ĐỂ NƯỚC CUỐN ĐI

 

TK Giác Lộc

 

Chúng ta hiểu như thế nào câu Phật ngôn “Saddhā tarati oghaṃ” (Người ta vượt qua bộc lưu do nhờ ḷng tin)

Ogha (bộc lưu) là trận lụt lớn tạo thành ḍng nước chảy xiết cuốn trôi đi mọi thứ. Phật ngôn trên ám chỉ bộc lưu ở nơi tâm. Có bốn loại : Dục bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, vô minh bộc lưu. Loại 1 liên quan đến cảnh dục giới, loại 2 liên quan đến cảnh thiền, loại 3 liên quan đến tà kiến, loại 4 liên quan đến vô minh.

Bốn loại này có sức mạnh lôi cuốn kẻ mê đắm trong dục lạc, trong thiền lạc, trong tà kiến và trong vô minh. Ḷng tin có vai tṛ như thế nào mà giúp vượt qua bộc lưu?

Sự khác biệt trong cuộc đời giữa người này với người kia là có ḷng tin và không có ḷng tin. Phật ngôn trên nói đến ḷng tin vượt qua bộc lưu, nghĩa là không phải ḷng tin theo nghĩa phổ thông. Phải là ḷng tin thuộc về những phẩm trợ đạo. Theo nghĩa phổ thông, ḷng tin dù ở mức độ tín thành, vẫn nằm trong phạm vi tục đế, vẫn chấp có ta, có người và do vậy không thể vượt qua bộc lưu. Ḷng tin thuộc về những phẩm trợ đạo là tin vào pháp giác ngộ thuộc về chân đế và góp phần cho sự tăng trưởng những yếu tố giác ngộ.

Người Phật tử ban đầu chỉ ở phạm vi ḷng tin phổ thông, nhưng sự hiểu Pháp và thực hành Pháp giúp đưa đến ḷng tin vào pháp chân đế để hiểu khái niệm ta, người là cái bóng của chân đế danh sắc. Nh́n lại đâu là tục đế, đâu là chân đế để quán xét sự sinh diệt của danh sắc là xác định được ḷng tin vượt qua nghĩa phổ thông và có khả năng vượt qua bộc lưu.

Ḷng tin vượt qua bộc lưu. Vượt qua nghĩa là không bị cuốn đi. Không bị tham dục cuốn đi, không bị tâm thiền cuốn đi, không bị tà kiến cuốn đi, không bị vô minh cuốn đi. Chứng thiền là tốt, là thanh tịnh, tại sao lại bị cuốn đi? Thiền không phải là bộc lưu, sự hiểu sai về thiền, chấp thủ trong thiền khiến tạo ra phiền năo và cản trở cho giải thoát, đây mới là bộc lưu. Do đó, hành giả phải hiểu thiền đưa đến thanh tịnh và càng làm cho thanh tịnh cao hơn qua việc phát triển trí tuệ. Không nên chấp vào vài kết quả của thiền để tạo ra bộc lưu cuốn đi trong luân hồi.

Ḷng tin vững chắc để vượt qua bộc lưu được t́m thấy nơi bậc Dự lưu. Tà kiến là gánh năng rất vĩ đại trong kiếp luân hồi đă được diệt, cho nên tà kiến bộc lưu không c̣n cuốn trôi vị ấy. Nhờ vậy những bộc lưu c̣n lại như tham cảnh dục, tham cảnh thiền và vô minh dù vị dự lưu chưa diệt những phiền năo này cũng không trở thành bộc lưu để tạo ra những nghiệp ác. Đó là ưu điểm khi tu tập đến thánh quả đầu tiên.
Ḷng tin không bị nước lụt phiền năo cuốn đi là bởi v́ khi có ḷng tin th́ không bao giờ tách rời thực hành Pháp, cũng không bao giờ từ bỏ tinh tấn. Chỉ có khi nào ḷng tin yếu kém mới có từ bỏ pháp hành, từ bỏ tinh tấn, từ bỏ những thiện pháp. Hăy xem Phật ngôn sau đây:

Nỗ lực, không phóng dật,

Tự điều, khéo chế ngự.

Bậc trí xây ḥn đảo,

Nước lụt khó ngập tràn.

(Pháp cú 25, HT. Thích Minh Châu dịch)

Trong biển khổ luân hồi không bị bộc lưu cuốn đi phải xây dựng cho chính ḿnh ḷng tin vững chắc vào chân lư. Cũng trong biển khổ luân hồi muốn không bị bộc lưu xâm nhập phải xây dựng cho chính ḿnh một ḥn đảo chánh pháp. Nhờ ḷng tin vào chân lư gíác ngộ, hành giả thực hành những pháp nỗ lực, không phóng dật, tự điều, khéo chế ngự. Tuy nhiên, để phát triển nỗ lực, không phóng dật, tự điều, khéo chế ngự đến giai đoạn thanh tịnh từ bậc thánh Dự lưu đến A la hán th́ phải có trí tuệ. Tín có vai tṛ theo đuổi không từ bỏ pháp hành v́ tin tưởng chân lư cao thượng. Trí có vai tṛ phát triển những pháp hành v́ hiểu biết chân lư cao thượng.

Một ḷng tin chưa đủ khả năng vượt bộc lưu, nhưng theo đuổi những thiện pháp, lấy thiện pháp làm lư tưởng là khá rồi. Do tinh tấn muốn được thanh tịnh giải thoát nên kiên tŕ tu tập. Ḷng tin lớn mạnh theo thời gian khi kèm theo những pháp hành đủ khả năng vượt bộc lưu. Thành tựu những pháp hành là do trí không phải do tín. Không bị bộc lưu xâm nhập nữa khi đến A la hán là do trí không phải do tín.

Do đó, câu nói “Do tín vượt bộc lưu” nên hiểu rộng không phải có ḷng tin là vượt qua bộc lưu. Phải hiểu là ḷng tin là pháp lành giúp phát sinh những thiện pháp để vượt bộc lưu. Ví như tín làm phát sinh hạnh bố thí. Tín là điều kiện tiên khởi cần phải có trước công việc khó khăn là vượt bộc lưu. Nếu không có tín th́ những pháp khác như giới, định, tuệ cũng không có. Một hành giả có tín vào pháp hành thiền th́ sẽ có tinh tấn, không lười biếng, không dể duôi dù gặp trở ngại.

 

 

 

 

BACK

 

Home