|
Tiếng Chim Rừng Trúc (để nhớ Mein Mama) Toại Khanh
Phật giáo đă có ít nhất 2500 năm lịch sử; và có lẽ, cũng đă có chừng ấy lần các thế hệ Phật giáo đồ xao ḷng nhớ lại câu chuyện Phật dự hứa ngày viên tịch, báo trước giây phút bỏ lại trần gian. Theo kinh xưa, chuyện đó xảy ra vào ngày rằm tháng Giêng cuối cùng trong đời Thế Tôn, để ba tháng sau đó, Ngài đi xa không về nữa. Bốn mươi lăm năm trước đó, cũng vào ngày rằm tháng Giêng, lần đầu tiên đức Phật xác nhận sự ra đời của Tăng đoàn với một lời giáo hối được xem là toàn bộ tinh thần Phật pháp về sau: Lánh ác, làm lành, thanh lọc nội tâm. Tôi nhớ từng nghe thấy đâu đó một nhận xét thật xác đáng rằng, điều vi diệu trong Phật pháp nằm ở chỗ, dù Thế Tôn có nói nhiều bao nhiêu cũng nhằm vào một lư, và có nói ít bao nhiêu cũng bao hàm vạn sự. Một vài bài kinh ngắn trăm chữ lúc Ngài vừa thành đạo hay dăm ba câu dặn ḍ trước lúc viên tịch – đều gói trọn toàn bộ tinh hoa chánh pháp. Đệ tử ngày sau chỉ theo đó mà tu học cũng đủ thành Phật, chẳng cần đ̣i hỏi ǵ hơn. Thật lạ, đang viết đến đây, tôi bỗng quên mất kinh Phật để nhớ về lời Chúa một cách thấm thía. Chuyện kể rằng vào một mùa mưa dông, giáo xứ xa xôi kia phải gánh chịu một trận băo lụt thật dữ dội. Tất thảy giáo dân dẫn nhau đi lánh nạn, và khi chạy ngang nhà thờ, họ nh́n thấy vị linh mục khả kính của ḿnh đang đứng cầu nguyện trong mưa. Họ giục ông cùng đi để chăm sóc cho nhau. Ông một mực từ chối và bảo: Cha không tin Chúa bỏ chúng ta! Lát sau một giáo dân chạy xe hơi ngang, ông ta giục vị linh mục lên xe đi lánh nạn và lại cũng nghe câu trả lời tương tự: Cha không tin Chúa bỏ chúng ta! Vài giờ đồng hồ tiếp theo, nước dâng cao ngang ngực người lớn, một nhóm giáo dân chống thuyền ngang nhà thờ, họ giành nhau kéo vị linh mục lên thuyền, nhưng lại cũng thất bại trước niềm tin mănh liệt của ông. Hai tiếng sau đó, cảnh sát huy động trực thăng cứu hộ những cư dân c̣n sót lại trong vùng. Lúc này nước đă dâng cao khỏi cổ người lớn và vị linh mục vẫn kiên tŕ đứng yên trong nước để cầu nguyện. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, các nhân viên cứu hộ không dám cưỡng bức vị linh mục khả kính lên trực thăng. Vài phút sau, ông lên thiên đàng. Ḿnh mẩy ướt đẫm, cặp mắt mờ lệ, vị linh mục ngước nh́n Thiên Chúa: - V́ sao Thiên Chúa bỏ mặc con, hay ngài đă không nghe được lời con cầu nguyện? Thiên Chúa ngao ngán nh́n vị linh mục thuần tín kia rồi lắc đầu: - Ta đă là trời, nghe con hỏi, ta c̣n biết kêu trời nào nữa đây chứ! Ta đă nghe thấy lời cầu nguyện đầu tiên của con và liên tục gửi đến cả đoàn giáo dân với xe cộ, thuyền bè và cả trực thăng cứu hộ, nhưng chẳng hiểu sao con cứ từ chối! Câu chuyện trên tuyệt không có ư nghĩa châm biếm, chỉ là một cách mô tả sinh động những thái độ đạo học cần tránh và nên có. Ngay trước khi viên tịch, đức Phật cũng từng nhấn mạnh: Các tỷ-kheo c̣n trông đợi ǵ ở ta nữa? Những ǵ mà bậc đạo sư cần phải làm cho đệ tử bằng ḷng bi mẫn, ta đă làm tṛn. Đây là những cội cây, nhà vắng, hăy tinh tấn thiền định, chớ để ḿnh phải hối tiếc về sau. Và một trong những điều tuyệt đối quan trọng mà đức Phật luôn đặc biệt nhắc tới đó là sự nỗ lực tự thân. Tây phương cũng có một câu nói tương tự: Trời chỉ cứu kẻ biết tự cứu. Từng người tu Phật phải tự cầm đuốc và bước đi bằng đôi chân của chính ḿnh. Chư Phật chỉ là người dẫn đường. Thờ Phật như thờ thần không phải là thái độ sáng suốt của người tầm đạo giải thoát. Một cách nôm na, mỗi người học Phật chỉ có cơ duyên thích hợp với một vài món trong vô số pháp môn tu học. Bất luận kẻ học ít hay người đa văn đều phải có thời gian thân chứng, thể nghiệm pháp môn thích hợp với ḿnh. Kết quả cao thấp, ít nhiều, dĩ nhiên tùy thuộc vào nhiều yếu tố như sự nỗ lực của bản thân, sự trợ lực gián tiếp hay trực tiếp của minh sư, thiện hữu cùng những điều kiện sinh hoạt, bối cảnh tu học. Sự gia tŕ của Tam Bảo cần được hiểu là những kết quả tu học hơn là sự phù hộ của một thần tượng linh thiêng nào đó. Sự tu học hôm nay cho ta ít nhất hai lợi ích: Nguồn đạo lực hiện tại và căn bản cho mai sau. Nếu có thêm phước cũ đời trước, đời sống và cuộc tu sẽ được nhiều điều như ư. Kẻ cần chuyên nhưng kém túc duyên, th́ ngoài chút khó khăn riêng tư – cũng thành tựu được những kết quả tương tự. Và có nói ǵ, chung quy, chuyện siêu hay đoạ luôn nằm ở trong tay từng người. Nếu trăm sự có thể trông cậy vào một ai đó ngoài ḿnh, chẳng hạn chư Phật, th́ hôm nay ai cũng thành Phật cả rồi. Bởi theo kinh xưa, đă từng có vô lượng chư Phật xuất hiện ở đời, mà nay kẻ trầm luân vẫn c̣n đầy ra đó. Nói cho dễ nghe, chư Phật có nhiều khả năng để giúp đỡ chúng sanh, nhưng khả năng đó chỉ có tác dụng đối với những người có một công phu tu học đàng hoàng. Dù ta muốn hay không, thời gian cũng trôi đi qua. Giây phút nào cũng là cuối cùng, v́ một đi không trở lại. Từ hai năm nay, mỗi lần nhớ ra ḿnh đang có mặt trong một cuộc vui, tôi lại tự nhủ không bỏ sót một giây nào. V́ tôi biết, giây phút đó sẽ vĩnh viễn mất đi. Sau này có may mắn t́m thấy những giây phút tương tự th́ đó cũng chỉ là cái mới. Tưởng tiếc, hoài niệm nhiều khi là một kiểu sống hoang phí, dù sống kiểu nào th́ cũng là sống. Tôi không có ư xúi ai ham chơi, chỉ muốn mượn cách nói dễ hiểu lầm này để nhắc lại chút tinh thần Niệm Xứ: Tại đây và bây giờ. Thế thôi. Và bỗng dưng tôi muốn chấm hết ở đây với chút suy tư trong một bài viết cũ của ḿnh: Mặc ta vô minh, đời lặng lẽ vô thường!
|