y phục sang hệ phái cùng tông phái Phật giáo là mất giới. Ngoại trừ tỳ-kheo nào ưa thích muốn làm đệ tử ngoại đạo (titthayasāvakabhāvaṃ patthayamāno), cải tông mới mất giới hoàn toàn. Vậy v́ sao Phật giáo Nam tông không chấp nhận giới thể của hệ Bắc tông thọ tŕ theo hệ Tứ phần – Pháp tạng bộ?

2. TƯ TƯỞNG TỰ TÔN CỦA TÔNG PHÁI

Mặc dù, Ḥa thượng Minh Châu và Ôn Đỗng Minh đổi y nhưng Phật giáo Nam tông tại Việt Nam lúc bấy giờ cũng không công nhận là được “chân truyền”. Sự thật lịch sử:

Tháng 4 năm 1976, Pol Pot lên nắm quyền Campuchia, băi bỏ mọi tôn giáo, tiêu diệt các nhà sư Phật giáo. Năm 1978, Việt Nam tấn công Campuchia lật đổ chế độ Pol Pot và phía chính quyền Việt Nam muốn Phật giáo Nam tông tại đây được khôi phục, cho nên tổ chức một phái đoàn Phật giáo Nam tông từ Việt Nam sang truyền giới cho các nhà sư Campuchia. Theo tài liệu của Đỗ Trung Hiếu ghi chép, phái đoàn gồm 12 người: 1. Ḥa thượng Bửu Chơn (trưởng đoàn); 2. Ḥa thượng Giới Nghiêm (phó đoàn); Thượng tọa Siêu Việt, Thượng tọa Minh Châu, Thượng tọa Thiện Tâm v.v... Ngày 17 tháng 9 năm 1979, đoàn Phật giáo Việt Nam lên đường. Đến nơi, chiều ngày 18, Ḥa thượng Bửu Chơn trở bệnh nặng... Tiếp ngày hôm sau, đúng 9 giờ sáng ngày 19 tháng 9 (1979), lễ xuất gia được tổ chức tại chùa Ounalon (chùa lớn nhất Phnôm Pênh, nơi vua săi ở). Có 7 vị sư Campuchia xuất gia. Ḥa thượng Giới Nghiêm làm thầy tế độ, Thượng tọa Siêu Việt, Thượng tọa Thiện Tâm làm Yết-ma, các vị khác làm thành viên của buổi lễ. Riêng Thượng tọa Minh Châu v́ là Bắc tông nên chỉ tham dự với tư cách khách danh dự. [7]

V́ sao Ḥa thượng Minh Châu không được tham dự chính thức, nếu nói do ngài không thạo tiếng Campuchia th́ điều này không hợp lẽ, trong phái đoàn cũng có Thượng tọa Thiện Tâm không biết tiếng Campuchia, lại làm Yết-ma. Tập tài liệu của ông Hiếu có nhấn mạnh rơ ràng: “Ngoài Thượng tọa Minh Châu, tất cả sư đều là Nam tông”.

Trường hợp của Ôn Đỗng Minh cũng không ngoại lệ, Ôn từng kể cho chúng tôi nghe, có lần Ôn muốn nghiên cứu cách thức tác pháp yết-ma của Tăng-già Nam tông, Ôn đến tham dự nhưng chỉ dự khán, ngồi bên ngoài Sīmā, tức chỉ cho cương giới của Tăng Nam tông Yết-ma truyền giới cụ túc. V́ Ôn không phải túc số của Tăng, ngồi vào trong th́ buổi lễ yết-ma đó sẽ bất thành.

Nghi thức truyền giới cụ túc của hai hệ Nam tông và Bắc tông tuy sai khác về văn bản tụng đọc và lễ nghi tổ chức nhưng túc số Tăng để yết-ma cũng 10 vị tỳ-kheo mà thôi. Bên Bắc tông có thêm vị dẫn thỉnh (điển lễ) và bốn vị giám đàn, xét trên nguyên tắc những người này không cần thiết, chỉ ảnh hưởng tập tục nghi tiết của Trung Quốc, họ không được tính trong túc số Tăng 10 vị.

Theo chúng tôi biết, hiện nay tại Việt Nam, cả hai hệ phái tổ chức giới đàn, trong túc số 10 vị không thấy có sự thỉnh mời tham dự xen lẫn. Giả thuyết, sư Bắc tông không thể tụng đọc Pāli, hay sư Nam tông không biết tụng đọc âm Hán-Việt, nên không thể ngồi chung; hoặc lư luận, bên nào quen với truyền thống bên đó, càng không đúng. Phải chăng chính do đôi bên tự tôn tông phái, nảy sinh tính kỳ thị, mới có chuyện không chấp nhận nhau và có thành kiến với y phục, cả sự đắc giới của đôi bên. Thời xưa, những vùng miền linh hoạt luật học th́ không bao giờ có chuyện này.

3. GIỚI ĐÀN HIỆN DIỆN NHIỀU BỘ PHÁI

Sử liệu lưu truyền, vào thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, Mahinda (摩哂陀, Ma-sẩn-đà) con trai vua A-dục (Aśoka) nhận Moggaliputta Tissa (目犍連子帝須, Mục-kiền-liên Tử Đế-tu) làm Ḥa thượng bổn sư (upādhyāya), Mahādeva (大天 Đại Thiên) là Ḥa thượng (A-xà-lê, ācārya, 阿闍黎) truyền 10 giới sa-di; Madhyāntika (摩闡提 Ma-xiển-đề) là Ḥa thượng (A-xà-lê) truyền giới cụ túc. Trong một giới đàn có ba hệ phái cùng tham dự: Moggaliputta Tissa là người Phân biệt thuyết bộ (Vibhajyavādin), Mahādeva là phái Đại chúng (Mahāsaṅghika), Madhyāntika là Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin). [8] Mahinda chính là Sơ tổ Phật giáo Nam tông bây giờ. Mahinda cùng các vị đại đức Iṭṭhiya (Iddhiya), Uttiya, Bhaddasāla và Sambala đến Tích-lan truyền giáo theo sắc lệnh vua cha và nhóm này h́nh thành Thượng tọa bộ, c̣n gọi Đồng diệp bộ (Tāmraśāṭīyas, bộ phái mặc màu y lá đồng đỏ) [9], cho đến tận ngày nay dấu chân hoằng hóa của họ phát triển khắp nơi trên thế giới.

Tại Trung Hoa, thời kỳ đầu Phật giáo du nhập, lúc này Tăng sĩ chỉ cạo tóc xuất gia, trọ tŕ tam quy ngũ giới, không có luật nghi. Đến năm 250, niên hiệu Gia b́nh thời Tào Ngụy, Đàm-ma-ca-la (Dharmakāla) người Ấn-độ đến Lạc Dương, dịch Tăng-kỳ giới tâm; năm 254, niên hiệu Chánh nguyên, sa-môn Đàm-đế người An tức cũng đến Lạc Dương dịch Đàm-vô-đức bộ tứ phần giới bổn, thỉnh đủ 10 vị Phạn tăng tổ chức pháp yết-ma truyền giới tỳ-kheo. Đó là giới đàn truyền giới tỳ-kheo đầu tiên tại Trung Hoa. Không rơ 10 vị Tăng được thỉnh mời thuộc tông nào nhưng theo tư liệu Hán dịch nói rằng Đàm-ma-ca-la và Đàm-đế thuộc tông Pháp tạng bộ tŕ luật Tứ phần. [10]

Về ni giới. Cho đến đời Tấn, niên hiệu Thăng b́nh (357), sa-môn Đàm-ma-kiết-đa lập giới đàn truyền giới tỳ-kheo-ni cho Tịnh Kiểm và bốn cô nữa. Đây được kể là tỳ-kheo-ni đầu tiên tại Trung quốc, nhưng không đủ nhị bộ tăng, mà trực tiếp truyền từ tỳ-kheo Tăng. V́ bấy giờ Trung quốc chưa có ni th́ không thể đủ hai bộ để truyền như luật định. Đàm-ma-kiết-đa cho rằng giới từ Đại Tăng mà có, nay Đại Tăng đủ số th́ có thể truyền. Sau đó, vào năm Nguyên gia 6 (429), có sa-môn Cầu-na-bạt-ma (Guṇavarma) đến Trung quốc, ni cô Huệ Quả đem vấn đề thọ giới đắc pháp ra hỏi, ngài trả lời: không đắc, v́ không đủ nhị bộ tăng. Lúc bấy giờ tại Trung quốc có 8 vị tỳ-kheo-ni từ Tích lan sang, nhưng Cầu-na cho là chưa đủ số thập sư nên chưa chịu tổ chức giới đàn. Theo lời khẩn cầu của các ni cô bấy giờ, Cầu-na-bạt-ma cử người sang đảo Sư tử, tức Tích-lan ngày nay, thỉnh thêm cho đủ Thập ni để truyền giới. Về sau, có thêm Thượng tọa ni Thiết-sách-la cùng bốn vị nữa từ đảo Sư tử sang, nhưng bấy giờ Cầu-na-bạt-ma đă tịch. Giới đàn khi ấy do Tăng-già-bạt-ma tổ chức, đủ túc số hai bộ tăng truyền giới tỳ-kheo-ni. Đây gọi là chính thức tỳ-kheo-ni như pháp được truyền thọ tại Trung quốc. [11] Chúng ta thấy, giới đàn ni, trong 10 vị Tăng, Tăng-già-bạt-ma (Saṃghavarman) là người Hữu bộ, những vị Tăng khác có thể Pháp tạng bộ hoặc Hữu bộ, c̣n thập sư tỳ-kheo-ni là Đồng diệp bộ (Phật giáo Nam tông).

4. LUẬN KẾT

Giới thể của tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni được thẩm định từ người hành tŕ Phạm hạnh và thọ giới đúng pháp Yết-ma, chứ không đánh giá h́nh thức bề ngoài sắc phục là tông phái nào. Giáo pháp và quy chế của Phật vừa cố định vừa quy ước, nó đă thích nghi với một xă hội Ấn-độ trước thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch. Về sau, Phật giáo truyền đến các nước, chư Thánh đệ tử đă linh hoạt với nếp sống ḥa nhập, sao cho không trái phạm với nền tảng giới luật của Phật chế. Mục đích giữ luật không phải cực đoan, cục bộ hay tự tôn tông phái. Ngày nay Phật giáo Bắc tông là Pháp tạng bộ (Dharmaguptaka), hệ thống kinh điển và Luật tạng gần như là bản sao của Phật giáo Nam tông. Phật giáo Nam tông hay gọi Phật giáo Nam truyền cũng xuất phát từ Phân biệt thuyết bộ (Vibhajyavādin), Tam tạng thánh giáo và nếp sống gần nguyên thủy, chứ hoàn toàn không phải Phật giáo Nguyên thủy. Chính Bhikkhu Bodhi là nhà sư Nam tông cũng công nhận điều này. [12] Nếu nói là Phật giáo nguyên thủy là chỉ cho Phật giáo tiền bộ phái (Pre-sectarian Buddhism) hay gọi Phật giáo sơ kỳ (Early Buddhism), tức chỉ cho thời đức Phật tại thế và kéo dài đến triều đại vua A-dục (Aśoka) (c. 268 đến 232 BCE) mà thôi. [13]

Năm 1998, tại Bồ-đề đạo tràng (Bodhgaya) Ấn-độ, tổ chức giới đàn truyền giới cụ túc, với sự hiện diện đầy đủ của nhị bộ Tăng-già, bên Tăng có sư Nam tông, Bắc tông, bên Ni là các tỳ-kheo-ni Đài Loan. Trong giới đàn có một số giới tử ni đến từ Tích-lan (Sri Lanka), Nepal… Thế nhưng những giới tử ni đến từ Tích-lan (Sri Lanka) đă bị Giáo hội Tăng-già tại Tích-lan từ chối sự đắc giới của họ, cho rằng đó là giới pháp của Đại thừa (Mahāyāna). [14] Sự thật này có ghẻ lạnh, vô cảm đến mấy th́ Tăng đồ Nam tông cũng không thể quên đi lịch sử quá khứ, Mahinda Sơ tổ Phật giáo Nam tông đă đắc giới từ ba vị thầy thuộc ba bộ phái khác nhau, trong đó Mahādeva là phái Đại chúng phát triển thành Phật giáo Đại thừa sau này.

Người viết vướng bước trong suy tư quá lâu, nói để khai phóng tâm hồn. “Chánh pháp th́ có được tịnh tín…. Sự tồn tại lâu dài của Chánh pháp là v́ ích lợi cho chúng sinh”.


Tâm Nhăn


1. Tự ngôn trong bản Việt dịch Luật tứ phần, thầy Tuệ Sỹ viết tại Quảng hương Già-lam, Cuối Đông, 2549.

2. Kỷ yếu Tưởng niệm Tôn sư, tr. 71.

3. https://giacngo.vn/tieu-su-truong-lao-htthich-minh-chau.

4. Luật tạng: Thập tụng: p. 148b12-17; Tứ phần: p. 799c12-29; Ngũ phần: p. 111b2-23, 25; Pāli: I, 28, 3-6, 31, 2; Tăng-kỳ: cf. pp. 412b26 - 413a6, p. 416b7-10.

5. Tuệ Sỹ, Yết-ma yếu chỉ (2011), chương i và chương iii.

6. 《阿毘達磨俱舍釋論》卷11, T29, no. 1559, p. 235c3.

7. https://vi.wikipedia.org/wiki/Pol_Pot & “Thống nhất Phật giáo Việt Nam – 1994”, tr. 8-11, Đỗ Trung Hiếu.

8. 印順導師, 初期大乘佛教之起源與開展, p. 409.

9. Dīpaṃvasa (Đảo vương thống sử, ch. VIII), Mahāvaṃsa (Đại vương thống sử, ch. XII), Samantapāsādikā (Nhất thiết thiện kiến luật chú, pp. 63, 19-69, 15); Chuan Cheng, Designations of Ancient Sri Lankan Buddhism in the Chinese Tripitaka (Journal of the oxford centre for buddhist studies, vol. 2), p. 104.

10.《四分律刪繁補闕行事鈔》卷2, T40, no. 1804, p. 51c4 & 《佛祖統紀》卷29, 35, T49, no. 2035, p. 296c7, p. 332a12.

11.《四分律刪繁補闕行事鈔》卷2, p. 51c4; 《高僧傳》卷3, T50, no. 2059, p. 342b11); Tuệ Sỹ, Một thời truyền luật.

12. Bhikkhu Bodhi, The revival of Bhikkhunī ordination in the Theravāda tradition, p. 35-36.

13. Griffiths, Paul J. (1983) “Buddhist Jhana: A Form-Critical Study”, Religion 13, pp. 55–68. & Collins, Steven (1990) “On the Very Idea of the Pali Canon”, Journal of the Pali Text Society 15, pp. 89–126.

14. Bhikkhu Bodhi, p. 36.

 

 

Mục Lục 

-------------------------

 

Nguồn

Updated 2023

 

 

Home