|
Sắp xuất bản
|
TỰA
Lâu nay chữ Thiền là một trong vài thuật ngữ Phật học được sử
dụng rộng răi và cũng có phần bừa băi nhất ở cả những người
trong và ngoài Phật Giáo. Trong sách này, có lẽ ta nên t́m lại
định nghĩa nguyên thủy nhất của từ nầy. Một cách chính xác, ngắn
gọn và cần thiết nhất, chữ Thiền trong kinh điển Pali chỉ gồm
trong hai trường hợp sau:
-Theo tinh thần giáo lư Tam Học của Phật giáo nguyên thủy, bên
cạnh một đời sống thanh tịnh trên ngôn từ và sinh hoạt tức Giới
Học, người hành đạo giải thoát dứt khoát phải có được khả năng
tập trung tư tưởng tức Định học, gọi tắt là Samatha (Chỉ), gọi
đủ là Àrammanùpanijjhàna hay Thiền Tập Chú Cảnh Đề Mục, tức khả
năng tập trung tư tưởng vào một đề mục nào đó.
-Từ nền tảng Định học, với Àrammanùpanijjhàna trên đây, hành giả
dùng sức định tâm của ḿnh để quan sát thân tâm xem chúng là ǵ
và đang ra sao. Phải thấy thân tâm, thiện ác, buồn vui thật ra
là ǵ th́ hành giả mới có thể chán sợ và ĺa bỏ sinh tử được.
Công phu này được gọi là Lakkhanùpanijjhàna hay Thiền Quán Chiếu
Bản Tướng Vạn Hữu. Công phu này chính là Tuệ Học trong Tam Học,
cũng được gọi là pháp môn Vipassanà.
Hơn hai ngàn năm lưu truyền ở đời, giáo pháp của của đức Thích
Tôn qua những bước đường du nhập và kế thừa ở các miền đất thỉnh
thoảng có thêm những kiểu diễn dịch tŕnh bày mà ít nhiều phảng
phất dấu ấn cá nhân của những người hoằng đạo. Ta người đời sau
học để biết thêm những cái riêng tư ấy, thấy tâm đắc th́ theo và
dĩ nhiên thấy bất phục th́ tránh.
Nội dung sách này là một tập đại thành những kinh nghiệm riêng
tư của các thiền sư Myanmar dựa trên cái chung là kinh điển Pali
mà chúng tôi đúc kết lại từ các nguồn tài liệu tiếng Anh trên cả
Internet và sách in (vào Google th́ biết ngay). Đó là những kinh
nghiệm có được từ công phu hành tŕ của các hành giả thực thụ
chứ không phải những lư luận suy diễn của các học giả mọt sách.
Hai thứ này khác nhau nhiều lắm, v́ một bên là ngắm nh́n ảnh
chụp và một bên là sờ chạm trực tiếp.
Chúng tôi đọc nguyên tác và viết lại nội dung, không phải phiên
dịch, chỉ v́ lâu nay vẫn thấy thoải mái với lối chuyển ngữ này
hơn. Ai muốn kê cứu ǵ ấy th́ chỉ cần một Smartphone cũng đủ.
Các truyền thống Vipassanà được nhắc đến trong sách không hẳn là
những ḍng thiền lừng lẫy nhưng ít nhất cũng là những địa chỉ
được nhiều người tu học trong và ngoài Myanmar biết đến hoặc
quan tâm. Người Việt có ḷng cầu thị Phật pháp ở Miến Điện có lẽ
ít nhiều cũng nên có chút khái niệm về bối cảnh kiến giải của xứ
sở nầy trước khi bỏ công qua đó xếp bằng nhắm mắt.
Nói đến kinh nghiệm Tuệ Quán Myanmar là xem như đang chạm vào
khu rừng thiêng mấy ngh́n năm phong kín của một xứ sở Phật giáo
mà cả chiều dài lịch sử lẫn chiều dày truyền thừa đều đáng nể,
đôi ba trăm trang kể chuyện về nhau th́ có bỏ bèn thấm tháp vào
đâu. Đó chính là lư do tập sách này có ít nhất hai quyển, tổng
chi non ngh́n trang. Sự nhiệt t́nh đón đọc của quư độc giả dành
cho tập 1 sẽ giúp tập 2 sớm được chào đời.
Niềm mong mỏi lớn nhất của chúng tôi chỉ đơn giản là bà con Phật
tử người Việt có cái giắt lưng khi vừa đặt chân lần đầu trên đất
Myanmar. Khi đă biết ḿnh sẽ về đâu, làm ǵ, với ai th́ tập sách
này khi ấy chỉ là của thừa. Mong lắm vậy thay!
Toại Khanh, tháng 4 năm 2017 |
Sách sẽ in 5/ 2017 |
|
TỰA
Nguyên lai, Phật giáo truyền thống có dựa trên
vài tiêu chí nội dung (nói cái ǵ, dài hay ngắn, có kệ ngôn hay
không) mà phân loại lời Phật vào phần nào trong ba Tạng. Từ ngày
đầu tiên hoằng đạo độ sinh, Thế Tôn chỉ trong một buổi đă có thể
phải tiếp xúc với biết bao người có tŕnh độ chênh lệch nhau như
trời biển, những ǵ Ngài nói ra trong mỗi trường hợp cũng phải
theo đó mà khác nhau. Khác nhau ở mỗi đối tượng chứ không phải
thời đoạn trong đời Ngài. Nên khái niệm Ngũ Thời Thuyết Giáo của
Phật giáo Tàu (với các vị Lưu Cầu đời Nam Tề, Huệ Quán đời Lưu
Tống hay Trí Khải đời nhà Đường) chỉ là một đề nghị không cần
thiết, thậm chí nông nổi.
Trường Bộ Kinh là một trong năm Nikaya của Kinh
Tạng nguyên thủy. Theo tập Saddhammasangaha của ngài Dhammakitti
(in trong chuyên san Pali Text Society số ra năm 1890) th́ ngay
sau khi kiết tập xong mỗi phần Kinh Tạng, năm trăm vị La Hán
trong kỳ kiết tập I đă giao trách nhiệm truyền thừa cho từng
nhóm tăng chúng: Trường Bộ Kinh (Dīgha Nikāya) cho nhóm đệ tử
ngài Ānanda, Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikāya) cho nhóm đệ tử ngài
Xá Lợi Phất, Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikāya) được giao cho
thầy tṛ ngài Ca Diếp Đầu Đà (Mahākassapa), Tăng Chi Bộ Kinh
(Anguttara Nikāya) cho thầy tṛ ngài Anuruddha. Phần c̣n lại
không thấy nhắc đến.
Va vấp phải bao thứ trở lực từ nhiều phía, sau
hơn hai năm trời, chúng tôi đă có dịp giảng xong Tương Ưng Bộ
Kinh và 33 bài Trường Bộ (trên tổng số 34 bài). Theo lư th́ phải
đợi hoàn tất mới đem in sách, nhưng trước mắt với nhiều lư do,
có người đề nghị có bao nhiêu in bấy nhiêu, phần c̣n lại tính
sau.
Nội dung Trường Bộ Kinh, có đọc sẽ thấy ngay, chỉ
gồm hơn 30 bài nh́n vào tưởng đọc thẳng một hơi dài sẽ xong.
Nhưng nội dung thật sự của Kinh th́ không biết phải cần đến bao
nhiêu thời gian để hiểu hết nói chi là hành tŕ: Kinh Phạm Vơng
nói hết cái ǵ có trong đầu vạn loại chúng sinh trong muôn cơi,
Kinh Sa Môn Quả nói không sót tơ tóc nào về cái gọi là hành
tŕnh giải thoát của một người chán sợ luân hồi, Kinh Đại Duyên
nói hết duyên do trầm luân của chúng sinh trong ba cơi sáu
đường, kinh Đại Niệm Xứ chứa đựng tinh hoa hành tŕ của Phật
Đạo, hai Kinh Thập Thượng và Phúng Tụng có nội dung tóm tắt của
toàn bộ giáo nghĩa Phật Pháp hay Kinh Đại Bát Niết Bàn ghi lại
trọn vẹn bản hoài và hành trạng của Phật, thậm chí thu tóm toàn
bộ lời Phật trong suốt một đời khuyến hóa độ sinh, chỉ qua mấy
ngày cuối đời của Ngài. Đáng đọc lắm thay!
Waldshut ngày 1 tháng 4 năm 2017
Toại Khanh cẩn bút
|
Sách sẽ in 2017 |
TỰA
Chuyện bắt đầu từ một mùa nắng hạn, hoàng tộc hai
bên nội ngoại của Thế Tôn giành nhau nguồn nước ít ỏi trên con
sông biên giới Rohini nhỏ xíu để dân chúng xứ ḿnh canh tác. Từ
cuộc tranh căi nội bộ giữa đôi ba người lúc đầu, sau đó hai bên
đem quân đội ra nói chuyện với nhau. Giữa lúc sắp xảy ra chuyện
lớn, đức Phật xuất hiện và ḥa giải đôi bên, ngăn được cuộc
chiến tương tàn giữa hai phía nội ngoại.
Nhằm tạ lỗi do đă để Thế Tôn nhọc công v́ ḿnh,
mỗi bên nội ngoại của Ngài đă cử 250 thanh niên đi xuất gia đôi
hôm như một lời sám hối thành khẩn. Túc duyên giải thoát chín
muồi, cả 500 vị tân thọ tỷ kheo đă chứng ngộ quả vị La Hán ngay
sau khi nhận Đại giới. Phật đă đem tất cả các vị lên núi Tuyết
Sơn, một ngọn trong dăy Himalaya ngày nay, để thầy tṛ cùng có
một đêm lánh mặt nhân gian trong khung cảnh chỉ có tuyết trắng
mông lung, trăng vàng vằng vặc.
Ngay đêm đó, kinh Đại Hội (Trường Bộ) ghi rằng
thiên chúng trong vô lượng vũ trụ đă rủ nhau về hầu Phật và
chiêm ngưỡng thánh chúng La Hán. Đây cũng là một cuộc đại hội
thiên chúng mười phương mà đời Phật nào cũng có tối thiểu một
lần. Ác ma thiên tử từ cung Tự Tại Thiên tức khắc nhận biết đêm
nay sẽ có vô số thiên chúng chứng đạo giải thoát nên đă lập tức
dẫn hết ma quân kéo xuống Tuyết Sơn quấy rối đạo tràng.
Phật v́ đại bi đă dùng thần lực chú nguyện không
một ai trong pháp hội nghe thấy ǵ sự có mặt của Ác Ma thiên tử
và sau khi quán xét căn duyên của thiên chúng trước mặt, Thế Tôn
biết rằng tất cả chỉ thích hợp với h́nh thức thuyết pháp vấn đáp
và Ngài đă dùng thần lực tạo ra một vị Hóa Phật (nimmitabuddha)
mà về h́nh thức cũng giống hệt như Ngài với tất cả hảo tướng và
uy nghi của một vị Chánh Đẳng Giác để cùng Ngài thực hiện một
buổi vấn đáp về nội dung 6 pháp thoại thích hợp cho 6 căn tánh,
tức khuynh hướng tâm lư của tất cả thiên chúng hiện diện. Hai vị
cùng ngồi một ṭa và thiên chúng không ai có thể phân biệt được
vị nào là Hóa Phật.
Ta học Phật đều biết rằng chúng sinh trong đời có
đông đảo bao nhiêu th́ trước sau chỉ nằm gọn trong 6 khuynh
hướng tâm lư Dục tánh (tham nhiều), Nộ tánh (sân nhiều), Độn
tánh (chậm chạp u tối), Đăng tánh (buông bắt lăng xăng), Mộ tánh
(thích tin tưởng nương đổ thần tượng) và Ngộ tánh (thông tuệ,
sâu sắc).
Thiên chúng đêm đó trong pháp hội Tuyết Sơn hay
tất cả chúng ta bây giờ đều không ai nằm ngoài 6 khuynh hướng
tâm lư vừa kể và 6 pháp thoại trong đêm đó dĩ nhiên chỉ là 6
trong hàng ngàn pháp thoại được Thế Tôn nhằm vào căn tánh người
nghe mà nói, nhưng riêng 6 kinh này được nhắc đến ở đây chỉ v́
hai lư do là được thuyết giảng trong cùng một dịp và đối tượng
của mỗi kinh cũng được xác định.
Độc giả có thể không đồng ư hoặc không hiểu tại
sao nhưng đó mới chính là lư do chúng tôi đă giảng và in tập
kinh này, ở đây chúng tôi mượn câu nói của Thống Chế nước Pháp
Ferdinand Foch (1851-1929): Không vấn
đề nào là dễ dàng cả, v́ nếu dễ dàng th́ nó đă không là vấn đề!
Toại Khanh, mùa Phật Đản năm 2017
|
Sách sẽ in 5/ 2017 |
|
(Cập nhật 6-4-2017)
|