ĐIẾM CỎ CẦU SƯƠNG
 

Toại Khanh

 

 

Đêm cuối cùng ở Thượng Hải. Hắn vừa trở về từ một chuyến đi xa. Trong chiếc va-li c̣n lấm bụi phong trần ấy dường chẳng sót lại ǵ sau những ngày dài trên đường. Một gói trà, vài hộp bánh, một thùng ḿ gói, mấy lon sữa đặc, và non lít mật ong. Hắn ăn và c̣n đăi mời thiên hạ, chỉ trong gần một tháng, ǵ cũng hết nhẵn. Chỗ trống c̣n lại trong rương hành lư buổi về nhờ vậy mà chèn đuợc một bộ ấm chén đất nung, một bức tượng Đạt Ma Độ Giang bằng sứ và một nhà sư c̣m cơi bằng gỗ đă sứt mẻ ít nhiều mà hắn đă mua được ở Lệ Giang với cái giá rẻ mạt.

Pḥng ngủ ở một khách sạn rẻ tiền vào những ngày mùa đông này thật khó khăn cho hắn. Nhiệt độ trong pḥng cứ tuột thấp theo đêm mỗi lúc một khuya. Dốc hết chỗ trà c̣n sót lại trong va-li, hắn nấu tí nước sôi và pha một ấm trà lạt thếch để cầm cự với cái lạnh và hi vọng có thể chợp mắt được vài tiếng. Ngày mai c̣n phải ra phi trường sớm và tiếp đó là hơn mười tiếng ngồi máy bay dật dờ như con nghiện.

Đang thiu thiu ngủ, bất chợt, qua ánh sáng của chiếc đèn ngủ đầu giường, hắn há mồm kinh ngạc khi thấy bức tượng nhà sư bằng gỗ kia đă yên vị trên bàn tự bao giờ, như vừa bước ra từ va-li hành lư. Sắc diện bức tượng sống động linh hoạt như người thật, dù vẫn giữ nguyên kích thước một gang tay chiều cao!

Hắn lặng người trong giây lâu khi nghe ra một giọng nói trầm ấm nhưng xa vắng như vọng lại từ một nơi chốn nào xa xôi:

“Ngay khi ngươi chưa đặt chân vào những cuộc viễn hành trên đường, từng ngày đă là những dặm trùng viễn xứ. Thế giới ba ngàn cứ bày ra đó trong mỗi bước chân. Mỗi sớm chiều ngươi đă biết bao lần đi ngang vùng biển lửa dày đặc của địa ngục khi chính ngươi cứ mịt mùng vướng kẹt trong một cơi tâm thức đọa đày không lối thoát của hỷ nộ. Kiếp đời khất thực là một thắng hạnh thiêng liêng, nhưng đă bị ngươi tục hoá bằng những khao khát tầm thường. Cứ sau mỗi mong ước vật dục lợi danh, ngươi đă hoá thân nên một loài ngạ quỷ lấy phẩn niệu làm thực phẩm. Càng hy cầu, ngươi càng thu hẹp và vùi sâu chính ḿnh, b́nh bát truyền thừa lúc này đă ra túi vải hành khất rẻ tiền. Sở nguyện bất toại, ngươi lại hoá kiếp vào loài A-Tu-La đêm ngày ch́m ngập trong lửa hận. Cứ nhất niệm hưởng thụ vô tri, ngươi khác chi giống bàng sanh trong chuồng cũi. Đời sống thường nhật là một chuẩn bị cho sinh thú mai hậu. Khi phiền năo là chỗ ghé, th́ đọa lạc là chốn về. Trăm năm là buổi về, b́nh sinh là chuỗi ngày dọn cỗ. Đừng vội tâm đắc với những thành tựu nhăn tiền, khi xuân tàn hoa héo th́ lăo viễn khách chỉ c̣n lại bóng tối trước mặt. Có đến muôn thứ nhăn tiền, khổ thay ngươi vẫn chọn lựa vài thứ trong đó như trẻ con ham ngọt.”

“Đừng vội tự nhận danh xưng sứ giả Như Lai khi chưa kịp nhận diện đâu là đại nguyện hoằng dương và đâu là hồng đồ đại lược. Sao có thể tưởng tượng ra việc thiên hạ cẩn cẩn phụng hành những điều mà chính người trao truyền cho họ c̣n đang nghi hoặc? Sao người hoằng dương lại có thể dễ dàng buồn vui với những thứ chính ḿnh vẫn rêu rao là phù vân của tạm, để thiên hạ buông ra cho ḿnh nhận vào, đó chẳng phải dối thế gạt người hay sao? Đừng dại dột nghĩ ḿnh là minh sư khi có được một số người tín mộ, bởi kẻ ca kỹ trong dân gian nào đức hạnh chi vẫn được bao người phục lụy. Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những ǵ thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm. Nếu bẩm sinh may mắn có chút thông tuệ, hăy dùng khả năng đó để tự tu và độ chúng thay v́ trí trá hiểm độc. Hăy biết trân trọng những vị Phật tương lai qua những dấu vết Phật chất để tránh những hành xử bất xứng. Đừng dùng ánh mắt đầy tớ nhà giàu để nh́n cao sĩ thiên hạ. Hăy biết trên trời cao và giữa đất rộng vẫn không thiếu những người có được mắt tuệ.

“Đừng lấy pháp sự làm áo khoác cho tục sự. Dù có tự trấn an bằng dăm t́nh tiết vặt vănh mang ư nghĩa tinh thần th́ đấy cũng chỉ là lấy chén vàng mà uống rượu độc. Lắm lúc gạt người quen tay, ta lại tự gạt ḿnh để được yên tâm rong ruỗi trong cuộc chơi của một minh sư nửa vời. Đừng lạm dụng chữ ‘mạt pháp’ để vay mượn phương tiện. Đến kỹ nữ chốn phong trần c̣n biết chừa lại một phương để lấy chồng, th́ nói ǵ kẻ tự nhận sứ mạng độ sinh cớ sao không có riêng một góc tôn nghiêm của ḷng tự trọng.”

Tiếng nói của nhà sư bằng gỗ kia nhỏ dần rồi mất hẳn như để trở lại h́nh hài một bức tượng vô tri. Hắn bàng hoàng nhớ lại một ngày ghé chân cổ thành Lệ Giang. Hắn đă cố nài để mua bằng được bức tượng nhà sư v́ t́nh cờ phát hiện một chuyện lạ là càng nh́n, bức tượng nom càng giống một lăo tăng đạo hạnh mà hắn đă từng gặp qua ở quê nhà ngày chưa xa xứ. Ngài đă viên tịch hơn hai mươi năm rồi, chẳng lẽ ngài đă từ ngàn trùng cố quận đến đây để nhắn nhủ với hắn mấy lời giáo hối thống thiết mà cũng khốc liệt đó.

Giữa cơn tỉnh mê chập chờn, hắn lại nghe một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng khi bức tượng nhà sư lúc này đă được thế chỗ bằng một tổ sư Đạt Ma sứ trắng. Vài vết lạc tinh trên áo tượng càng khiến ngài thêm vẻ phong sương lăng bạt với một ánh mắt sáng ngời như có ngọn lửa đang cháy trong đồng tử. Một giọng nói như tiếng chuông đồng:

“Người xưa từ Đông Độ sang Tây Thiên thỉnh kinh cầu pháp, hay từ Tây Thiên t́m về Đông Độ để gióng trống đại hùng, t́m kẻ truyền đăng. Nay người từ nơi gọi Tây Phương kia lại t́m sang Đông thổ hầu hết chỉ là hạng khách nhàn du, cũng mang tiếng thỉnh tượng thỉnh chuông nhưng cơ hồ chỉ như mua sắm cổ ngoạn. Chỉ riêng tên gọi Tây Phương nay cũng thành nghĩa khác. Ta b́nh sinh sống trong những ngộ nhận phũ phàng của thiên hạ đương thời, nhưng có lẽ không một ngộ nhận nào thảm hại bằng của thiên hạ bây giờ đang nghĩ về cổ đức thánh hiền xưa. Họ rao bán ta trên phố cho phường tục tử sờ nắn định giá rồi mang ta về cho đứng chung với bao thứ ấm chén phồn tạp. Họ kư họa ảnh ta bằng tất cả những tưởng tượng kinh khiếp nhất và tha hồ suy tư phóng túng với những hoang tưởng không căn cội rồi áp đặt là tư tưởng Thiền Tông ǵ ấy, một tên gọi mà thuở sinh tiền ta chưa hề biết đến. Ai cũng có thể nói, viết, tán nhảm về cái gọi là Thiền ấy rồi bỏ mặc cho mấy học giả nghiêm túc tha hồ b́nh ta chẳng tiếc lời. Sao lại có thể thế được, gă du tăng mang tiếng về từ Tây Phương kia ?

“Ngày đó ta đă không ít lần bè cỏ qua sông, nhưng phải hiểu, bè cỏ ấy chính là những ǵ ta dẫm lên mà đi. Và những ḍng sông kia chính là những nhục vinh thành bại, đắc thất phù trầm, doanh hư tiêu trưởng. Nói cho cùng, hành tŕnh nào cũng là sự vượt qua chính ḿnh. Chưa thắng vuợt bản thân, có đi muôn núi ngàn sông cũng là một cách quẩn quanh kéo dài, mở rộng. Kẻ học Thiền thời nay ai cũng mong có một tranh vẽ về ta để treo trong thiền thất như một cách cầu chứng. Họ luôn miệng nhắc đến mấy chữ Thiệp Giang, Độ Giang, nhưng nghĩ mà tội, họ cứ một đời bó gối bờ này. Trong nếp nghĩ của nhánh Nam Truyền, ta chỉ là một khách lạ. Ấy vậy mà ngươi cũng ráng theo chân thiên hạ t́m rước ta về để mai này ăn nói sao với thiên hạ bên ấy. Cho vui à? Ngươi có nhiều thời gian và tiền bạc đến vậy sao? Chuyến này về, nếu có chút t́nh tưởng tiếc lăo Hồ Tăng mắt xanh này, hăy học lại phép sang sông. Hăy biến các sở hữu ra bè cỏ rồi mai này có dịp trở sang Đông Độ, ngươi sẽ đường đường một kẻ pháp du đúng nghĩa và ta hứa khi đó sẽ điểm thêm chút lửa vào bất cứ tranh tượng nào của ta mà ngươi mua được. Đừng tốn kém cho những tranh tượng vô hồn, ngắm xác mà chẳng hiểu ḷng.”

Một tiếng c̣i xe từ dưới đường vọng lên, hắn choàng tỉnh giấc. Hắn ngó chiếc đồng hồ reo đặt ở đầu giường, bốn giờ sáng. Chiếc va-li hành lư vẫn đóng chặt, kín kẽ.

Về Mỹ lâu rồi, hắn chưa bao giờ mộng thấy chuyện ǵ nữa. Hai bức tượng nhà sư và tổ Đạt Ma vẫn im lặng trên giá sách, như chưa bao giờ lên tiếng. Nhưng hắn đă nghe thấy họ. Một lần thôi cũng quá đủ. Có người hỏi hắn bao giờ trở lại Trung quốc, hắn cười buồn. Ḿnh vẫn chưa học hết phép qua sông!

TOẠI KHANH

 

 

BACK

 

Home