THẾ NÀO LÀ CHÂN TU?
TK Giác Lộc
Vào thời Phật có một người bị đắm thuyền, khi anh ta cố sức lội vào đến
bờ th́ quần áo đều bị nước cuốn đi hết. Anh lấy vỏ cây để che thân. Khi
dân chúng thấy h́nh dạng của anh như vậy họ tỏ ḷng cung kính v́ cho anh
là bậc A la hán.
Thời xưa là như vậy, ngày nay c̣n cách đánh giá người qua vẻ bề ngoài
nông cạn như vậy không? Chắc chắn là c̣n và cái cách tôn sùng c̣n trầm
trọng hơn.
Có lần Đức Phật hỏi đệ tử của một giáo chủ: “Thầy ông gỉảng về căn tu
tập như thế nào? Thưa tôn giả Gotama, thầy tôi dạy ‘Không thấy sắc với
mắt, không nghe tiếng với tai’. Đức Phật nói: “Nếu vậy người mù sẽ là
người có căn tu tập. Người điếc sẽ là người có căn tu tập”. Người này
nghe vậy cúi đầu, hổ thẹn.
Theo Đức Phật, người có căn tu tập là tu tập ở nơi tâm. Khi mắt, thấy,
tai nghe … dù thích, không thích đối tượng, vị ấy không chấp thủ vào đó
và giữ tâm xả. Đối với, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ư căn cũng có tâm
xả như vậy.
Phật Pháp nếu được nhận thức theo kiểu tu tập h́nh thức th́ không gọi là
trí tuệ. Với cách giải thích về căn tu tập của Đức Phật th́ một hành giả
thực sự có tu tập phải có sự tu tập từ nơi thấy, nghe v.v…và thấy, nghe
… này biểu hiện một nội tâm thanh tịnh. Vậy th́ làm thế nào để chúng ta
đánh giá là một người có căn tu tập nếu chúng ta chỉ căn cứ vào cái vẻ
bên ngoài.
Thế nào là chân tu? Theo định nghĩa người theo Trung đạo (Majjhimapaṭipadā)
của Đức Phật là chân tu. Trung đạo là dukkhanirodhagaminipaṭipadā (đường
lối thực hành đưa đến diệt khổ). Trung đạo này là Bát chánh đạo, bao gồm
giới, định, tuệ. Người theo Trung đạo từ bỏ khổ hạnh và lợi dưỡng. Có
hai cách thực hành Trung đạo, một là tu tập ở nơi chùa, hai là hành tŕ
theo những hạnh Đầu đà. Dù sống ở chùa hoặc theo hạnh Đầu đà th́ người
tu phải theo ba pháp: Pháp học (pariyatti), Pháp hành (paṭipatti), Pháp
thành (paṭivedha).
Tu tập ở nơi chùa là cách tu tiện lợi cho việc học pháp học. Vị ấy có
thể phát triển việc học bằng cách học ở các trường Phật học trong nước
và nước ngoài. Vị ấy cũng theo pháp hành để song hành với pháp học v́
mục đích của thực hành trung đạo là tiến đến pháp thành. Theo cách hành
tŕ tu tập ở chùa đem lại lợi ích là giúp cho vị ấy hiểu đúng lời Phật
dạy và thực hành đúng. Vị ấy giúp cho chính ḿnh được an lạc trong đời
sống tu tập và giúp cho nhiều người hiểu đúng và thực hành đúng.
Tu tập theo hạnh Đầu đà là cách tu khó hơn. Đầu đà là ǵ? Đây là từ Hán
Việt, đọc theo phiên âm. Pāli là dhutaṅga. Nếu chúng ta tách riêng ra
th́ dhu, âm Hán Việt là Đầu, đâu, thâu. Ta âm Hán Việt là đà, đa. Dhuta
đọc theo phiên âm Hán Việt là đầu đà. Theo nghĩa của dhutaṅga th́ dhuta
là rửa, làm cho trong sạch phiền năo. Aṅga là chi phần hoặc pháp môn
thực hành. Như vậy đầu đà là cách thực hành để rũ bỏ phiền năo.
13 hạnh đầu đà (1-Hạnh lượm vải dơ bị quăng bỏ làm y. 2- Hạnh chỉ có tam
y. 3- Hạnh sống nhờ khất thực. 4-Hạnh đi khất thực từng nhà. 5- Hạnh thọ
thực chỉ 1 lần trong ngày. 6- Hạnh thọ thực trong bát. 7- Hạnh không ăn
thêm sau khi đă ăn vừa đủ. 8- Hạnh ở trong rừng. 9- Hạnh ở dưới cội cây.
10- Hạnh ở nơi đồng trống. 11- Hạnh ở nơi nghĩa địa.12- Hạnh chỉ ở nơi
chư Tăng chỉ định, không thay đổi nơi khác. 13- Hạnh không nằm.
Điều cần lưu ư trong hạnh lượm vải dơ bị quăng bỏ làm y. Những miếng vải
dơ được giặt sạch và may thành y và nhuộm theo đúng luật. Không phải là
miếng vải ghép nhiều màu. Hành giả đầu đà không đi chỗ này chỗ kia mà
sống cuộc đời ẩn dật, viễn ly, không muốn người ta chú ư đến ḿnh đang
hành đầu đà. Ở Thái lan và Miến điện các vị đầu đà sống trong rừng. Phật
tử là những người có pháp học. Họ biết cách kính trọng các Ngài. Họ
không bao giờ bu quanh các Ngài, hoặc tán tụng là những vị A la hán. Họ
biết tránh những việc không nên làm, những việc các Ngài bị bu quanh và
được tán tụng chỉ gây phiền phức cho các Ngài mà thôi.
Hành đầu đà là để rũ sạch phiền năo. Trước khi thực hành th́ vị ấy đă có
tŕnh độ về pháp học và pháp hành. Chọn hạnh đầu đà là để giúp cho pháp
hành tiến xa hơn và không nhứt thiết phải chọn hết 13 hạnh, tùy theo khả
năng và nguyện vọng để theo các hạnh. Sau khi pháp hành đă tiến triển vị
ấy có thể từ bỏ để sống ở chùa, không bắt buộc theo suốt đời.
Khi người ta chọn hạnh đầu đà là để tiến nhanh đến đạo lộ giải thoát.
Nếu coi đầu đà như một cách nghiêm tŕ khổ hạnh theo h́nh thức, c̣n nội
tâm không có một tiến triển ǵ trong chỉ quán th́ đấy không phải là hạnh
đầu đà theo lời Phật dạy.
Vào thời Đức Phật thức ăn rất trong lành, thuận theo thiên nhiên. Các vị
thời đó nhờ vậy có sức khỏe tốt để thực hành các hạnh đầu đà. Ngày nay
thức ăn khó giữ thuần túy như xưa, cho nên việc hành đầu đà có nhiều
thách thức. Một vị du phương hiện đại đi đó đây ai cho ǵ ăn nấy tuyên
bố rằng: “Thức ăn là bánh, kẹo. Ban đầu không chịu nổi, lần lần rồi cơ
thể thích ứng với những thức ăn đó”. Phát ngôn như vậy là phản khoa học.
Khi cơ thể c̣n khỏe mạnh th́ nó thích ứng. Đến khi suy yếu rồi th́ những
chất đó sẽ không c̣n thích ứng nữa, lúc đó sẽ sinh ra nhiều bệnh tật.
Không có phép mầu nào giúp cho thoát khỏi kết cuộc như vậy. Do đó, việc
hành đầu đà phải hiểu rơ điều này để biết cách dừng lại đúng lúc và
trước khi dừng nội tâm phải tiến triển, nếu không th́ phung phí thời
gian mà không được ǵ lại c̣n mang thêm thân bệnh.
Đạo Phật là Trung đạo phải được nhận thức với trí tuệ. Nếu chỉ nh́n qua
vẻ ngoài rồi đánh giá là chân tu, lúc đó không phải là cách hiểu của
người theo Trung đạo. Bậc chân tu phải theo ba pháp là pháp học, pháp
hành và pháp thành. Trung đạo là đạo lộ giải thoát. Pháp học và pháp
hành là giai đoạn đi trên đạo lộ trung đạo, nhưng đích để đến là Thánh
đạo và cứu cánh là A la hán đạo.
Nếu có triệu người không có pháp học, không có pháp hành khen Đạo Phật
và cũng có triệu người không có pháp học, không có pháp hành chê Đạo
Phật. Số người khen đó có làm Phật Pháp tốt đẹp nhiều hơn không? Dĩ
nhiên là không tốt đẹp, bởi v́ họ chưa phải là hành giả trung đạo. Số
người chê đó có làm Phật Pháp suy tàn không? Dĩ nhiên là không suy tàn,
bởi v́ họ không phải là hành giả trung đạo. Những lời khen chê đó không
phải là những lời của bậc trí tuệ. Khen không đem lại vinh quang. Chê
không đem lại lu mờ. Triệu người như vậy, người thứ nhất không có trí
tuệ và người thứ một triệu không có trí tuệ. Nếu tăng lên thêm tỷ người
th́ số đông đó trở thành con số không. Ư nghĩa này được củng cố trong
Phật ngôn thâm thúy trích từ Saṃyuttanikāya: “Nesā sabhā yattha na santi
santo” (Không trí giả, không hội trường). Nghĩa rộng là bất cứ nơi hội
tụ đông người nào nếu không có những bậc trí giả th́ nơi đó trở thành
trống không.
Đức Phật là đấng giác ngộ không nh́n người theo vẻ bên ngoài. Khi khen
là khen chính xác v́ thấy rơ nội tâm thanh tịnh của người đó. Khi chê là
chê chính xác v́ thấy rơ nội tâm ô nhiễm của người đó. Lời khen của Đức
Phật cũng đầy trí tuệ. Trong Tăng chúng hiện diện không phải bậc Đạo sư
khen duy nhất bậc A la Hán. Đức Phật khen những vị A la hán, những vị
Bất lai, những vị Nhất lai, những vị Dự lưu, những vị tu tập Tứ niệm xứ,
những vị tu tập Tứ chánh cần, những vị tu tập Tứ như ư túc, những vị tu
tập ngũ căn, những vị tu tập ngũ lực, những vị tu tập Thất giác chi,
những vị tu tập Bát thánh đạo, những vị tu tập tâm Từ, những vị tu tập
tâm Bi, những vị tu tập tâm Hỷ, những vị tu tập tâm Xả, những vị tu tập
Bất tịnh, những vị tu tập Vô thường tưởng, những vị tu tập Niệm hơi thở
vào và ra.
Những vị chưa phải là Thánh khi được Đức Phật khen trong số đó cần thiết
phải có Anuyogamanuyutta (tận tâm tận lực). Khi có tận tâm tận lực với
việc tu tập th́ sẽ có Appamāda (không dể duôi). Không dể duôi nghĩa là
không xao lăng, không chểnh mảng trong việc tu tập để tiến đến đạo lộ
giải thoát.
Phật Pháp khác xa thế gian pháp trên nhiều phương diện. Chẳng hạn, gần
nhất là sơ thiền. Một vị tiến sĩ sẽ mù mờ về trạng thái này nếu không có
thực hành. Trái lại anh, chị nhà quê thất học nhưng đủ duyên chứng sơ
thiền sẽ hiểu rơ về sơ thiền. Những bậc thiền cao hơn cũng cần yếu tố
chứng nghiệm. Nếu đi xa hơn, bàn đến những quán trí, đạo quả th́ cái trí
thế tục chỉ nh́n thấy như nh́n ngôi sao lấp lánh trên bầu trời bao la.
Một bậc chân tu phải theo pháp học, pháp hành để có chánh kiến soi đường
trên chánh đạo. Khi có chánh kiến th́ việc tiến triển trên đạo lộ giải
thoát là việc hiển nhiên. Việc tu tập đúng đường lối Trung đạo là bổn
phận của bậc chân tu và cũng là trách nhiệm lớn lao đối với Phật Pháp.
Một bậc chân tu như vậy sẽ đem lại an lành cho thế gian, xă hội. Nếu
chân tu là theo Trung đạo của Đức Phật th́ chân tu không phải dành riêng
cho bậc xuất gia. Hiểu rộng hơn, người phật tử cũng theo Trung đạo, do
đó cũng là chân tu. Nếu có nhiều phật tử như vậy th́ sẽ có nhiều trí giả
trong thế tục, lúc đó sẽ có nhiều hoa sen trong cuộc đời. Phật Pháp
trường tồn chính v́ có những chân tu trong đạo và ngoài đời.
TK Giác Lộc