Từ trăng thôi là nguyệt

Toại Khanh  

 

Đêm nay là một đêm đầu tháng sáu Âm lịch. Trong cái lạnh giá của đêm khuya xứ người, tôi ngồi trong bóng đêm và chờ đợi. Ngó những làn mưa bay qua vùng sáng bên cửa sổ, tôi ngậm ngùi với riêng ḿnh. Đêm này có lẽ trang không về nữa. Nhưng rồi tôi lại bật cười với niềm ngu ngơ của ḿnh. Không phải trăng không về, mà là có về nhưng chỉ riêng ḿnh không thấy. Mây dày quá, ba lớp tám tầng, ánh trăng nào có thể xuyên qua nổi chừng đó hắc ám để xuống được nơi này với tôi!

Tôi bỗng nghe trong gió đêm từng ḍng ca từ kỳ lạ của một người nhạc sĩ Việt Nam trong nhạc khúc Nguyệt Ca:

“Từ trăng thôi là nguyệt

Một hôm bỗng nghe ra…

Từ trăng thôi là nguyệt

Tôi như giọt nắng ngoài kia…

Từ trăng thôi là nguyệt

Là trăng với bao la…

Như chân ai lần về

Từ trăng thôi là nguyệt

Mỏi  mê đá thôi lăn…

Từ trăng thôi là nguyệt

Tôi như đường phố nhiều tên

Từ em thôi là nguyệt

Tôi xin đứng đó một ḿnh…”

(Trịnh Công Sơn)

Thật lạ, ngồi nghe gió khuya tôi bỗng nhớ đến bao chuyện trên đời chẳng thuộc về vầng trăng mà tôi đang có ḷng chờ đợi. Tôi bỗng nhớ đến những góc vườn khuya có người đợi chờ mà chẳng có ai về, những sân ga có người đi mà không có ai chờ… Tôi nhớ tới cả những mảnh hồn đồng điệu chỉ cách nhau có một vuông sân, một bờ rào, một con hẻm nhỏ mà đôi bên vẫn một đời đơn chiếc. Lẽ ra họ đă thấy được nhau, có được nhau, nhưng một chút duyênnhỏ xíu cũng không có nổi. Thế là xa, thế là mất. Chút duyên đó là ǵ? Lời đáp cho câu hỏi đó cũng là một công án tử sinh chứ chẳng chơi.

Trăng không có người ngắm, nói cách nào đó th́ vẫn cứ là trăng. Nhưng toi do chút bệnh nghề nghiệp nên cứ cho rằng nếu không có người biết tới th́ trăng chẳng là trăng nữa. Theo đó mà nói, lúc này ‘trăng đă thôi là nguyệt’. Theo tôi hiểu, lục trần chỉ là lục trần khi có lục căn, lục thức. Chữ t́nh là nợ hay duyên cũng c̣n tùy ở tim người có nó. Chánh pháp chỉ hiển hiện ở ḷng người cầu pháp. Những góc rừng khe núi chỉ là đạo tràng với kẻ thanh tu khổ hạnh. Với người phố chợ th́ núi rừng chỉ là miền ma thiêng nước độc mà thôi. Trời đất này có ra làm sao th́ cũng c̣n tùy ở ḷng người. ‘Như đêm thiếu phụ bên lầu không trăng’. Tôi lại nhớ câu hát đó bằng thứ kư ức mơ hồ với một suy diễn thật lạ. Có biết bao khu vườn đầy trăng không người ngắm, có biết bao người như tôi đêm nay muốn ngắm mà chẳng có trăng. Đời sống thường khi là những lỡ làng kiểu đó. Có biết bao người như nàng thiếu phụ kia, ǵ cũng có, mà chỉ c̣n thiếu  một chút – cái đó tôi gọi là duyên…Duyên t́nh, duyên phận.

Trăng vẫn ở đó thôi, như một người t́nh thủy chung, cứ đúng hẹn lại về. Và từ muôn thuở, trăng chưa bao giờ là của riêng ai, chỉ hiềm mây che, nên có những nơi chốn đâu đó trên đời bỗng thành ra góc khuất, góc tối… cho thi sĩ không có cái để làm thơ, cho thiền sư không có lối để thiền hành, cho những đôi t́nh nhân không c̣n chỗ hẹn.

Trăng ở phương trời này, và chánh pháp giữa cơi trầm luân, vẫn muôn đời chờ đợi những người có mắt muốn nh́n, có ḷng để cảm, có tim để nhận. Tim ai mù ḷa, trăng cũng chết theo, và chánh pháp cũng thành có như không…

“Này các tỳ kheo, đây là những gốc cây, nhà vắng, hăy tinh tấn thiền định chớ có để ḿnh phải hối tiếc về sau”. Tôi nhớ mang máng câu kinh đó đă xuất hiện rất nhiều lần trong khắp Kinh Tạng Pāḷi. Tu hành bê  bối mà cứ trích dẫn kinh điển thấy cũng ngại, nhưng viết tới đây th́ rơ ràng tôi đang ở vào hoàn cảnh “người về bỗng nhớ”. Suốt mấy mươi năm trời hoằng pháp độ sinh, đức Phật đă biết bao lần mở ra những phương trời lồng lộng cho các đệ tử. Với người muốn chết, Ngài  mở ra những sinh lộ. Với những cánh chim, Ngài trỏ tay về những đường bay. Trăng Vesāli, trăng Gosiñga. Ở bất cứ nơi nào có Phật về th́ ở đó luôn có những mùa trăng đẹp. Ngài nh́n ngắm thế giới theo cách của người đă ra đi rồi nh́n lại, đă lên trên rồi nh́n xuống. Từ những góc độ đó, vầng trăng sinh tử của nhân gian bỗng thật lạ như chưa từng có. Trăng ở Ngài không chỉ là một tinh cầu, mà c̣n là một gợi ư lên đường ra khỏi quỹ đạo của nhật nguyệt. Trăng kiểu đó cũng đă ‘thôi là nguyệt’. Thôi là nguyệt chỉ v́ nó chính là cái ǵ đó cao rộng hơn nhiều. Với những người chưa được như Phật, đôi khi trăng cũng thôi là nguyệt, nhưng đó là v́ những con mắt mù ḷa, những trái tim không c̣n khả năng cảm nhận, những ḷng người đă thôi phơi mở…

Tôi miên man đến gần hai giờ sáng. Và sau cùng rồi trăng cũng đă sáng. Khu rừng trên ngọn đồi cao sau nhà thấm đẫm ánh trăng. Tôi mở cửa bước ra sân thượng và vươn vai thở mạnh. Mát lạnh, thông suốt. Trăng bây giờ đă là nguyệt rồi đó. Lại cũng từ cơi vô thức xa xôi, tôi nghe mơ hồ bên tai ḿnh bài Nguyệt Ca thiệt ngộ:

“Từ trăng thôi là nguyệt

Hôm nao chợt có lời thưa

rằng em thôi là nguyệt

tôi như đứa bé dại khờ

vườn năm xưa em đă đến

nay trăng quá vô vi

giọt sương khuya rụng xuống lá

như chân ai lần về

từ trăng thôi là nguyệt

mỏi mê đá thôi lăn…”

Toại Khanh
Moeriken, trăng tháng sáu 2008

 

BACK

 

Home