NGÀY XƯA CỔ MỘ
Tùng Nghĩa một ngày
đầu tháng sáu với những làn mưa phùn giăng giăng trên con đường đất đỏ
dẫn vào xóm rẫy. Chiều lắm rồi, tôi xuống khỏi xe đ̣ và cứ vậy mà lầm
lũi bước đi như chẳng nghe thấy ǵ tới tiếng mời gọi của mấy người chạy
xe ôm. Hai vành tai lạnh ngắt, nghe trong người hâm hấp nóng, tôi biết
ḿnh sắp bị cảm sốt nhưng nh́n về ngọn đồi đang xích lại phía trước, tôi
an tâm cắm cúi.
Tôi về Tùng Nghĩa để
thăm cô Phương. Con đường vắng lắm, trời đang tối dần, vậy mà tôi vẫn
nhận ra dăy rào gỗ trên miếng đất rẫy của cô. Nhà cô Phương nằm sâu bên
trong, về phía ḍng suối ở cuối miếng rẫy.
Cánh cửa cổng bằng gỗ
tạp chỉ khép hờ, không khóa. Tôi lên tiếng gọi. Con Tô Tô của cô Phương
sủa vang, nó từ chiếc thang của ngôi nhà sàn phóng vút xuống đất rồi
chạy luôn ra cổng. Tôi kêu tên nó, nó lập tức im tiếng rồi vẫy đuôi mừng
tôi. Nó đă thân quen với tôi từ những ngày cô Phương c̣n ở Sài G̣n. Tô
Tô khôn lắm, có khi cả năm trời không gặp nhưng cứ thấy tôi là nó lập
tức nhận ra ngay. Giống chó Nhật chính cống thường rất nhỏ con, Tô Tô đă
tám tuổi rồi mà vẫn bé gọn như hồi tôi mới gặp lần đầu. Nh́n nó tôi bất
chợt chạnh ḷng nhớ lại đủ chuyện đă qua...
Cô Phương cầm cây đèn
băo bước xuống thang. Cô khoác chiếc khăn lớn màu nho để che pull ngắn
tay bên trong. Gió vẫn thổi mạnh đưa từng hạt mưa li ti lạnh buốt vào
mặt tôi. Thấy tôi, cô Phương mừng lắm, cô vui một cách kỳ lạ. Cô trách
tôi sao về lúc đêm hôm rồi thật tự nhiên, cô giằng lấy chiếc túi hành lư
của tôi mang lên nhà. Tôi để mặc cô, rồi lần ṃ ra giếng nước phía sau.
Lúc tôi trở lên nhà,
cô Phương đang loay hoay pha cho tôi một ly trà gừng thật nóng có bỏ
chút đường. Cô bảo uống như vậy có thể tránh được cái chứng thời khí ǵ
đó thường có ở vùng này. Thấy nhà vắng người, tôi hỏi thăm mới biết má
cô Phương đă theo đứa cháu họ xa về Sài G̣n khám bệnh.
Tôi ngồi xuống bàn
uống từng ngụm nước gừng rồi chợt nhớ ra, tôi nhờ cô Phương đưa dùm
chiếc túi da để lấy thuốc uống. Tôi sợ ḿnh lại bị sốt ở đây th́ nguy,
đă xa Sài G̣n lại c̣n làm phiền cô Phương. Đó là chưa kể cái cảnh phải
nằm bệnh ở đây trong những ngày nghỉ ngơi quí báu này nữa. Hiện nay như
mơ đến sát bên cạnh rồi nhẹ nhàng đặt bốn ngón tay lên trán tôi. Cô nhăn
mặt rồi lại cười nhỏ. Cô nói với tôi, vẫn bằng cách nói của ngày nào:
- Sư bị sốt rồi, lại
có dịp làm nũng với cô Phương. Tháng này ngoài đây trời trở tiết. Ai bảo
đi mưa.
Cô Phương dọn cho tôi
một chỗ nghỉ ngay sát pḥng ḿnh. Cô trải chăn, giăng mùng thật cẩn thận.
Tôi ngồi yên nh́n cô. Cô Phương lạ lắm. Bỏ đi mảnh khăn choàng, chỉ c̣n
lại chiếc áo pull màu sữa bó sát người trông cô chẳng có chút ǵ là của
tuổi bốn mươi nữa. Cô nhanh nhẹn, chính xác mà vẫn trầm lặng. Sống giữa
đất Sài G̣n, cô luôn giản dị đến mức thôn dă, vậy mà giữa miền đất hoang
vu này cô vẫn tiếp tục giữ được cái nét cao sang hết sức riêng tư. Nh́n
cô Phương, tôi cứ nhớ tới các nữ tu ḍng kín bên Thiên Chúa Giáo...
Cơn sốt chừng đă hạ
xuống, tôi nghe trong người như dễ chịu hơn. Chiếc đồng hồ trên vách đă
gơ tám tiếng. Cô Phương bảo tôi đi ngủ sớm - rồi cứ xem tôi như một đứa
bé, cô hứa sáng mai sẽ nấu thứ chè bắp ǵ đó cho tôi ăn, sẽ đưa tôi đi
chơi ở mấy khu vườn bơ...cô nói như để dỗ ngọt tôi, như đă không c̣n nhớ
tôi bây giờ đâu c̣n nhỏ nữa, thậm chí tôi đă từng là thầy dạy đạo cho cô
và cô vẫn là một thư kư đánh máy bài vở cho tôi. Tôi vào giường nằm
xuống cho cô Phương yên tâm. Cô thong thả buông mùng, chèn chiếu thật kỹ
lưỡng rồi mới quay về pḥng.
Tôi trăn trở măi, cố
dỗ giấc ngủ mà vẫn không sao chợp mắt dù mấy giờ đồng hồ ngồi xe đă làm
tôi đuối sức. Đồng hồ lại gơ mười hai tiếng mà tôi vẫn c̣n nghe bên
pḥng cô Phương những âm thanh sinh hoạt. Cô vẫn c̣n thức và có lẽ đang
sắp xếp giấy má hay viết lách ǵ đó. Thanh quản tôi bỗng nhiên trở chứng,
tôi không kềm được và bật ho khan một tiếng.
Cô Phương bước sang
giường tôi với cây đèn trên tay, cô nh́n tôi rồi cau mày:
Vẫn chưa ngủ sao? Lúc
năy có nghe 1 mùi khói thuốc, sư hút hả? Có thân không biết lo. Ngoài
này không giống như trong Sài Di G̣n...
Rồi cô lại cười:
Có quen là với người
thôi, c̣n với khí hậu ở đây, sư vẫn là một khách lạ. Hồi tối cô Phương
quên, khuya ở đây lạnh lắm.
Cô cởi chiếc áo nỉ
đang mặc trên người đưa cho tôi. Tôi lắc đầu. Cô bảo bên pḥng cô c̣n có
áo khác và lại nh́n tôi cô nhẹ nhàng:
- Đừng căi!
Cô quay lưng đi mà tôi
cứ có cảm giác như vẫn nghe được hơi thở của cô cùng cái hương vị ngọt
ngào mộng mị của nó. Chiếc áo cô Phương có mùi lạ, thơm mà cay...
Tôi giữ chặt chiếc áo
trên tay như để t́m một chút yên ḷng rồi lặng đếm từng hơi thở để đi
vào giấc ngủ thật nên thơ. Tôi đă mơ thấy ḿnh cùng cô Phương đi chơi
trong một khu rừng già nào đó rồi bỗng nhiên cô mất hút, chỉ để lại trên
bờ cỏ chiếc áo nỉ của ḿnh. Tôi hốt hoảng và giật ḿnh thức giấc. Lúc đó
đă sáu giờ sáng. Cô Phương đứng bên giường nh́n tôi ngủ bằng ánh mắt của
một người mẹ.
Buổi sáng hôm đó rồi
đến suốt cả ngày ngoài món chè bắp như đă hứa hồi đêm, cô Phương chẳng
đưa tôi đi chơi ở đâu hết. Mà cả tôi cũng chẳng muốn nhắc tới chuyện ấy
Nó vừa trẻ con, vừa vô vị mà cũng không cần thiết. Trừ lúc phải xuống
bếp, cô Phương gần như dành trọn thời gian cho tôi. Cô nhắc lại những
ngày c̣n ở Sài G̣n, cái thuở tôi c̣n đi học đêm ở mấy trung tâm ngoại
ngữ, lúc đó tôi chỉ vừa mười tám và cô sắp bước qua tuổi ba mươi. Mọi
khoảng cách giữa cô với tôi vẫn được giữ nguyên từ sau lần sơ ngộ trong
một đêm pháp hội mà người ta vẫn gọi là một tối đầu đà cho những đêm rằm
có ư nghĩa lịch sử của Phật Giáo như đêm rằm tháng tư, tháng giêng. Cô
vẫn xem tôi như một người em trai (mà cô không có). Và cũng theo phong
trào thời thượng hồi ấy, những tuổi trẻ nhiều nhiệt huyết vẫn muốn đi
t́m tương lai của ḿnh bằng cách bán mạng qua những chuyến vượt biển
hướng về một miền đất Hứa xa xôi, chúng tôi cũng có mặt trong số những
người tuổi trẻ liều lĩnh đó như một kiểu tương phùng không ḥ hẹn.
Một tín nữ và một vị
sư đă cùng nắm tay nhau dấn thân vào từng cuộc đi mù mịt. Những đêm tối
trời mưa nằm trên ghe nhỏ bồng bềnh trên sông nước, bên những bờ dừa
nước và cây dại âm u đến rợn người để chờ đợi ai đó đến đưa ḿnh ra khơi.
Nằm chen chúc nhau trong một khoang ghe chật hẹp với muôn ngh́n tâm
trạng, một thứ ràng buộc vô h́nh giữa hai tâm hồn bỗng dưng len lén tồn
tại.
Những khoảng cách căn
bản về tuổi giới tính, đạo đời...bất chợt phôi pha, dù chỉ trong từng
thoáng chốc mong manh. Chúng tôi gần như đă trở thành đôi bạn trong suốt
những thời điểm khốc liệt đó.
Thế rồi phút cuối, mọi
ảo vọng (cứ gọi thế) cứ lần lượt vỡ tan như những bọt nước phù du ở từng
vùng sông nước mà chúng tôi đă đi qua trong thời đoạn đó. Quay trở lại
phố phường, chúng tôi đă thành ra những người bất đắc chí thê thảm. Mà
kẻ đáng thương nhất có lẽ là tôi. Tôi đă cay đắng tận đáy ḷng khi nhận
ra là tất cả những khoảng cách trớ trêu đă chia cắt chúng tôi trước kia
tưởng cũng đă được xóa mờ giờ lại được chính cô Phương tiếp tục giữ lại
một cách cẩn thận!
Tôi lại lao ḿnh vào
những trường lớp với phấn trắng bảng đen cùng những bạn bè trang lứa để
mong quên đi nỗi buồn nghịch thiên bội địa của ḿnh nhưng cố quên đôi
khi chỉ càng tô đậm cho những nổi nhớ.
Tôi đă đọc Kim Dung để
rồi lại bắt gặp chính ḿnh trong đó qua bóng dáng của Dương Quá. Và cái
đau đớn kia lại càng thấm thía hơn khi có một chốn Cổ Mộ bồng lai với
một Tiểu Long Nữ tuyệt vời xuất hiện. Trong nỗi niềm trái ngang đó, đôi
lúc, trong cơn cuồng diễn mông muội nhất, tôi cứ mơ ḿnh được là một gă
Hà Túc Đạo trong Ỷ Thiên Đồ Long Kư đem cả trái tim của một cao thủ
giang hồ trao trọn cho một cô bé Quách Tường chỉ mới mười sáu tuổi để
rồi sau đó một bóng cô đơn ôm mối tương tự ác nghiệt t́m về ngọn Côn
Luân qui ẩn suốt đời. Nổi đau của người họ Hà dù cũng vẫn là một nổi đau
thấu trời nhưng xem ra nó vẫn chưa phải là một tâm sự không thể nói ra.
Tôi chẳng là Dương Quá
cũng không phải là Hà Túc Đạo, chuyện ḷng của tôi từ đó trở thành một
vết thương bốn mùa rỉ máu. Cô Phương có hiểu cho tôi không, câu trả lời
vẫn vắng bặt trên môi cô.
Cô học nhiều, đọc cũng
lắm, hiểu biết cũng không ít. Những ngày tháng ở Marie Curie đă dạy cô
biết bao điều về những Libido, Eros, Thanatos rồi A An-sich, Sein, Zeit...của
Tây phương nhưng trước sau, cô dường như vẫn cứ có vẻ không đếm xỉa ǵ
tới những góc tối thiệt thà nhất của Đông Phương. Tôi vẫn tiếp tục là
một đứa em bị câm bẩm sinh trước mặt cô, rồi là một gă mất trí khi vắng
cô.
Cô vẫn xem tôi như một
đứa em tinh nghịch dù đôi lúc cần, cô vẫn trân trọng bái sư.
Mang trong người đến
hai ḍng máu (quê nội cô Phương h́nh như ở Quảng Châu, huyện Đài Thượng
nào đó), cô có một loạt những qui tắc sống nghiêm cẩn như thể bằng thép
trắng. Thấy tôi có những giây phút bối rối về hướng sống, cô chỉ có một
lời khuyên lạnh như ngọc, dứt khoát như lệnh.
- Tu học!
Để chận đứng nếp sống
t́nh cảm có vẻ buông thả của tôi, cô cũng chỉ có một lời cảnh cáo không
dài hơn:
- Vớ vẩn!
Tôi bệnh hoạn, túng
thiếu hay gặp chuyện khó xử, cô luôn có mặt đúng lúc với những chăm sóc
đúng mức cần thiết rồi khoanh tay bước ra khỏi đời tôi một cách lạnh
lùng. Cô đă giúp tôi hay đày đọa tôi, tôi cũng không hiểu nổi. Nổi buồn
của tôi lớn quá!
Cô Phương trong ḷng
tôi cứ như nữ thần Kali hay Durga của Ấn Độ Giáo. Vừa là chỗ chở che mà
cũng là đại diện cho tất cả trừng phạt. Cái khoảng cách giữa hai người
cứ được cô tùy tiện co giản bằng những thái độ bất chừng. Đôi lúc cô
thật gần gũi để tôi có thể tha hồ nuôi dưỡng những mộng mị trẻ con hay
người lớn, rồi bất chợt cô lại đánh thức và xô đẩy tôi ra xa với từng
xác định rơ ràng về cái giới tuyến lửa đỏ mà tôi không được phép vượt
qua. Tôi cứ liên tục bị thảng thốt giữa đôi bến bờ chơi vơi ma ảo đó.
Như đối với phần đông
các tín nữ chưa lớn tuổi lắm, tôi vẫn gọi cô Phương là cô Phương dù đôi
lúc vẫn thích gọi và thích nghe cô xưng hai tiếng Mammy, chữ đó có vẻ
như tạm thời đủ làm trung ḥa các cảm xúc của tôi nhờ vào ư nghĩa từ
nguyên của nó. Chẳng biết cô Phương có để ư tới điều kín đáo này không,
cô chỉ nói rất thích nghe tôi gọi cô như thế. Phải chăng ư thích đó lại
chỉ đơn giản là một thứ tâm lư bản năng của phụ nữ, đặc biệt đối với
những người độc thân như cô.
Tôi nhớ có lần về thăm
cô Phương, cũng ở Tùng Nghĩa này, lúc cô vừa rời đất Sài G̣n ra đây,
trong một buổi chiều theo cô xuống con suối để t́m chỗ đặt máy nước tưới
cây, tôi đă t́nh cờ hỏi cô:
-
Có phải mọi ư muốn nghịch
thường và bất chấp đều là những thứ tâm lư biến thái, bệnh hoạn và tội
lỗi không cô?
Đang dơi mắt nh́n dọc bờ
suối và con đường dẫn lên rẫy như để tính toán cái ǵ đó, nghe tôi hỏi,
cô Phương quay lại, dưa tay vén tóc:
- Lại rắc rối ǵ nữa
đây Ngài Pháp sư, mấy tủ sách bỏ đâu cả rồi?
Nụ cười của cô, Phương thật
đẹp. tôi bối rối đến mức cả thẹn. Cô Phương nh́n thẳng
vào mắt tôi:
- Sư có thể đủ sức
nhận diện vọng niệm là vọng niệm mà cô Phương đâu giúp sư chuyện đó
được. Hồi đó ai đă dạy cô Phương thật kỹ về mấy bài Kinh Giáo Giới La
hầu rồi Đại Niệm Xứ hả?
Tôi thẳng người, cố
nh́n vào cô Phương dù rất e sợ ánh mắt của cô:
- Túy Lang chỉ muốn
nhờ cô cho một chút so sánh đối chiếu thôi...
- À ra thế, với triết
Tây hả? - Cô Phương bật cười. -Tây Phương tuyệt đối không đủ tư cách đối
thoại với Phật Giáo nhưng với riêng sư th́ có thể được dấy. Nếu cần, hăy
đọc lại Freud, lát nữa cô Phương cho mượn cũng được. Ông ấy tuy lẫn thẩn
nhưng cũng có ít nhiều kinh nghiệm về cái thắc mắc của sư!
Cô Phương xoay người
thật gọn, đi về phía rẫy như muốn bỏ mặc tôi ở đó. Đang thong thả bước,
bất chợt cô dừng lại, quay nh́n tôi:
- Có lẽ lâu rồi sư
không c̣n dọc hay dịch sách Thiền nữa phải không? Cái gốc giúp sư ổn
định, cái ngọn sẽ giúp sư thoải mái. Kinh tạng của ḿnh với tư tưởng Bắc
Tông ấy! Rồi như nghĩ ra điều ǵ đó, cô Phương lại cười:
- Tại chiều nay ông
thầy tự nhiên lẩn thẩn cô Phương mới dám nói nhiều. Kẻ học tṛ này không
hề quên là ḿnh đang dứng trước Thái sơn. Lát nữa vào nhà Mammy sẽ pha
cho sư một ly sữa thật ngon để tạ lỗi!
Giọng nói, tiếng cười
của cô Phương thật nhỏ, vậy mà tôi cứ nghe nó lan man, đồng vọng qua
từng cơn gió chiều cao nguyên lồng lộng. Tôi lại bị chơi vơi, hụt hẫng
giữa trăm ngàn cảm xúc trên một vuông đất rẫy nhỏ xíu, và quanh đây, trừ
tôi, chỉ c̣n lại mỗi ḿnh cô Phương, trời hoàng hôn cứ vậy mà mênh
mông...
Dù đă có một thời gian
dài sống gần và làm việc với cô Phương, thậm chí chẳng nhớ rơ là từ bao
giờ cô đă là một phần đời sống tinh thần của tôi, cô Phương vẫn cứ như
một ngôi mộ cổ trước mắt tôi để người ta chỉ có thể biết được tên tuổi
cùng đôi chút thân thể của chiếc h́nh hài nằm bên dưới, ngoài ra, tất cả
đều bị bít kín. Cô Phương luôn khó hiểu một cách kỳ lạ.
Cô có một vóc người
khá đẹp, đôi mắt đen ướt của một người giàu t́nh cảm, chỉ có cái nh́n
của cô là quả quyết và sắc lạnh. Đôi lần nh́n trộm khuôn mặt cô, tôi
t́nh cờ giật ḿnh nhận ra trên đó một chút ẩn tướng mà gọi theo sách vở
là tướng sát phu, cao sang mà vẫn ẩn tàng chút ǵ đó lạnh lẽo pha lẫn
khốc liệt. Nhưng theo tôi, chừng đó vẫn không hề làm suy suyển dáng nét
đáng yêu của cô. Cô luôn dễ dàng để lại ấn tượng cho người mới gặp. Ấy
thế mà măi cho tới tuổi bốn mươi này, cô vẫn chỉ có một ḿnh.
Cô Phương không từng
nói cho tôi biết nhiều về đời tư của cô, dĩ nhiên cô c̣n càng kín đáo về
chuyện t́nh cảm. Tôi chỉ nhớ có lần h́nh như do t́nh cờ, cô kể lại thật
ngắn gọn về một anh chàng người ngoại quốc đă đối xử thân thiết với cô
hơn mức t́nh bạn b́nh thường một chút. Hồi đó cô c̣n đi học và chuyện
xảy ra trước năm 1975. Chẳng rơ cô có đáp lại t́nh cảm đó hay không, chỉ
biết là từ ngày tôi quen cô, cô luôn có vẻ khó chịu khi phải nghe ai
nhắc tới chuyện t́nh cảm nam nữ cho dù đó chỉ là chuyện của người khác.
Chẳng biết có phải là
cô Phương đă cô đơn như một trong những định phận trớ trêu vẫn được
người ta bảo là chỉ dành cho các giai nhân kém phước hay không, tôi thấy
cô Phương luôn có điều kiện để cô đơn… Trong một chuyến vượt biển không
có tôi đi cùng, cô Phương đă lại t́nh cờ quen biết một người đàn ông (có
lẽ thế) c̣n khá trẻ tuổi. Chuyến đi không thành, cả hai phải trải qua
những ngày tháng lao tù, nhưng chẳng hiểu sao cho tới hôm nay ngồi viết
lại chuyện này tôi vẫn cứ cho rằng có lẽ hai người đă rất hạnh phúc
trong suốt thời gian đó. Ra tù rồi, cô Phương và ông ta vẫn c̣n gặp lại
nhau nhiều lần. Tôi có gặp ông ta đôi bận. Ông ta cao ráo, khá điển trai
và lịch sự. Tôi vẫn nghe cô Phương gọi ông ta là anh Khang, anh Khải ǵ
đó. Cô có vẻ rất mến con người này và dĩ nhiên điều đó càng làm tôi buồn
thêm, một cái buồn vô cớ mà thật ra tôi cũng không có cái quyền quan tâm
về người khác đến như vậy. Nhưng rồi người đàn ông đó cũng biến đi, ông
ở đâu và về
đâu tôi chẳng biết.
Cái cuối cùng ông ta để lại trong ngôi nhà cô Phương (mà
tôi đang trọ học) có lẽ chỉ là một nỗi buồn cho cô. Cô Phương có buồn
như tôi đă nghĩ không th́ tôi chẳng rơ. Tôi chỉ để ư thấy cô ngày càng
ít nói hơn, dành nhiều thời gian đọc sách hơn nhưng cô cũng không quên
chăm sóc tôi. Thế rồi mùa nghỉ hè ở tổng hợp lại tới, tôi có ư định về
quê ít lâu. Ba tháng sau trở lên, một vị sư bạn rủ về ở chung một chỗ
mới mướn được, tôi chưa kịp báo với cô Phương th́ má con cô đă đi đâu
mất.
Ch́a khóa vào nhà cô
Phương tôi đă để lại và tôi cũng không có cớ ǵ để quay lại nhà cô, mà
thực ḷng tôi cũng không hề nghĩ tới chuyện đó. Buổi chiều hôm ra đi tôi
đă gửi lại gia đ́nh cô một lá thư nhỏ để cảm ơn và xin lỗi. Thôi thế
cũng được. Tôi nghĩ chỉ phải ít lâu thôi th́ sẽ gặp lại cô Phương cùng
gia đ́nh. Nhưng chuyện đời không chỉ đơn giản thế…
Sáu tháng trời trôi
qua. Một chiều đang đứng bên gốc me già trong sân trường Tổng Hợp, tôi
đă suưt reo lên thành tiếng khi thấy cô Phương dắt xe vào cổng. Cô đă
trông thấy tôi và nh́n nét mặt cô, tôi biết là cô đang muốn gặp tôi.
Trông cô có vẻ buồn lắm, người gầy đi, dù từ trước tới giờ cô vẫn có vóc
người dong dỏng.
Cô bảo có đi t́m tôi
nhưng không gặp. Kể cả mấy lần lên trường cách đây ba tháng. Nghĩ tôi đă
không có chuyện ǵ nên cô thôi không đi t́m nữa. Chiều nay cô lại đến
t́m tôi để báo một cái tin mà theo cô th́ tôi cần biết. Cô cho hay tháng
sau cả nhà sẽ dời lên Tùng Nghĩa, rồi cô cho địa chỉ và hướng dẫn đường
đi cho tôi thật rơ. Cô nói cả nhà rất muốn gặp lại tôi trên đó. Đợi tôi
uống xong ly nước, cô lấy ra một phong b́ đựng một ít tiền bên trong rồi
nói là của má cô gửi cho tôi tiêu vặt trong mấy ngày đi học. Phải nói
thêm là má cô Phương rất thương tôi. Những khi vắng người vui miệng bà
vẫn gọi tôi là “ông trời con” một cách âu yếm. Tôi tiễn cô Phương ra
cổng, chờ cô chạy xe di rồi tôi mới quay vào. Buổi chiều hôm đó tự nhiên
tôi cứ nghe buồn lạ lùng. Hồi đó tôi chỉ biết lan man rằng Tùng Nghĩa là
một miền đất cao nguyên xa xôi nắng bụi mưa bùn nằm trên đường về Đà
Lạt. Ấy vậy mà cô Phương của tôi bây giờ lại về trên đó...Tôi lại nhớ
tới những ngày ḿnh bệnh hoạn, túng thiếu phải nằm cô đơn giữa đất Sài
G̣n này mà không có cô Phương.
Tôi vẫn đi học b́nh
thường và thỉnh thoảng có được ít tiền, tôi cũng ghé lại mấy nhà sách cũ.
Mua được những quyển ưng ư, tôi cứ nhớ cô Phương. Chênh lệch nhau nhiều
mặt, tôi với cô Phương vẫn có cùng quan niệm chọn sách đọc giống nhau.
Cô Phương h́nh như chẳng mấy khi viết lách nhưng khả năng đánh giá và
thưởng thức của cô rất nhạy bén và sâu sắc. Lần đầu tiên t́m lên Tùng
Nghĩa thăm nhà cô Phương, tôi đă không quên mang theo một ít sách cho cô
đọc cùng những bài viết, bản dịch, cả mấy tập thơ của tôi làm để nhờ cô
sửa chữa và đánh máy giúp. Thấy cô có vẻ bận rộn chuyện nương rẫy, tôi
cũng ngại không dám làm phiền cô. H́nh như biết được suy nghĩ của tôi,
cô Phương nhận hết bài vở rồi cười với tôi:
-
Rẫy nương ǵ với miếng đất
tí xíu này chứ...giúp sư công chuyện Phật Pháp và văn nghệ, cô Phương
vui lắm. Bây giờ lên đây ít gặp được sư, thấy chữ sư viết cũng vui. Vả
chăng, cô Phương luôn là của sư mà, chịu chưa!
Cô Phương ngập ngừng
khi nói câu cuối cùng và cô lại với tay gỡ mạng nhện dính trên y tôi.
Trong khoảnh khắc đó, tôi chợt muốn được nắm chặt bàn tay trắng nuốt của
cô.
Một buổi trưa, đọc mấy
trang tùy bút của tôi, cô Phương xuống suối t́m tôi. Đưa cho tôi mấy
viên kẹo bạc hà, cô mỉm cười:
Đọc văn sư viết thấy
như toàn nước mắt. Nếu sư viết trung thực với ḷng ḿnh th́ sư đúng là
người chưa đánh đă thua rồi đó. Lại c̣n mấy tập truyện ngắn nữa, viết để
tiêu khiển th́ được, nên dành thời gian dịch sách hay làm biên khảo th́
quư hơn, sư thiếu ǵ đề tài...Ừ mà sao h́nh như c̣n đem cả cô Phương vào
mấy cái chuyện ngắn đó làm ǵ hả, hết người để đùa rồi sao?
Cô Phương vẫn không
hiểu hay cố t́nh không chịu hiểu tôi. Đành rằng cô đă nói đúng, nhưng
tôi không hề có ư đưa cô xem để nhắn gửi bóng gió ǵ cả. Tôi muốn quên
và hy vọng viết ra là coi như ḿnh đă vất hết tất cả những thứ nặng
ḷng. Tôi viết thật thà và nhờ cô sửa hay góp ư thôi.
Tôi lặng thinh nh́n
xuống ḍng suối đang chảy. Tiếng nói của cô Phương như lạc đi trong gió,
cô đang ngồi bên một kè đá cạnh tôi và ném từng ḥn cuội nhỏ xuống nước:
- Nhiều tài th́ lắm
tật, chuyện đó b́nh thường, nhưng đă là b́nh thường th́ đâu phải phi
thường. Cái tài văn nghệ bẽ bàng lắm, nó ái làm người ta xúc động nhưng
khó làm thiên hạ tín nhiệm lắm. Đoá hoa đẹp nhưng mong manh, đất đá xấu
xí nhưng c̣n hoài. Cái ǵ có cốt lơi căn bản th́ mới mong sông đời. Sư
cũng c̣n nhớ câu kinh đó mà. Ḿnh có cái tài hoa th́ phải biết trân
trọng và dùng nó đúng chỗ. Đă biết bao người tài chỉ v́ chút nông nổi mà
từ một con bướm đẹp lại rụng cánh thành ra một con sâu chẳng đáng ǵ.
...Cuộc đời mỗi người
chỉ có thể dành cho một lư tưởng, thời gian đi nhanh lắm. Sư biết nhiều
nhưng cô Phương cũng cho là sư vẫn ỷ lại tuổi trẻ của ḿnh. Sư quên rồi,
ḿnh kém sức khỏe th́ coi như đă đi trước những người cùng trang lứa một
đoạn đời rồi. H́nh như sư cứ long đong không chịu dừng bước để tự khẳng
định ḿnh ra cái ǵ đó hẳn hoi. Bi quan như một người bệnh hết thuốc
chữa, rồi lại kiêu ngạo như trong thiên hạ chẳng c̣n ai, những khi được
nuông chiều th́ cứ như con nít, quên mất cá tính...C̣n ba cái chuyện yêu
đương ǵ đó, thử nghe lời cô Phương quên được ráng quên. Chừng nào không
thèm đi học nữa, nếu chưa có chỗ, về đây ở với cô Phương. Chủ đất bên
ranh đang ngă giá bán cho cô hai mẫu vườn. Chừng đó muốn làm ǵ chẳng
được.
...Ừ, cô Phương dự
định khi mua đất xong, ngoài phần vườn để thu huê lợi, sẽ dành ra chừng
đôi ba công đất để làm một vườn cảnh như của người Nhật để có chỗ ở
thoải mái, mà muốn tu thiền cũng tiện. Khi đó cô với má sẽ cất cho sư
một cái cốc sàn để dịch sách chịu chưa? Sư nhiều chữ nghĩa, khi đó cô
Phương sẽ nhờ sư đặt tên cho khu vườn sao cho thật thơ mộng và ư vị có
được không?
- Tôi ngồi yên đó lắng
nghe cô Phương nói. Càng nh́n cô, thấy thương cô quá nhưng rồi một cái
buồn thật lạ lại cứ man mác đâu đấy trong ḷng rồi lan tỏa ra giăng mắc
trên từng ngọn cỏ, chùm cây chung quanh. Thấy tôi cứ im lặng, cô Phương
không nói ǵ thêm nữa. Cô giục tôi lên nhà nằm nghỉ. Tôi đi theo sau
lưng cô từng bước như một dứa bé. Suốt đêm hôm ấy, dù cứ luôn miệng bảo
đi ngủ sớm để ngày mai c̣n phải về lại Sài G̣n theo dự định của tôi,
nhưng cô Phương vẫn gần như thức trắng để sắp xếp đủ thứ quà cho tôi
mang về Sài G̣n rồi lại lăng xăng bên tôi dặn ḍ đủ chuyện. Chẳng hiểu
sao cô cứ nhắc tôi tranh thủ ra thăm cô. Cô nói liền miệng và bằng những
nụ cười như thể đó cũng là một thứ quà để tôi mang theo về thành phố. Cô
ác lắm biết không cô Phương!
Tôi đă ngủ thiếp đi
trong cái bóng che của cô Phương. Cô ngồi canh cho tôi ngủ. Má cô chẳng
nói ǵ khi thấy cô chăm sóc tôi đến thế. Bà chỉ nhắc chừng đôi ba lần
đầu hôm cho cô Phương đừng quên mặc thêm áo ấm.
Tôi về Sài G̣n ít lâu
th́ thôi học Tổng Hợp. Những ngày ở Tùng Nghĩa cứ ám ảnh tôi. Tôi muốn
đi đâu đó thật xa đế quên được giới hạn để dừng lại trong cuộc phiêu lưu
bấy lâu nay của ḿnh. Tôi thầm mong chỉ sẽ trở lại khi ḿnh đă thật sự
lột xác.
Mang theo một valise
những sách vở thật cần thiết, tôi ra tận Đà Nẵng, Hội An rồi cả Huế.
Thậm chí tôi đă từng có mặt ở Hà Nội nhưng chỉ ít hôm thôi. Thời gian đi
xa đó, tôi dần dần t́m thấy cho ḿnh một đời sống nội tâm riêng tư mà
không cần tới sự góp của một bóng dáng quá khứ nào nữa. Tôi đă quên mất
Sài G̣n, quên mất trời quê sông nước của miền Nam. C̣n Tùng Nghĩa và cô
Phương lúc này chỉ thăng hoặc đi về trong trí nhớ tôi qua những cơn mơ
chóng vánh phù du.
Một ḿnh giữa cái
thành phố lớn nhất xứ Quảng, tôi lại như thành ra một chàng du sĩ thật
sự. Từng buổi chiều lang thang bên bờ sông Hàn lạnh buốt đúng như cái
tên của nó, những buổi tối rong chơi lạc loài trên phố Hùng Vương. Lại
cũng đi mua sách, mua tranh cả mấy bức tượng đá trắng đặc phẩm của thành
phố Đà Nẵng Rồi đến một ngày lên chơi trên núi Ngũ Hành Sơn (Non Nước),
tôi đă t́nh cờ thấy một người đàn bà đứng chơi tuổi đang đứng một ḿnh
trên đỉnh Vọng Cảnh, mắt nh́n ra biển khơi. Người đó làm tôi khẻ giật
ḿnh khi thấy sao giống cô Phương của tôi quá, cũng dáng người cân đối,
chiếc gáy trắng ngọt mềm như lẩn khuất sau mái tóc uốn cao và cũng có
đôi mắt buồn như cô Phương nhưng có lẽ chẳng đẹp bằng. Tôi lại nhớ miền
Nam, nhớ cô Phương của tôi dang ở Tùng Nghĩa. Tôi đốt điếu thuốc, phun
khói lên trời rồi nh́n theo đó như một phút quay về với những ngày
xưa...
Tôi xuống khỏi núi lúc
đó xế trưa sau khi lót dạ bằng một khúc bánh ḿ với ít nước trà mang
theo từ sáng. Ghé vào một gian hàng đồ đá, tôi cố t́m mua cho cô Phương
một bức tượng đá trắng khá đẹp. Đó là bức tượng một người con gái mặc áo
dài có vóc dáng thanh mảnh, mắt như đang ngước nh́n lên cao với hai bàn
tay giấu sau lưng, vạt áo dài của cô như đang bị gió cuốn lệch về một
phía mà vẫn dán chặt vào đô đôi chân thon thả. Bức tượng có vẻ xuất thần
lắm, lạnh lẽo nghiêm trang lại đầy nét khơi gợi.
Ba hôm sau thu xếp hành lư xong, trong đó có cả mấy
dịch phẩm của tôi mang về cho cô Phương đánh máy, tôi đă nhờ người đi
lấy dùm chiếc vé máy bay để về Sài G̣n ngay ngày hôm sau.
Chín giờ rưỡi sáng tôi về tới Sài G̣n. Ba giờ chiều,
để lại những thứ không cần thiết, tôi ra bến xe đi Tùng Nghĩa. Ra đến
nhà cổ Phương th́ trời đă tối và măi cho tới buổi chiều hôm sau cô
Phương mới có thể ngồi lại nói chuyện với tôi.
Sau tám tháng dài không gặp mặt, cô Phương vẫn thế.
Biết rơ tôi đi đâu nên dù có địa chỉ cô cũng không hề gởi thư cho tôi.
Cô bảo thật ra có viết nhiều lắm nhưng tự nhiên chẳng muốn gởi đi. Thấy
tôi có vẻ buồn khi nghe nói vậy, cô hứa sẽ đưa hết những lá thư đó cho
tôi xem, rồi cô lại cười:
- Sư không viết cho cô Phương th́ được c̣n cô
Phương không viết cho sư th́ lại có bộ mặt đó. Lớn rồi, đi cho xa mà
cũng giữ y cái tánh trẻ con hồi nào!
Cô Phương cầm bức tượng da trắng trên tay, nheo mắt
nh́n nó rồi ngước nh́n tôi. Chẳng khen chê ǵ cả, cô chỉ nói cảm ơn tôi
rồi đặt nó lên giá sách. Quay sang mớ bài vở của tôi mang ra, liếc dọc
nhan đề mấy dịch phẩm, cô lùa sang một bên rồi nhặt lên tập truyện ngắn
của tôi vừa viết xong ngoài Trung. Tập truyện được tôi viết bằng từng tờ
giấy manh rời khổ lớn, chẳng được bấm kim hay ghim kẹp ǵ cả. Tôi chỉ
gom hết vào một tấm b́a giấy cứng. Gió thổi tung từng tờ thể xuống sàn
nhà. Cô Phương cau mày trách tôi cẩu thả rồi cuối xuống nhặt lại. Thấy
cô có vẻ muốn ngồi yên một ḿnh, tôi lại cầm chiếc vơng đi xuống bờ suối.
Đêm đó, sửa soạn mùng chiếu cho tôi xong, cô Phương
bỏ về pḥng sớm hơn mọi khi. Tôi nằm hóng gió ngoài hành lang đă chán,
vất mẩu thuốc đang hút dở dang xuống sân, tôi vào trong nhà và lên tiếng
gọi xem cô Phương đang ở đâu. Nghe tiếng cô Phương trả lời, thấy trời
c̣n sớm, tôi bước tới trước pḥng cô. Cánh cửa không đóng cô Phương đang
ngồi đọc mấy trang truyện ngắn của tôi. Quay ra nh́n tôi, cô Phương mỉm
cười tự nhiên:
Sư chưa ngủ hả, hay lại muốn vào đây quấy rầy cô,
xin khỏi khách sáo!
Cô kéo một chiếc ghế cho tôi ngồi. Những khi không
có má cô ở nhà, từ lúc c̣n ở Sài G̣n, tôi ít khi dám vào pḥng cô. Đêm ở
đây với một ḿnh cô, dĩ nhiên tôi cứ thấy có ǵ bất ổn dù thật ra chẳng
có ǵ đáng ngại giữa những người như chúng tôi. Cô Phương xếp lại mấy
trang truyện ngắn để nói chuyện với tôi, cũng với những nụ cười:
Biết là truyện thôi, nhưng hồi chiều tự nhiên cô
Phương cứ thấy lo lo rồi lại trách sư sao viết mạnh tay quá để cho nhân
vật nữ trong câu chuyện “mồ mả” ǵ đó phải chết đi vào phút cuối. Cái
ghê ghê là cô Phương có cảm giác như sư đă mượn nhân vật đó để viết về
cô Phương!
Nh́n nét mặt cô lúc đó, tôi bật cười:
- Cô bé đó có nhiều cá tính quá, mà lại dễ thương
nữa nếu không sắp xếp cho cô ta một hướng đi đàng hoàng như mơ th́ giải
pháp cho cô bé chết đi xem ra ổn nhất!
Rồi chẳng biết cái ǵ giục tôi, tôi buột miệng nói
luôn:
Nhiều lúc… Túy Lang thay thấy h́nh như cô Phương
nên chết đi th́ hơn!
Cô Phương nh́n thẳng vào tôi, ánh mắt tối thẩm:
Có khi nào sư tự thấy là bản thân đă đi quá trớn
không hả, cô Phương tưởng là sau chuyến đi Trung sư đă…giàn xếp xong mọi
thứ. Cứ vậy hoài chắc cô Phương cũng mệt mỏi rồi chết như sư muốn. Sư hư
quá rồi, đă hết thuốc chữa!
Tôi cúi đầu như biết
lỗi, một mớ hỗn độn mịt mù đi qua óc tôi. Hai bên tại bất chợt nóng ran.
Th́ ra cô Phương đă thấu suốt tôi đến tận cùng, trong khi tôi vẫn cứ ngỡ
ḿnh đă đủ tư cách đối đầu, vượt mặt cô. Một cái ǵ đó như bóng tối và
áp lực của những tự ti rồi mặc cảm tội lỗi bất chợt dồn về phủ chụp lấy
tôi. Tôi bỗng nhiên thấy ḿnh như sắp vỡ ra trước cái nh́n khốc liệt của
cô Phương. Không thể chịu đựng thêm nữa, tôi chỉ c̣n có thể bỏ lại sau
lưng ḿnh ba chữ “xin lỗi cô” rồi bước nhanh ra khỏi pḥng. Đă hơn chín
giờ đêm rồi, gió từ rẫy thổi lùa vào hiện nhà lồng lộng mang theo cái
lạnh tê buốt của thứ sương muối cao nguyên. Vậy mà tôi vẫn không thấy nó
là cái ǵ cả. Tôi đang nghĩ tới Sài G̣n, miền Tây rồi sừng sững trong
đám tư tưởng ấy là đôi mắt cô Phương. Tôi ngồi một ḿnh với điếu thuốc
đang cháy vàng ngón tay. Tôi cắn răng khi nghe hai giọt nước mắt trôi
xuống môi ḿnh. Hơn mười năm rồi
lần đầu tiên tôi khóc, dù
chỉ khóc đến chừng mực đó thôi. Tôi quyết định rời Tùng Nghĩa vào ngày
mai.
Tôi bước xuống sân đi
rửa mặt rồi vào giường kéo y trùm kín người cố gắng quên hết mọi chuyện
để ngủ...
Chiếc y mỏng quá, tôi
chợt tỉnh giấc v́ lạnh và chẳng biết ḿnh đă ngủ được bao lâu. Nh́n
quanh, tôi đang nằm trong mùng. Cái chăn và chiếc áo nỉ được đặt bên
cạnh tôi. Cô Phương đă giăng mùng và đem lại mấy thứ này mà chẳng đánh
thức tôi. Tôi bật ngồi dậy để mặc áo th́ thấy cô Phương đang ngồi bên
bàn thật lặng lẽ và ngă người trên chiếc ghế, mắt nh́n thẳng lên giá
sách như đang ngắm nh́n bức tượng đá trắng tôi mua tặng cô. Tôi nhẹ
nhàng nằm xuống trở lại, cố không gây tiếng động. Cô Phương khẻ đằng
hắng và giọng nói ấm áp của cô vọng lại giường tôi:
- Sư định sáng mai về
lại Sài G̣n à? Đâu có ǵ nghiêm trọng dữ vậy. Tính đi mà không nói hay
viết ǵ để lại cho cô Phương sao?
Tôi im lặng. Khó xử,
khó nói quá. Cơn buồn ngủ bay biến đi đâu mất. Tôi thèm được hút một
điếu thuốc làm sao. Có tiếng cô Phương đứng lên và cả tiếng khua của nắp
b́nh thủy. Cô đi ngang giường tôi, trên tay là một b́nh trà:
Không ngủ được th́
ngồi dậy, ra đây với cô Phương, rán nằm trong đó chi cho cực thân!
Cô Phương sắp hai
chiếc ghế bên cạnh cánh cửa sổ đă đóng kín. Ở đó cô có treo một gị lan
rừng đang nở hoa. Tôi biết cô Phương không thích dùng mỹ phẩm hay bất cứ
loại nước hoa nào, cô chỉ quen dùng một hiệu xà pḥng duy nhất. Nhưng
trong căn nhà kín đáo này, ngồi cạnh cô tôi vẫn nghe được một mùi hương
nhè nhẹ pha lẫn chút ǵ đó cay cay. Cô rót cho tôi một tách trà. Tôi đưa
tay nhận lấy mà vẫn không dám nh́n lên. Cô Phương vặn nhỏ ngọn đèn một
chút, giọng nói dịu dàng như thầm th́:
Cô Phương rất hiểu sư,
ḿnh biết nhau hơn mười năm rồi chớ ít đâu. Càng hiểu nhau, cô quư và
thương sư đến mức có lúc cô nghĩ nếu cô có một đứa em trai chưa hẳn đă
thương và quư nó bằng sư. Sư ít nhiều cũng biết tính cô Phương và tin
tưởng lời cô nói chứ. Cô không thích nói quá lời. Đêm nay cô muốn nói
hết những ǵ ngỡ đă trôi qua mất rồi, đồng thời đó cũng là vấn đề tế nhị
khó nói nhất mà cô đă im lặng từ ít nhất sáu năm nay kể từ sau cái đêm
ḿnh cùng có mặt trên chiếc ghe nhỏ ở Nhà Bè để chờ ra ở ra đi. Dĩ nhiên
mọi chuyện không chỉ đơn giản bắt đầu từ một tiểu tiết kiểu đó. Bởi ít
nhất, dù sư có lăng bạt đến mấy, cô hiểu sư cũng không phải là mẫu người
b́nh thường.
...Có điều là h́nh như
xưa nay trên đời này vẫn tồn tại một quy luật là bất cứ cái ǵ muốn được
tồn tại th́ ngoài những điều kiện nuôi dưỡng nó, bên cạnh đó cũng đ̣i
hỏi phải có một hay nhiều tác động đối lập, ta có thể gọi đó là một
tương quan mâu thuẩn cũng được. Nếu không có đủ hai trợ lực tương khắc
này, vạn vật sẽ không thể có mặt hoặc ít nhất cũng sớm tự diệt v́ sự
phát triển quá đà. Một con người dù có là thiên tài cũng phải c̣n lại
trong chính ḿnh chút ǵ đó dung tục để có thể hiện diện giữa đời thường.
Điều này cũng nằm trong quy luật trên thôi. Cô Phương thật ra chẳng đáng
ǵ so với sư nhưng cô có thể nói rằng ḿnh cũng sẽ đến nỗi quên mất quy
luật đó và h́nh như nhờ vậy cô đă hiểu sư, thông cảm cho sư nhiều hơn.
...Một cách tách bạch,
không dấu diếm, cứ bảo thẳng với nhau là sư đă yêu cô Phương, có đúng
vậy không hả? Nói cho cùng, chuyện đó chẳng có ǵ nghiêm trọng lắm. Nam
nữ với nhau mà. Vả lại, t́nh yêu chưa đến mức mù quáng th́ có thể nói là
nó vẫn chưa đi hết hành tŕnh của nó. Địa vị xă hội, gia thế, tŕnh độ
kiến thức, quan điểm đại chúng và cả trăm thứ khoảng cách c̣n lại “chỉ
là từng rào cản rất mong manh, thậm chí thú vị, của một t́nh cảm mù
quáng. Trong đời người, khó ai tránh được một lần yêu và đă yêu th́ cái
khả năng mù quáng khó mà loại trừ. Thực ḷng cô Phương đă từng muốn sư
cũng đi qua một lần yêu để trưởng thành hơn, thậm chí trở nên toàn diện
hơn, v́ có những kinh nghiệm sống bằng vàng chỉ có được từ t́nh cảm nam
nữ. Nhưng cô muốn sư chỉ đi qua đôi phút để học hỏi rồi b́nh tỉnh xoay
lưng về lại với chính ḿnh và dĩ nhiên là cô Phương muốn điều đó xảy ra
với một người con gái nào đó cùng trang lứa với sư ḱa, một nguời con
gái thật tốt và đủ bản lănh giúp đỡ sư học hỏi. Chẳng ngờ, sư chẳng đi
đúng con đường cô Phương mong mỏi và trớ trêu nhất là sư đă chọn cô
Phương!
Thôi th́ chẳng sao cả, cứ
xem như sư đă đi qua và rút ngắn con đường của ḿnh bằng cách tranh thủ
ghép chung t́nh yêu và mù quáng lại trong một lúc. Đến mức đó, cô Phương
vẫn tiếp tục cố gắng coi như chẳng có ǵ xảy ra và hy vọng sư có được
bài học rồi sẽ quay đầu lại thôi. Vậy mà sư vẫn không hề hay biết ǵ, cứ
nhắm mắt nhảy vào lửa.
...Hồi hôm, cô Phương
bàng hoàng quá đỗi...cô biết sư rất đau đớn, dĩ nhiên cô cũng xót xa
không kém, thậm chí c̣n hơn cả sư nữa. H́nh như kiếp trước cô Phương
thiếu nợ sư nên kiếp này phải trả. Nhớ hồi c̣n ở Sài G̣n, buổi chiều hôm
đó thấy sư chẳng chịu làm ǵ cứ nằm vùi đầu trong pḥng đọc bộ Thần Điêu
Đại Hiệp, cô đă nổi giận lục tung mấy chồng sách vở của sư để rồi bắt
gặp mấy cuốn Suối Độc của Mai Thảo, Ṿng Tay Học Tṛ của Nguyễn Thị
Hoàng..., cô nói chuyện mà cứ như mắng sư để đêm đó nằm khóc một ḿnh.
Cô đă khóc chỉ v́ thấy sư đă làm cô thất vọng quá. Sư đă t́m đọc những
thứ sách đó để tự hủy hoại ḿnh, để bắt chước người ta sống mù quáng
thác loạn hay sao?
...Rồi sau đó chẳng rơ
sư đă thức tỉnh hay cái ǵ đó đă làm sư thay đổi khi sư quay lại dịch
sách, sáng tác với một tốc độ khiến cô phải ngạc nhiên. Và sự hoán
chuyển đột ngột đó của sư lại cũng đă khiến cô Phương phải khóc, khóc v́
vui. Có đêm đến mười hai giờ khuya sư vẫn c̣n thức để làm bài vở trên
trường hoặc để đọc, để dịch những tác phẩm ngoại ngữ mà cô Phương chưa
đọc hay không đủ sức đọc. Lặng lẽ đứng trước pḥng nh́n sư làm việc, cô
đă không cầm được nước mắt, nhất là khi nh́n thấy cổ tay mỏng manh của
sư, những ngón tay hiu hắt như tùng cây bút mà sư vẫn cầm để viết lách.
Miễn là sư được vui, được an toàn, vững bước th́ cô Phương đă thấy quá
đủ rồi. Thế mà h́nh như sư vẫn không hề hay biết ǵ cả, thậm chí có thể
sư c̣n trách cô Phương vô tâm, vô t́nh với sư...
Tôi ngồi yên lắng nghe
cô Phương nói. Từng câu, từng chữ của cô Phương như lay động toàn thân
tôi. Cô Phương nh́n đồng hồ. Lúc đó đă hơn một giờ, nét mặt cô vẫn không
thay đổi, cô lại tiếp tục nói, hai ngón tay cô đặt nhẹ lên miệng tách
trà xoa nhẹ tới lui:
Dù muốn hay không. Cô
Phương với sư phải nhận rằng từ đêm nay, mọi chuyện đă di sang một hướng
khác. Đúng là chuyện bất ngờ cho cả hai bên nhưng chúng ta phải thấy đó
là điều cần thiết. Sư đă yêu và được ghi nhận một cách chân thành. T́nh
cảm đó dù có ra sao th́ cũng cứ là t́nh yêu. Sư không cần cực ḷng để nó
hành hạ ḿnh nữa, cứ can đảm để trung thực kinh nghiệm nó như một vốn
liếng giữa đời. Chỉ cần làm được điều này sư đă có thể quay lại với
chính ḿnh rồi đó. Xem ra sự việc đêm nay c̣n có sức tác động mănh liệt
hơn cả chuyến đi Trung vừa rồi của sư nữa. Trốn chạy khi chưa giải quyết
ổn thỏa chỉ tốn thêm công thôi.
...Người
ta vẫn bảo t́nh cảm nam nữ là chuyện trăm năm nhưng cả sư và cô Phương
đều thừa hiểu rằng nó thực ra chỉ là vấn đề cơm bữa, vấn đề của năm ba
tháng, đôi ba hôm hoặc thậm chí c̣n ít hơn. Với tư cách một pháp sư, một
tu sĩ kỳ tài như sư, sư có dám tuyên bố như vậy không? Dĩ nhiên là dám.
Sư có c̣n nhớ đă tự tay ghi vào trang đầu cuốn sổ tay của cô Phương cái
câu có vẻ là kỳ lạ này không: Hăy từng ngày
thực hiện cái công tŕnh cả đời chứ đừng dùng cả đời để chỉ làm cái việc
của một ngày!
...Sư đă đứng bên thềm
của nhiều lĩnh vực nhưng chẳng hiểu sao chỉ một bước chân thôi, sư cũng
biếng lười. Cái tài hoa hơn người coi như đă là một thiên tính bẩm sinh
của sư, đời sống vật chất coi như chưa có vấn đề, cả t́nh cảm huynh đệ
đồng tu nữa, sư đâu có thiếu cái ǵ. C̣n t́nh yêu...sư đă đi qua và nếm
trải vị đắng của nó rồi, nó đúng là như vậy chẳng có ǵ hơn đâu sư, trừ
phi sư thấy nó bằng ảo giác!
Cô Phương đột ngột im
lặng nh́n tôi hồi lâu rồi thong thả từng tiếng một:
- Cô Phương biết sư
không thể trong sớm chiều quên được cô. Nhưng sư cũng thấy đó, bức tượng
đá trắng của sư mua cho cô nó đẹp là nhờ vào cái ǵ hả? Thật đơn giản,
nó vô tri và bất động, không biết đáp trả khi sư chào gọi hay ngắm nh́n
nó. Nó im lặng với những ǵ ḿnh có được. Điều đó có thể làm sư chán
nhưng cứ thử lăng quên nó một thời gian, rồi khi nào đó nh́n ngắm lại,
sư sẽ thấy nó tiếp tục đẹp dù chỉ một cách lặng lẽ. Giữ nó trong tay với
tinh thần thẩm mỹ đó, có thế sư sẽ suốt đời trân quư nó. Bởi trước sau,
nó chỉ lặng thinh cho sư đánh giá, bằng một thái độ thủy chung không
ngôn từ, không biểu lộ. Đôi lúc cô Phương cứ thầm tiếc khi đọc thấy Kim
Dung qua Thần Điêu Đại Hiệp đă để cho Tiểu Long Nữ trùng phùng với Dương
Quá sau muời sáu năm trời giấu ḿnh ở Tuyệt T́nh Cốc, đă vậy c̣n chuẩn
bị cho cuộc tái ngộ đó bằng những ngày tháng sáng chế ra tuyệt kỷ Thương
Tâm Đoạn Trường Kiếm. Theo cô, lối giải quyết đó h́nh như chưa đạt lắm.
Hăy để cho thầy tṛ họ luôn nghĩ về nhau bằng cái t́nh sư đệ của buổi
đầu trong Cổ Mộ rồi nếu muốn, chỉ việc tạo chút cảm giác lăng mạn cho
người đọc bằng vài suy nghĩ thầm kín của đôi bên, một chút điểm xuyến mơ
hồ thôi. Cái ǵ cũng vậy, kể cả t́nh yêu, khi có quá nhiều điều kiện
biểu lộ th́ thường khó giấu được mặt trái của nó, có đúng vậy không?
...Cô Phương từ mấy
năm nay vẫn luôn hy vọng sư có cùng quan điểm đó với cô sau khi đọc Thần
Điêu Đại Hiệp cũng như mấy tác phẩm tương tự mà sư đă đọc và ngay cả
trong đời sống nữa. Cô Phương chỉ muốn là bức tượng đá trắng, là Tiểu
Long Nữ của một Dương Quá trong những ngày đầu ở Cổ Mộ. Và nếu có phải
quy ẩn ở một Tuyệt T́nh Cốc nào đó, cô Phương sẽ ngày đêm dành trọn thời
giờ để đọc thuộc ḷng bài kinh Gosinga mà thôi. Cái t́nh pháp hữu trong
đó đă làm cô tương tư! Sư có thấy cô Phương lẩn thẩn lắm không hả? Cô cứ
muốn chúng ta vẫn tiếp tục là của nhau và nếu được, luôn thuộc về nhau
nhưng vẫn trang nghiêm tồn tại giữa đời như hai bức tượng đá trắng với
những nét đẹp thầm lặng và riêng tư của ḿnh, thế có được không sư?
...Thôi sư đi ngủ trở
lại đi, dù sao cũ cần dưỡng sức chứ, sáng mai cô Long sẽ Dương Quá sang
thăm miếng đất vừa mua được. Sư muốn gọi nó là Cổ Mộ hay Tuyệt T́nh Cốc
cũng đều được cả. Nhưng nhớ đấy, cô Phương cấm sư tuyệt đối không nghĩ
tới bốn chữ Thương Tâm Đoạn Trường ở Tùng Nghĩa này. Có muốn luyện tuyệt
chiêu ǵ đó th́ về Sài G̣n hay miền Tây mà luyện một ḿnh sư! Nhưng mai,
nghe cô Phương là không rời Tùng Nghĩa!
Chỉ trong đôi ba phút
khít khao nhau, cô Phương có thể đổi giọng liên tục một cách dễ dàng như
cô luôn có sẳn một kho chứa ngữ âm vậy: răn đe, mắng mỏ, dỗ dành hoặc
đột nhiên đanh thép.
Cô Phương đă để tôi
ngủ thẳng giấc tới tám giờ sáng. Lúc tôi rửa mặt xong, trở ra sân đă
thấy cô xách một giỏ mây đựng đầy thức ăn nước uống bảo đi thăm vườn với
cô.
Khom ḿnh chen chúc
vào mấy tán lá rừng rậm rạp, tôi đứng lên và thấy ḿnh đang đứng trước
một khu vườn bơ mênh mông. Người chủ đời trước vừa khéo tính toán lại có
óc thẩm mỹ. Chỉ thuần một loại cây ăn trái tầm thường mà ông đă bố trí
từng hàng cây thẳng tắp trông thật đẹp mắt và thơ mộng. Gió sáng lạnh
buốt, tôi rút ra một điếu thuốc, cô Phương cau mày nh́n tôi rồi cũng
cười.
Đi cạnh tôi, cô đưa
tay chỉ trỏ khắp khu vườn và cứ cười luôn miệng. Chiếc áo khoát bằng
nhung đen sẩm làm cô như trắng hơn, trẻ con hơn. Nh́n cô, tôi lại nghe
buồn buồn rồi nhớ lại cuộc nói chuyện đêm qua. Cô Phương như chẳng nh́n
tới tôi, cô cứ hồn nhiên đưa tôi đến cái g̣ đất lớn giữa vườn, trên đó
cũng có một cḥm cây bơ. Cô bảo đó sẽ là chỗ cất cốc sàn cho tôi sau này,
cô c̣n muốn tôi phải xây một hồ nước để làm giả sơn ở đó. Đang nói liền
miệng, bỗng cô dừng lại hỏi tôi:
- Sư muốn đặt tên cho
khu đất này là ǵ?
Tôi nh́n cô rồi đưa
mắt ngó quanh ngẫm nghĩ một lát, tôi khẻ khàng:
- Cô Phương cốc!
- Cô Phương cốc? Sao
lạ vậy, cô không hiểu!
Không phải Túy Lang
đùa đâu - Tôi chậm răi - cái tên khá tuyệt vời đó. Cô có đọc thơ Tàu xưa
nhiều rồi mà, nếu quên hăy đọc lại những Tô Đông Pha, Hàn Dũ, Chu Hy[1]
th́ sẽ thấy thích hai chữ đó thôi. Nếu dịch theo phong vận của Trịnh
Công Sơn th́ cô Phương sẽ có nghĩa là một cơi đi về, không chừng c̣n hay
hơn Cổ Mộ hoặc Tuyệt T́nh Cốc nữa đó!
Cô Phương ngẩn người
nh́n tôi như để cố nhớ lại cái ǵ đó, đôi mắt cô chợt sáng ra rồi thật
tự nhiên, cô dí ngón tay vào mũi tôi nói như mắng yêu:
- Cứ ỷ ba cái tài vặt
đó mà hư tới!
Cô Phương đưa tôi một
nắm xôi lấy từ trong giỏ rồi rót ra hai chén nước nấu bằng thứ lá ǵ đó
có mùi thơm là lạ nhưng dễ uống. Chúng tôi đă ăn luôn bữa cơm trưa ngay
giữa vườn cây mà từ nay sẽ có cái tên là Cô Phương Cốc ấy.
Tôi nghỉ lại nhà cô
Phương thêm một đêm nữa, sau khi giao hết bài vở cho cô đánh máy giúp,
tôi một mực đ̣i rời Tùng Nghĩa sáng hôm sau. Giữ tôi không được, cô
Phương có vẻ buồn lắm.
Cầm túi hành lư tiễn
tôi ra lộ, cô Phương bảo tôi vào ngồi bên trong một quán nước ven đường
để đón xe. Trời c̣n quá sớm nên xe cũng thưa thớt mà chiếc nào cũng đầy
người. Cô Phương gọi cho tôi một tách cà phê và cô một tách trà Lipton.
Chiếc bàn kê thấp quá, cô ngồi chống cằm bằng hai bàn tay đan nhau trông
như một cô bé nữ sinh. Miệng nói chuyện mà mắt cô vẫn nh́n ra đường canh
chừng đón xe cho tôi. Một suy nghĩ đi qua đầu, tôi đột ngột hỏi cô
Phương:
- Về lại Sài G̣n bận
này, chắc là Túy Lang sẽ mệt mỏi lắm đó, muốn về quê ít lâu để nghỉ ngơi,
cô Phương thấy sao hả?
Cô Phương nhíu mày
nh́n tôi một cái nh́n thấu suốt:
- Vẫn chưa đả thông tư
tưởng hả? Tốt thôi, nhiều lúc cái chước Dĩ Đào Vi Thượng cũng cần thiết
nếu không thể làm ǵ hơn. Tùng Nghĩa với miền Tây không xa mà cũng không
gần. Khoảng cách không gian hay thời gian đâu đă là tuyệt đối, vấn đề
nằm ở chính sư thôi. Nhưng nhớ là là dù lúc nào, ở đâu cũng ráng năng
động một chút, và nếu cần, cứ viết thư cho cô Phương. Giúp được ǵ, cô
Phương sẽ giúp ngay. Đừng quên cô Phương và cô Phương cốc luôn sẳn sàng
chờ đợi sư về. Tùng Nghĩa tuy có quê mùa nhưng vẫn hiếu khách mà!
Sao cô Phương lại dùng
hai chữ hiếu khách, tôi chỉ là một người khách ở đây thôi sao. Cô Phương
vẫn cố t́nh là một bức tượng đá trắng như cô đă nói hay sao? Tôi cười
buồn, rồi lại nh́n ra lộ, tôi bảo cô Phương ra khỏi quán.
Một chiếc xe khách
vắng người đă ghé lại. Cô Phương đưa cái cặp da cho tôi mà bàn tay vẫn
nắm chặt lấy nó, tôi không để ư, nắm tay ấm mềm của cô nằm trọn trong
ḷng bàn tay tôi. Cô Phương nh́n lại, mỉm cười khó hiểu. Xe chạy xa rồi
mà tôi vẫn không dám quay nh́n lại phía sau. Tôi cứ sợ cái ǵ đó Tùng
Nghĩa, cô Phương chăng? hay tôi lại e sợ chính ḿnh, một nỗi niềm nào đó
mà tôi dường vẫn gởi lại sau lưng...?
Như vậy là tôi đă có
một lối về, nhưng lối về chưa hẳn đă là chốn về. Trở lại Sài G̣n, tôi
nghe ḿnh lạc lơng làm sao. Tôi không muốn đi lại con đường có ngôi nhà
cũ của cô Phương ngày trước, tôi cũng không nén được nỗi buồn khi nh́n
lại ngôi trường Tổng Hợp mà dạo nào cô Phương đă mang cơm đến cho tôi.
Tôi sợ gặp lại tất cả bóng dáng của quá khứ.
Và đất quê bất chợt hiện về
trong trí nhớ của tôi lúc này như một lời réo gọi...
Tôi đă theo một chuyến
xe đ̣ t́m về đất Vĩnh Long, hành trang chỉ đơn giản mấy bao sách và một
nỗi buồn khó gọi tên. Tôi dừng chân bên bờ Tiền Giang, t́m vào một nhánh
sông heo hút có cái tên gọi mơ hồ như những lùm điên điển, ô rô vẫn bốn
mùa lặng câm theo từng con nước lớn ṛng. Không bạc tiền, không danh
phận giữa mấy bờ sông nước này cứ làm tôi nhớ tới Tô Đông Pha, Hàn Dũ
trong những tháng ngày nổi trôi nơi đất trích. Dù nơi đây thật ra chẳng
xa xôi ǵ với nơi chôn nhau cắt rốn của tôi nhưng sống âm thầm trong một
góc trời quá cô quạnh, niềm cô đơn trong tôi quả là chẳng bến bờ.
Với diện tích năm mét
ngang, mười ba mét dọc - tôi đă tự xây cho ḿnh bốn phía tường cao như
một kiểu kiến trúc của người mất trí. Bày biện sơ sài, một cái bàn thấp
thật dài và kỳ lạ như nắp quan tài với một cái tủ lớn có từ đời Pháp để
chứa sách ngậm ngùi đặt tên cho chốn quy ẩn này của ḿnh là Tố Phương
Các, một cái tên có lẽ chỉ nhiều lắm là hai người trên trái đất này mới
hiểu được ư nghĩa của nó.
Tôi lại dịch kinh,
viết sách rồi làm thơ ở đây một ḿnh. Những đêm mưa gió ngồi chong đèn
bên cửa sổ nh́n ra ḍng sông mù mịt, những buổi chiều ngồi lặng lẽ nhặt
từng chiếc lá trứng cá như để đếm tuổi đời với trăm ngàn hồi ức. Cái
khuôn sân bé xíu đă theo ngày tháng mọc đầy những cỏ dại cho tôi tha hồ
mộng mị. Tôi đă sống qua những ngày tháng như vậy ở Tố Phương Các để tự
đưa ḿnh ra khỏi một cơn mê.
Cô Phương có viết thư
cho tôi bảo về thăm Tùng Nghĩa. Tôi trả lời chưa muốn về và có gởi cho
cô mấy bức ảnh chụp cảnh Tố Phương. Trong ảnh chỉ có cảnh mà không có
người. Cô Phương chẳng hỏi tôi ư nghĩa của hai chữ Tố Phương, chỉ nhắc
tôi đừng quên Cô Phương Cốc...
Làm sao tôi lại có thể
quên được chứ. Nó là Cổ Mộ, là Tuyệt T́nh Cốc trong ḷng tôi một thuở mà.
Tôi chỉ quên những ǵ không cần thiết. Cô Phương Cốc bây giờ chẳng biết
ra sao. Tôi cố nhủ ḷng ḿnh chỉ nhớ về trên đó bằng thứ ân t́nh đối với
một phương trời Cổ Mộ, một Cổ Mộ với Tiểu Long Nữ cùng Dương Quá
của những ngày sơ ngộ… Cổ Mộ của một ngày xưa, đủ để tôi nhớ hoài chuyện
đời ḿnh với những ngày xưa Cổ Mộ!
C.Giáng
Uyên