KĀLĀMĀ –NƠI NH̀N LẠI

Sư Giác Nguyên (giảng)

Tôi suy nghĩ rất là nhiều về cái tên gọi của thiền đường tương lai của chúng ta, nói là tương lai nhưng sắp tới rồi. Tôi nghĩ hoài cuối cùng tôi đặt tên là Pārami. Như tôi phân tích trong bài viết hôm trước, Pārami có nghĩa là vượt qua. Pārami hay Pāramita được h́nh thành bởi hai từ tố Pāra+I. Pāra là bờ kia, bến khác hay bỉ ngạn và chữ I là ngữ căn của động từ Eti nghĩa là Đến, Tới. Gom chung lại, Pārami là Đáo Bỉ Ngạn, là qua bờ kia hay sang bến khác. Mà ư nghĩa này, trùng hợp thay, lại cũng chính là của chữ Việt (vượt, 越), tên gọi dân tộc và quốc hiệu của ta. Pārami cũng là từ nổi tiếng trong Phật Giáo ám chỉ hành tŕnh vượt phàm sang thánh bằng cách huân tu hạnh lành để kiến lập Phật Đạo. Nhưng lạ lắm, cách đây ba đêm, tôi bị cảm, tôi uống thuốc Neocitran của Thụy Sĩ, thuốc này giải cảm nhưng lại ngủ. Tôi ngủ say lắm. Chuyện này quí vị có thể không tin cho là chuyện phong thần, cũng không sao, bởi v́ tôi cũng không nghĩ nó là cái ǵ huyền bí hay là một chấn động tâm thức nào đó, nhưng khả năng đó tôi cho là lớn hơn là khả năng do chư thiên. Tầm ba giờ sáng tôi ngủ rất say, ngay đầu giường ở hướng Bắc có ai đó nói một câu nghe rất khó hiểu: “Kālāmā đừng Pārami”. Tôi không hiểu, tôi nghe hơi nhỏ. Lại nghe lặp lại lần nữa: “Kālāmā đừng Pārami”. Lúc đó tôi ngủ say bởi v́ thuốc mạnh lắm, Neocitran người ta uống nửa gói c̣n tôi uống cả gói. Trong giấc ngủ tôi nói thầm, Kalama không có nghĩa. Rồi tôi ngủ luôn. Sáng sớm, tức vài tiếng đồng hồ sau giựt ḿnh dậy tôi hết hồn. Pārami là tên tôi đặt cho thiền viện, người trong mơ tôi không biết là nam hay nữ nhưng sao người đó lại bảo là Kālāmā. Lúc đó tôi chợt nhớ: Ồ, Kālāmā không có nghĩa, nhưng đó là tên của ngôi làng mà Đức Thế Tôn ghé đến, người dân ở đó ra bạch với Ngài rằng nhiều người đến đây ai cũng nói ḿnh là số một:

“Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của ḿnh, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, và một số Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng đi đến Kesaputta, Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của ḿnh, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Đối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo?"

Ngài nói rằng đừng quan tâm đến những ǵ gọi là truyền thuyết, truyền thống, tổ sư, kinh sách lâu đời ghi lại, mà hăy nghe xem coi nội dung đó là thiện hay ác, có lợi ḿnh lợi người, hại ḿnh hại người hay không, chứ không phải v́ điều đó được tuyên bố bởi thầy nào, sư phụ, tổ sư, giáo chủ nào, truyền thống nào.

Kinh Kālāmā là một bài kinh rất nổi tiếng, nổi tiếng đến mức chúng ta có thể nói rằng một trăm ông Tây bà Đầm nghiên cứu Phật pháp đều biết kinh này, bởi bài kinh đó là một nhát búa đóng thẳng vào Thánh kinh của Thiên Chúa. Bên Cơ Đốc nói “Phúc cho ai không thấy mà tin”, trong khi bên kinh Pāli th́ có bài kinh đặc biệt nói ngược lại, đừng tin vào truyền thống, đừng tin vào sư phụ mà chỉ quan sát nội dung điều ḿnh được nghe rồi mới quyết định tin hay bỏ.

Phải nói rằng tôi lạnh xương sống và rất xúc động, tôi không gọi đó là giấc mơ v́ nó ngắn quá, khoảng chừng một giây rưỡi thôi, lại không biết ai nói, một câu nói rất mơ hồ “Kālāmā đừng Pārami”. Bỏ tên Pārami tôi cũng thấy hơi quê, quê ở chỗ là lư do hơi phong thần, và quê nữa là cách đây mấy ngày ḿnh đă thiết tha tâm huyết viết một bài về tên gọi Parami, giờ đây biết phải ăn nói làm sao với bàn dân thiên hạ đây. Thế là tôi chỉ âm thầm đặt miếng gỗ thông vát xéo trên đó khắc chữ Kalama Hermitage. Quá hay, quá đặc biệt. Và tôi rất hoan hỉ! Nếu nói hơi phong thần một chút tôi nghĩ là chư thiên cho ḿnh cái tên đó. Tôi lại nghĩ biết đâu trong tiềm thức ḿnh v́ có cái thao thức trăn trở nên cuối cùng đă chọn tên Kālāmā. Tôi gọi cho mấy người Phật tử quen ở Châu Âu, vừa nhắc cái tên Kālāmā là họ đều thích và nói tên đó hay quá. Chưa nói đến ư nghĩa kinh điển, ư nghĩa tinh thần, chỉ riêng cái tên là thấy dễ thương rồi nên tôi đặt cho nó cái tên là Trung tâm Kālāmā, hàm ư đây là một trung tâm mà chúng ta đến để chúng ta nh́n lại kinh điển, nh́n lại chính ḿnh. Đây là trung tâm nh́n lại chứ không phải trung tâm tin nhận, trung tâm tin theo, cắm đầu mù quáng. Đây là chỗ để chúng ta nh́n lại. Dù có đến đó để đọc sách cũng để nh́n lại, có đến đó để tu tập tuệ quán cũng để nh́n lại ḿnh thôi. Tôi gọi đó là trung tâm Kālāmā. (Nhị Tường ghi)


 

 

 

BACK

 

Home