Tại sao khi ngồi thiền ḿnh phải tiếp tục chịu đau?
Có hai giải thích.
Nhóm thứ nhất cho rằng PHẢI RÁNG CHỊU ĐAU.
"Phải ráng chịu đau v́ nếu cái đau này mà không
chịu nổi, sau này khi mà gặp cái đau dữ dội hơn như cái đau trọng
bệnh hay cái đau cận tử th́ làm sao chịu nổi." Vị thiền sư nói
như vậy.
Phải chịu đau v́ đó là chuyện bắt buộc phải xảy ra.
Lâu nay chúng ta sống phóng dật, thất niệm, nên khi đưa tâm vào
trạng thái có chánh niệm, vào trạng thái có định th́ tâm lư của ḿnh
trải qua một biến động rất lớn. Một trong những biến động dễ thấy
nhất đó là sự đau đớn của cơ thể. Sự đau đớn đó kéo dài lâu hay mau
tùy người nhưng chắc chắn sẽ qua đi. Có người đau mất một ngày là
hết nhưng có người mất ba ngày mới hết. Có người nói cái đau giống
như khi sanh con, có người nói cái đau giống như lấy cái búa chẻ
xương ra, có người nói cái đau giống như lấy cái khăn vắt. Nhưng hăy
nhớ thế này: Cái đau này không chết. Cái đau này không chịu nổi
mai mốt tới cái đau cận tử làm sao chịu nổi.Cái đau này ngắn ngủi,
rồi nó sẽ qua.
Đau là chuyện tất nhiên v́ cho biết rằng ḿnh đang tu
đúng. Tu sai th́ chỉ có mỏi và ngủ, chỉ có tu đúng mới trải qua vụ
này. Bởi v́ ḿnh đang hoán chuyển thành một con người mới và cái đó
là cái giá phải trả. Không có thấy tận cùng cái nỗi đau th́ anh
không có thấy được cái thân này là của nợ, là khổ. Cái thân này
không hấp dẫn, không lư tưởng, không xinh như mơ đẹp như mộng mà
ḿnh vẫn tưởng. Đó là cơ hội duy nhất trong cuộc đời để ḿnh thấy
cái thân này là của nợ, là khổ ghê lắm. Và thấy được khổ coi th́ như
ḿnh thấy được vô ngă, nghĩa là tôi không muốn đau mà nó vẫn cứ đau!
Hăy nhớ câu quan trọng này: Không ai chết, không
ai bị tàn phế v́ ngồi thiền hết.
Đức Phật có dạy: “Vị tỳ kheo phải tâm niệm rằng
tôi đang cảm nhận cái đau như là sắp chết nhưng ta chưa chết được
đâu.” Đó là cơ hội rất tốt. V́ sao? Một người thường xuyên cảm
nhận như vậy th́ khả năng kham nhẫn, khả năng hành xả rất tốt. Mỗi
lần họ nhớ đến cái đau lúc hành thiền th́ họ thấy trên đời này cái
ǵ cũng nhỏ hết.
Nhóm thứ hai cho rằng KHÔNG NÊN CHỊU ĐAU, khi đau quá
phải đổi oai nghi. V́ sao? Thọ khổ có phải là cảm thọ không? Phải!
Thọ lạc có phải là cảm thọ không? Phải! Vậy nếu ḿnh quan sát thọ
khổ và thọ lạc có phải là quan sát cảm thọ không? Phải! Vậy nếu ḿnh
quan sát cảm thọ khổ mà nó làm cho ḿnh căng thẳng th́ tại sao ḿnh
không quan sát thọ lạc cho nó dễ chịu hơn, bởi v́ cái nào cũng là
cảm thọ? Thế là ḿnh đổi gị. Đa phần khi mà hành giả ráng gồng như
vậy th́ Định Niệm đâu không thấy chỉ thấy toàn tâm sân. Ai chịu đựng
được bèn khởi tâm kiêu mạn. Kiêu mạn là sao? Xả thiền xong là tối về
nghĩ: Ta đă chịu đau suốt 2 tiếng đồng hồ, có ai bằng ta không!
Cái đó có phải là mạn không? Phải!
Vậy th́, lư do thứ nhất tại sao ḿnh phải đi tiếp một
người trời ơi, một người thấy ghét, sao ḿnh không lựa người dễ
thương ḿnh tiếp. Thứ hai, khi chịu đau như vậy là sân, chịu nổi là
mạn, chịu không nổi là mặc cảm, mà mặc cảm cũng là sân. Rồi lại sân
nữa, rồi nghĩ là "tôi vô phước, tôi thiếu duyên, ba la mật của
tôi kém." Như vậy cả 3 tâm trạng đều không tốt đúng không?
Cho nên, thứ nhất là tại sao không giữ người khách dễ
thương; thứ hai là gồng như vậy chỉ thấy phiền năo; thứ ba, mục đích
của thiền không phải là gồng mà là thấy. Nếu ḿnh cứ tiếp tục chịu
khổ không thấy ǵ hết có phải là lư tưởng thiền quán không? Cho nên,
cái vị đưa ra lư do tại sao không nên tiếp tục chịu đựng cái đau
cũng có lư do phải không? Phải!
Bây giờ quí vị hỏi tôi: Sư theo ai? Tôi trả lời
50-50. Nghĩa là có lúc thấy gồng là hay nhưng nếu tôi gồng không nỗi
th́ tôi theo nhóm thứ hai. Và rất đông người theo nhóm 2 bởi v́ họ
nói đau quá! (Nhị Tường ghi)