Vu Lan Nguội

Toại Khanh

 

Mẹ tôi đau nhiều, đau nặng, đúng ngay mùa Vu Lan 2008. Hôm nghe được tin buồn đó từ bên nhà, tôi đang đứng xăm xoi mấy chậu cây Bonsai ở tiệm. Buông hết, tôi nhắm chặt mắt lại trong mấy giây. Không phản ứng như một người đời, tôi chỉ điếng người trong vài giây khi nghe nói mẹ ra máu ướt cả ngực áo. Trên đường về, tôi chỉ c̣n thấy được mấy cái đèn đỏ để mà dừng, ngoài ra ǵ cũng nḥa đi. Không hề khóc, tôi chỉ không nhớ được ǵ nữa. Chỉ c̣n nhớ được một chuyện: Tôi trái tính khó thương nhất nhà, nhưng mẹ thương tôi nhất, cực với tôi nhiều nhất… Con đă bốn mươi rồi, bây giờ gặp lại mẹ sẽ thấy khá hơn hồi xưa mà. Tôi nói thầm câu đó như một lời nguyện cầu, một câu nói cho mẹ tôi. Câu chữ rơ ràng như là bên kia đại dương mẹ tôi có thể nghe được.

Chiều nay, sau một cuộc gọi về bên nhà để biết mẹ đă khá hơn đôi chút, tôi b́nh tâm ngồi vào bàn viết và trong dăm phút rỗi, tôi ghé vào Saigonbao.com và bắt gặp trang Web của nhà thơ Trần Trung Đạo như đă có một cái hẹn. Thơ hay văn của ông đều hay. Tôi chẵng biết ǵ về chính trị để bàn về khía cạnh này ở ông, nhưng tự thâm tâm rất muốn đặt cạnh ông một danh xưng thiệt xứng đáng, riêng ở mặt văn nghệ. Sinh thời, nhà văn Mai Thảo từng gọi thi sĩ Du Tử Lê là Nhà Thơ Áo Vàng, tức thi sĩ chiếu trên, trong cơi thơ t́nh hải ngoại, sánh ngang với Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng. Đó là trong cơi T́nh. Nhưng trong cơi Tâm, riêng tôi cũng rất muốn gọi nhà thơ TTĐ là nhà thơ áo vàng. Tâm t́nh của ông về mẹ, về quê hương, về dân tộc cũng đẹp như của nhiều người nhưng qua một giọng thơ khó t́m. Ngày trước, tôi biết đến ông qua bài thơ Em Bé Việt Nam Và Viên Sỏi làm ở trại tỵ nạn Mă Lai mươi năm trước. Chiều nay là một bài thơ khác của ông về mẹ. Thơ hay về mẹ của các tác giả khác thật ra có không ít, nhưng để thấm thía bàng hoàng th́ đến giờ, có lẽ khó ai qua được Trần Trung Đạo với bài Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười. Mấy năm trước, tôi từng biết bài thơ này qua vài trích đoạn ở đâu đó, thấy hay, nhưng không đă đời bằng giây phút đọc trọn bài và nghe giọng ngâm chất ngất của chính tác giả cùng vài thi hữu của ông, trong buổi chiều muộn này của mùa Vu Lan 2008.

 

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người

tiếng ai như tiếng lá thu rơi

mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ

chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

 

Buổi ấy con đi chẵng hẹn thề

ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê

mười năm tóc mẹ màu tang trắng

trắng cả ḷng con lúc nghĩ về…”

 

Dầu v́ vận nước hay giận nước mà bỏ đi, bao người con xa xứ chỉ c̣n có mỗi cái phone để mà biết ḿnh c̣n có mẹ ở bên kia ngàn trùng. Có người c̣n thảm hơn, không c̣n mẹ ở đầu dây kia nữa. Mẹ của họ đă đi xa ngay hồi bên này phải mua từng cái thẻ điện thoại để kêu về bên nhà với tiếng c̣n tiếng mất. Bây giờ gọi dễ hơn th́ không c̣n ai để gọi. Đọc mấy câu của Trần Trung Đạo buồn nẫu ruột. Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê. Ừ th́ mấy đứa con của mẹ làm ǵ biết được buổi về là bao giờ mà hẹn. Đứa nào cũng lạc dấu, mất lối. Tóc mẹ th́ cứ bạc, con th́ cứ đi, đi cho đến một ngày chính ḿnh cũng tóc trắng phù vân. Cảm ơn tác giả đă có mấy vần thơ đẹp mà đúng quá chừng.

 

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn

Bên đời gió tạt với mưa tuôn

Con đi góp lá ngh́n phương lại

Đốt lửa cho đời tan khói sương

 

Đọc mấy câu đó tôi cứ thấy ra h́nh ảnh mẹ tôi đang ngồi bên cửa ngó mông ra đường mỗi chiều, hay lủi thủi vào ra bên bậu cửa giữa khuya với cặp mắt kèm nhèm không thấy được ǵ trong bóng tối nhân gian. Mấy đứa con ở cuối trời mỗi người một hướng và nếu có sống bằng thiện chí, có chút đóng góp nào cho thiên hạ, th́ suy cho cùng cũng chỉ là cái việc quét lá vườn đời mà thôi. Viết lách riêng tư hay hoạt động ầm ĩ đều chỉ nhằm nhen chút lửa cho quê hương đâu đó, cho t́nh người đây kia…

 

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người

giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi

ví mà con đổi thời gian được

đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười

 

Chỉ cần nhớ mẹ chỉ có một và thời gian c̣n mẹ ngày một ít dần th́ một câu nói hay tiếng cười nào của mẹ cũng thiêng liêng hết. Cái giọng ngâm của tác giả Trần Trung Đạo thiệt ác. Nói về mẹ phải là giọng nam trầm mới hay, đă vậy, ông c̣n mang theo vào đó một chút âm sắc đặc hữu của đất Quảng Nam mới chết người. Không kiêu sa như giọng Bắc, không sang trọng như giọng Huế, mà cứ đậm đà và chuẩn mực theo cách rất riêng của xứ Quảng. Nghe chính tác giả tŕnh bày thi phẩm, rồi th́ những giọng ngâm khác bên cạnh ông, tôi chợt nhận ra một điều lạ: Có giọng ngâm khiến tôi tưởng ḿnh nhớ mẹ bằng cổ, khi cứ nghe ở đó một chút ǵ nghèn nghẹn. Có giọng ngâm làm tôi tưởng tim ḿnh đang thắt lại, có giọng ngâm làm lạnh buốt đôi chân, có giọng ngâm khiến sởn cả da gà và có giọng ngâm làm tôi nghe cay nhiều ở mắt.

Mùa Vu Lan đang bắt đầu lùi xa, chuyện tôi viết ở đây bắt đầu muộn màng trên tờ lịch. Nói kiểu người trong nước, đề tài đă bắt đầu nguội, đă mất tính thời sự. Vậy mà ngồi nghe lại bài thơ của ông Trần Trung Đạo, đă làm từ bao năm rồi, tôi vẫn nghe nó tinh khôi mới nguyên như chỉ mới vừa hoàn tất chiều nay, và để tặng riêng tôi, dù nó là của chung, của cả những người hôm qua đi lễ chùa chỉ nhận được một đoá hoa màu trắng.

Xin cảm ơn tác giả bài thơ và dĩ nhiên, cảm ơn luôn những giọng ngâm đă đưa người nghe vào một góc pḥng khuya với chiếc phone trên tay và giọng nói đầu kia là của mẹ. Và những bà mẹ đang chờ chúng ta ở địa chỉ này đây: http://www.trantrungdao.com/?cat=20

 

 

Onceland, Vu Lan 2008

 

Toại Khanh

 

 

 

BACK

 

Home