CƠI TÂM THỨC

Toại Khanh 

 

 

Hơn ba mươi năm trời, v́ vận nước, hàng triệu người Việt đă xa xứ và khi đă được ổn định ở xứ người, như đă hẹn, ai về nhà nấy. Nhà ở đây là tín ngưỡng, tư tưởng, chính kiến, văn hóa và dĩ nhiên là cả t́nh cảm. Con chiên tiếp tục thờ Chúa, Phật tử tiếp tục thờ Phật, kẻ mê cổ nhạc th́ tiếp tục khoái vọng cổ, người mê tân nhạc th́ tiếp tục yêu những ḍng nhạc mới. Dầu mỗi người một cách riêng, nhưng chung quy, ai cũng cứ lần theo lối cũ mà về. Một ngày đầu mùa mưa, có người quen hỏi tôi có phải Phật giáo sẽ lụi tàn trên đất Mỹ sau khi những thế hệ lớn tuổi ra đi, v́ tuổi trẻ Việt Nam ở các nước Âu Mỹ bây giờ không cách ǵ gần gũi được với Phật pháp.

Trong môi trường văn hóa Tây phương, việc cầu đạo giải thoát theo quan điểm Phật giáo khó là một nhu cầu quan trọng. Anh phải nh́n ngắm thế giới này từ một góc độ nào đó thiệt Đông phương, qua một kiểu tiếp cận nào đó thiệt Á Châu, mới thấy được con đường suy tư mà Phật đă đề nghị. Tôi không nói là Tây phương giàu có rồi biếng tu, ngay đến những người nghèo khó trong mấy khu ổ chuột ở Nam Mỹ cũng vậy. Văn hóa Cơ-đốc và hệ thống xă hội (bao gồm nhiều khía cạnh như giáo dục, kiến trúc, thương mại,...) đă dẫn người ta về một góc nh́n khác, rất xa lạ với cái gọi là tâm thức Phật giáo. Tâm thức đó rất cần đến một bối cảnh tương thích, và chính hạnh nghiệp của mỗi người đă đưa ta về một góc trời riêng để có thể sẵn sàng cho một cách nghĩ và kiểu sống nào đó!

Hăy đọc sách Âu Mỹ về Phật giáo, và nếu được, khi tiếp xúc với những người Tây phương có cảm t́nh với Phật giáo hăy để ư xem, họ xem Phật pháp như một thứ kiến thức thú vị kiểu Yoga của Ấn, Khí công của Tàu, hay cao siêu một tí th́ cũng như Kinh Dịch của Tàu, Veda của Ấn. Nghĩa là biết được th́ tốt, không biết cũng chẳng sao. Thậm chí những người da trắng có đi xuất gia làm Tăng ni Phật giáo th́ cũng có một kiểu học hiểu Phật pháp rất Tây phương. Họ bài bản nhưng máy móc, và như vậy th́ gần như không có chỗ cho những nhận thức đột phá. Họ liên tục bị g̣ bó trói buộc trong những công thức, nguyên tắc. Họ phân tích giáo lư theo cách mổ xẻ một chiếc xe hơi. Chân lư nào lọt vào năo trạng của họ cũng vuông vắn, ngăn nắp, trật tự và lạnh ngắt như những khối thép. Tôi vẫn nghĩ người Tây phương nói chung, khó mà h́nh dung được cái gọi là tâm thức Phật giáo ở những người Tây Tạng hay Miến Điện chứ khoan nói đến những bậc thánh Đông phương thứ thiệt!

Không biết tôi có quá đáng chăng khi cho rằng phải biết tới mấy thứ Bonsai, Sushi, Sake, Ikebana, Origami kiểu Nhật mới hiểu người Nhật; phải biết x́-dầu, bánh bao, tàu hủ thối mới hiểu Tàu; và phải biết ít nhiều về món cà-ri và Yoga mới hiểu Ấn Độ.

Nhiều lúc mất ngủ nằm ngẫm ngợi một ḿnh giữa pḥng khuya, tôi chợt thấy ra nhiều chuyện lạ. Chỉ có thứ tâm thức kiểu Châu Á mới là đất sống cho Cơ-đốc giáo, dù món đó là sản phẩm của Tây phương. Có thể vài trăm năm nữa, Chúa chỉ tồn tại ở Châu Á, Châu Phi. Điều kiện kinh tế chỉ là một phần lư do. Người Tây phương không thể cuồng tín kiểu Đông phương, chưa kể những người lợi dụng Chúa cho lư do chính trị hơn là thờ Chúa v́ lư tưởng tôn giáo. Các tôn giáo và chính kiến khác cũng thế, cái nào cũng cần đến những mảnh đất thích hợp. Chẳng hạn dù có mộ Phật đến mấy, tâm thức Việt Nam khó mà chịu được Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh niềm tự hào xem ḿnh là dân tộc lớn rồi xem Khmer, Thái Lan là nhược tiểu kém văn minh, ta c̣n nhiều lư do văn hóa tâm linh khác để từ chối ngồi lại giở xem từng trang bối diệp mà người ta đă theo đó tu học mấy ngàn năm qua... Người Việt ta có vẻ không chuộng được những tờ lá bối viết chữ theo chiều ngang, chỉ yêu v́ những thẻ tre viết chữ theo chiều dọc. Một Thượng tọa Bắc truyền từng có bằng tiến sĩ Ấn Độ đă cho tôi biết một chuyện thú vị khác. Những Pháp Hoa, Duy-ma của Phật giáo Bắc truyền đều có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng kỳ thực đó chỉ là những cuộc chơi tư tưởng trong một giai đoạn lịch sử. Trong thế giới tư tưởng của người Ấn hôm nay, những suy diễn nọ kia trong giáo nghĩa Bắc truyền ngày nào, giờ không c̣n độc đáo ly kỳ nữa. Nếu phải trở về với Phật giáo, người Ấn hiện đại chỉ có thể quay lại với kinh điển Pāḷi. Vai tṛ lịch sử của những giáo nghĩa hậu thời đă không c̣n nữa. Ấy vậy mà ở các xứ Tàu, Nhật, Hàn, Việt thiên hạ tiếp tục miệt mài với tṛ chơi mà người ta đă chối bỏ. Một số quốc gia Nam Mỹ và cả Ấn Độ hôm nay vẫn đang dệt mộng dựng xây một xă hội thiên đường nào đó... Mỗi lần đọc tin về mấy nhóm Maoist ở Nam Mỹ hay Nepal, Ấn Độ th́ tôi lại rùng ḿnh.

Những ǵ ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đều có thể ảnh hưởng sâu đậm đến tâm trạng của ta, và tùy theo căn cơ bản thân mà mỗi người lại cũng có một nhận thức khác nhau về chuyện đời. Một người trầm tĩnh đến mấy mà phải ngồi trong một không gian tràn ngập những tia sáng chớp giật và một biển âm thanh om ṣm náo nhiệt, th́ khó mà không có những khoảnh khắc quên ḿnh để cùng tham dự vào bối cảnh tưng bừng đó. Từ những tâm cảnh khác nhau, ta có những suy nghĩ, những quyết định khác nhau. Tôi muốn gọi đó là hành trang tâm thức.

Viết lan man, tôi ngẫu nhiên nhớ về một chuyện thú vị. Th́ ra mấy ngôi chùa Nam tông của người Việt ở Mỹ cũng là một minh họa cho những điều tôi vừa thưa. Đó là một Pháp Vân ở California qua mấy chục năm trời vẫn giữ nguyên cái hơi hướng của một ngôi chùa Việt Nam trong nước với dăy cốc mái liền mái và vách liền vách như để nối liền cái đạo t́nh cần có của một tăng chúng đồng trú. Khuôn sân nằm giữa chùa cứ làm người ta nghĩ đến những trang viện hay một kiểu gia trang tam đại đồng đường của những gia tộc Hoa-Việt truyền thống. Kiểu chùa cũng là cách thể hiện tâm t́nh của Ḥa thượng viện chủ, một người vẫn nặng t́nh với huynh đệ, coi trọng chuyện họp mặt thân t́nh hơn cả việc chăm chút vẻ ngoài của ngôi chùa. Đó cũng là một Thích-ca Thiền Viện, cũng ở California, đáng xem là chốn già-lam kiểu mẫu với một vườn tượng đá trắng hoành tráng và những lương đ́nh u nhă thiền vị với từng khóm hoa bụi kiểng được coi sóc từng tấc vuông, phản ảnh phần nào cái cơi tâm thức ngăn nắp và bài bản của vị phương trượng là một thiền sư nức tiếng. Đó cũng là một ngôi phạm vũ Liên Hoa ở Irvin, Dallas của Ḥa thượng phó tăng thống đường hoàng một cơi với dăy lầu thênh thang, đáng mặt một trụ sở hành chính. Nh́n cảnh thấy người là vậy. Ngài viện chủ nghiêm túc nhưng hiếu khách, đường bệ nhưng nhẹ nhàng. Đó là một ṭng lâm Đạo Quang ở Arlington, Dallas dễ khiến người ta nhớ về những tự viện ở Bangkok, gần như không màng tới những làn ranh giữa đạo với đời. Với tâm t́nh nào anh cũng có thể ghé lại đó: Tu niệm cũng tốt, tham quan không tệ, khoái chuyện bái sám lễ nghi càng hay. Chùa có một rừng tượng đá và phù điêu có lẽ phong phú nhất nh́ xứ Mỹ. Tôi đă nh́n thấy chân dung của ngài viện chủ qua vẻ ngoài của ngôi tự viện: Dấn thân, xuề xoà và rất tâm linh.

Đó cũng là một Hương Đạo ở Forth Worth đẹp như tên chùa. Nhiều năm chưa có dịp về lại, giờ nh́n thấy h́nh ảnh trên Internet tôi nghĩ ḿnh đă không lầm khi từng có những cảm nhận về Thượng tọa phương trượng ở đây. Chùa ở Mỹ mà tôi vẫn nghe thấy ở đó cái hồn hậu của một quê xa. Tôi như nếm được ở đó cái vị ngọt của một giếng nước đá ong nằm cạnh một rào trúc và giàn mướp hoa vàng, dẫu kinh phí xây dựng ngôi đại tự này hiện đă không dưới một triệu Mỹ kim. Một chút tâm tư của thầy trụ tŕ đă bày ra đó. Người Nam Bộ mà yêu xứ Huế đến nồng nàn. Cái tâm Huế và t́nh Huế đă thổi vào kiến trúc chùa những dáng dấp đó.

Đó là một Bửu Môn ở Port Arthur ngan ngát tím một rừng sen bên cạnh bóng mát đổ dài của một ngôi đại viện trầm mặc một màu gạch đỏ nhuốm tí rêu phong.

 

Nhiều lần về thăm nơi đây, tôi cứ tần ngần ở ngơ vào v́ măi ngẩn ngơ với những dây hoa leo và từng bụi tre ngà kẽo kẹt trong gió trưa. Thương lắm, đó là cả một cơi tâm cơi t́nh chân chất của một người con xứ Quảng là Ḥa thượng trụ tŕ. Ḷng ngài như cây trúc, tiết trực tâm hư, nghĩ sao nói vậy, lắm lúc trực ngôn nhưng cái đạo t́nh th́ thâm hậu vô bờ. Đó cũng là một Pháp Luân ở Houston với nhiều nét đặc thù: Kiến trúc đẹp nhưng rơ ràng cho người đi nhiều hơn kẻ ở.

Thầy phương trượng vốn người tám cơi nên ai ghé chùa cũng dễ thấy bàng bạc đây kia cái bóng dáng của muôn phương. Một chút hoa văn rất Á nhưng cứ làm người ta nghĩ đến một cơi La Hy ngàn trùng nào đó. Versace của Ư hay Spode của Hi Lạp? Một bệ thờ, một mái chùa chút nọ chút kia gom hết những nét riêng của Thái hay một Bhutan, Tây Tạng nào đó. Thầy phương trượng đi muôn phương và mang theo về cả những cơn gió lạ tự ngh́n trùng. Thầy về rồi th́ lại đi. Chùa từ đó như một tự viện trên Con Đường Tơ Lụa – gạch nối Đông-Tây, để kẻ về thăm hay người thường trụ đều có thể tự cho ḿnh cái quyền tham dự bầu không khí chẳng ai là chủ. Chùa cũng là một trang kinh. Và độc đáo một nét riêng, có lẽ là chốn đạo tràng Phật pháp ở Saint Petersburg, Florida, một bang duyên hải thơ mộng nhất nh́ Hoa Kỳ. Nhiều người chưa biết chùa, hỏi tôi, tôi vẫn trả lời bằng một cách nói dễ hiểu lầm. Đó là một kiểu chùa lộn ruột, những thứ hay nhất đẹp nhất hầu như đều nằm cả ngoài sân. Đó cũng là phong cách sống của thầy trụ tŕ chăng, trải ḷng ra mà sống với người. Chùa mới và nghèo nhưng cái đổ ra cho người xa luôn là phần lớn. Có lẽ nhờ vậy, dù tăng thường trụ chỉ có vài ba, nhưng bán thường trụ th́ cứ cần là có, không sao đếm hết.

Đêm qua, tôi có một giấc mơ lạ lùng và đẹp. Tôi thấy ḿnh lạc bước vào một khu vườn bỏ hoang ở đâu đó, nơi có hàng ngàn bức tượng những vị tỷ-kheo ngồi quanh một pho tượng Phật thật lớn. Tượng nào cũng rêu phong, và đặc biệt nhất là mỗi tượng một nét mặt, không tượng nào giống tượng nào. Tôi giật ḿnh tỉnh giấc giữa đêm và nhớ về khu Binh Mă Dũng ở Thiểm Tây, Trung Quốc, nơi có những bức tượng lính đất nung của vua Tần. Tôi ngậm ngùi tự hỏi biết đâu ở một nơi nào đó, dưới ḷng đất hay trên núi cao, Phật giáo cũng có một vườn tượng mênh mông như thế với những bức tượng của 1250 tỷ-kheo từng theo hầu Phật ngày xưa.

Ngoại cảnh là biểu tượng của nội tâm, nội tâm chính là chân dung của mỗi con người. Cơi đất nội tâm chính là nơi chốn anh sống và suy tư bằng chính những ǵ anh vẫn là!

 

Toại Khanh

 

 

BACK

 

Home