|
Hăy yêu như chưa yêu lần nào
Toại Khanh Tôi chỉ là kẻ lăng du trong cơi Phật pháp và thỉnh thoảng ghé chơi dăm khu vườn văn nghệ như một cách nghỉ chân. Nói thiệt, tôi chẳng biết ông Lê Hựu Hà nghĩ ǵ khi viết bảy chữ này. Nhưng tôi đă xem đó như một đề nghị rất Phật giáo. Tôi chưa hề là một thiền sinh nghiêm túc, nói ǵ là thiền sư. Tôi chỉ là kẻ lăng du trong cơi Phật pháp và thỉnh thoảng ghé chơi dăm khu vườn văn nghệ như một cách nghỉ chân. Và chính bảy chữ đó của người nhạc sĩ họ Lê từ lâu đă là một khẩu quyết cho tôi những khi nghe, đọc, ngắm nh́n cái ǵ đó t́nh cờ bắt gặp. Chẳng hạn tôi đă yêu ca dao Việt Nam từ những lời rất lạ. Tôi đă tự ru tuổi thơ của ḿnh bằng những lời quê hiểu sao cũng xong: Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài, ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây. Thân người khó được, chọn sai lư tưởng th́ mất toi một đời. Tôi thích hiểu câu ca dao kia bằng cách nghĩ như vậy. Tôi muốn ḿnh suốt đời là một thằng bé chăn trâu trên cánh đồng văn nghệ để giữ lại cái quyền mộng mị theo cách riêng. Cái quyền cảm nhận cuộc đời mà không bị ám ảnh bởi những nguyên tắc, công thức. Tôi vẫn hiểu có những trường hợp dù muốn hay không, người ta phải chấp nhận một sự thật duy nhất, không thể suy diễn tùy thích. Như trong lĩnh vực khoa học, mọi người phải hiểu trái bom là trái bom. Hiểu khác đi, sẽ không c̣n dịp hiểu. Hay trên đường đạo, người ta không thể hiểu phá chấp, giải thoát là muốn làm ǵ cũng được. Bởi khi cho rằng ḿnh tự do v́ không bị ai ràng buộc, th́ rất có thể người ta đang bị ràng buộc bởi phiền năo của chính ḿnh. Tôi phải lạc đề mấy hàng để yên tâm không bị sư phụ mắng cho là đứa ham chơi quên tu. Rào đón xong rồi th́ xin trở lại sân chơi. Hơn hai mươi năm trước, tôi từng học qua bài kinh Chuyển Pháp Luân để tụng ở chùa. Ngày đó cứ thấy lạ với câu xác quyết của đức Phật rằng đây là nhận thức về bốn Thánh Đế mà Ngài chưa từng nghe (ananussuta), nay khởi lên nơi Ngài với một sự quán triệt toàn diện, sâu sắc nhất. Sao lại thế được? Thuở c̣n là Bồ-tát, Ngài đă chẳng từng ngồi dưới chân bao vị Phật quá khứ để học thuộc như cháo những giáo lư Thánh Đế, Duyên Khởi,... đó sao? Sao lại bảo là chưa từng nghe? Hơn hai mươi năm sau, lang thang qua những nẻo đường trần, tôi chợt mơ hồ nhận ra một chuyện. Những ǵ Bồ-tát học thuộc ḷng kiếp xưa chỉ là những tấm ảnh không hồn do người khác chụp xong đem trao cho Ngài làm kỷ niệm. Những ǵ Bồ-tát Tất-đạt chứng nghiệm dưới gốc Bồ-đề sau này mới đúng là của riêng Ngài. Như sau này Ngài cũng từng xác định với tôn giả Kaccāna: Thánh trí ở đây không phải vay mượn từ người khác! Bỗng nhiên tôi muốn chạy ngay về B́nh Ư để đến ngồi bên mộ ông Lê Hựu Hà và nói một lời cảm ơn, cùng một câu hỏi ngu ngơ nhất: Ông đă học A-tỳ-đàm bao giờ để có đề nghị đó. Hăy yêu như chưa yêu lần nào. Và chưa hết, tôi từng hết hồn khi t́nh cờ nghe một ca từ của Trịnh Công Sơn: T́m em, tôi t́m... t́m đêm chưa từng, t́m ngày tinh khôi. Vạn hữu là một ḍng chảy bất tuyệt của vô số sát-na sinh diệt. Cái sau thừa tiếp cái trước bằng một lực đẩy có tên gọi chuyên môn là Thường Cận Y Duyên. B không phải là A, nó hoàn toàn tinh khôi và chưa từng xuất hiện, nhưng nó không thể có mặt mà không có A. Tôi biết có hơn một nửa trong số những người đọc bài viết này đang trách tôi sao làm chuyện tu sĩ ca ngợi nhạc sĩ. Xin thưa, hơn cả Lê Hựu Hà, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ Việt Nam có nhiều nhất những nhạc khúc mà dù nghe bằng tai hay đọc bằng mắt đều được cả. V́ không muốn các vị buồn ḷng rằng tôi đă phá giới khi nghe nhạc Trịnh, tôi đành nói dối rằng tôi đă đọc bằng mắt những ca khúc của Trịnh Công Sơn in kèm trong một số cuốn sách viết về ông sau ngày ông mất, của khoảng hai mươi tác giả trong và ngoài nước (như Bùi Vĩnh Phúc, Bửu Ư, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thanh Ty, Nguyễn Đắc Xuân,...). Không riêng với trường hợp hai nhạc sĩ trên, mà với nhiều nhà khác cũng vậy, tôi yêu tác phẩm của họ theo cách hiểu của riêng tôi. Như đă thưa ở trên, trừ ra vài chuyện sinh tử cấm kỵ, tôi vẫn thích phiêu bồng bằng đôi chân của ḿnh và chẳng vui vẻ ǵ khi ngắm nh́n thế giới bằng nhăn quan của người khác. Chán chết. Vả chăng, tôi là đứa dốt, rất e ngại những ǵ mang tính kinh viện bác học. Đó cũng là lư do khiến đến tận tuổi này tôi vẫn cứ là cái thằng người có một nhân thân như các vị có thể đă biết. Viết dở lại viết dài, đúng là chẳng nên, nhưng buộc tôi phải dừng lại ở đây th́ dang dở quá! Chẳng lẽ đến tuổi này ǵ cũng dở dang sao chứ!? Tôi đang muốn nhắc lại tâm t́nh của tôi đối với vài nhân vật khác ngoài hai nhạc sĩ vừa nhắc. Thôi th́ ngắn gọn vậy. Xem như từ chỗ này về sau là tôi viết cho tôi, không viết ra mai mốt lại quên mất. Già rồi. Thầy Tuệ Sỹ có rất nhiều thơ hay, nhưng tôi nhớ dở, chỉ nhớ lốm đốm, quên mất xuất xứ, và hôm mai vẫn thỉnh thoảng đọc thầm một ḿnh như thằng khùng đọc thần chú. Đọc với tất cả cảm xúc nồng nàn mà không hiểu thầy muốn nói ǵ. Thôi th́, ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục cũng là cái ao: “Phút vội vă, bỗng thấy ḿnh du thủ Thắp đèn khuya, ngồi kể chuyện trăng tàn”. Nghe ra chút ǵ đó hiu quạnh nhưng rất đỗi nhà Thiền. Thầy tu cần chừng đó thôi cũng đủ. Một chút nao nao, ngậm ngùi, nhưng không hề tục lụy. Có đọc mấy câu thơ kiểu đó th́ mới chịu nổi kiếp đời chẳng giống ai của một thầy tu. Có yêu được xương rồng và cồn cát th́ mới mong về chơi sa mạc. Không yêu được cũng nên ráng t́m cách để yêu. V́ thế giới này rộng hay hẹp là nằm ở khả năng thích nghi của mỗi người. Và chỉ có yêu th́ mới dễ dàng thích nghi. Tôi c̣n nhớ thêm hai câu khác của thầy (tạm không dùng chữ Thượng tọa nghe chẳng thơ tí nào): “Đôi mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ Vẫn chân t́nh như mưa lũ biên cương”. Ư nghĩa đích thực của hai câu này, tôi chịu! Nhưng tôi yêu chúng theo cách của tôi. Tôi hiểu mắt biếc ở đây là một tấm ḷng không hệ lụy nhân gian. Không hệ lụy nhưng không phải vô trách nhiệm. Anh không cần đến những thứ đó, nhưng thiên hạ có người cần đến. Hăy thương lấy người ta. Bồ-tát đứng trên cuộc đời nhưng mắt không rời cuộc đời. Thương người sinh tử, xót kẻ lầm than. Với riêng ḿnh sao cũng được, nhưng thấy thiên hạ đổ lệ th́ chẳng đành ḷng. Nỗi đau sinh tử, lầm than của nhân sinh đúng là mối hờn thiên cổ. Mắt c̣n thấy th́ ḷng c̣n xót. Có điều xót th́ xót, nhưng trước sau ḷng tu vẫn phải hồn nhiên đến dại khờ để làm ngơ được trước những tṛ đời nhắm vào ḿnh, để tiếp tục yêu thương chân t́nh, không toan tính mặc cả. Biên cương là mán mọi, khờ khạo. Mưa lũ th́ vô tâm vô tri, cứ chỗ thấp th́ t́m về. Vô thủy về trước và vô chung về sau, mưa lũ luôn thế. Mănh liệt, hết ḿnh và thơ ngây, mông muội. Chỉ nhắm đến những khía cạnh tích cực của mưa lũ th́ người ta có thể ôm nó vào ḷng như một đứa bé hư. Mầy phải có chút hư đốn mới là con của mẹ. Hoàn thiện, ngoan ngoăn quá, có thể mầy làm mẹ thấy xa cách v́ không có dịp mắng yêu mầy, hiểu chửa thằng nhóc? Tôi hiểu hai câu thơ đó của thầy Tuệ Sỹ theo cách nghĩ của tôi, và h́nh như nhờ vậy tôi đă yêu chúng không chán. Ai đó bắt tôi hiểu chúng theo cách khác, kể cả cách của thầy, có thể tôi sẽ t́m cách quên chúng đi. V́ chúng không c̣n như tôi nghĩ nữa. Yêu lần hai th́ làm sao có thể yêu chúng như chưa yêu lần nào. Rồi th́ ông Phạm Công Thiện. Ông uyên bác từ lúc nhỏ tuổi, nhưng có lẽ v́ thế mà xa cách dân gian. Bởi giống hệt thiên hạ th́ có ǵ để nói. Một cách gián tiếp, tôi mang ơn ông nhiều chuyện. Chỉ bực ḿnh một chuyện nhỏ là ông ấy có vẻ chẳng mặn mà vớiNam tông. Thế thôi! Nhưng được cái ông chẳng cực đoan. Bởi giỏi đến mấy mà cực đoan th́ cũng sâu như cái giếng dầu thôi. Mà thế giới này đâu phải chỉ có một chiều không gian. Tôi có tất cả sách của ông Phạm Công Thiện. Dễ đọc và giàu tính trách nhiệm nhất trong số đó có lẽ là cuốn Ư Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học, nghe đâu ông viết năm 25 tuổi. Với mấy cuốn c̣n lại, tôi phải thề độc rằng hiểu nổi th́ chết liền. Kể cả cuốn thơ Ngày Sinh Của Rắn, nói là thơ mà hầu hết vẫn cao xa trừu tượng quá chừng. Tôi nói là hầu hết v́ trong tập thơ đó có vài chỗ theo tôi là đủ để làm nên tên tuổi một nhà thơ, với điều kiện nhà thơ đó đừng có chi những bài thơ khác chẳng ngang tầm với chúng. Làm Thôi Hiệu của Việt Nam là ok rồi. Đó là những đoạn thơ đă được nhà văn Vĩnh Hảo và ông Nguyễn Hưng Quốc trích dẫn, nhắc nhở. Ở đây dĩ nhiên không thể trích dẫn ra hết những chỗ tuyệt vời đó. Tôi chỉ c̣n đủ thời gian để nhắc lại hai câu của tập thơ trên, như nhiều người vẫn yêu thương chúng: “Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn Cây khế đồi cao trổ hết bông”. Tôi cứ trộm nghĩ, người Việt Nam muốn làm thơ, viết văn và yêu nước thương quê chỉ cần để ư cái hồn của hai câu thơ đó. Giản dị, thiệt thà và gợi cảm quá chừng. Người học Phật nếu chịu để ư sẽ thấy các luận thư đời sau dù có bắt đầu bằng mấy chữ Như Thị Ngă Văn cũng không sao có được cái hồn hậu, giản phác, thâm thúy theo cách CẦN và ĐỦ mà ta luôn bắt gặp trong kinh điển Pāḷi và các tập A-hàm. Yêu tha thiết chân thành cái ǵ đó, người ta có thể chỉ nói rất ít nhưng chan chứa khôn cùng. Đó cũng là trường hợp của ca dao: - “Với tay mà ngắt ngọn ng̣ Thương em đứt ruột giả đ̣ ngó lơ”. - “Ngó lên Sở Thượng thêm buồn Muốn chăm cội rễ, ngặt đường xa xôi”. - “Đường dài ngựa chạy biệt tăm Người thương có nghĩa, trăm năm cũng về”. Nhắc tới một người, lại nhớ về bao người khác. Tôi lại muốn nhắc chơi những câu thơ của ông Bùi Giáng, thầy Lê Mạnh Thát, ông Quách Tấn, Thượng tọa Viên Minh, Thượng tọa Triều Tâm Ảnh,... Nhưng ở trên đă trót nói rồi, yêu th́ nói ít cũng xong. Yêu th́ để trong ḷng mà nhớ. Chỉ mong mai này có kẻ tri âm kéo áo bảo viết thêm bài nữa th́ có thể xem đó như một nhân duyên mới. Đường dài ngựa chạy biệt tăm...
Toại Khanh
|