AI ĐEM CHIM SÁO SANG
SÔNG
Toại Khanh
Bao năm trời
trong vai tṛ một người hộ pháp lặng lẽ, dấu mặt và im tiếng, cô học tṛ
âm thầm dơi theo từng bước chân thầy để kịp thời tiếp sức. Mặt nổi trong
hoạt động của thầy là ai đó, không phải nàng . Vậy đó, vô tướng và vô
thanh, vô danh không thân phận.
Thế rồi một
thiền viện hoành tráng ra đời, nàng vẫn là cái nền hoa cương vững chăi
cho nó. Đương nhiên tiếp tục nằm ngoài mọi nghe nh́n của thiên hạ.
Lễ lạc thành
kết thúc, thầy rót bầu nước làm nghi thức hiến cúng, trao lại toàn quyền
điều hành cơ sở cho tăng già bản xứ để rút về cơi riêng ở một vùng biển
ngay trên xứ sở này. Dĩ nhiên thầy vẫn mong cô học tṛ sẽ tiếp tục là
người hộ pháp với chén cơm khi đói, viên thuốc khi đau.
Bàng hoàng
hơn cả lúc nh́n thấy trời sập, thầy nghe cô học tṛ buông một câu lạnh
lùng, dứt khoát:
-Xin thầy đi
một ḿnh. Con sẽ ở lại đây. Con sẽ xuất gia và dàn xếp mọi sự để giữ
quyền điều hành thiền viện. Nơi đây sẽ là một ni viện nổi tiếng!
Thầy im lặng.
Nói ǵ lúc này cũng là thừa với một người học tṛ lúc im th́ như hến,
khi ồn c̣n hơn sóng. Đêm đó thầy thức khuya uống trà một ḿnh trên ngôi
thất ở cuối đất thiền viện.
Sương khuya
xuống lạnh vẫn không hay, thầy gục đầu ngủ quên ngoài hành lang thiền
thất.
Trong giấc
ngủ không đủ sâu, thầy thấy ra một vùng đại mạc mênh mông có một người
con gái kiểu nữ hiệp của Kim Dung cưỡi ngựa phi như gió qua những cồn
cát, rồi một giọng ngâm thơ mơ hồ vọng về từ đâu đó, hai câu thơ mà thầy
không biết tác giả:
Ta bỏ giang
sơn v́ tri kỷ
Ai ngờ tri
kỷ khoái giang sơn!
Toại Khanh