Vào
Facebook mới hay sư đă về Châu Á hơn tháng rồi, tôi bỗng ghen tỵ với sư.
Có người sao đi đứng dễ dàng đơn giản quá vậy, xách túi là đă ở trên
đường. Có người muốn đi phải toan tính trù bị đủ thứ, rồi giờ cuối chưa
chắc đi được. Tôi gửi sư mấy chữ hỏi thăm, chủ yếu muốn thêm vốn liếng
cho một chuyến đi nào đó của ḿnh sau này.
Sư
đang loay hoay với mấy chỗ trọ học, nơi thích th́ không được ở, chỗ được
ở th́ lại không thấy thích. Internet lúc có lúc không, vậy mà cũng ráng
tranh thủ trả lời đầy đủ mấy câu hỏi của tôi. Lạ một điều là tôi thấy ở
cuối mỗi email, sư không dùng tên cũ, mà thay vào đó là một cái tên lạ
hoắc, cứ như ai đó, không phải sư. Ừ, tôi nhớ rồi, cái tên Osanga. Tôi
có đọc về sư huynh của ngài Thế Thân (Vasubandhu), tác giả bộ luận Câu
Xá, là ngài Vô Trước (Asanga) nên cứ tưởng sư thích cái tên đó nhưng
viết lộn. Mà sao lộn hoài được chứ, cả năm bảy email đều viết vậy. Trong
email gần đây nhất, tôi hỏi sư chuyện đó.
Câu
trả lời của sư làm tôi tá hỏa:
- Sư
không hiểu, chỉ v́ cái sở tri chướng, vướng kẹt trong điều đă biết. Cứ
hồn nhiên như trẻ con sẽ vào được nước Chúa. Đạo hiệu Asanga cao siêu
lắm, tôi làm sao dám mơ tới. Osanga đâu phải tiếng Phạn ǵ đâu, là tiếng
Việt đấy. Osanga là Ở-Sân- Ga. Tôi chưa muốn về nhà, c̣n muốn đi thêm ít
lâu. Kiểu nhà tôi yêu nhất đến giờ vẫn là nhà ga...
Mang
tiếng là nhà nhưng nhà ga chỉ là chỗ để ghé lại rồi đi, không phải chốn
dung thân lâu dài. Nhắc đến nhà ga là đang nói về những chuyến đi, những
viễn khách, những chốn về biền biệt đâu đó cuối trời. Bản thân hai chữ
nhà ga đă hàm ư một cái ǵ tạm bợ, ngắn hạn, qua đường, chia ĺa và xa
lạ. Hóa ra nó là một tên gọi khác của nhân gian, của những quan hệ t́nh
người và toàn bộ cuộc hiện hữu của mọi sinh vật trên hành tinh này.
Từ đó,
hai tiếng nhà ga bỗng đẹp và buồn, tuy buồn mà rất đẹp. Đẹp v́ nó thật!