V̀ ĐÂU NÊN NỖI

Toại Khanh 


 

Nói  như thiên hạ bây giờ th́ chỉ c̣n dăm hôm nữa là đến mùa Vu Lan rồi. Vu Lan là ngày nhớ về cội nguồn của kiếp người. Biết thương thân th́ không thể không nhớ ḿnh đă từ đâu mà có. Tạm quên Giáo lư A-tỳ-đàm, nhiều lúc trộm nghĩ, nếu không có ai ban cho tấm h́nh hài này th́ biết đâu bây giờ ḿnh vẫn vất vưởng đâu đó như chút h́nh sương bóng khói, hoặc một đóm lửa ma trơi hay lại quạnh hiu làm một nhánh rong sợi cỏ ở cuối băi đầu ghềnh không chừng. Nghĩa nặng của song đường ghê gớm là thế, vậy mà nói thiệt, tôi chong mắt lắng tai bao lâu rồi vẫn chưa nghe thấy một nhạc khúc nào của người Việt viết cho đàng hoàng về hai đấng sinh thành. Tôi muốn nói đàng hoàng có nghĩa là nghe xong cứ muốn buông hết để chạy về với cha, với mẹ. Tôi dĩ nhiên không dám chê khen ai hay dở, chỉ tự thắc mắc là nếu thiên hạ thật ḷng hiếu đễ sao lại có thể tuôn ra thứ ngôn ngữ vô hồn, vô cảm, dễ dăi, rẻ tiền đó. Họ viết về mẹ mà cứ như người ta khóc mướn lấy tiền. Nói ra khó tin, tôi cho rằng một hai nhạc khúc viết về người chị (vừa ra ḷ cách đây vài năm trở lại) h́nh như c̣n cảm động hơn tất cả những nhạc khúc viết về mẹ xưa nay. C̣n về cha, th́ than ôi…! Chưa hết, người ta c̣n viết nhạc về Phật nữa. Trời ạ, nghe một phần nhạc khúc hay chỉ liếc ngang một đoạn ca từ của thứ Phật nhạc hôm nay, tôi cứ có cảm giác như vừa húp một muỗng cháo vừa loăng vừa nguội. Người ta cứ hồn nhiên thả vào bài hát tất cả những thuật ngữ Phật học, nghe như một bài giáo lư, rồi th́ chọn lấy một giai điệu sướt mướt để kư âm. Thế là hát.

Tôi bỗng nghe nhớ Trịnh Công Sơn quá chừng (dĩ nhiên chỉ là cách nhớ một người chưa từng gặp mặt). Tôi nhớ ông đă phù phép để hô biến gần hết những từ ngữ mà thiên hạ vẫn tận dụng để viết t́nh ca. Ông viết t́nh ca mà hiếm khi đụng đến những anh, em, môi má, hôn hít, nhớ thương… Ca từ của ông mênh mang mờ ảo, như có như không, nhưng chẳng thiếu cái ǵ. Nồng nàn chết người và dư hưởng bất tuyệt, nghe hay đọc qua đều thấy tê tái. Tôi là đứa dốt, lại cũng là gă ngoại đạo trong cơi nhạc, chỉ lờ mờ đoán ṃ rằng ca từ của ông Trịnh (và vài người cỡ ông) có được cái ma lực ghê góm như vậy, chỉ v́ ông và họ đă viết nhạc bằng cách chép lại thật ḷng những ǵ thuộc về họ, những ǵ họ đă sống ch́m đắm trong đó bằng tất cả tinh huyết, không vay mượn, khiên cưỡng, g̣ ép. Lắm lúc ngôn ngữ của họ nghe chừng có chút vô nghĩa ngờ nghệch, nhưng đó chính là t́nh huống mà tôi muốn gọi là cảm xúc đă phủ kín ngôn ngữ, hay nhạc và lời đang đuổi bắt nhau tận tuyệt hết ḿnh. Một cuộc chơi lắt léo nhưng chân thành. Thế là hay, nghe qua cứ muốn chết theo. Năy giờ tôi tuyệt không dám bàn về kỹ thuật viết nhạc của các vị đó, chỉ muốn thưa rằng sự thành công của họ đáng được xem là một gợi ư quan trọng cho bất cứ ai muốn viết hay nói cái ǵ.

T́nh h́nh viết lách của người Việt hôm nay đúng là đang bước vào một kỷ nguyên mới. Với sự tiện lợi của internet, người ta có thể đưa lên mạng mọi thứ hay nhất và dở nhất. Từ những suy tư minh triết với thứ ngôn ngữ thần t́nh thiên tài, đến những câu chữ tật nguyền bất thành văn, và lắm khi là những món trộm cắp vá víu. Thế giới chữ nghĩa của Phật giáo hiện đại cũng không nằm ngoài làn sóng thời thượng đó. Ta có thể bắt gặp trên Internet rất nhiều những công tŕnh viết lách, biên khảo vô giá, nhưng đồng thời cũng có thể bắt gặp vô khối những thứ cóp nhặt thiếu lương thiện, thiếu tự trọng. Cơ hồ một phần thiên hạ bây giờ chỉ cần nh́n thấy cái tên của ḿnh xuất hiện trên một b́a sách hay trên một trang website là đă sung sướng rồi, bất kể con đường và h́nh thức xuất hiện.

Một vài h́nh thức trộm đạo văn hóa phổ biến nhất hiện nay, (gọi theo chữ dùng trên báo chí quốc nội) là xào hay luộc công tŕnh của người khác bằng cách thêm bớt sửa đổi chút ít, hoặc hồn nhiên một chút là giữ nguyên, rồi gắn tên ḿnh vào. Một cách khác nữa là tự vệ bằng một động từ ỡm ờ, mơ hồ nào đó như Soạn Dịch, Biên Dịch nằm ngay sau tên ḿnh. Hai chữ Biên hay Soạn lúc này ngầm chứa nội dung thông báo rằng “có vay mượn chút ít” ở đâu đó, và nguồn xuất xứ th́ có trời biết. Cao thượng nhất trong các cách trộm đạo là dùng t́nh riêng hay tiền bạc thương lượng với tác giả, dịch giả để họ vĩnh viễn quên mất công tŕnh của họ, cho ḿnh được phép học theo Angelina Jolie là nhận con nuôi và hứa chăm sóc tử tế!

Tôi vừa thưa ở trên rằng, những tác phẩm văn nghệ có hấp lực đều đi ra từ sự lương thiện của tác giả. Họ bày tỏ những ǵ chính ḿnh đă sống trọn vẹn với những trăn trở thao thức, gặm nhấm, tiêu hóa, thấm thía của riêng ḿnh. Và rơ ràng có một biên giới rất lớn giữa cái gọi là tham khảo, học hỏi từ cuộc đời vơi cái gọi là vay mượn hay trộm cắp từ thiên hạ. Khái niệm tác quyền ở đây không những là vấn đề pháp lư, mà c̣n nằm ở lĩnh vực tâm lư nữa. Một người chưa sẵn sàng với Thiền học, lại v́ trào lưu mà tham khảo tứ tung để lạm bàn về lĩnh vực này, theo tôi, chính là trường hợp vi phạm tác quyền tâm lư, cũng có thể gọi là tác quyền đạo đức. Việc này không vi phạm với đời, chỉ là có lỗi với ḿnh. Trường hợp thứ hai tệ hại hơn, chính là việc vi phạm tác quyền pháp lư, là lấy trọn hay cắt khúc một văn bản rồi mạo nhận là của ḿnh. Trường hợp thứ hai này nói theo cách ǵ cũng là phạm tội và kẻ thực hiện phải bị xem là một tội phạm.

Thế tôi muốn nói ǵ qua những điều vừa thưa trên đây? Xin thưa, ít nhất là hai chuyện nhỏ. Cái gọi là công tŕnh hay sản phẩm đáng giá trước hết phải được làm ra từ sự chân thành, lương thiện. Dù là thơ nhạc hay văn triết, phải là những ghi chép trung thực cái nhựa sống có thực trong huyết quản. Và thứ đến là khả năng phân biệt cái khác nhau giữa việc học hỏi và việc cóp nhặt. Và như vừa thưa ở trên, dù là vi phạm tác quyền tâm lư hay pháp lư, đều là việc phải tránh ở một người có lương tâm và tự trọng. Đành rằng đời sống và những học hỏi, tham chiếu, trao đổi, tích lũy, và ở đời muôn sự của chung, nhưng muốn khuân một cái ǵ đó về làm của riêng, dù chỉ để vui chơi, th́ cũng nên nhớ đến luật chơi mà chơi cho đúng luật. Được vậy th́ mới vui cả làng.

Mong thay! 

TOẠI KHANH

 

 

BACK

 

Home