ĐỐI TRỌNG

 

Toại Khanh 

 

Trên ḍng lịch sử mênh mang của nhân loại từ mấy chục năm nay vừa có một điểm son chói ḷa đáng được để mắt và lưu tâm. Đó là một dân tộc Do Thái điêu linh, xiêu lạc từng bị bạc đăi khắp nơi và sau cùng là cuộc thảm sát tàn bạo dưới bàn tay của Đức Quốc Xă, vẫn lặng lẽ tồn tại đâu đó khắp hành tinh với một sức sống âm thầm mà mănh liệt. Rồi th́ một ngày đẹp trời, họ khai sinh một Israel hùng cường đáng nể, nghiễm nhiên đứng vào hàng ngũ mười nước siêu cường về công nghệ khoa học toàn cầu. Đó là chưa kể một con số khổng lồ các khối óc siêu việt về mọi lănh vực của những danh nhân thế giới mang nhiều quốc tịch, nhưng máu me trong người họ vẫn có nguồn gốc Do Thái. Tôi vẫn xem lịch sử lập quốc của Israel là một thứ biểu tượng của niềm tin sống đời. 

Tôi không biết ǵ về chính trị; chỉ hiểu mơ hồ rằng, nếu người Tây Tạng hải ngoại hay người Miến Điện lưu vong tự chuẩn bị một lực lượng nhân sự hùng mạnh về trí tuệ, tài chánh, ngoại giao th́ tương lai của quê hương họ vẫn chưa hết hy vọng. Chỉ cần người ta luôn nuôi dưỡng được một nguồn sinh lực bất tử trên từng bước nổi trôi của ḿnh. Không một cá nhân hay tổ chức nào trên đời này lại không có đối thủ, và để có thể tồn tại, người ta phải tự có những đối phó, pḥng bị. Tôi gọi đó là lực lượng đối trọng. Tôi là tu sĩ, chuyện chính trị ǵ đó không có sức hút đối với tôi. Tôi chỉ muốn mượn chuyện đời để nói chuyện đạo. 

Một Tăng ni chỉ biết h́nh thức tôn giáo mà không có nội dung tôn giáo, th́ có thể xem như họ đă thiếu mất một lực lượng đối trọng trong mối tương quan với thế giới tục lụy. Nhiều khi cái mà họ gọi là phương tiện ǵ đó chỉ là tên gọi màu mè của sự thỏa hiệp hay thậm chí đầu hàng... 

Trong mối tương quan lực lượng giữa đôi bên, theo tôi, điều quan trọng nhất vẫn là một thể lực nội tại sẵn sàng cho mọi t́nh huống. Lư do đơn giản là đối thủ của ta bao giờ cũng mạnh. Không mạnh th́ đâu thể gọi là đối thủ. Đối thủ của ta đến từ mọi phía và trong mọi h́nh thức, cả ngọt ngào lẫn cay đắng. Và đối thủ nguy hiểm nhất, như ai cũng biết, lại cũng là chính bản thân ḿnh. Không một mưu sĩ hay thuyết khách mồm mép nào đáng ngại bằng những khoảnh khắc tự phản bội của bản thân chúng ta. Từ đó, cái gọi là lực luợng đối trọng ở đây không chỉ để nhắm đến những đối phương từ bên ngoài, mà c̣n là với những lá cờ trắng nằm khuất đâu đó trong ḷng ta nữa. 

Những điều tôi vừa thưa ở trên, thực ra chỉ là một bài học đă xanh rêu từ muôn đời. Trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy có nói đến những nguồn đạo lực mang tính đối trọng mà một người tu hành phải luôn tâm niệm. Để tŕ giới, thiền định (samatha), nội quán (vipassanā), hành giả không thể không biết đến những chuẩn bị cần thiết. Họ phải biết cái ǵ là điều kiện tương sinh và cái ǵ là chướng duyên tương khắc của những ǵ ḿnh nên có hoặc nên tránh. Đó chẳng phải kiến thức về lực lượng đối trọng th́ c̣n là ǵ nữa. 

Và cái gọi là sức mạnh đối trọng ấy, nhiều khi không hẳn là đối lập, đương đầu với phía bên kia. Nó lúc này là một tiềm lực, một nguồn năng lượng ở dạng tiềm năng, sẵn sàng cho một sự trỗi dậy, thế chỗ ngay khi có dịp. Nói vậy có nghĩa là để đối mặt với một thế lực chính trị, nhiều khi ta không cần đến những nỗ lực chính trị hẳn hoi, mà chỉ là những sức mạnh thật nhẹ nhàng, như văn hóa hay tín ngưỡng. Miễn là những thứ đó đủ sức xoay chiều cách suy nghĩ của thiên hạ, th́ mọi đ̣n phép chính trị của đối phương sẽ bất chợt thành ra nắm đấm đánh vào khoảng không. H́nh như đây cũng là cái mà truyện kiếm hiệp gọi là Vô Chiêu thắng Hữu Chiêu chăng!? 

Vẫn trong nếp nghĩ đó; nhiều lúc tôi trộm nghĩ rằng, để người Phật tử hôm nay không c̣n tiếp tục vật lộn với những chia rẽ về Nam tông, Bắc truyền có lẽ ta chẳng cần ǵ những cuộc tranh luận nảy lửa hay những vận động hành lang, thềm ba ǵ đó có vẻ rất mệt mỏi mà hiệu quả xem chừng quá mơ hồ. Đổi lại, hăy cung cấp cho họ những thứ tham khảo. Người Việt Nam bây giờ có chữ Thông Tin rất đa dụng. Khi ta thiếu thông tin về nhau th́ khó mà đồng cảm, chia sẻ. Tôi vẫn trộm nghĩ, nếu mấy bộ A-hàm được giới thiệu sớm hơn, th́ t́nh trạng Nam Bắc phân tranh của Phật giáo Việt Nam sẽ không đến nỗi như bây giờ. Người ta cứ thay phiên nhau dịch rồi in tới lui những Pháp Hoa, Duy-ma như là những tiếng nói tiêu biểu của Phật giáo Bắc phương trong cái gọi là cuộc đối thoại với ḍng Phật giáo Nam truyền. Hố sâu ngăn cách từ đó càng lớn. Thay vào đó, nếu lâu nay người Phật tử Việt có dịp đọc qua những Câu-xá Luận, Tỳ-bà-sa, Phát Trí Luận bằng tiếng Việt th́ người ta sẽ không thấy ác cảm và xa lạ với ḍng giáo lư mà họ vẫn xem là Tiểu Thừa ǵ ấy. Lư do ư? Xin thưa, nói tới Nam truyền là phải nói đến A-tỳ-đàm, và rơ ràng có một quan hệ mật thiết giữa hệ thống giáo lư này với những bộ kinh vừa nêu. Nói như một danh ngôn Tây phương, người ta đă xây nên quá nhiều bức tường ngăn cách thay v́ những cây cầu cảm thông. Nghĩ cũng đau thật! 

Nói vậy có nghĩa là nhiều khi, trên cả những chiến trường khốc liệt nhất, giải pháp hữu hiệu lại chỉ đơn giản là một cái ǵ đó rất nhẹ nhàng, và xem như chẳng ăn nhập ǵ đến cuộc diện. Và h́nh như cả đời lẫn đạo đều có thể ứng dụng thứ kinh nghiệm này. 

Viết đến đây tôi chợt nhớ đến một ng̣i bút được xem là nổi đ́nh nổi đám nhất của Trung Quốc hiện nay là Khương Nhung (Jiang Rong), một cựu Vệ Binh của thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa tai tiếng một thời, và nay đang đứng ở tuyến đầu với những người thay đổi chính kiến. Nhân vật này vừa đoạt một giải thưởng văn chương Á Châu (Man Asian Literary Prize) với tác phẩm Wolf Totem, tạm dịch là Linh Vật Thảo Nguyên (có thể t́m mua trên Amazon.com). Nội dung cuốn sách đang được tranh luận sôi nổi ở Trung Quốc; nhưng theo tôi, cái then chốt ở đây là lư tưởng của cuốn sách qua một câu nói “dễ ở tù” của chính tác giả Khương Nhung: “Tôi chỉ muốn xây dựng một nền tảng tư duy mới cho người Trung Quốc qua những gợi ư mang tính văn hóa, không phải những đối đầu trực tiếp về chính trị với ai đó!”. 

Hay cho câu nói đó của Khương Nhung. Theo tôi, ông là sự cộng lại của một chính khách sâu sắc và một văn sĩ có đủ ba chữ Tâm, T́nh và Trí trong ng̣i bút. 

Trộm nghĩ, trong một cuộc đối đầu, ta không nhất thiết cứ réo tên đối phương mà nguyền rủa trù ếm hay chỉ biết bắn phá, dội bom trực tiếp lên họ. Làm vậy tốn kém, om ṣm và bạo lực quá, mà kết quả th́ như ai cũng thấy là sẽ rất ngắn hạn. Bởi một lẽ là chiếm thành thường dễ hơn giữ thành và cái gật đầu bên ngoài không quan trọng bằng sự đồng t́nh bên trong. Nhiều khi tôi vẫn nghĩ rằng, thiên hạ bao đời phải chịu cảnh can qua khói lửa, một phần cũng v́ người ta làm ngơ những điều xem ra tầm thường này. Lúc b́nh thường không có được những suy nghĩ chín chắn về chuyện đời, th́ khi gặp kẻ gian ai cũng dễ dàng bị lừa phỉnh. Một cơ thể khỏe mạnh không dễ bị ngă bệnh, một nội tâm có căn bản sẽ khó lạc lối. Tôi tin vậy. Ta cứ tự lo thân th́ trời đất sẽ mở đường cho ta bước. Tôi gọi đó là lực lượng đối trọng. 

Vậy th́ con đường nào cho một đất nước thanh b́nh, hay một thế giới không có những chia rẽ về tôn giáo, chính trị và văn hóa? Chẳng hiểu sao, tôi vẫn ngoan cố với cái nh́n thiển cận và có vẻ huề vốn, thậm chí bất khả thi (impossible) khi cho rằng đó là những chương tŕnh giáo dục với các đặc điểm là không dính dáng đến những ư niệm chính trị, h́nh tượng tôn giáo và chỉ nhắm đến cái đẹp: Cái đẹp trong khoa học và văn hóa. Đă nói là chương tŕnh giáo dục, nghĩa là đối tượng của nó bao gồm cả những đứa bé năm sáu tuổi. Từ nền tảng này, tôi tin mọi sự sẽ khá hơn. Độc giả sẽ cho đây là thứ suy nghĩ hoang tưởng của một thằng dốt? Xin thưa, tôi bạo gan viết ra cảm nghĩ trên đây của ḿnh chỉ v́ dựa vào một vài sự kiện ai cũng thấy. Đó là những thái độ cuồng tín, mù quáng, nông nổi, manh động thường chỉ có ở những tâm hồn hay nơi chốn có vấn đề về văn hóa hoặc giáo dục. Chẳng hạn, có một số rất lớn những người Âu Mỹ tuy theo Cơ-đốc, Tin Lành hay một tôn giáo nào đó lại luôn tỏ ra rất sẵn sàng để ngồi lại lắng nghe các tôn giáo khác một cách dễ thương. Không phải họ nhẹ dạ cả tin đâu, chỉ v́ họ được hấp thụ một nền giáo dục tự do và hướng tới những cái đẹp. Họ thấy việc học hỏi từ thiên hạ là một quyền lợi của ḿnh, v́ họ phải luôn được tự do t́m đến những lựa chọn của ḿnh. Trong một cuốn sách, Ḥa thượng Làng Mai kể lại rằng trong quá khứ từng có hàng trăm linh mục Châu Âu sẵn sàng góp sức với ngài trong các cuộc vận động cho Phật giáo. Không bàn chi khía cạnh chính trị của việc này, cái đáng nói ở đây là thái độ phóng khoáng của các linh mục Âu Châu. 

Trong khi đó, ở hầu hết các xứ Hồi giáo, rồi th́ buồn thay, cả Việt Nam ta nữa, việc một tín đồ đạo A qua lại giao thiệp với đạo B th́ không phải là chuyện b́nh thường. Việc đó rất dễ bị xem là phản bội, đi hai hàng, không có chủ kiến, đại khái nhục lắm. Thiên hạ những nơi đó đă quen với những áp đặt từ người khác và xem việc tuân phục là một cái ǵ đó rất hay ho. Người ta cứ sung sướng và an tâm khi thấy ḿnh là người ngoan đạo trong một tôn giáo hay trung thành trong một ư thức hệ chính trị một cách vô điều kiện. Chuyện ǵ ngoài ra đều không quan trọng. 

Từ đó suy ra, cái gọi là lực lượng đối trọng phải là cái ǵ đó thâm trầm và tuyệt đối chân thành. Trang Tử từng nói, biển nằm ở chỗ thấp nhất nên gồm thâu hết nước từ muôn sông. Mọi thứ đều trở về với cái căn bản nhất, v́ đó là điểm hẹn sau cùng của vạn vật. Hăy quên hết mọi nhăn hiệu, chúng ta sẽ nh́n thấy nhau trong tim ḿnh lập tức! 

Tất cả những phân cách văn hóa, đối lập chính trị, dị biệt tôn giáo cũng từ đó trở thành mù sương. Dĩ nhiên, trong một chu kỳ nào đó, mọi thứ sẽ lại tái hiện; nhưng ít nhất, xin hăy nhớ rằng thời điểm đáng quan tâm nhất chính là phút giây trước mắt. Phút giây đẹp đẽ trong hiện tại sẽ là một quá khứ đáng nhớ và cũng là một tương lai tuyệt vời.

 

Toại Khanh

 

 

BACK

 

Home