HIỂU CÁI TA
Trong các
triết lư cổ xưa và hiện đại đều công nhận có cái Ta. Trong Phật giáo, vô
ngă là giáo lư quan trọng bác bỏ cái Ta. Tuy nhiên giáo lư vô ngă phải
được tu tập đến bậc Thánh dự lưu mới thực sự hiểu được. Khi giảng chung
cho mọi người, Đức Phật dùng ngôn ngữ tục đế để nói về cái Ta của người
này, người kia. Như câu:
Tâm ta đi
cùng khắp,
Tất cả
mọi phương trời,
Cũng
không t́m thấy được,
Ai thân
hơn tự ngă.
Tự ngă
đối mọi người,
Quá thân
ái như vậy.
Vậy ai
yêu tự ngă,
Chớ hại
tự ngă người.
(Tương
ưng 1, 75, HT. Thích Minh Châu dịch)
Chính Đức
Phật cũng dùng đại từ nhân xưng Ahaṃ (tôi) với mọi người. Điều quan
trọng là Đức Phật hiểu về cái Ta chỉ là ngôn từ tục đế, không có hiểu
sai khi xưng hô như vậy. Trái lại người không có học và hành Pháp, hoàn
toàn tin có cái Ta và làm mọi thứ v́ cái Ta. Những người không hiểu cái
Ta sẽ đề cao cái Ta của họ và sống ích kỷ, sẵn sàng hại người khác để
cái Ta được hài ḷng. Khi đề cao cái Ta thái quá sẽ sinh ra bệnh ái kỷ.
Lúc đó không tội ác nào mà không dám làm và mọi người sẽ khổ v́ gần kẻ
ái kỷ.
Sự chấp
có Ta như lái xe trong sương mù dầy đặc và vô lượng kiếp luân hồi phàm
phu vẫn đi theo màn sương mù này. Khi có Dhammacakkhu (mắt Pháp, mắt
chân lư) th́ sương mù phía trước tan ra, đủ để lái xe an toàn. Theo kinh
Chuyển Pháp luân, người đầu tiên có Pháp nhăn là Koṇḍañña (Kiều Trần Như)
khi vừa chứng quả dự lưu. Đến giai đoạn này, vị thánh dự lưu hiểu cái Ta
là ǵ? Đối với vị này phía xa vẫn c̣n sương mù bao phủ nhưng không c̣n
nguy hiểm như trước đây v́ nhờ có Pháp nhăn soi đường.
Cuộc đời
vinh quang do sống không đề cao cái Ta. Cuộc đời tủi nhục do không biết
đặt cái Ta của ḿnh sang bên. Nếu muốn chứng ngộ pháp vô ngă phải chuyển
cái nh́n từ tục đế sang chân đế. Điều đó không phải ai cũng làm được.
Cách dễ làm hơn là sống cuộc đời vị tha, làm điều tốt cho mọi người.
Người vị tha sẽ ít đề cao cái Ta, sẽ đem lại an lành cho mọi người. Dù
chưa hiểu giáo lư vô ngă cũng đang thực hành hạnh vô ngă và là thiện
duyên để hiểu và giác ngộ Pháp vô ngă.
TK Giác Lộc