ĐẢO CHIỀU TƯ DUY

Ni sư Pema Chodron | Chân Như chuyển Việt ngữ

Cơ bản mà nói, tất cả mọi người, mọi loài đều cho rằng ḿnh đương nhiên phải được hưởng phúc hưởng vui. Khi đời sống va vấp phải đau khổ hay vướng chuyện không may, người ta hay quy rằng có cái ǵ đó bất ổn. Chuyện không có ǵ to tát nếu quư vị không nhào ra làm hết chuyện này chuyện kia, bất chấp phải tranh dành đấu đá, cốt để cảm thấy dễ chịu trở lại mỗi khi không vừa ư, không thoải mái.

Giáo lư nhà Phật dạy rằng, khổ là điều chẳng thể tránh được trong đời người. Thứ nhất, không ai trốn thoát được hiện thực của chết. Kế đến là những sự thật khác như già yếu, bệnh tật, điều mong cầu th́ chẳng đến, điều không muốn cứ phải gặp hoài. Những chướng ngại như vậy là hiện thực của đời sống này. Ngay cả quư vị là Phật, là người đă chứng đắc giác ngộ viên măn th́ cũng vẫn phải kinh nghiệm già, bệnh, chết và nỗi đau xót khi mất đi người thân. Tất cả những thứ này chắc chắn sẽ đến. Nếu quư vị cứ dằn vặt day dứt th́ sẽ đau khổ lắm.

Nhưng giáo pháp Phật dạy cũng nói rằng thật sự không phải là v́ những điều gây ra đau khổ phiền năo cho quư vị trong đời sống này đâu. Cái gây ra đau khổ chính là v́ chúng ta luôn luôn t́m cách trốn tránh những sự thật hiển nhiên của đời sống, luôn cố tránh khổ t́m vui - chúng ta cứ cho rằng có sự hiện diện của một thứ an b́nh phúc lạc đời đời vĩnh cửu miễn là ta luôn làm mọi việc cho đúng.

Ngay trong đời này, quư vị có thể tự giúp ḿnh và giúp thế gian này nhiều lắm đồng thời đảo chiều lối tư duy cũ kỹ. Trong tác phẩm Nhập Bồ Tát Hạnh, Thánh giả Tịch Thiên đă chỉ ra rằng đau khổ rèn giũa chúng ta nhiều vô kể. Nếu biết nắm lấy cơ hội khi đối diện khổ đau th́ khổ đau sẽ thúc đẩy chúng ta t́m kiếm lời giải đáp. Rất nhiều người, kể cả tôi, đă gia nhập con đường tâm linh v́ những đau khổ sâu thẳm. Đau khổ dạy cho con người ta biết đồng cảm với những kẻ cùng cảnh ngộ với ḿnh. Không những thế, đau khổ dạy chúng ta biết sống khiêm nhường. Ngay cả người kiêu căng nhất cũng phải mềm ḷng lúc phải xa rời mất mát người thân.

Tuy vậy, về cơ bản ai cũng muốn mọi việc luôn phải thuận buồm xuôi gió và hễ bắt đầu thấy trầm uất, đơn độc hay thiếu thốn là nghĩ rằng ḿnh đă phạm lỗi ǵ đó hay lầm lạc ǵ đó. Thật ra, khi quư vị cảm thấy trầm uất, cô đơn, bị phản bội hay bất kỳ một cảm giác không mong muốn nào, th́ đây chính là thời khắc trọng yếu của con đường tâm linh. Đây chính là điểm mà sự chuyển hóa thật sự có thể xảy ra.

Chừng nào quư vị c̣n bị vướng kẹt trong sự kiếm t́m cái chắc thật và cái vui sướng hơn là biết trân quư hương vị và giá trị của những điều đang thực sự diễn ra, chừng nào quư vị c̣n muốn trốn chạy khỏi những bức bối khó chịu, th́ quư vị sẽ c̣n vướng kẹt trong trận đồ của vô số khổ sở, phiền năo và bất toại nguyện, và rồi quư vị sẽ cảm thấy yếu đuối dần đi. Nhận biết được điều này sẽ hỗ trợ cho chúng ta phát triển nội lực.

Và điều thật sự đáng mừng là tư duy về nội lực luôn thường trực trong mỗi chúng ta ngay đúng tại thời điểm ta nghĩ rằng ḿnh đang trong t́nh trạng thê thảm, bi đát nhất. Thay v́ tự nhủ “Làm sao t́m lại được cái vui sướng, cái an toàn?” chúng ta có thể tự hỏi: “Liệu ḿnh có thể chạm đến tầng sâu nhất của nỗi đau này không? Ḿnh có thể ngồi lặng yên với nỗi đau này mà không cần cố sức xua đuổi nó không? Ḿnh có thể hiện hữu cùng với nỗi đau mất mát hay nỗi đau của nhục nhă - mọi ê chề đủ kiểu – và để chúng được cởi mở với ḿnh chăng?” Cái mẹo nằm ở chỗ này.

Có rất nhiều cách nh́n nhận những sự việc xảy ra khi cảm thấy bị đe dọa. Những lúc trầm cảm – v́ uất ức, cáu giận hay v́ thất bại, quư vị có thể nhận thấy ḿnh bị mắc bẫy và shenpa nổi lên như thế nào. Cách dịch nghĩa thông thường của từ shenpa là “dính mắc” nhưng cách dịch này chưa diễn tả đầy đủ nghĩa trọn vẹn. Tôi cho rằng ư nghĩa của shenpa là “bị mắc câu.” Một định nghĩa khác mà Dzigar Kongtrul Rinpoche hay sử dụng, đó là “cái sạc điện” – cái sạc điện phía sau ư nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta, cai nạp điện đằng sau cái “ưa” và cái “không ưa.”

Dịch chuyển sự tập trung và quan sát xem ḿnh đă dựng lên rào chắn như thế nào cũng có ích. Những lúc như thế, chúng ta có thể quan sát xem ḿnh đă thoái lui và vị kỷ ra sao. Chúng ta trở nên khô cứng, chua chát, e dè; chúng ta co cụm hoặc đông cứng v́ sợ hăi nên càng bị đau khổ hành hạ. Theo lối ṃn cũ, chúng ta tự động dựng lên bức tường che chắn và tính ích kỷ càng được gia cố.

Nhưng đây cũng chính là thời điểm quư vị có thể hành động khác đi. Ngay tại đó, bằng thực hành, chúng ta có thể làm quen với những rào chắn tự dựng lên trong ḷng ḿnh và xung quanh toàn bộ hiện hữu của ḿnh. Chúng ta có thể trở nên thân thiết từ ái với sự trốn chạy, chán chường và đông cứng của chính ḿnh. Và sự gần gũi cởi mở dẫn đến sự thấu hiểu những rào cản sẽ chính là cái bắt đầu tháo dỡ chúng ra. Điều tuyệt diệu là khi chúng ta có mặt trọn vẹn với chúng, các rào cản sẽ tự bung găy.

Xét cho cùng, tất cả các thực hành mà tôi đề cập ở đây đơn giản là những phương pháp chúng ta có thể tháo dỡ bức tường che chắn. Dù là học cách giữ chánh niệm bằng cách ngồi thiền, nhận thức sự bám luyến hay thực hành kham nhẫn, th́ đấy chính là các phương pháp để tháo dỡ bức tường mà chúng ta đă tự dựng lên.

Khi quư vị tự dựng lên bức tường che chắn th́ khái niệm về “ta” tách biệt với “người” ngày một mạnh mẽ hơn. Lúc rơi vào cảnh ngộ khó khăn chướng ngại, nếu không tự dựng lên lớp tường chắn th́ toàn bộ t́nh thế có thể xoay chuyển; chỉ đơn giản mở ḷng đón nhận những khó khăn thử thách, đón nhận những cảm giác ḿnh đang phải trải qua, đơn giản đừng độc thoại với bản thân về những ǵ đang xảy ra. Đó đă là một bước tiến triển rồi đó. Trở nên gần gũi với những phiền muộn đau khổ là giải đáp cho sự thay đổi trong hiện hữu cơ bản của chúng ta – cởi mở với mọi việc chúng ta trải nghiệm, để cho gai nhọn của những lúc khốn cùng đâm xé tim ḿnh, hăy để những thời khắc ấy khai mở cho chúng ta, khiến chúng ta khiêm nhường hơn, minh mẫn hơn và quả cảm hơn. Hăy để những chướng ngại khó khăn chuyển hóa chúng ta. Chúng sẽ thay đổi ta. Từ trải nghiệm của ḿnh, chúng ta chỉ cần học cách đừng trốn chạy.

Nếu ta sẵn sàng cố gắng có mặt với nỗi đau của ḿnh th́ một trong những trợ giúp tuyệt diệu nhất có thể t́m thấy chính là trưởng dưỡng được sự ấm áp và giản dị của tâm Bồ đề. Cụm từ tâm Bồ đề có rất nhiều cách diễn dịch, nhưng có lẽ cách diễn dịch thông dụng nhất là “tâm tỉnh thức.” Cụm từ này đề cập đến ngưỡng nguyện muốn tự giải thoát khỏi trói buộc của vô minh và vọng tượng nhằm giúp được người khác cũng làm được như vậy. Đặt giác ngộ cá nhân trên một b́nh diện rộng hơn, thậm chí trên b́nh diện toàn cơi thế gian, sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn. Tâm Bồ đề ban tặng cho chúng ta một tri kiến bao la hơn về nguyên nhân v́ sao ta lại muốn thực hiện công việc thách thức này.

Có hai loại tâm Bồ đề: tâm Bồ đề tương đối và tâm Bồ đề tuyệt đối. Tâm Bồ đề tương đối bao hàm ḷng từ ái và maitri. Thầy Chogyam Trungpa dịch từ maitri theo nghĩa là “sự thân thiết vô điều kiện với bản thân.” Sự thân thiết vô điều kiện có nghĩa là chúng ta có một mối tương giao công bằng với mọi phần hiện hữu của chính ḿnh. V́ vậy, trong hoàn cảnh phải đối diện với đau khổ, chúng ta có thể thiết lập được mối quan hệ thân thiết, từ ái với những phần trong con người ḿnh, những phần mà ta vốn thường không muốn chạm tới.

Một số người thấy chia sẻ của tôi có chút lợi ích v́ tôi khuyến khích họ đối xử từ ái với bản thân, nhưng điều này không hàm nghĩa là chúng ta vuốt ve bản tính điên khùng của ḿnh. Ḷng từ ái mà tôi học được từ những vị thầy và tôi hết ḷng mong muốn chuyển tải đến mọi người chính là sự độ lượng từ ái đối với mọi phần trong hiện hữu của chúng ta. Những phần khó tha thứ nhất lại chính là những phần đau đớn nhất, những phần khiến chúng ta cảm thấy hổ thẹn, như thể ta không thuộc về chúng, như thể ta vừa đập chúng đi khi mọi thứ tan nát hết. Maitri có nghĩa là từ ái với chính ḿnh khi ḿnh chẳng c̣n có ǵ cả, khi ḿnh sa cơ thất thế. Và điều này trở thành nền tảng để trải rộng t́nh thân thiết vô điều kiện với những người khác.Nếu luôn khước từ mọi phần của chính ḿnh, lại c̣n cảm thấy có lư do để chối bỏ chúng, th́ quư vị sẽ luôn luôn bỏ chạy khỏi bất kỳ điều ǵ khiến quư vị cảm thấy bất an.

Có bao giờ quư vị để ư xem những phần bên trong này được chạm đến? Ta càng hiểu rơ một người hay một hoàn cảnh nào đó th́ cảm xúc càng trào dâng. Thường th́ mối quan hệ ban đầu bao giờ cũng tốt đẹp cả nhưng khi quan hệ đó trở nên thân mật gần gụi hơn và bắt đầu làm quư vị nổi đóa, rồi quư vị chỉ muốn trốn thoát ra khỏi đó.

Do vậy tôi muốn nói với quư vị rằng con đường dẫn đến sự b́nh yên ở chính nơi đây, ngay khi quư vị muốn bỏ chạy. Quư vị có thể lèo lái đời ḿnh không để bất cứ cái ǵ liên lụy vào, song nếu quư vị thật sự muốn sống một cuộc đời trọn vẹn, nếu muốn sống dấn thân, muốn thiết lập quan hệ với người khác, với loài vật, với đời sống thế gian th́ chắc chắn quư vị sẽ phải trải nghiệm những cảm xúc khó chịu, bực tức và dính mắc chứ không chỉ kinh nghiệm những cảm giác vui tươi hạnh phúc. Thông điệp ở đây là: khi những cảm xúc như thế trỗi dậy th́ đó không phải là thất bại ǵ cả mà đó chính là cơ hội để rèn luyện tinh thần maitri, tức là sự thân thiết từ ái vô điều kiện với con người vừa hoàn thiện vừa bất hoàn thiện của quư vị.

Tâm Bồ đề tương đối cũng bao hàm ḷng từ bi tỉnh giác. Một trong những hàm nghĩa của từ bi là “cùng đau khổ,” sẵn sàng cùng chịu đau khổ cùng với người khác. Điều này có nghĩa là quư vị càng chấp nhận tổng thể sự tồn tại của ḿnh đến mức độ nào – sự phán xét của quư vị, cảm giác thất bại của quư vị cho đến cảm giác tự xót xa bản thân, sự trầm uất, tâm giận dữ, đam mê nghiện ngập – th́ quư vị sẽ càng kết nối được với người khác từ cái tổng thể đó. Và đó sẽ là mối quan hệ b́nh đẳng. Quư vị sẽ có thể cảm được cái đau cái khổ của người khác như của chính ḿnh. Quư vị sẽ cảm được nỗi đau của chính ḿnh và hiểu rằng nỗi đau ấy cũng là nỗi đau chung.

Tâm Bồ đề tuyệt đối, c̣n được gọi là Shunyata, là một chiều không gian mở cho sự tồn tại của chúng ta, đó là tâm thức hoàn toàn rộng mở. Không c̣n lớp vỏ giữa “người” và “ta”, giữa “bạn” và “thù”, tâm Bồ đề tuyệt đối luôn luôn hiện hữu ở nơi đây. Trưởng dưỡng tâm Bồ đề tuyệt đối nghĩa là có mối quan hệ với một thế giới không c̣n ràng buộc bởi khái niệm, không bị phán xét, một mối quan hệ với hiện thực một cách trực tiếp, không bị bóp méo chỉnh sửa.

Đó chính là giá trị của thực hành thiền định. Quư vị được huấn luyện luôn luôn quay trở về với thực tại chân thực. Bất kỳ ư niệm nào khởi lên trong tâm, quư vị đều quán chúng với tâm xả b́nh đẳng và học cách làm chúng tan biến. Không cần phải chối bỏ những niệm tưởng và cảm xúc giấy khởi, thay vào đó chúng ta bắt đầu nhận thức rằng ư nghĩ và cảm xúc không hiện hữu chắc có như chúng ta vẫn thường nghĩ.

Để luyện tập ḷng từ bi vô điều kiện cần phải có sự dũng cảm để tập “chịu đau khổ cùng người khác”, cần có ḷng quả cảm để sống cùng với phiền năo khi chúng xuất hiện mà không bỏ chạy hoặc dựng lên những bức tường ngăn cách. Cần có ḷng quả cảm để không bị mắc câu và bị lôi tuột đi. Khi làm được điều này, chứng được tâm bồ đề tuyệt đối, kinh nghiệm được tâm thức con người thực sự có thể rộng mở và không vướng bận như thế nào sẽ bắt đầu khai mở cho chúng ta. Từ việc bắt đầu trở nên thoái mái, thanh thản hơn với những thăng trầm của đời người, sự chứng ngộ sẽ ngày một mạnh mẽ hơn.

Chúng ta bắt đầu nh́n kỹ vào khuynh hướng tự nhiên là hay sa đà vào sự bám luyến, tách rời ḿnh với người, thu rút vào bên trong và tự dựng lên những bức tường ngăn cách. Khi làm quen dần với những khuynh hướng này, chúng sẽ từ từ trở nên dễ nhận biết hơn và quư vị sẽ nhận thấy thật ra tồn tại những khoảng không gian, những khoảng không gian bao la và dễ chịu. Song điều này không có nghĩa là quư vị sẽ luôn được sống trong phúc lạc và sự dễ chịu vĩnh cửu. Trong không gian đó c̣n có cả khổ đau.

Chúng ta vẫn có thể bị phản bội, bị hận thù. Chúng ta vẫn có thể cảm thấy buồn rầu, bối rối. Nhưng cái ta sẽ không phạm phải là bị mắc câu. Những điều dễ chịu ở đó, những điều khó chịu cũng ở đó, những thứ b́nh thường cũng ở đó. Điều mà chúng ta từng bước phải học là đừng bao giờ trốn chạy khỏi sự có mặt trọn vẹn. Chúng ta cần phải luyện tập từng bước sơ khởi như vậy là v́ đau khổ trải rộng khắp thế gian này. Nếu không tự rèn luyện từng chút một, từng khoảnh khắc một để vượt qua nỗi sợ hăi khổ đau th́ khả năng trợ giúp sẽ rất hạn hẹp. Khả năng giúp chính ḿnh cũng hạn hẹp mà giúp người càng hạn hẹp. V́ thế, hăy bắt đầu với chính ḿnh, như chính ḿnh, ngay bây giờ và ở đây.

 

Bài giảng trích từ Tạp Chí Lion Roar, Tháng 11/2016

Ni sư Pema Chodron sinh quán tại Mỹ năm 1936, bà tốt nghiệp Đại học California, Berkeley chuyên ngành Văn chương Anh. Ni sư thọ giới Sa di ni năm 1974 khi tu học với Lama Chime Rinpoche tại London. Sau đó bà được thụ phong Tỳ Kheo Ni trước sự chứng kiến của Thánh Đức Karmapa đời thứ XVI khi Ngài đến hoằng pháp tại Anh. Năm 1972, Ni sư Pema Chodron lần đầu gặp Đạo sư gốc của ḿnh là Chogyam Trungpa Rinpoche, vị Thầy mà bà cảm nhận có một kết nối sâu sắc. Bà tu học dưới sự dẫn dắt của Chogyam Trungpa Rinpoche từ năm 1974 cho đến khi Ngài viên tịch năm 1987. Ni sư từng là giáo thọ tại Thiền viện Tushita, Dharamsala, Ấn Độ. Hiện nay, bà đang giảng dạy tại Mỹ và Canada và là nguồn cảm hứng đối với hàng trăm ngàn Phật tử Kim Cang thừa. Bà cũng là tác giả của những cuốn sách nổi tiếng đă được dịch sang tiếng Việt như: Sống Đẹp Giữa Thế Gian Đầy Biến Động, Tự Tại Giữa Vô Thường, Hành Thiền Như Thế Nào, Sống Đời Từ Ái....

 

 

BACK

 

Home