|
H́nh như
Toại Khanh
Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về Việt Nam như một cách đón xuân. Giờ ǵ cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,... giờ đều là ngh́n trùng. Thôi th́ thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng. Chẳng cần ḥ hẹn, mấy địa chỉ được nhớ tới đầu tiên bỗng là những Làng Mai, Trúc Lâm, Chuyển Pháp Luân. Mọi khi có thể nhiều hơn, nhưng bây giờ là những ngày Tết, t́m đọc chút ǵ có hơi hướng cây đa cũ với bến đ̣ xưa h́nh như phải lúc hơn. V́ mẹ ơi, xuân này con vẫn chưa về được! Rải rác khắp các trang báo online là những bài viết về lễ hội chùa Hương sắp tới, về ngôi chùa bằng đồng mới khánh thành trên núi Yên Tử, về Phật Học Viện ở Sóc Sơn, về chuyến thăm quê lần hai của Ḥa thượng Làng Mai, về mấy ngôi chùa mới của ḍng thiền Trúc Lâm Việt Nam. Bây giờ với công nghệ vi tính ngày một tân tiến, h́nh ảnh âm thanh trên mấy trang báo Phật giáo online cũng ngày một rơ ràng, đẹp mắt, sướng tai hơn. Tôi ghé thăm từng trang rồi tần ngần như một tục khách trưa hè dừng chân bên mái tam quan một ngôi cổ tự. Chùa lớn lại đẹp, sân rộng mái cao, u tịch cao nhă. Một chút chuông gió, một làn khói nhang mơ màng đâu đó. Trong vùng tâm tưởng mơ hồ, khách bất ngờ nhắm mắt ngủ quên một giấc ngắn trong yên b́nh, rồi th́ mộng và thực tan vào nhau thành một nhúm khói thật nhẹ... Từ rất lâu ngày, tên gọi Phật giáo trong tôi là những lời Phật dạy c̣n ghi chép được trong kinh điển và được một số người đem vào đời thực bằng những hành tŕ trên bản thân. Bỏ đi những ǵ hại ḿnh hại người, bỏ dần những thành kiến cố chấp, mở ḷng ra để thương và hiểu cuộc đời ngày một rộng hơn, xa dần những biên giới không cần có. Nhưng rồi tôi đă thấy ǵ trong cái gọi là Phật giáo hôm nay. Những chuyện riêng tư trong sinh hoạt thường nhật của các vị đại sư Tàu hay Việt lần lượt được đánh bóng để dựng nên cái gọi là cơi Thiền Trung Quốc hay Việt Nam. Tất thảy những rượu thịt của Tế Công đến chuyện chém mèo, đốt tượng, đánh người, gào thét của các ngài Nam Tuyền, Đan Hà, Lâm Tế lần lượt được tận dụng để tạo nên một dáng riêng cho Phật giáo một phương. Lúc nào rỗi rảnh b́nh tâm, một người học Phật ngồi yên ngó lại xem hậu nhân biên địa đă đẩy Phật giáo cội nguồn về tận cơi nào. Kiểu Phật giáo đó cơ hồ chỉ là khách lạ của thứ kinh bối diệp mà lúc cần, người ta mới nhận đó là suối nguồn căn bản của Phật pháp uyên nguyên. Ai cũng có quyền yêu nước thương ṇi, ai cũng nên trân trọng bối cảnh văn hóa mà ḿnh từ đó sinh trưởng, nhưng cứ tùy thích mà mang cái tâm t́nh đó mà gán ghép lên bất cứ cái ǵ khác th́ h́nh như không nên. Khoa học được gọi là khoa học v́ ở đó không có sự tùy tiện. Anh có là ai trên hành tinh này cũng phải ứng dụng đúng cách những nguyên tắc căn bản của computer nếu muốn sử dụng nó. Trong cơi chuyên môn đó h́nh như không có chỗ cho những tâm t́nh riêng tư. Chúng ta có thể tạo riêng một trang web đầy ắp những Đường Thi Từ Tống với h́nh ảnh các bức thư pháp hay tre trúc, cây cảnh theo phong cách Tàu, Nhật, Việt, Hàn nhưng con đường thực hiện trang web đó phải giống với thiên hạ. Ta có bao nhiêu cái riêng cũng mặc, nhưng phải có tối thiểu một cái chung căn bản với thiên hạ để không bị lạc lơng giữa đời. Qua sách vở, tôi chỉ biết một hai vị đại sư người Hoa thời hiện đại như ngài Quảng Khâm, ngài Ấn Thuận nhưng tôi đặc biệt đọc nhiều về các ngài có lẽ cũng v́ một lư do là các ngài không cố ư tạo riêng một ḍng tư kiến nào hết. Đó cũng là trường hợp một số danh nhân Phật giáo khác như bà Dipama của Ấn Độ, ngài Achahn Chah hay bà Achahn Naeb của Thái Lan, ông Ubakhin của Miến Điện,... nếu không xem trước phần tiểu sử, th́ khi đọc họ ta không thể biết họ là người xứ nào, lớn lên trong bối cảnh văn hóa ra sao. Điều họ nói hay viết chỉ nhắm chung mọi người để ai đọc hay nghe cũng được, cố tránh cái riêng tư để không tự đưa ḿnh vào một góc tù tắc tị xa lạ với thiên hạ muôn phương. Nói về bụi trúc, ḥn đá, thác nước, thảm cỏ th́ cứ theo thiên nhiên mà nói. Đem tâm t́nh riêng tư mà ghép vào th́ rơ ràng lợi bất cập hại. Tôi yêu vườn cảnh th́ tôi t́m học ở anh về những thứ làm nên vườn cảnh, tôi không muốn anh khoe mẽ về khu vườn cảnh của anh. Có cần chứng minh ǵ đó để minh họa th́ một chút thôi, làm ơn đừng bắt một người Nhật Bản phải nghĩ về vườn cảnh theo cách một người Thụy Điển. Một người Tây phương hôm nay muốn t́m hiểu về Phật giáo, nếu không cảnh giác sẽ lọt tỏm vào một Phật giáo Tàu ngon ơ. Lúc định thần ngó lại anh ta sẽ ngỡ ngàng với cái gọi là Phật giáo theo những ǵ ḿnh vẫn đọc thấy trong sách vở trước đó. Có thể có người sẽ giải thích với anh rằng đó là thứ Phật giáo sinh động, không phải khô cứng vô hồn như những trang bối diệp mà anh đă đọc. Lời trấn an đó dĩ nhiên có thể giúp anh yên ḷng, nhưng mai này có dịp t́m sang Nhật Bản, Hàn Quốc rồi về Việt Nam,... ở đâu người ta cũng nói hệt vậy. Thế là trong anh có ít nhất non chục kiểu Phật giáo khác nhau. Không có một cội nguồn chung, thiên hạ xa nhau từ căn cội. Rồi th́ phân hóa, chia cách, tương tranh. Những cái RIÊNG có thể góp phần phong phú ly kỳ nhưng thiếu cái CHUNG th́ tự dưng trở thành những mảnh vụn rời rạc khó xài. Người Việt từ mấy ngàn năm Bắc thuộc đă biết đến Phật giáo qua nhiều cái RIÊNG của Trung Hoa, và gần như không c̣n nhiều thời gian để t́m hiểu về cái CHUNG nên có giữa những người tu Phật. Thế rồi lịch sử đất nước lại phải trải qua những biến động kinh thiên, để nay người Việt lại có thêm nhiều cái RIÊNG của thời đại qua những tiêu ngữ khác...! Người ngoài tḥ tay vào thực hiện chuyện đó đă đành, mà đến cả những người trong nhà cũng v́ mục đích riêng tư nào đó mà thay nhau tô đậm những góc riêng để khai thác điều họ muốn. Giờ ta c̣n trẻ, c̣n khỏe, thấy sao cũng được, càng náo nhiệt càng vui. Nhưng đời người ngắn ngủi, ai lại chẳng có lúc cao niên đằm thắm, muốn t́m về một cơi tịnh để di dưỡng tâm linh trước khi về đất. Lúc đó người ta sẽ phải giật ḿnh cho những cuộc chơi quá đà thời trẻ. Giờ th́ Chúa hay Phật trong ḷng ḿnh chỉ là những bóng h́nh ḷe loẹt, sặc sỡ, không biết phải dựa vào đâu để tựa nương. Hai ngôi chùa cách nhau vài phút lái xe đă có hai lối hướng dẫn tu học trái nghịch, Tăng ni gặp gỡ trên đường học đạo th́ mỗi người một cách nói chẳng giống nhau về Phật. Đó chính là cái giá phải trả cho sự t́nh quá nhiều cái RIÊNG mà thiếu một cái CHUNG. Tính đến nay đă có không ít bậc long tượng chốn Già-lam của Việt Nam vốn người uyên bác chân tu đáng mặt sơ tổ khai sơn các ḍng truyền pháp, nhưng thành công như ư có lẽ không quá một bàn tay. Lư do có thể nằm ở chỗ ai nhớ được cái CHUNG càng nhiều th́ thiên hạ t́m đến càng đông. Chỉ v́ họ thấy được ḿnh ở đó. Họ đến như là về nhà, hay tối thiểu cũng như viếng thăm thân tộc. Thế là thấy gần, thấy thương. Của riêng c̣n một chút này! Bỗng nhớ cụ thi hào họ Nguyễn nhà ḿnh quá đỗi!
Toại Khanh
|