Ai Chẳng Là Dân Việt

Toại Khanh 

 

 

Khuya. Một ḿnh. T́nh cờ đọc thấy một bài viết kỳ thú trên báo Tuổi Trẻ của Việt Nam mà nghe nao cả ḷng. Bài báo viết về một chuyến du khảo tháng 10/2007 của nhóm phóng viên tờ Tuổi Trẻ trên Con Đường Tơ Lụa, bắt đầu từ Tây An rồi th́ sau đó Đôn Hoàng, Cao Xương,... với khoảng 8000 cây số đi-về.

 Đọc chưa hết bài báo mà ḷng cứ nghe dậy lửa, thứ tâm hỏa hừng hực của một gă du tử tạm thời đang bị trói chân chưa thể lên đường. Rồi bỗng đâu đó trong sâu thẳm trí nhớ, một câu hỏi thật lạ: Ô hay, trước cả cuộc di tản lừng danh của hàng triệu dân Việt trên rừng sâu dưới biển cả mấy mươi năm trước, đời nào mà chẳng có những bước chân phiêu linh biệt xứ chứ? Các ngài Pháp Hiển, Nghĩa Tịnh, Bồ-đề Đạt-ma, rồi Phật Âm, Giám Chân đă chẳng là những tăng sĩ vuợt biên đường thủy đó sao...!? Rồi các ngài Huyền Trang, Tôn-khách-ba, A-đề-xá đă chẳng vượt biên đường bộ đó sao!? 

Rồi th́ những người vượt biên tại chỗ. Thân tại quê hương mà ḷng đă nằm ngoài muôn dặm tự bao giờ. Cứ theo chữ nghĩa mà nói, ai lại chẳng là người Việt, ai lại chẳng vượt qua và bỏ lại cái ǵ đó sau lưng để mà vượt qua chính ḿnh. Phải mà. Phải đi để mà lớn. Đi để mà nâng cao tầm nh́n, mở rộng phương trời, sống nhiều một đời ngắn, sống vui một kiếp buồn! 

Bài báo được viết tài hoa, duyên dáng và nói theo người trong nước là có nhiều thông tin. Đọc để thấy ḿnh phải lên đường. Đọc để thấy ngồi yên một xó là bi kịch nhân sinh. Đọc để thấy ḿnh phải là dân Việt đến suốt đời. Đọc để hiểu v́ sao Phật xưa kêu gọi môn đệ một đời vô trụ xứ! 

Tinh thần Việt tộc ǵ ấy – thực ra đă được nhắc tới trong kinh điển Pāḷi từ mấy ngàn năm trước. Theo giáo lư A-tỳ-đàm, đời sống tâm linh của chúng sinh từ muôn thuở là một ḍng chảy bất tuyệt của những sát-na ư thức ngắn ngủi. Và bao đời nay trên ḍng chảy ấy trước sau chỉ gồm hai thứ tâm thức căn bản là Nhân hiệp thế và Quả hiệp thế. Cao th́ về các cơi nhân thiên, thấp th́ đi về 4 nẻo, đọa theo quy luật nhân quả tương ứng. Trong trường hợp có ai đó chứng đắc thiền định hay đạo quả, th́ trên ḍng tâm thức kia, trước hết, sẽ xuất hiện một sát-na tâm có tên gọi là Gotrabhū, nghĩa đen của thuật ngữ này có thể dịch là Đổi Đời, nghĩa bóng là đương sự hiện đang bỏ lại cái gốc gác thấp kém của ḿnh trước đây để góp mặt vào một gia tộc cao quư hơn. Rồi nh́n lại nhân gian, như chúng tôi đă bao lần thưa chuyện, cuộc nhân sinh là thân phận một chiếc lá hay một con đ̣ trên ḍng. Không có ǵ trên ḍng nước lại có thể muôn kiếp đứng yên một vị trí: Hoặc tới, hoặc lui, hay phải ch́m xuống. 

Có một dịp nào rỗi rảnh, độc giả có thể t́m đọc bài kinh đầu tiên của Tương Ưng Bộ (Samyuttanikāya) để thấy ra vấn đề đang được đề cập ở đây. Nếu cảm thấy chánh kinh mơ hồ tối nghĩa, ta có thể t́m vào Sớ Giải của bộ kinh này (Sāratthapakāsinī) để thấy rằng chỉ riêng việc làm sao có thể tồn tại trên sóng nước là cả một nghệ thuật, và cái lư tưởng tối hậu của kẻ trên ḍng chính là hai chữ vượt qua (oghamtara). Ch́m xuống (samsīdati) hay trôi dạt (nibbuyhati) vô định đều phải bị xem là tai nạn. Sớ nói: Tham ái là ch́m xuống và tà kiến là trôi dạt, thường kiến là ch́m xuống và đoạn kiến là trôi dạt, lười biếng là ch́m xuống và phóng dật là trôi dạt, lợi dưỡng là ch́m xuống và khổ hạnh là trôi dạt, ác pháp hiệp thế là ch́m xuống và thiện pháp hiệp thế là trôi dạt. Hết bến bờ này, sang đến bến bờ khác, ǵ cũng phải bỏ lại sau lưng. Cho đến một ngày không c̣n ǵ để làm, không c̣n ǵ để học, không c̣n ǵ để vượt qua hay bỏ lại. Tôi nhắc lại, anh có là ai, cái anh có được là ǵ, anh đang có mặt ở đâu, chuyện đó không quan trọng bằng hành tŕnh trước mặt của anh sẽ dẫn về đâu. 

Thế giới văn hóa h́nh như cũng vậy. Nghe đâu một chàng Thôi Hiệu từ sau lúc làm được bài thơ Hoàng Hạc Lâu đă một đời sợ hăi bút mực với chút lư do thực khó tin. Chàng không đủ sức vượt qua cái hào quang của bài thơ được xem là thần bút kia của ḿnh. Kể cả những khi muốn làm thơ tả sông, tả núi, tả cỏ, tả cây, cứ bày giấy mực là lại nh́n thấy một cánh hạc chập chờn ngay trước mắt và bên tai lại văng vẳng mấy câu thơ càng lúc càng dễ ghét: “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, bạch vân thiên tải không du du...!. Mấy câu thơ đó là của chính chàng đó chứ, nhưng Thôi Hiệu không ngờ là chúng đă báo hại đời ḿnh thê thảm đến vậy: Người ta tán thưởng bài thơ Hoàng Hạc Lâu ghê quá, làm bài thơ khác không hay bằng th́ có phải khó ăn nói hay không chứ? Đă vậy, cái bóng dáng của lầu Hoàng Hạc kia đă che khuất tất cả mọi cảm xúc của Thôi Hiệu: Không nhà cửa nào đẹp bằng lầu Hoàng Hạc, không loài cầm thú nào đẹp bằng chim hạc, không thời khắc nào trong trời đất tuyệt vời bằng buổi chiều trên sông, và con sông ấy phải là con sông Hán Dương với một cái cù lao Anh Vũ mắc toi ấy. Tội nghiệp, cái thiên tài đáng lẽ thuộc hàng thi bá ấy, ai ngờ lại bị d́m chết không bởi một đối thủ nào ghê gớm, mà chỉ v́ một bài thơ non chục câu của chính ḿnh. Đúng là chết oan ức hơn cả Từ Hải đời sau. Không vượt qua được cái hàng rào của xó vườn nhà ḿnh, th́ người ta không thể ra được tới chỗ gọi là thiên hạ. 

Về đạo học ư? Trong kinh Trung Bộ (Majjhimānikāya) có một bài kinh Lơi Cây (Sārūpamāsutta) ǵ ấy, nội dung nói toàn những ǵ vừa được đề cập ở đây. Theo đó, cuộc tu là một hành tŕnh gạn lọc và chọn lựa thông minh. Anh vừa ḷng quá sớm với cái ḿnh có, không vượt qua được những ngọt ngào trước mắt? Anh chết thẳng cẳng ngay. Từ một nếp sống sung túc lợi danh, tới một nếp sống giới hạnh trong suốt như pha-lê, một khả năng thiền định thần thông quán thiên địa, một tŕnh độ tri kiến suưt soát thánh nhân, tất cả đều chỉ là những quán trạm qua đêm. Nếu anh chưa là thánh nhân th́ con đường phía trước vẫn c̣n dài lắm. 

Anh nổi hứng dừng lại ở đâu đó, trong Tăng Chi Bộ (Anguttaranikāya) đức Phật gọi là t́nh huống một khúc gỗ bị mắc cạn. Trong kinh Đại Bát Niết-bàn của Trường Bộ (Dīghanikāya), đức Phật trước khi viên tịch cũng đă nhắc lại lư tưởng này trong các pháp Bất Thối (Aparihāniyadhamma): Cho đến bao giờ c̣n có các tỷ-kheo không dừng lại nửa chừng (Antaravosānam Āpajjati) trong công phu tu học th́ ngày đó Tăng đoàn vẫn c̣n hùng mạnh, chưa bị suy giảm. 

Ngó ra thiên hạ, từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, người Đức rồi người Nhật, Nam Hàn, Do Thái đă biết vuợt qua những khốn khó ngất trời của thời hậu chiến; để bây giờ, hầu hết những dân tộc c̣n lại khi nói về họ đều phải ngưỡng mộ hoặc ghen tỵ. Tôi muốn gọi họ là những người biết vượt biên. Rồi th́ những mảnh đời của từng cá nhân, bất kể thuộc dân tộc nào, chỉ cần biết bỏ lại sau lưng một quá khứ buồn để có được một hoàn cảnh đủ sức tự lợi và lợi tha, đó cũng là những kẻ vượt biên. Và bất cứ ai từng vượt biên đều có thể được gọi chung là người Việt, kẻ vượt qua một biên giới nào đó. Nếu nói vậy, đồng bào của tôi không chỉ là những người sinh trưởng trong cái bản đồ có h́nh chữ S nằm bên bờ Đông Hải, mà c̣n là tất cả những ai từng trải qua những hành tŕnh ngoạn mục để vượt qua chính ḿnh ngày cũ để trở thành một cái ǵ mới mẻ và hữu ích. 

Nói đời là biển khổ th́ không sai, có điều là buồn quá. Nhưng đổi lại, có thể gọi cuộc đời là một ḍng sông, một hành tŕnh, với những bến bờ để vượt qua, những trạm ghé qua đêm để bỏ lại... th́ rơ ràng là vẫn c̣n có chút ǵ để nhớ để thương!

 

Toại Khanh

 

 

BACK

 

Home