NHẤT TỰ NHƯ SƠN
Toại Khanh
Lại một đêm
thức khuya, tôi online thăm thú đó đây rồi lại thừ người v́ một loạt suy
nghĩ liên hoàn. Bỗng dưng nhớ tới một chuyện nhỏ, ngẫm kỹ cũng ngộ. Theo
truyền thống Phật giáo Nam truyền xưa đến giờ, những rào cản về nhân
chủng, quốc tịch, văn hóa hay ngôn ngữ, tuyệt nhiên không thể ngăn trở
việc một tỷ-kheo sám hối lầm lỗi với thầy bạn đồng môn. Chỉ cần xác định
đó là một tỷ-kheo thứ thiệt (không phải người tự ư đắp Y) th́ các
tỷ-kheo có thể thực hiện việc sám tội. Một tỷ-kheo người Đức có thể sám
hối với một tỷ-kheo người Miến Điện mà ḿnh t́nh cờ gặp được giữa núi
rừng Thái Lan hay Vân Nam. Và các vị tỷ-kheo dầu giỏi hay dở cũng phải
thuộc ḷng mấy câu Phạn ngữ để tŕnh tội và chứng tội.
Sở dĩ nghi thức
đó được xem trọng, là bởi v́ toàn bộ ư nghĩa của việc sám tội chính là
bạch hóa sở hành bản thân, để có thể dễ dàng nhận lấy những hỗ trợ tinh
thần từ thầy bạn.
Chữ Bạch Hóa
nghe qua có vẻ hơi xa lạ trong sinh hoạt thường nhật,
nhưng suy cho
cùng, có biết bao trường hợp quan trọng trong đời sống phải cần đến việc
bạch hóa, nghĩa là làm sáng tỏ, phơi mở để mọi sự có thể vận hành trôi
chảy, thông thoáng. Có thể ai đó cho tôi đă dùng sai từ, nhưng xét kỹ
một tí, sự t́nh có lẽ đă không đến nổi. Chẳng hạn bác sỹ phải biết rơ ta
bệnh ǵ th́ mới có thể điều trị đúng mức. Hay một người thợ máy, một ông
kỹ sư phải biết rơ máy móc trục trặc ở đâu th́ mới có thể khôi phục nó
được. Nghĩa là một khi vấn đề bị khuất lấp th́ cơ hội giải quyết rất
mong manh. Trở lại với từng Pháp môn tu học được Đức Phật đề nghị ngày
trước, h́nh như điều nào cũng đều nhắm tới việc bạch hóa một thứ ǵ đó.
Người giữ giới th́ phải biết sám tội, người học đạo th́ phải đào xới mọi
ngóc ngách kinh văn, người tu chánh niệm th́ phải trung thực ngó thẳng
vào tất cả những ǵ ḿnh có thể quan sát, tốt xấu ǵ cũng phải được nhận
diện. Chỉ cần có một góc khuất, vô số vấn nạn sẽ từ đó mà h́nh thành.
Rắn rết, chuột gián bao giờ cũng ẩn ḿnh ở những chỗ tối!
Ngẫu nhiên,
tôi chợt nhớ một chữ chuyên môn, vẫn được dùng để gọi khả năng bạch hóa
của một chính phủ hay hệ thống hành chính nào đó, là
transparency, người
Tàu nay dịch là thấu minh, sự trong sáng rơ ràng. Một xứ sở ngó mênh
mông vậy vẫn có thể so sánh với một thân người hay một cỗ máy. Khi bản
thân nó có quá nhiều những góc tối th́ làm sao có thể có được những giải
pháp. Cũng như một cá nhân có quá nhiều những điều che giấu th́ có lẽ
đến lúc dứt hơi vẫn cứ là một mớ ḅng bong, thế nghiệp hay đạo nghiệp
của đương sự hẳn có vô số vấn đề tồn đọng.
Tôi dốt, chỉ
biết đại khái rằng có một liệu pháp cực kỳ đắc dụng vẫn được các bác sĩ
tâm lư áp dụng để giúp bệnh nhân của ḿnh, là t́m cách ngó thẳng vào vấn
đề và không giữ lại những nội kết hoặc ẩn ức nguy hiểm. Chẳng hạn phải
hiểu rơ v́ sao ḿnh lại sợ món vật đó, v́ sao ḿnh không thể tha thứ cho
người kia. Các bác sĩ dĩ nhiên không thể giúp người ta thành Phật, nhưng
rơ ràng họ đă giúp nhiều người tránh được chuyện tự sát hay điên loạn.
Tôi rất muốn gọi phương thức trị liệu nói trên bằng một từ Bạch Hóa.
Thậm chí,
tôi c̣n muốn đi xa hơn, khi cứ muốn gọi Phật pháp là một hành tŕnh bạch
hóa bản thân, giải ảo những ngộ nhận, giải thiêng những tín điều, khai
giải mọi khuất lấp. Trong Luật tạng Pāḷi, đức Phật từng dùng h́nh ảnh
một chú gà con phá vỏ trứng để ẩn dụ một vị chứng ngộ thánh trí. Và
trong Kinh tạng, ngài cũng dùng chữ vivataccheda (việc cắt bỏ màn che)
để mô tả sự giác ngộ của một vị La-hán. Trong cả hai trường hợp đó, rơ
ràng, tất cả công phu tu chứng chỉ là hành tŕnh phơi mở, bạch hóa những
góc khuất.
Đêm nay ngẫu
nhiên đọc được một bài báo trong nước rồi th́ thừ người ra ngẫm nghĩ bao thứ
chuyện. Thực t́nh, tôi thường chẳng mặn mà lắm với những bài báo có nội
dung kiểu xă luận, v́ hầu hết trong số đó, chỉ liếc qua tựa đề, ai cũng
có thẻ đoán chừng nội dung một chiều bên trong. Dĩ nhiên đó cũng chẳng
phải lỗi ai. Gặp thời thế, thế thời phải thế. Có điều là cái chữ Bụt
trong tựa đề đă bắt tôi phải đọc sâu, đọc kỹ một chút. Thời gian sau này
chữ Bụt đúng là đă có thêm ư nghĩa nhiều hơn ngày trước. Thế là đọc, rồi
th́ ngẫm nghĩ lung tung.
Sau một hồi
tư lự giữa đêm với đủ chuyện đạo và đời, nếu lúc này phải trả lời câu
hỏi rằng tôi sẽ làm ǵ để t́m ra một giải pháp cho vấn đề được nêu trong
bài báo vừa đọc được, tôi cũng sẽ nhắc lại mỗi một từ Bạch Hóa. Nhà
trường đ̣i tăng học phí, phụ huynh th́ kêu trời. Bên nào cũng có lư do
ngon lành, vậy là kẹt cứng. Tôi học dốt, chỉ có một chữ Bạch Hóa để góp
ư thôi. Nói ngắn gọn nhất, nếu xưa giờ mọi chuyện không có ǵ khuất lấp,
nghĩa là được bạch hóa, ǵ cũng trong sáng rơ ràng, th́ nay phụ huynh
trong nước đâu đến nỗi phản ứng kinh khủng như vậy.
Một chữ Bạch
Hóa từ đó chẳng những là Nhất Tự Thiên Kim mà c̣n hơn thế nữa, phải được
xem là Nhất Tự Như Sơn, một chữ thôi, mà nội dung xuyên thấu vạn hữu.
Trộm nghĩ thiên hạ có tin Phật hay không cũng mặc, cứ chịu khó suy nghĩ
một tí, Ngài không có nói sai đâu. Mong thay!
March/12/08
Toại Khanh