ĐẠI KINH PHƯƠNG QUẢNG
(KINH TRUNG BỘ SỐ 43)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthi,
tại Jetavana, tịnh xá ông Anāthapiṇḍika. Lúc bấy giờ, Tôn giả
Mahākoṭṭhita (Đại Câu-hy-la), vào buổi chiều, khi thiền định xong, đứng
dậy, đi đến chỗ Tôn giả Sāriputta ở. Sau khi đến nói lên với Tôn giả
Sāriputta những lời chào đón, hỏi thăm xă giao rồi ngồi xuống một bên.
Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahākoṭṭhita nói với Tôn giả
Sāriputta:
Thưa hiền giả, vô trí, vô
trí (Suppanna) được gọi là như vậy. Thưa hiền giả, như thế nào được gọi
là vô trí?
Thưa hiền giả, v́ không biết
rơ, không biết rơ (Nappajanati), thưa hiền giả nên được gọi là vô trí.
Không biết rơ là ǵ? Không
biết rơ đây là Khổ, không biết rơ đây là Khổ tập, không biết rơ đây là
Khổ diệt, không biết rơ đây là Con đường đưa đến Khổ diệt.
V́ không biết rơ, không biết
rành thưa hiền giả, nên được gọi là vô trí.
Lành thay, hiền giả! Tôn giả
Mahākoṭṭhita hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sāriputta nói, rồi hỏi Tôn giả
Sāriputta một câu hỏi nữa:
Thưa hiền giả, trí tuệ, trí
tuệ được gọi là như vậy. Thưa hiền giả, như thế nào là được gọi là trí
tuệ? V́ biết rơ, biết rành thưa hiền giả, nên được gọi là trí tuệ.
Biết rơ những ǵ? Biết rơ
đây là Khổ, biết rơ đây là Khổ tập, biết rơ đây là Khổ diệt, biết rơ đây
là Con đường đưa đến Khổ diệt.
V́ biết rơ, biết rành thưa
hiền giả, nên được gọi là trí tuệ.
(Thức)
Thức, thức, thưa hiền giả,
được gọi là như vậy, thưa hiền giả, như thế nào được gọi là thức?
Thưa hiền giả, v́ thức tri,
thức tri, nên được gọi là có thức. Thức tri ǵ? Thức tri lạc, thức tri
khổ, thức tri xả. V́ thức tri, thức tri, thưa hiền giả, nên được gọi là
thức.
Thưa hiền giả, có sự tương
quan nào giữa Thức và Trí này? Nếu phân tích sâu rộng hơn nữa th́ giữa
chúng có sự khác biệt nào chăng?
Thưa hiền giả, giữa Thức và Trí này có sự tương quan nhau, chứ không
phải không. Và nếu phân tích sâu rộng hơn nữa th́ giữa chúng không có sự
khác biệt nào.
Thưa hiền giả, điều ǵ biết
rơ được là thức tri được, điều ǵ thức tri được là biết rơ được. Do vậy,
khi được phân tích sâu rộng hơn nữa th́ Thức và Trí ở đây có sự tương
quan mật thiết và không có ǵ là khác biệt nhau.
Thưa hiền giả, Trí và Thức ở
đây có mối tương quan với nhau nhưng làm sao có thể đưa ra một sự phân
biệt cần thiết?
Thưa hiền giả, giữa Trí và
Thức có điểm tương quan chớ không phải không tương quan: Trí cần được
phát triển, c̣n Thức cần được nhận biết. Đây chính là cách phân biệt
giữa Thức và Trí.
(Thọ)
Cảm thọ, cảm thọ, thưa hiền
giả, được gọi là như vậy. Thưa hiền giả, như thế nào được gọi là cảm thọ?
Thưa hiền giả, cảm nhận hay
cảm giác được gọi là cảm thọ. Và cảm thọ ǵ? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ,
cảm thọ xả. Thưa hiền giả cảm nhận hay cảm giác được gọi là cảm thọ.
(Tưởng)
Thưa hiền giả, Tưởng, Tưởng
(Sanna) được gọi là như vậy. Thưa hiền giả, như thế nào được gọi là
Tưởng?
Biết bằng kinh nghiệm, thưa
hiền giả, được gọi là Tưởng. Kinh nghiệm ǵ? Như kinh nghiệm màu xanh,
như kinh nghiệm màu vàng, kinh nghiệm màu đỏ, kinh nghiệm màu trắng.
Biết bằng kinh nghiệm, thưa hiền giả, nên được gọi là Tưởng.
Thưa hiền giả, giữa Thọ,
Tưởng và Thức này có sự tương quan nào không? Và khi phân tích sâu rộng
th́ giữa chúng có điểm ǵ khác biệt?
Thưa hiền giả, cái ǵ là Thọ th́ cũng là Tưởng và đó cũng là Thức. Đây
là điểm tương quan giữa chúng, phải không tương quan. Và khi phân tích
sâu rộng hơn nữa th́ giữa chúng không có sự khác biệt nào.
Thưa hiền giả, điều ǵ cảm
nhận được th́ cũng có thể kinh nghiệm được, điều ǵ kinh nghiệm được th́
cũng có thể nhận biết được. Do vậy, ba pháp ấy có mối tương quan mật
thiết với nhau chớ không phải không có. Và khi phân tích sâu rộng hơn
nữa th́ giữa chúng không có sự khác biệt nào.
(Thắng tri)
Thưa hiền giả, ư thức thanh
tịnh (tức tâm Tứ thiền Sắc Giới) vốn đă xuất ly năm căn vật chất, có thể
nhận biết được những ǵ?
Thưa hiền giả, ư thức thanh
tịnh ấy có thể nhận biết được ba tầng thiền chứng sau: Biết rằng Hư
không là vô biên rồi chứng đạt Hư Không Vô Biên Xứ. Biết rằng Thức là vô
biên rồi chứng đạt Thức Vô Biên Xứ. Biết rằng k có ǵ đáng kể rồi chứng
đạt Vô Sở Hữu Xứ.
Thưa hiền giả, nhờ đâu mà người trí biết rơ được các pháp đáng được biết
rơ? Thưa hiền giả, nhờ tuệ nhăn mà người trí có thể biết rơ các pháp.
Thưa hiền giả, thế nào là trí tuệ?
Thưa hiền giả, trí tuệ có
nghĩa là thắng tri (Abhinnattha), là liễu tri (Parinnattha) (cái biết
rộng hơn cái biết b́nh thường), và là sự đoạn tận (Pahanattha) (tức khả
năng ĺa bỏ những hệ lụy có từ sự vô trí).
(Chánh kiến)
Thưa hiền giả, có bao nhiêu
điều kiện giúp Chánh Kiến có mặt?
Thưa hiền giả, có hai điều
kiện giúp Chánh Kiến có mặt: nhờ vào những ǵ nghe từ người khác và khả
năng khéo suy tư của bản thân. Thưa hiền giả, do hai điều kiện này mà
Chánh Kiến có mặt.
Thưa hiền giả, Chánh Kiến và
thánh quả La Hán thuộc Tâm Giải Thoát và Chánh Kiến trong thánh quả La
Hán thuộc Tuệ Giải Thoát có được nhờ bao nhiêu điều kiện hỗ trợ?
Thưa hiền giả, Chánh Kiến và
thánh quả La Hán thuộc Tâm Giải Thoát và Chánh Kiến trong thánh quả La
Hán thuộc Tuệ Giải Thoát được hỗ trợ bởi năm điều kiện:
Ở đây, thưa hiền giả, Chánh
Kiến được hỗ trợ bởi giới hạnh, bởi đa văn, bởi đàm luận, bởi thiền định,
bởi tuệ quán.
Thưa hiền giả, Chánh Kiến và
thánh quả La Hán thuộc Tâm Giải Thoát và Chánh Kiến trong thánh quả La
Hán thuộc Tuệ Giải Thoát được hỗ trợ bởi năm điều kiện này.
(Hữu)
Thưa hiền giả, có bao nhiêu
trường hợp Hiện Hữu (Bhava)? Thưa hiền giả có ba trường hợp Hiện Hữu:
Dục Hữu, Sắc Hữu, Vô Sắc Hữu.
Thưa hiền giả, sự tái sanh trong tương lai được diễn ra như thế nào?
Thưa hiền giả, bị Vô Minh
ngăn che, bị Tham Ái trói buộc, các loài hữu t́nh thích thú chỗ này chỗ
kia. Từ đó mới có sự tái sinh trong tương lai.
Thưa hiền giả, làm thế nào để sự tái sanh trong tương lai không diễn ra?
Thưa hiền giả, do Vô Minh
được ĺa bỏ, Minh có mặt và Tham Ái được chấm dứt nên sự tái sanh trong
tương lai không xảy ra.
(Thiền-na thứ nhất)
Thưa hiền giả, thế nào là Sơ
Thiền? Ở đây, thưa hiền giả, vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp,
chứng và trú Sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có Tầm, có
Tứ. Như vậy, thưa hiền giả, gọi là Sơ Thiền.
Thưa hiền giả, Sơ Thiền có
bao nhiêu chi phần?
Thưa hiền giả, Sơ Thiền có
năm chi phần. Ở đây, thưa hiền giả, Tỷ-kheo thành tựu Sơ Thiền, có Tầm,
Tứ, Hỷ, Lạc, Định. Thưa hiền giả, Sơ Thiền có năm chi phần như vậy.
Thưa hiền giả, Sơ Thiền từ
bỏ bao nhiêu chi phần và thành tựu bao nhiêu chi phần?
Thưa hiền giả, Sơ Thiền từ
bỏ năm chi phần và thành tựu năm chi phần.
Ở đây, thưa hiền giả, vị
Tỷ-kheo thành tựu Sơ Thiền từ bỏ Dục Ái, từ bỏ Sân Hận, từ bỏ Hôn trầm
Thụy miên, từ bỏ Trạo Hối, từ bỏ Hoài Nghi; thành tựu Tầm, thành tựu Tứ,
thành tựu Hỷ, thành tựu Lạc và Định.
Thưa hiền giả, như vậy Sơ
Thiền từ bỏ năm chi phần, và thành tựu năm chi phần.
(Năm căn)
Thưa hiền giả, năm căn này,
có cảnh giới khác nhau, có hành giới khác nhau, không có lẫn lộn cảnh
giới, hành giới với nhau. Năm căn gồm có: Nhăn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn,
Thiệt căn, Thân căn.
Thưa hiền giả, giữa năm căn
này, có đối tượng khác nhau, thuộc lănh vực khác nhau, không chung nhau
ở hai khía cạnh ấy, vậy cái ǵ làm chỗ nương cho chúng, cái ǵ giúp
chúng tiếp nhận các cảnh sở tri?
Thưa hiền giả, năm căn này,
có đối tượng khác nhau, thuộc lănh vực khác nhau, không chung nhau ở hai
khía cạnh ấy.
Thưa hiền giả, giữa năm căn
này, gồm có Nhăn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn, có cảnh giới
khác nhau, thuộc lănh vực khác nhau, không chung nhau ở hai khía cạnh ấy,
và chính ư thức hay tâm thức tiếp nhận cảnh sở tri của chúng.
Thưa hiền giả, năm giác quan
này, nhăn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn nhờ đâu mà có thể
tồn tại?
Thưa hiền giả, năm giác quan
này gồm nhăn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn và thân căn tồn tại nhờ vào
thọ mạng của chúng sinh.
Thưa hiền giả, thọ mạng ấy
nhờ vào đâu mà tồn tại?
Thọ mạng ấy nhờ vào thân
nhiệt mà tồn tại.
Thưa hiền giả, thân nhiệt ấy
nhờ vào đâu mà tồn tại?
Thân nhiệt ấy nhờ vào thọ
mạng của chúng sanh mà tồn tại.
Thưa hiền giả Sāriputta,
ngài vừa nói rằng thọ mạng chúng sanh tồn tại nhờ vào thân nhiệt rồi
hiền giả lại cho biết thân nhiệt ấy lại nhờ vào thọ mạng chúng sanh mà
tồn tại.
Tôi phải hiểu thế nào lời
giải thích này của ngài?
Thưa hiền giả, tôi sẽ cho
một ví dụ. Ở đây, một số người có trí sẽ hiểu được vấn đề nhờ vào ví dụ.
Thưa hiền giả, ví như khi
một cây đèn dầu được thắp sáng, nhờ tim đèn ánh sáng được hiện ra, nhờ
ánh sáng mà tim đèn được nh́n thấy. Cũng vậy thưa hiền giả, thọ mạng
chúng sanh nhờ vào thân nhiệt mà tồn tại và thân nhiệt nhờ vào thọ mạng
chúng sanh mà tồn tại.
(Pháp thọ hành)
Thưa hiền giả, thọ mạng và
cảm thọ có phải là một hay không?
Thưa hiền giả, thọ mạng
chúng sanh không phải là cảm thọ.
Thưa hiền giả, nếu thọ mạng
là cảm thọ th́ ta sẽ nói sao về trường hợp một người xuất định Diệt Thọ
Tưởng.
Thưa hiền giả, chính v́ thọ
mạng không phải là cảm thọ nên ta mới có thể giải thích được sự xuất
định Diệt Thọ Tưởng.
Thưa hiền giả, có bao nhiêu
thứ khi mất đi sẽ khiến thân xác này trở thành một thi hài vô tri, vô
dụng như một khúc gỗ?
Thưa hiền giả, khi ba thứ
sau đây ĺa bỏ thân xác này, gồm thọ mạng, thân nhiệt, tâm thức th́ thân
này sẽ bị quăng bỏ như một khúc gỗ vô tri.
Thưa hiền giả, có sự khác
biệt nào giữa một xác chết với một tỷ kheo đang nhập Diệt Thọ Tưởng Định?
Thưa hiền giả, đă là một xác
chết th́ cả Thân Hành, Khẩu Hành, Tâm Hành đều chấm dứt, lắng yên, đồng
thời thọ mạng, thân nhiệt cũng kết thúc, các giác quan bị phân hủy.
C̣n đối với vị tỷ-kheo đang
nhập Diệt Thọ Tưởng Định th́ Thân Hành, Khẩu Hành, Tâm Hành tuy kết thúc,
lắng yên nhưng thọ mạng chưa kết thúc, thân nhiệt của vị này vẫn c̣n
nguyên vẹn và các giác quan được chói sáng.
Thưa hiền giả, như vậy là sự
khác biệt giữa một xác chết với vị tỷ-kheo thành tựu Diệt Thọ Tưởng Định.
(Tâm Giải Thoát)
Thưa hiền giả, có bao nhiêu
điều kiện để chứng nhập Tâm Giải Thoát không khổ không lạc (tâm thiền xả
thọ)?
Thưa hiền giả, có bốn điều
kiện để chứng nhập Tâm Giải Thoát không khổ không lạc (tâm thiền xả thọ).
Ở đây, thưa hiền giả, vị
tỷ-kheo ĺa bỏ khổ lạc, hỷ ưu ở các tầng thiền trước rồi chứng và trú Tứ
thiền không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Thưa hiền giả, do bốn điều
kiện này mà một tỳ kheo có thể chứng nhập tâm giải thoát không khổ không
lạc (tâm thiền xả thọ).
Thưa hiền giả, có bao nhiêu
điều kiện để chứng nhập vô tướng tâm giải thoát?
Thưa hiền giả, có hai điều
kiện để chứng nhập Vô Tướng Tâm Giải Thoát: Không có lưu ư Nhất Thiết
Tướng và lưu ư Vô Tướng Giới.
Thưa hiền giả, do hai điều
kiện này mà một người chứng nhập Vô Tướng Tâm Giải Thoát.
Thưa hiền giả, có bao nhiêu
điều kiện để an trú Vô Tướng Tâm Giải Thoát?
Thưa hiền giả, có ba điều
kiện để an trú Vô Tướng Tâm Giải Thoát: không lưu ư Nhất Thiết Tướng ,
lưu ư Vô Tướng Giới , và một sự chuẩn bị trước . Thưa hiền giả, đây là
ba điều kiện để một người có thể an trú Vô Tướng Tâm Giải Thoát.
Thưa hiền giả, có bao nhiêu
điều kiện để ra khỏi Vô Tướng Tâm Giải Thoát Định?
Thưa hiền giả, có hai điều
kiện để ra khỏi Vô Tướng Tâm Giải Thoát Định, đó là lưu ư Nhất Thiết
Tướng và không lưu ư Vô Tướng Giới. Thưa hiền giả, nhờ hai điều kiện này
mà một người có thể ra khỏi Vô Tướng Tâm Giải Thoát Định.
Thưa hiền giả, bốn loại định
này gồm Vô Lượng Tâm Giải Thoát, Vô Sở Hữu Tâm Giải Thoát, Không Tánh
Tâm Giải Thoát và Vô Tướng Tâm Giải Thoát là khác nhau hoàn toàn hay chỉ
khác nhau trên tên gọi?
Thưa hiền giả, bốn thứ định
này gồm Vô Lượng Tâm Giải Thoát, Vô Sở Hữu Tâm Giải Thoát, Không Tánh
Tâm Giải Thoát và Vô Tướng Tâm Giải Thoát, có trường hợp chúng khác biệt
nhau trên cả tên gọi lẫn bản chất, có trường hợp chúng chỉ khác nhau
trên tên gọi nhưng giống hệt nhau về bản chất.
Thưa hiền giả, thế nào là
trường hợp bốn thứ định này khác biệt nhau trên cả tên gọi lẫn bản chất?
Ở đây, thưa hiền giả vị
tỷ-kheo sống trải ḷng một phương với Từ tâm, phương thứ hai cũng vậy,
phương thứ ba cũng vậy, phương thứ tư cũng vậy.
Như vậy, cùng khắp thế giới,
trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy
sống trải ḷng với từ tâm, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với
Bi tâm... với Hỷ tâm... sống trải ḷng một phương với Xả tâm, phương thứ
hai cũng vậy, phương thứ ba cũng vậy, phương thứ tư cũng vậy.
Như vậy, cùng khắp thế giới,
trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy
sống trải ḷng với xả tâm, quảng đại, vô biên, không hận, không ghét.
Như vậy, thưa hiền giả, gọi là Vô Lượng Tâm Giải Thoát.
Và thưa hiền giả, thế nào là
Vô Sở Hữu Tâm Giải Thoát?
Ở đây, thưa hiền giả, vị
tỷ-kheo vượt lên mọi Thức Vô Biên Xứ nghĩ rằng: “Không có vật ǵ”, rồi
chứng trú Vô Sở Hữu Xứ. Như vậy, thưa hiền giả gọi là Vô Sở Hữu Tâm Giải
Thoát.
Và thưa hiền giả, thế nào là
Không Tánh Tâm Giải Thoát?
Ở đây, thưa hiền giả, vị
tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến chỗ nhà vắng rồi
quán niệm như sau: “Thân tâm này là rỗng không, không có ǵ là TÔI hay
CỦA TÔI”. Như vậy, thưa hiền giả, gọi là Không Tánh Tâm Giải Thoát.
Và thưa hiền giả, thế nào là
Vô Tướng Tâm Giải Thoát?
Ở đây, thưa hiền giả, vị
tỷ-kheo không lưu ư với Nhất Thiết Tướng, đạt và an trú Vô Tướng Tâm
Định. Như vậy, thưa hiền giả, gọi là Vô Tướng Tâm Giải Thoát.
Bản chất khác nhau như thế
là lư do khiến bốn loại định này hoàn toàn không giống nhau.
Và thưa hiền giả, trong
trường hợp nào các pháp sau đây được xem là giống nhau, chỉ khác nhau
trên tên gọi?
Thưa hiền giả, tham, sân và
si là nguồn gốc của những hạn chế. Đối với vị tỷ-kheo đă đoạn trừ các
Lậu Hoặc và tham, sân, si này đă được chặt tận gốc như thân cây cọ được
chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai.
Thưa hiền giả, khi nói đến
khía cạnh vô lượng trong các tâm Giải Thoát vừa nói, th́ Bất Động Tâm
Giải Thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và Bất
Động Tâm Giải Thoát ấy không có tham, không có sân, không có si.
Thưa hiền giả, tham, sân và
si là những gánh nặng hiện hữu. Đối với vị tỷ-kheo đă đoạn trừ các Lậu
Hoặc th́ tham, sân, si này đă được chặt tận gốc, như thân cây cọ được
chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai.
Thưa hiền giả, khi nói đến
khía cạnh Vô Sở Hữu trong các tâm giải thoát vừa nói, th́ Bất Động Tâm
Giải Thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy và Bất
Động Tâm Giải Thoát ấy không có tham, không có sân, không có si.
Thưa hiền giả, tham, sân và
si là điều kiện tạo ra biệt tướng. Đối với vị tỷ-kheo đă đoạn trừ các
Lậu Hoặc th́ tham, sân, si này đă được chặt tận gốc, như thân cây cọ
được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai.
Thưa hiền giả, khi nói đến
khía cạnh Vô Tướng trong các tâm giải thoát vừa nói, th́ Bất Động Tâm
Giải Thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy và Bất
Động Tâm Giải Thoát ấy không có tham, không có sân, không có si.
Như vậy, thưa hiền giả, đây
là lư do khiến bốn thứ định ấy chỉ khác nhau trên tên gọi nhưng đồng
đẳng về bản chất.
Tôn giả Sāriputta thuyết
giảng như vậy. Tôn giả Mahākoṭṭhita hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả
Sāriputta dạy.
(NTKLM - ST)