TIẾU NGẠO GIANG HỒ

Toại Khanh


 

Họ muốn giết sạch những sinh mạng mà họ xem là hạ cấp, thừa thăi hay nguy hiểm để tái tạo những thế hệ mới vừa ư hơn, cao cấp hơn, tiến bộ hơn, một thứ người thượng đẳng, đỉnh cao trí tuệ. Nhưng sau cái chết của hàng triệu người, đâu lại vào đó. Và chuyện duy nhất mà họ làm được, tổng kết lại, chỉ là sự phá sản, phá hoại. Họ làm bậy và được hàng triệu người đồng t́nh, trung thành đến chết. Cái đệ nhất vô lư đó đi ra từ một nguyên do duy nhất: Hiểu lầm! Người th́ tưởng lầm là ḿnh có thể dàn xếp càn khôn, và kẻ th́ tưởng lầm là người kia nghĩ đúng!

Hăy là người BIẾT CHUYỆN trước khi dựng lên hay phá đổ một thứ ǵ đó.Vận mạng nhân loại và cả trái đất này tùy thuộc vào việc mấy người nắm quyền lực có nhớ được nguyên tắc tối thiểu đó hay không. Trong sự thiếu hiểu biết,việc xây dựng hay đập đổ đều có nghĩa là phá hoại, nghĩa là đều nguy hiểm như nhau.

Sáng nay ngồi xem một chương tŕnh TV, tôi bỗng chột dạ nhớ lại một kết quả nghiên cứu đọc được ở đâu đó rằng, hơn một nửa năng lực của nhân loại,gồm tiền bạc, công sức và thời gian - là dành cho chuyện ruồi bu! Người ta thường nặng ḷng cho cái ḿnh thích hơn là cái ḿnh cần. Thị hiếu lúc này đă lấn lướt nhu cầu. Thay v́ kêu gọi sự chiêm ngắm bản chất của đời sống để nuôi lớn trí tuệ, sống trách nhiệm để nuôi lớn từ tâm, xóa bỏ ḱ thị để mở rộng biên giới giao tiếp, thực tập sống thanh thản để trường thọ một cách lành mạnh th́ người ta đă đốt tiền, nướng thời gian cho những thứ ngược lại. Thế giới cứ vậy mà ngày một thê thảm. Rồi th́ thỉnh thoảng có một người nắm bắt được chút ít nhược điểm tâm lư của thiên hạ, nói hay viết chút ǵ đó có tác dụng của một ngón tay găi ngứa đại chúng, lập tức được phong thánh. Những tiêu pha nhảm nhí lại được tái hiện. T́nh trạng thế giới hôm nay giống hệt một người bệnh ghẻ nặng. Càng ngứa càng găi, càng găi càng lở, càng lở càng ngứa, càng ngứa th́ càng găi! Một ṿng lẩn quẩn tṛn vo, không có lối thoát!

Trong cái gọi là thiên hạ ấy, đúng là luôn có vô số bộ óc trác việt, nhưng tôi nghĩ có lẽ hầu hết chúng ta có mẫu số chung là tham sống sợ chết, ham sướng sợ khổ; nên thỉnh thoảng có ai lợi khẩu, biện tài, hay giỏi tổ chức th́ chỉ cần một củ cà-rốt với khúc gỗ ngắn cũng đủ đưa thiên hạ vào một cuộc chơi trẻ con. Ai thường đọc sử Tàu hẳn c̣n nhớ Thái B́nh Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn. Nhân vật này cũng chủ trương thờ Chúa, nhưng đă truyền đạo bằng một tốc độ và hiệu quả, mà trong cả hai ngàn năm tồn tại trên đời, ṭa thánh Vatican chưa bao giờ làm nổi. Hôm nay xét lại, toàn bộ cương lĩnh chính trị và tôn giáo của Hồng Tú Toàn chưa đầy một cuốn vở học sinh. Nghĩa là c̣n ngắn hơn cả cuốn Mein Kamft của Adolf Hitler. Người ta theo v́ tự thấy thích, nhưng có trường hợp ly ḱ mà cũng thường thấy, là vô số kẻ đi theo ai đó chỉ v́ sức hút từ đám đông. Họ không có khả năng phán đoán, giám thức, nên cho là cứ theo thiên hạ th́ chắc ăn, Họ hồn nhiên cho rằng không lư ǵ cả một biển người như vậy lại sai lầm hết được sao! Họ quên rằng người ta có thể tuyên truyền cái hiểu sai cho người khác, nhưng khi gặp chuyện th́ không ai có thể gánh vác giùm ai những nỗi đau. Khổ ai nấy chịu. Tôi nhớ đă nghe hay đọc đâu đó rằng một chuyện đă sai lầm th́ dù có bao nhiêu người chấp nhận cũng vẫn là sai lầm. Và nếu điều đó là sự thật th́ dù chỉ có một người biết đến hay thậm chí không ai biết đến th́ nó vẫn cứ là sự thật.

Tôi được biết những đồn đại về quái vật hồ Ness ở Tô-cách-lan hay chuyện dĩa bay cũng giống vậy. Người tận mắt nh́n thấy cái ǵ đó th́ không bao nhiêu, nhưng kẻ tin lời hoặc thấy bằng ảo giác th́ nhiều vô số. Th́ ra cái gọi là trí tuệ, kiến thức hay sự tỉnh táo của mỗi người có lẽ phải xét lại. Dĩ nhiên là chính ta làm chuyện đó tốt hơn người khác. Hăy bắt đầu từ bây giờ trước khi quá muộn. V́ từ đầu, tôi đă bắt đầu bằng những u mê chết người của ai đó, và thiên hạ đă trót yêu mê những tuyên truyền cao tay nên đă cùng dẫn nhau vào những cánh đồng chết, những trại tập trung. Chưa hết, c̣n có một cái chết thê thảm khác là đôi khi người ta ít nhiều đă mơ hồ thấy ra cái sai của ḿnh, nhưng v́ tiếc công hay tự ái nên tiếp tục bảo vệ cái mà chính ḿnh đă dày công theo đuổi dù đang ngày một mất niềm tin. Cái xui cho thiên hạ là dù được bảo vệ bằng bất cứ lí do nào, những ngộ nhận luôn có một tác dụng duy nhất là độc hại.

Tôi viết một mạch rồi đọc lại, chợt lấy làm lạ khi năy giờ không hề nhắc ǵ đến chữ Phật, chùa, tu hành, Niết-bàn, giải thoát. Ô hay, nói như ai đó, Phật pháp bất ly thế gian pháp. Cạm bẫy ngoài đời hay trong đạo xem chừng cũng hệt nhau, khác chăng là h́nh dáng miếng mồi mà thôi: Miếng thịt hay miếng tàu hũ và đều được chiên gịn thơm ngát!

 

 

BACK

 

Home