HÀNH HƯƠNG

Toại Khanh

 

Ngày 1 tháng 4 th́ phải, tôi ghé chân ở Shangri-la, một miền đất khuất nẻo của Vân Nam. Để đến được nơi này, từ Lệ Giang, xe phải đi mấy giờ liền qua một sơn đạo chênh vênh ở độ cao chóng mặt. Tôi đă thấy ǵ? Trời ạ, giữa một nhân gian tế toái gồm đủ thiên h́nh vạn trạng của bao thứ bào ảnh ảo tượng, tôi lại bất ngờ nhận ra ḿnh đang hiện hữu ở một nơi chốn mà mọi thứ đều ở mức tối giản. Những bóng người hiếm hoi, những con trâu Yak lúc ẩn lúc hiện, vài cánh chim lẻ loi giữa một bầu trời xám xịt lạnh buốt. Quanh tôi cơ hồ chỉ c̣n lại hai thứ gió và đất. Đất mênh mông và gió thổi tràn. Tôi lại bất ngờ nghĩ về những cánh đồng chiêm ở quê tôi mùa nước lũ. Một phương trời chỉ toàn nước và gió. 

Tôi nhớ đă đọc ở đâu đó rằng hầu hết dân Việt đă lớn lên trong bối cảnh sông nước nên văn hóa Việt có cái ǵ đó thấm đẫm cái hồn của nước: Phiêu linh, trôi dạt, đẩy đưa và trầm luân. Thơ nhạc của dân Việt từ đó cứ mênh mang cái hồn của nước, của thủy triều lớn ṛng, của những ḍng sông con rạch. Bất trắc, cuồng bạo mà cũng lẻ loi, âm thầm. Tôi muốn gọi đó là thứ văn minh của Thủy Đại và Phong Đại. C̣n ở Shangri-la, đó là cơi riêng của thứ văn minh Địa Đại và Phong Đại. Xin các nhà A-tỳ-đàm học đừng giải thích cho tôi rằng trong mỗi giọt nước hay hạt bụi cũng có đủ Tứ Đại. Cách nói đó là của người muốn đi mà chẳng muốn về. C̣n cách nói của tôi, là cho người tạm thời chỉ muốn về mà chưa muốn đi. 

Tôi đă yêu thấu tim cái hồn của đất và gió trên Shangri-la. Cái t́nh đó đến với từng thứ bắt gặp trên đường: Những ngôi tháp làm nên từ những ḥn cuội mà khách đường nhặt được ở đâu đó rồi thành tâm góp lại thành khối. Những ngôi tháp ngó giản bạc đơn sơ mà có ai ngờ là công tŕnh của bao thế hệ, bao kiếp người. Tôi đă bàng hoàng khi nh́n lên lưng núi sau ngôi đền Tiểu Lhasa để thấy hàng mật chú Om Mani Padme Hum được tạc trên đá. Hoành tráng và linh thiêng gấp triệu lần hàng chữ Hollywood trên một ngọn đồi ở California. 

Tôi lang thang mươi câu chữ chỉ để quay về với một chuyện nhỏ. Người Phật tử Việt Nam vẫn nghĩ ǵ về khái niệm Tứ Đại? Tôi nhớ ngài Sāriputta (Xá-lợi-phất) từng lấy Tứ Đại để nói về Tâm Pháp một cách ảo diệu. Tôi lại nhớ đôi điều về Dịch Học của Tàu. Ở đó, Ngũ Hành được hiểu rộng lắm, cứ xem lại 64 quẻ Dịch th́ biết. Thậm chí âm luật (cung, thương, giốc, chủy, vũ) trong cổ nhạc Trung Hoa cũng từng được h́nh thành từ nguyên tắc Ngũ Hành. Rồi th́ phương pháp ăn kiêng Oshawa của Nhật Bản. Qua đó, khái niệm Âm Dương được mở rộng và dẫn đến một phương trời rất lạ cho người ăn kiêng. Họ nh́n đâu cũng thấy nguyên tắc Âm Dương. 

Bằng dăm thứ học lóm được từ giáo lư A-tỳ-đàm, tôi mơ hồ thấy ra vài chuyện nhỏ có liên quan đến điều vừa nói. Chẳng hạn hạnh nghiệp của chúng sinh sẽ đưa người đến những môi trường sống tương thích; và từ bối cảnh đó, những tâm thái tương ứng sẽ được h́nh thành và củng cố. Người mang hồn đất sẽ về với đất, kẻ mang hồn gió sẽ về với gió. Đại khái là vậy. Dĩ nhiên hành giả không thể lẫn lộn hai thứ Tâm và Vật, nhưng một triển khai hay liên tưởng kiểu đó có lẽ cũng là cần thiết. 

Xin nhớ lại xem, có phải kinh xưa vẫn từng nói đến những người – mà từng chuyện buồn vui trong đời dễ dàng hằn sâu trong tâm khảm như chữ khắc trên đá, như chữ viết trên nước hay chỉ một thoáng vu vơ như vệt sóng nhạt nḥa. Có phải trên đời này vẫn tồn tại những tâm hồn tục lụy như nước ở thể lỏng để suốt đời chỉ nhắm chỗ thấp để t́m về, hay lại những tâm hồn như nước ở thể khí sẵn sàng bốc hơi để bay cao. Có phải từng người trong chúng ta vẫn ngày ngày có riêng một cách để sống đời nặng nề như đất, len lỏi linh động như nước, bạo liệt như lửa và thanh thản như gió. Chưa hết, gió, nước trong định nghĩa của A-tỳ-đàm không như gió nước trong thi ca từ phú. Tùy chỗ mà nói đến những khía cạnh khác nhau để qua đó thấy ra sinh phong của mỗi người. 

Trên đường vào thăm một hồ nước ở Shangri-la hôm đó, tôi đă t́nh cờ gặp được một thiếu nữ Tây Tạng. Cô lặng lẽ như đất và nhẹ nhàng như gió. Nh́n cô, tôi chợt hiểu v́ sao đạo Phật đă có được cội rễ vững chắc ở đây. Cô gái Tây Tạng có lẽ không từng đọc về ngài Xá-lợi-phất, nhưng cô đă sống như một phần lời dạy của ngài. Đi nhờ một đoạn đường, cô đă biết điều như một người có học. Xe dư chỗ trống, cô vẫn nhấp nhổm không dám ngồi thoải mái, lượm hết rác trên xe như một cách sống ṣng phẳng không muốn nợ nần và phong cách tự trọng như một bà chủ trước những khách lạ đến thăm vùng đất của ḿnh. Ai dám tự cho ḿnh là văn minh trước những con người hồn hậu mà sâu thẳm đó. Ai đành ḷng bảo người Tây Tạng là thiểu số và dốt nát khi họ đă giữ được một Phật giáo cận nguyên thủy hơn cả người Tàu. Và giữa khi người Tàu đang đánh vật với những Tam Luận Tông, Pháp Tướng Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông chống trái nhau th́ người Tây Tạng lặng lẽ và trầm tĩnh đọc kỹ từng trang Trung Quán, Câu Xá, Duy Thức để khỏi phải tự giam ḿnh vào những biên kiến trẻ con. Họ trưởng thành từ thế kỷ thứ bảy, đón Phật giáo về quê hương ḿnh, để rồi từ đó có riêng một cơi văn minh của chữ viết và tư tưởng. 

Chính biến 1959 đă xóa sổ một Tây Tạng hành chính, nhưng một Tây Tạng tâm linh đă mang cái hồn của đất và gió mà lên đường sang trời Tây, rồi th́ khắp thế giới. Tôi từng có dịp ghé thăm một tu viện Tây Tạng ở Thụy Sĩ. Thảo nguyên và gió cát Tây Tạng vẫn phảng phất ở đó như một Shangri-la phiêu dạt. Trong khi đó, người Việt cũng v́ một chính biến mà biệt xứ và cái hồn sông nước của Việt Nam cũng từ đó mà nổi trôi mấy phương trời. Bốn Đại có đi đâu cũng t́m về những góc riêng tương thích. Ta có là ai th́ cũng là một hạt bụi sẵn sàng trở về với đất, một giọt nước sẵn sàng về sông, một chút gió sẵn sàng về lại trời rộng và một chút lửa để tự hủy ḿnh cho những hóa thân trùng trùng. 

Bỗng dưng muốn dừng lại ở đây v́ một chút chạnh ḷng hồi nhớ Shangri-la. Tôi lại muốn trở lại cái lặng lẽ của đất và bời bời của gió để khép lại bài viết dù tự biết ḿnh vẫn chưa nói hết những điều phải nói. Một bài viết ngắn ngủi như chút ḷng thay một lá thư xa để gửi về một Shangri-la lặng lẽ cuối trời.

 

Toại Khanh

Cập nhật 18-10-2018

 

BACK

 

Home